VATICAN (Zenit. org).- Đức Giáo Hoàng bày tỏ lòng muốn sự hoà bình và hoà giải trong Đất Thánh sau khi ngài được tin ông Yassar Arafat qua đời
Trong lúc đau buồn về sự ra đi của Tổng Thống Yasser Arafat, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo đặc biệt gần gũi với gia đình người quá cố, với các thẩm quuyền, và dân Palestine, ngài phó dâng linh hồn người quá cố trong tay Thiên Chúa toàn năng và giàu lòng thương xót”.
Hôm Thứ Năm nhân danh đức Giáo Hoàng, Hồng Y Angelo Sodano, Quốc vụ Khanh Vatican, gởi thư phân ưu đến Rawhi Fatthu, chủ tịch Quốc Hội Palestine.
Trong thư, Đức Giáo Hoàng "cầu nguyện với Hoàng Tử Hòa Bình, xin cho ngôi sao hoà hợp sớm chiếu sáng trên Đất Thánh và xin cho hai dân tộc sống trong đó có thể sống hòa giải với nhau như hai quốc gia độc lập và có chủ quyền".
Khi được tin của người lãnh đạo Palestine qua đời, phát ngôn viên Vatican Joaquin Navarro-Valls phổ biến một bản tuyên ngôn trong đó ông nhắc tới Arafat như "một nhà lãnh đạo có uy tín lớn, yêu dân mình và ra sức đưa nó tới nền độc lập quốc gia.
"Xin Thiên Chúa đón rước vào lòng Thương xót của Người, linh hồn người quá cố danh tiếng, và ban hòa bình cho Đất Thánh, với hai Quốc Gia độc lập và có chủ quyền, hoàn toàn hoà giải với nhau”.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và ông Yasser Arafat đã gặp nhau 12 lần trong 26 năm triều giáo hoàng của ĐứcGiáo Hoàng. Dịp đầu tiên là ngày 15 /9/1982, và dịp cuối nhằm ngày 30/10/2001. Nhà lãnh đạo Palestine và Đức Thánh Cha cũng gặp mặt tại Bê-lem trong cuộc hành hương của Đức Giáo Hoàng tới Đất Thánh trong tháng Ba 2000.
Trong những lần gặp mặt này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết bảo đảm an ninh cho người Israel cũng như quyền của người Palestine có dược một quốc gia chủ quyền.
Ngày 25/10/1994, Tòa Thánh công bố Tổ Chức Giải Phóng Palestine và Tòa Thánh phải trao đổi những sự đại diện thành "những kênh mở để tiếp tục phát triển các mối tương quan, sự hiểu biết, và hợp tác nhau."
Ngày 15/2/2000, Đức Gioan Phaolo II tiếp ông Arafat và một phái đoàn Thẩm quyền Quôc Gia Palestine để ký Hiệp Ước Cơ Bản Giữa Tòa Thánh và Tổ Chức Giải Phóng Palestine. Hiệp Ước đề cặp những vấn đề pháp lý liên quan tới sự hiện diện và sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo trong phần đất tùy thuộc chính quyền Palestine.
Đức Thương Phụ latinh Michel Sabbah tại Jerusalem nói trên Đài Phát thanh hôm Thứ Năm rằng tổng thống Yasser Arafat đích thân can thiệp nhiều lần trong những vụ tranh tụng để bảo đảm quyền tự do tôn giáo của người Công giáo trong những phần đất thuộc thẩm Quyền Quốc Gia Palestine
Marcello Filotei, viết trong kỳ phát hành báo L'Osservatore Romano bằng tiếng ý, nhấn mạnh như là một sự thành công lớn của ông Arafat, sự ông tham gia trong việc ký Tuyên Ngôn các Nguyên Lý cùng với Yitzhak Rabin, thủ tướng Israel tại Nhà Trắng trong tháng Chín/ 1993.
Sau sự thất bại của những hiệp ước Wye River trong năm 1998, và lúc khởi đầu tân intifada tháng Chín/ 2000, quyền lãnh đạo của ông Arafat trở thành cuộc tranh luận.
Ông nói rằng một mặt, Israel và Hoa kỳ thúc ép sự mạnh tay hơn chống khủng bố; và mặt khác, những khu vực Palestine cấp tiến coi ông Arafat như quá "nhượng bộ" trong những lần thương thuyết.
Bài báo nói thêm rằng cũng có hai lời cáo giác tham nhũng trong Thẩm Quyền Quốc gia Palestine, điều mà chính Arafat đã tố cáo một ít tuần trước khi ông qua đời.
Trong lúc đau buồn về sự ra đi của Tổng Thống Yasser Arafat, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo đặc biệt gần gũi với gia đình người quá cố, với các thẩm quuyền, và dân Palestine, ngài phó dâng linh hồn người quá cố trong tay Thiên Chúa toàn năng và giàu lòng thương xót”.
Hôm Thứ Năm nhân danh đức Giáo Hoàng, Hồng Y Angelo Sodano, Quốc vụ Khanh Vatican, gởi thư phân ưu đến Rawhi Fatthu, chủ tịch Quốc Hội Palestine.
Trong thư, Đức Giáo Hoàng "cầu nguyện với Hoàng Tử Hòa Bình, xin cho ngôi sao hoà hợp sớm chiếu sáng trên Đất Thánh và xin cho hai dân tộc sống trong đó có thể sống hòa giải với nhau như hai quốc gia độc lập và có chủ quyền".
Khi được tin của người lãnh đạo Palestine qua đời, phát ngôn viên Vatican Joaquin Navarro-Valls phổ biến một bản tuyên ngôn trong đó ông nhắc tới Arafat như "một nhà lãnh đạo có uy tín lớn, yêu dân mình và ra sức đưa nó tới nền độc lập quốc gia.
"Xin Thiên Chúa đón rước vào lòng Thương xót của Người, linh hồn người quá cố danh tiếng, và ban hòa bình cho Đất Thánh, với hai Quốc Gia độc lập và có chủ quyền, hoàn toàn hoà giải với nhau”.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và ông Yasser Arafat đã gặp nhau 12 lần trong 26 năm triều giáo hoàng của ĐứcGiáo Hoàng. Dịp đầu tiên là ngày 15 /9/1982, và dịp cuối nhằm ngày 30/10/2001. Nhà lãnh đạo Palestine và Đức Thánh Cha cũng gặp mặt tại Bê-lem trong cuộc hành hương của Đức Giáo Hoàng tới Đất Thánh trong tháng Ba 2000.
Trong những lần gặp mặt này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết bảo đảm an ninh cho người Israel cũng như quyền của người Palestine có dược một quốc gia chủ quyền.
Ngày 25/10/1994, Tòa Thánh công bố Tổ Chức Giải Phóng Palestine và Tòa Thánh phải trao đổi những sự đại diện thành "những kênh mở để tiếp tục phát triển các mối tương quan, sự hiểu biết, và hợp tác nhau."
Ngày 15/2/2000, Đức Gioan Phaolo II tiếp ông Arafat và một phái đoàn Thẩm quyền Quôc Gia Palestine để ký Hiệp Ước Cơ Bản Giữa Tòa Thánh và Tổ Chức Giải Phóng Palestine. Hiệp Ước đề cặp những vấn đề pháp lý liên quan tới sự hiện diện và sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo trong phần đất tùy thuộc chính quyền Palestine.
Đức Thương Phụ latinh Michel Sabbah tại Jerusalem nói trên Đài Phát thanh hôm Thứ Năm rằng tổng thống Yasser Arafat đích thân can thiệp nhiều lần trong những vụ tranh tụng để bảo đảm quyền tự do tôn giáo của người Công giáo trong những phần đất thuộc thẩm Quyền Quốc Gia Palestine
Marcello Filotei, viết trong kỳ phát hành báo L'Osservatore Romano bằng tiếng ý, nhấn mạnh như là một sự thành công lớn của ông Arafat, sự ông tham gia trong việc ký Tuyên Ngôn các Nguyên Lý cùng với Yitzhak Rabin, thủ tướng Israel tại Nhà Trắng trong tháng Chín/ 1993.
Sau sự thất bại của những hiệp ước Wye River trong năm 1998, và lúc khởi đầu tân intifada tháng Chín/ 2000, quyền lãnh đạo của ông Arafat trở thành cuộc tranh luận.
Ông nói rằng một mặt, Israel và Hoa kỳ thúc ép sự mạnh tay hơn chống khủng bố; và mặt khác, những khu vực Palestine cấp tiến coi ông Arafat như quá "nhượng bộ" trong những lần thương thuyết.
Bài báo nói thêm rằng cũng có hai lời cáo giác tham nhũng trong Thẩm Quyền Quốc gia Palestine, điều mà chính Arafat đã tố cáo một ít tuần trước khi ông qua đời.