(AsiaNews, CNS, CWN). Ngày 15/9/1982, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, lãnh tụ tinh thần tối cao của hàng tỷ người Công Giáo trên thế giới tiếp trùm khủng bố quốc tế Yasser Arafat. Tin chấn động này đã gây ra nhiều phản ứng khác nhau từ ngạc nhiên, khó hiểu, khó chịu, phê bình gay gắt đến phẫn nộ và lên án.
Trong khi ông Yasser Arafat hớn hở tuyên bố rằng cuộc tiếp kiến Đức Gioan Phaolô II dành cho ông là “rất ấm cúng, rất quan trọng” và là “một cuộc gặp gỡ lịch sử”, thủ tướng Do Thái lúc bấy giờ là Menachem Begin tuyên bố: “Người ta còn có thể nói gì hơn trừ ra là biểu lộ một thái độ ghê tởm?”.
Những chỉ trích về cuộc tiếp kiến Đức Thánh Cha dành cho ông Yasser Arafat tiếp tục kéo dài hàng năm trời đặc biệt từ phía Do Thái và Hoa Kỳ. Người Do Thái đã tổ chức những cuộc biểu tình đông đảo ngay tại Vatican để phản đối Đức Thánh Cha tiếp ông Yasser Arafat trong các lần sau đó vào năm 1988 và 1990. Không cần giấu diếm là có cả những chỉ trích đến từ bên trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo.
Tuy nhiên, như Đức Thượng Phụ Michel Sabbah đã chỉ ra, chính các buổi tiếp kiến mà Đức Thánh Cha dành cho ông đã “mở mắt cho thế giới” để thu hút sự chú ý của công luận đến nỗi bất hạnh của một dân tộc mất nước và những lý do đàng sau của những hành động bạo lực mà phương Tây luôn ra sức lên án bất chấp những bất công mà họ dành cho người Palestine. Qua các buổi gặp gỡ này Đức Thánh Cha “đã nhìn nhận ông là nhà lãnh đạo một dân tộc, và do đó công nhận các quyền lợi của dân tộc này” trên hết là quyền được có một quốc gia độc lập. Ngày nay, Đức Thượng Phụ nói tiếp: “Thế giới da trắng - ngay cả Do Thái và Hoa Kỳ cũng nhìn nhận rằng có một quốc gia Palestine”. Chính sự nhìn nhận này đã bắt đầu cho một tiến trình hòa bình hầu giải quyết những nan đề tại Thánh Địa.
Ngày 22/3/2000, khi Đức Thánh Cha đến thăm ông Arafat tại bộ chỉ huy của ông tại Bethlehem, ông Arafat đã choàng vào cổ Đức Thánh Cha huy chương cao quý nhất của Palestine và cúi gập người hôn tay Đức Thánh Cha để tỏ lòng tri ân ngài đã ủng hộ nền độc lập của người Palestine.
Trong số các nhà lãnh đạo trên thế giới, ông Yasser Arafat là một trong những người được Đức Thánh Cha tiếp kiến nhiều nhất. Từ cuộc gặp gỡ đầu tiên, lập trường của Đức Thánh Cha đã rất rõ ràng. Đức Thánh Cha công nhận ông Yasser Arafat là thủ lĩnh hợp pháp của Palestine, công nhận quyền của dân tộc Palestine có quốc gia riêng của mình và cuộc đấu tranh giành độc lập phải được diễn ra trong hòa bình. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha đều khuyến khích ông Yasser Arafat và các nhà lãnh đạo Do Thái phải tìm ra các con đường hòa bình. Ngay trong lần tiếp kiến đầu tiên, ông Arafat cho biết Đức Thánh Cha đã bảo ông “từ bỏ ngay con đường bạo lực dưới mọi hình thức”. Người Do Thái và người Palestine phải có quyền sống an toàn và an ninh trên quê hương của họ.
Đức Thánh Cha đã tiếp chủ tịch Yasser Arafat 11 lần tại Vatican, lần đầu tiên ngày 15/9/1982 và lần chót ngày 30/11/2001. Ngoài ra trong cuộc hành hương tại Thánh Địa nhân dịp Đại Năm Thánh 2000, ngài đã gặp ông 5 lần khi đến Bethlehem ngày 22/3/2000. Cuộc tiếp kiến cuối cùng dành cho ông Arafat đã diễn ra ngày 30/11/2001 trong bối cảnh tranh chấp và bạo lực ngày một dâng cao. Trong buổi tiếp kiến này, hình ảnh cảm động nhất là ông Arafat đã hôn tay Đức Thánh Cha và cam kết rằng “chính quyền Palestine sẽ theo lời Đức Thánh Cha từ bỏ mọi con đường bạo lực và làm mọi cách để giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình”.
Đức Tổng Giám Mục John Onaiyekan, Tổng Giám Mục Abuja và là chủ tịch Công Nghị Giám Mục Phi Châu và Madagascar (SECAM) nhận xét rằng “chính lập trường rõ ràng của Đức Thánh Cha đối với cuộc tranh đấu dành độc lập chính đáng của ông Arafat và dân tộc Palestine đã tạo cho những người Hồi Giáo ôn hòa một lý do chính đáng để từ chối con đường bạo lực và hận thù mà những người Hồi Giáo quá khích đang ồn ào kêu gọi”. Đức Cha nhận xét rằng tại Phi Châu, đa số người Hồi Giáo và người Công Giáo đã có thể sống chung hòa bình. Điều đó đã đạt được nhờ đường lối ngoại giao rõ ràng, công bằng và đồng cảm của Tòa Thánh trước các nỗi bất hạnh của các dân nước bất kể Hồi Giáo hay Kitô Giáo.
Chính lập trường công bằng và thẳng thắn này của nền ngoại giao Tòa Thánh đã khiến cho Tòa Thánh có thể thiết lập được quan hệ ngoại giao song phương với cả Do Thái lẫn Palestine. Hiệp Định Căn Bản giữa Do Thái và Tòa Thánh đã được ký kết vào ngày 30/12/1993 nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Do Thái và Vatican vào tháng 6/1994. Ngày 15/2/2000, Tòa Thánh cũng đã ký Hiệp Định Căn Bản với Palestine.
Trên Radio Vatican ngày 11/11/2004, Đức Hồng Y Roberto Tucci, người thường tổ chức các chuyến tông du thế giới của Đức Thánh Cha, tiết lộ rằng trước khi đón tiếp Đức Thánh Cha hồi năm 2000 tại Thánh Địa, ông Arafat đã viết thư cho Saddam Hussein khuyên ông này nên từ bỏ việc chống đối chuyến hành hương của Đức Thánh Cha tại Iraq. Saddam Hussein lúc bấy giờ lo ngại rằng chuyến tông du của Đức Thánh Cha sẽ gây ra những hậu quả chính trị bất lợi cho ông này trong nước cũng như trong mối quan hệ với các nước Hồi Giáo chung quanh. Saddam Hussein lo ngại chuyến tông du của Đức Thánh Cha sẽ mang đến một làn gió mới đòi tự do và chế độ của ông ta sẽ bị sụp đổ như các chế độ cộng sản sừng sỏ tại Đông Âu. Ông Arafat đã cử một đặc sứ sang thuyết phục Saddam Hussein rằng ông này “hiểu lầm ý định của Đức Thánh Cha” và “hiểu lầm ý kiến của công chúng” đối với vị Giáo Hoàng khả ái này. Tuy ông Arafat không thuyết phục được Saddam Hussein, nhưng Tòa Thánh đã ghi nhận thiện chí của ông.
Cựu thủ tướng Israel Menachem Begin |
ĐHY Roger Etchegaray và Arafat |
ĐHY Roberto Tucci |
Những chỉ trích về cuộc tiếp kiến Đức Thánh Cha dành cho ông Yasser Arafat tiếp tục kéo dài hàng năm trời đặc biệt từ phía Do Thái và Hoa Kỳ. Người Do Thái đã tổ chức những cuộc biểu tình đông đảo ngay tại Vatican để phản đối Đức Thánh Cha tiếp ông Yasser Arafat trong các lần sau đó vào năm 1988 và 1990. Không cần giấu diếm là có cả những chỉ trích đến từ bên trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo.
Tuy nhiên, như Đức Thượng Phụ Michel Sabbah đã chỉ ra, chính các buổi tiếp kiến mà Đức Thánh Cha dành cho ông đã “mở mắt cho thế giới” để thu hút sự chú ý của công luận đến nỗi bất hạnh của một dân tộc mất nước và những lý do đàng sau của những hành động bạo lực mà phương Tây luôn ra sức lên án bất chấp những bất công mà họ dành cho người Palestine. Qua các buổi gặp gỡ này Đức Thánh Cha “đã nhìn nhận ông là nhà lãnh đạo một dân tộc, và do đó công nhận các quyền lợi của dân tộc này” trên hết là quyền được có một quốc gia độc lập. Ngày nay, Đức Thượng Phụ nói tiếp: “Thế giới da trắng - ngay cả Do Thái và Hoa Kỳ cũng nhìn nhận rằng có một quốc gia Palestine”. Chính sự nhìn nhận này đã bắt đầu cho một tiến trình hòa bình hầu giải quyết những nan đề tại Thánh Địa.
Ngày 22/3/2000, khi Đức Thánh Cha đến thăm ông Arafat tại bộ chỉ huy của ông tại Bethlehem, ông Arafat đã choàng vào cổ Đức Thánh Cha huy chương cao quý nhất của Palestine và cúi gập người hôn tay Đức Thánh Cha để tỏ lòng tri ân ngài đã ủng hộ nền độc lập của người Palestine.
Trong số các nhà lãnh đạo trên thế giới, ông Yasser Arafat là một trong những người được Đức Thánh Cha tiếp kiến nhiều nhất. Từ cuộc gặp gỡ đầu tiên, lập trường của Đức Thánh Cha đã rất rõ ràng. Đức Thánh Cha công nhận ông Yasser Arafat là thủ lĩnh hợp pháp của Palestine, công nhận quyền của dân tộc Palestine có quốc gia riêng của mình và cuộc đấu tranh giành độc lập phải được diễn ra trong hòa bình. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha đều khuyến khích ông Yasser Arafat và các nhà lãnh đạo Do Thái phải tìm ra các con đường hòa bình. Ngay trong lần tiếp kiến đầu tiên, ông Arafat cho biết Đức Thánh Cha đã bảo ông “từ bỏ ngay con đường bạo lực dưới mọi hình thức”. Người Do Thái và người Palestine phải có quyền sống an toàn và an ninh trên quê hương của họ.
Đức Thánh Cha đã tiếp chủ tịch Yasser Arafat 11 lần tại Vatican, lần đầu tiên ngày 15/9/1982 và lần chót ngày 30/11/2001. Ngoài ra trong cuộc hành hương tại Thánh Địa nhân dịp Đại Năm Thánh 2000, ngài đã gặp ông 5 lần khi đến Bethlehem ngày 22/3/2000. Cuộc tiếp kiến cuối cùng dành cho ông Arafat đã diễn ra ngày 30/11/2001 trong bối cảnh tranh chấp và bạo lực ngày một dâng cao. Trong buổi tiếp kiến này, hình ảnh cảm động nhất là ông Arafat đã hôn tay Đức Thánh Cha và cam kết rằng “chính quyền Palestine sẽ theo lời Đức Thánh Cha từ bỏ mọi con đường bạo lực và làm mọi cách để giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình”.
Đức Tổng Giám Mục John Onaiyekan, Tổng Giám Mục Abuja và là chủ tịch Công Nghị Giám Mục Phi Châu và Madagascar (SECAM) nhận xét rằng “chính lập trường rõ ràng của Đức Thánh Cha đối với cuộc tranh đấu dành độc lập chính đáng của ông Arafat và dân tộc Palestine đã tạo cho những người Hồi Giáo ôn hòa một lý do chính đáng để từ chối con đường bạo lực và hận thù mà những người Hồi Giáo quá khích đang ồn ào kêu gọi”. Đức Cha nhận xét rằng tại Phi Châu, đa số người Hồi Giáo và người Công Giáo đã có thể sống chung hòa bình. Điều đó đã đạt được nhờ đường lối ngoại giao rõ ràng, công bằng và đồng cảm của Tòa Thánh trước các nỗi bất hạnh của các dân nước bất kể Hồi Giáo hay Kitô Giáo.
Chính lập trường công bằng và thẳng thắn này của nền ngoại giao Tòa Thánh đã khiến cho Tòa Thánh có thể thiết lập được quan hệ ngoại giao song phương với cả Do Thái lẫn Palestine. Hiệp Định Căn Bản giữa Do Thái và Tòa Thánh đã được ký kết vào ngày 30/12/1993 nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Do Thái và Vatican vào tháng 6/1994. Ngày 15/2/2000, Tòa Thánh cũng đã ký Hiệp Định Căn Bản với Palestine.
Trên Radio Vatican ngày 11/11/2004, Đức Hồng Y Roberto Tucci, người thường tổ chức các chuyến tông du thế giới của Đức Thánh Cha, tiết lộ rằng trước khi đón tiếp Đức Thánh Cha hồi năm 2000 tại Thánh Địa, ông Arafat đã viết thư cho Saddam Hussein khuyên ông này nên từ bỏ việc chống đối chuyến hành hương của Đức Thánh Cha tại Iraq. Saddam Hussein lúc bấy giờ lo ngại rằng chuyến tông du của Đức Thánh Cha sẽ gây ra những hậu quả chính trị bất lợi cho ông này trong nước cũng như trong mối quan hệ với các nước Hồi Giáo chung quanh. Saddam Hussein lo ngại chuyến tông du của Đức Thánh Cha sẽ mang đến một làn gió mới đòi tự do và chế độ của ông ta sẽ bị sụp đổ như các chế độ cộng sản sừng sỏ tại Đông Âu. Ông Arafat đã cử một đặc sứ sang thuyết phục Saddam Hussein rằng ông này “hiểu lầm ý định của Đức Thánh Cha” và “hiểu lầm ý kiến của công chúng” đối với vị Giáo Hoàng khả ái này. Tuy ông Arafat không thuyết phục được Saddam Hussein, nhưng Tòa Thánh đã ghi nhận thiện chí của ông.