PHẦN THỨ NHẤT: CHỨNG TỪ CỦA CÁC BẢN VĂN THÁNH KINH VỀ NGUỒN GỐC THẦN THIÊNG CỦA NÓ
1.Dẫn Nhập
5. Đầu tiên, chúng ta xem xét Hiến chế tín lý Dei Verbum của Công đồng Vatican II và Tông huấn Hậu Thượng hội đồng Verbum Domini hiểu ra sao về mặc khải và linh hứng, hai hành động thần thiêng vốn là nền tảng để nắm vững Sách thánh như Lời của Thiên Chúa. Sau đó, chúng ta sẽ chứng tỏ các trước tác Thánh Kinh chứng thực ra sao nguồn gốc thần thiêng của chúng. Tân Ước, về phần mình, chỉ xem xét mối liên hệ với Thiên Chúa qua sự trung gian của Chúa Giêsu. Phần thứ nhất của tài liệu này được kết thúc với một suy tư về các tiêu chuẩn có khả năng đưa ra ánh sáng chứng từ của các trước tác Thánh Kinh về chủ đề nguồn gốc thần thiêng của chúng.
1.1 Mặc khải và linh hứng trong Dei Verbum và Verbum Domini
Hiến chế Dei Verbum đề cập tới vấn đề mặc khải bằng những lời lẽ sau: “Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mặc khải chính mình và tỏ cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ý Người (x. Ep 1:9). Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính của Thiên Chúa (x. Ep 2:18; 2Pr 1:4) "(Dei Verbum n. 2). Thiên Chúa tự mặc khải Người trong một "nhiệm cục mặc khải" (Dei Verbum - DV - số 2). Người tự tỏ mình ra trong sáng thế: "Thiên Chúa, Đấng tạo dựng (Ga 1: 3) và bảo tồn mọi sự nhờ Ngôi Lời, ban cho con người, trong các loài được tạo dựng, một chứng từ không ngừng về chính Người (xem Rm 1: 19-20) "(DV số 3, xem Verbum Domini số 3; xem VD - Số 8). Thiên Chúa tự tỏ mình ra đặc biệt trong con người, được tạo ra "giống hình ảnh của Người" (ST 1:27, xem VD, 9). Việc mặc khải sau đó được triển khai, bằng cách bao gồm "các hành động và lời nói liên quan mật thiết với nhau" (DV, số 2), trong lịch sử cứu độ của dân Israel (DV, 3, 14-16), và đạt đến đỉnh cao "trong Chúa Kitô, Đấng vừa là Đấng Trung Gian vừa là sự viên mãn của Mặc Khải" (DV, số 2, xem VD, các số 4, 17-20). Verbum Domini đề cập đến chiều kích Ba Ngôi của mặc khải bằng các lời lẽ này: "Đỉnh cao mặc khải của Thiên Chúa Cha đã được Chúa Con cung ứng nhờ hồng ơn của Đấng Bào Chữa (Ga 14:16), tức Thánh Thần của Chúa Cha và Con của Người, Đấng dẫn chúng ta đến toàn bộ sự thật '(Ga 16,13)" (VD, 20).
Linh hứng liên quan chuyên biệt tới các sách Thánh Kinh. Dei Verbum tuyên bố rằng Thiên Chúa là "Đấng linh hứng và là tác giả các sách của cả hai Giao Ước" (DV, số 16), và, một cách chính xác hơn: "Để soạn tác các cuốn sách thánh thiêng, Thiên Chúa đã chọn những con người được Người cậy nhờ trong việc sử dụng trọn vẹn các khả năng và phương tiện của họ, để, trong khi chính Người hành động trong họ và bởi họ, họ viết bằng bản văn, như các tác giả thực sự, tất cả những gì phù hợp với ý muốn của Người, và chỉ những điều này mà thôi » (DV, 11). Như một hoạt động thần thiêng, linh hứng, do đó, trực tiếp liên quan đến các tác giả nhân bản: những người này được linh hứng đích danh, và các trước tác họ soạn tác sau đó được tuyên bố là các trước tác được linh hứng (DV, 11,14).
1.2 Các trước tác Thánh Kinh và nguồn gốc thần thiêng của chúng.
6. Chúng ta đã thấy rằng Thiên Chúa là tác giả duy nhất của mặc khải, và các cuốn sách của Thánh Kinh, những cuốn sách cho phép việc truyền tải mặc khải của Thiên Chúa, được Người linh hứng. Thiên Chúa là "tác giả" của những cuốn sách này (DV, số 16), nhưng qua những con người được Người chọn. Những người này không viết dưới việc đọc chính tả nhưng là "tác giả thực sự" (DV, 11), những người sử dụng các khả năng riêng và tài năng riêng của họ. Số 11 của Dei Verbum không nêu rõ chi tiết mối liên hệ giữa những người này và Thiên Chúa hệ ở điều gì, ngay cả khi các ghi chú (18-20) có tham chiếu một lối giải thích truyền thống dựa trên tính nguyên nhân chính và tính nguyên nhân dụng cụ.
Chúng ta, những người hướng về các sách Thánh Kinh và tìm cách biết được điều chính chúng nói về sự linh hứng của chính chúng, chúng ta nhận thấy: trong Thánh Kinh, chỉ có hai bản văn của Tân Ước minh nhiên nói về linh hứng thần thiêng, và áp dụng khái niệm này vào các trước tác Cựu Ước:
2 Tm 3,16: "Mọi sách thánh đều được Thiên Chúa linh hứng; nó hữu ích cho việc giảng dạy, tố cáo điều ác, sửa sai, giáo dục công lý".
2 Pr 1,20-21: " Nhất là anh em phải biết điều này: không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh. Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa”.
Việc thuật ngữ "linh hứng" hiếm xuất hiện có hậu quả là chúng ta không thể giới hạn việc tìm kiếm của chúng ta vào lĩnh vực ngữ nghĩa hạn chế như vậy.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ các bản văn Thánh Kinh, chúng ta có thể nhận thấy sự kiện có ý nghĩa này: mối liên hệ giữa tác giả của chúng và Thiên Chúa liên tục được phát biểu rõ ràng theo nhiều cách khác nhau, tất cả đều để chứng tỏ các bản văn tương ứng phát xuất từ Thiên Chúa ra sao. Đối tượng cuộc điều tra của chúng ta là đem ra ánh sáng những manh mối trong các bản văn Thánh Kinh có thể tiết lộ mối liên hệ của các tác giả với Thiên Chúa, do đó cho thấy nguồn gốc thần thiêng của những cuốn sách này, nói cách khác là sự linh hứng của chúng. Ý định của chúng ta là trình bày một "hiện tượng học" về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và tác giả nhân bản, trung thành với những cách mà theo đó, mối liên hệ này được chứng thực trong các trang của Thánh Kinh, do đó nhấn mạnh sự kiện này: chúng chứa đựng Lời phát xuất từ Thiên Chúa. Trong tài liệu này, Ủy ban Giáo hoàng về Thánh Kinh không nhằm mục đích chứng minh chính sự kiện linh hứng của các trước tác Thánh Kinh: công việc này thuộc Thần học Căn bản. Khởi điểm của chúng ta là sự thật của đức tin, theo đó các sách Thánh Kinh được Thiên Chúa linh hứng và truyền tải Lời của Người. Đóng góp chuyên biệt của chúng ta hệ ở việc làm rõ khái niệm linh hứng này, như đã được phát biểu trong chứng từ của chính các trước tác Thánh Kinh.
Chúng ta có thể gọi là "việc tự chứng thực" (autoattestation) hiện tượng chuyên biệt được tìm thấy trong các trước tác Thánh Kinh này, một hiện tượng nói lên mối liên hệ giữa các tác giả của chúng với Thiên Chúa và nguồn gốc thần thiêng của chúng. Việc tự chứng thực, được định nghĩa như thế, sẽ là tâm điểm cuộc khảo sát thực hiện trong tài liệu này.
7. Các văn kiện giáo hội mà chúng ta đã trích dẫn nhiều lần (Dei Verbum và Verbum Domini) sác lập sự khác biệt giữa 'mặc khải' và 'linh hứng', là những điều vốn tạo thành hai hành động thần thiêng khác biệt nhau. "Mặc khải" được trình bày như hành động căn bản của Thiên Chúa, qua đó Người truyền đạt Người là ai và mầu nhiệm ý chí của Người là gì (xem DV 2), đồng thời làm cho con người có khả năng tiếp nhận mặc khải . Mặt khác, "linh hứng" là hành động qua đó Thiên Chúa làm cho một số người nào đó, do Người lựa chọn, có khả năng truyền đạt một cách trung thành sự mặc khải của Người bằng bản văn (xem DV, 11). Linh hứng giả thiết mặc khải và phục vụ việc truyền đạt mặc khải một cách trung thành trong các trước tác Thánh Kinh.
Khởi từ chứng từ của các trước tác Thánh Kinh, chúng ta chỉ có thể suy ra một vài manh mối liên quan tới mối liên hệ chuyên biệt hiện hữu giữa tác giả nhân bản và Thiên Chúa, trong chính hoạt động viết lách. Đây là lý do tại sao "hiện tượng học" mà chúng ta đề nghị trình bày, liên quan đến cả mối liên hệ giữa tác giả nhân bản và Thiên Chúa, và nguồn gốc thần thiêng của các bản văn Thánh Kinh đã vẽ nên một bức tranh rất chung chung và đa dạng. Chúng ta sẽ thấy rằng khái niệm chuyên biệt về linh hứng hầu như không bao giờ được giải thích trong Thánh Kinh, và cũng không nhận được ở đó việc làm sáng tỏ nào. Khái niệm này liên quan đến bản chất chuyên biệt của chứng từ nơi các sách Thánh Kinh khác nhau: thực thế, nếu, một mặt, các bản văn liên tục chỉ rõ nguồn gốc thần thiêng của nội dung và thông điệp của chúng, thì rất ít điều được nói về cách chúng đã được viết ra hoặc nói về bản thân chúng như là tài liệu bằng bản văn. Kết quả là, khái niệm rộng rãi về mặc khải và khái niệm, chuyên biệt hơn, về việc chứng thực bằng bản văn (linh hứng) được hình dung như một diễn trình độc đáo. Thông thường, nếu người ta nói đến một trong các khái niệm này, thì khái niệm kia cũng được giả thiết. Tuy nhiên, do sự kiện đơn giản các biểu thức mà chúng tôi trích dẫn xuất phát từ các bản văn viết, nên rõ ràng là các tác giả của chúng mặc nhiên khẳng định rằng bản văn của họ tạo nên cách phát biểu sau cùng ghi lại một cách ổn định bằng bản văn các hành động của Thiên Chúa tự mặc khải chính Người.
1.3 Các trước tác Tân Ước và mối liên hệ của chúng với Chúa Giêsu.
8. Liên quan đến các trước tác của Tân Ước, chúng ta ghi nhận một tình huống chuyên biệt: nếu chúng chứng thực mối liên hệ của các tác giả của chúng với Thiên Chúa, thì đó chỉ là qua con người của Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu đã công bố cách chính xác lý do của hiện tượng này: "Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy " (Ga 14: 6). Câu khẳng định này dựa trên nhận thức đặc biệt mà Chúa Con có về Chúa Cha (x. Mt 11,27, Lc 10,22: Ga 1,18).
Tác phong của Chúa Giêsu đặc biệt có ý nghĩa và mang tính giáo huấn đối với các môn đệ của Người: Tin Mừng làm nổi bật việc đào tạo Người dành cho họ và trong đó diễn tả một cách điển hình rằng mối liên hệ với Chúa Giêsu và với Thiên Chúa là điều chủ yếu để lời của một Tông đồ hay hay một trước tác Tin Mừng trở thành "Lời của Thiên Chúa". Theo các nguồn của chúng ta, chính Chúa Giêsu không viết gì cả và không đọc gì cho các môn đệ của Người viết cả. Điều Người làm có thể được tóm tắt như sau: Người kêu gọi một số người bước theo Người, chia sẻ cuộc sống của Người, làm chứng cho hành động của Người, có được một nhận thức ngày một sâu sắc hơn về con người của Người, lớn lên trong niềm tin vào Người, và trong sự hiệp thông cuộc sống với Người. Đây là cách có thể mô tả hồng phúc Chúa Giêsu dành cho các môn đệ của Người và cách thức Người chuẩn bị để họ trở thành các Tông đồ của Người, để công bố sứ điệp của Người: lời của họ phải thế nào đó để Chúa Giêsu mô tả các Kitô hữu tương lai là "những người, nhờ lời của chúng, sẽ tin vào Con "(Ga 17,20). Và Người nói với các kẻ Người sai đi: "Ai nghe các con là nghe Thầy; bất cứ ai bác bỏ các con là bác bỏ Thầy; và người bác bỏ Thầy là bác bỏ Đấng đã sai Thầy»(Lc 10,16, xem Ga 15,20). Lời của các kẻ Người sai đi chỉ có thể là nền tảng cho đức tin của tất cả các Kitô hữu bởi vì, phát xuất từ sự kết hợp mật thiết nhất với Chúa Giêsu, nó là lời của Chúa Giêsu. Mối liên hệ bản thân với Chúa Giêsu, khi được sống bằng một niềm tin mãnh liệt và minh nhiên vào con người của Người, tạo thành nền tảng chính cho "linh hứng" này, một linh hứng khiến các Tông đồ có khả năng thông truyền, bằng miệng hoặc bằng bản văn, thông điệp của Chúa Giêsu, Đấng vốn là "Lời của Thiên Chúa ". Không phải là việc thông truyền theo nghĩa đen các lời lẽ được Chúa Giêsu thốt ra có tính quyết định, mà là việc công bố Tin Mừng của Người. Tin Mừng Gioan tượng trưng một minh họa tuyệt vời của khẳng định này, vì trong Tin Mừng này, tất cả các lời đều phản ảnh phong cách của Thánh Gioan và đồng thời, trung thành truyền tải tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói.
9. Ở đây, dựa trên nền Tin Mừng Gioan, ta thấy vẽ ra mối liên hệ mật thiết giữa bản chất mối liên hệ với Chúa Giêsu và với Thiên Chúa ("linh hứng") và nội dung của thông điệp được truyền đạt như Lời của Thiên Chúa (“chân lý”). Trung tâm sứ điệp của Chúa Giêsu theo Tin Mừng Gioan là như sau: Thiên Chúa Cha và tình yêu vô biên của Người đối với thế giới được mặc khải trong Con của Người (Ga 3:16). Điều này tương ứng với nội dung của Hiến chế Dei Verbum số 2 (Thiên Chúa và mặc khải cứu rỗi). Thông điệp này không thể được tiếp nhận và hiểu theo phương thức nhận thức thuần túy tri thức, hoặc theo lối học thuộc lòng. Chỉ trong niềm tin vào Người và tình yêu của Người, hồng phúc của Thiên Chúa mới có thể được tiếp nhận, như chứng tá đã chứng tỏ. Do đó, chúng ta thấy rằng thông điệp trung tâm ("chân lý") và cách thức tiếp nhận nó để giải thích về nó ("linh hứng") tự tạo điều kiện cho nhau. Nhưng trong cả hai trường hợp, đây là vấn đề hiệp thông trọn vẹn và mãnh liệt đời sống với Chúa Cha, được Chúa Giêsu mặc khải: hiệp thông sự sống vốn là ơn cứu rỗi.
1.4 Tiêu chuẩn để đưa ra ánh sáng mối liên hệ với Thiên Chúa trong các trước tác Thánh Kinh.
10. Phù hợp với những gì chúng ta đã tìm thấy trong các sách Tin mừng, đức tin sống động vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, là đối tượng chính của những gì Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Người, và chính đức tin này đặc trưng cho mối liên hệ căn bản của họ với Chúa Giêsu và với Thiên Chúa. Đức tin này là một hồng phúc của Chúa Thánh Thần (Ga 3:5; 16:13) và được sống trong một sự kết hợp mật thiết, minh nhiên và bản thân với Chúa Cha và với Chúa Con (Ga 17:20-23). Nhờ đức tin này, các môn đệ được nối kết với con người của Chúa Giêsu, Đấng "vừa là Đấng Trung Gian vừa là sự viên mãn của Mặc khải" (DV, số 2), và họ nhận được từ Người nội dung chứng từ tông đồ của họ, bất luận Người phát biểu bằng miệng hay bằng bản văn. Vì một chứng từ như vậy phát xuất từ Chúa Giêsu, Lời của Thiên Chúa, nên nó chỉ có thể là Lời phát xuất từ chính Thiên Chúa. Mối liên hệ bản thân của đức tin (1) với nguồn nhờ đó Thiên Chúa tự mặc khải Người ra (2) là hai thuật ngữ có tính quyết định giúp chúng ta có thể coi lời nói và việc làm của các Tông đồ phát xuất từ Thiên Chúa.
Chúa Giêsu là "đỉnh mặc khải của Thiên Chúa Cha" (VD, 20), một đỉnh cao được đi trước bởi một "nhiệm cục" phong phú mặc khải thần thiêng. Như chúng ta đã đề cập, Thiên Chúa tự mặc khải Người trong sáng thế (DV, số 3), và đặc biệt trong con người được tạo ra "giống hình ảnh Người" (St 1:27). Người tự mặc khải cách đặc biệt trong lịch sử dân Israel, trong "các hành động và lời nói liên quan mật thiết với nhau" (DV, 2). Qua cách này, ta nhận ra nhiều hình thức mặc khải của Thiên Chúa, đạt đến sự viên mãn và đỉnh cao của nó trong con người của Chúa Giêsu (Dt, 1:1-2).
Trong trường hợp các sách Tin mừng (và nói chung trong các trước tác tông đồ), hai yếu tố có tính quyết định lên đặc điểm cho nguồn gốc thần thiêng là đức tin sống động trong Chúa Giêsu (1), và chính con người của Chúa Giêsu, Đấng là đỉnh cao của mặc khải thần thiêng (2). Trong việc nghiên cứu nguồn gốc thần thánh của các trước tác Thánh Kinh khác, hai tiêu chuẩn sẽ được sử dụng:
- niềm tin bản thân vào Thiên Chúa (theo "giai đoạn" chuyên biệt của nhiệm cục mặc khải) được chứng thực ra sao?
- mặc khải tự tỏ hiện ra sao trong các bản văn Thánh Kinh khác nhau?
Mỗi bản văn Thánh Kinh xuất phát từ Thiên Chúa thông qua đức tin sống động nơi tác giả của nó, và qua sự trung gian của mối liên hệ của tác giả này với một (hoặc nhiều) hình thức đặc thù của sự mặc khải thần thiêng. Không hiếm việc một bản văn Thánh Kinh dựa trên một bản văn được linh hứng trước đó và do đó chia sẻ cùng một nguồn phát xuất thần thánh.
Những tiêu chuẩn này rất hữu ích để lên đặc điểm cho chứng từ của các trước tác Thánh Kinh khác nhau, và để xem chúng phát xuất ra sao từ Thiên Chúa, như các bản văn luật, lời lẽ khôn ngoan, sấm ngôn tiên tri, lời cầu nguyện đủ loại, lời khuyên tông đồ, do đó, để xem Thiên Chúa là tác giả của chúng ra sao, thông qua sự trung gian của các tác giả nhân bản. Tùy vào tình huống, các cách phát biểu nguồn phát xuất thần thánh đều khác nhau, và do đó không thể so sánh chúng với một "việc Thiên Chúa đọc chính tả" đơn giản, giống hệt như nhau trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, đức tin bản thân vào Thiên Chúa của tác giả phàm nhân và sự ngoan ngoãn của họ đối với các hình thức mặc khải thần thiêng khác nhau được chứng thực trong mọi tình huống.
Do đó, khi nghiên cứu các bản văn Thánh Kinh và tìm kiếm cách mà chúng chứng thực mối liên hệ của các tác giả của chúng với Thiên Chúa, chúng ta tìm cách cụ thể hơn để chứng tỏ linh hứng được trình bầy cách nào như mối liên hệ giữa Thiên Chúa, Đấng linh hứng và là tác giả, và những con người, các tác giả chân chính được Người chọn lựa.
Kỳ tới: 2. Chứng thực các bản văn đã được chọn của Cựu Ước
1.Dẫn Nhập
5. Đầu tiên, chúng ta xem xét Hiến chế tín lý Dei Verbum của Công đồng Vatican II và Tông huấn Hậu Thượng hội đồng Verbum Domini hiểu ra sao về mặc khải và linh hứng, hai hành động thần thiêng vốn là nền tảng để nắm vững Sách thánh như Lời của Thiên Chúa. Sau đó, chúng ta sẽ chứng tỏ các trước tác Thánh Kinh chứng thực ra sao nguồn gốc thần thiêng của chúng. Tân Ước, về phần mình, chỉ xem xét mối liên hệ với Thiên Chúa qua sự trung gian của Chúa Giêsu. Phần thứ nhất của tài liệu này được kết thúc với một suy tư về các tiêu chuẩn có khả năng đưa ra ánh sáng chứng từ của các trước tác Thánh Kinh về chủ đề nguồn gốc thần thiêng của chúng.
1.1 Mặc khải và linh hứng trong Dei Verbum và Verbum Domini
Hiến chế Dei Verbum đề cập tới vấn đề mặc khải bằng những lời lẽ sau: “Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mặc khải chính mình và tỏ cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ý Người (x. Ep 1:9). Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính của Thiên Chúa (x. Ep 2:18; 2Pr 1:4) "(Dei Verbum n. 2). Thiên Chúa tự mặc khải Người trong một "nhiệm cục mặc khải" (Dei Verbum - DV - số 2). Người tự tỏ mình ra trong sáng thế: "Thiên Chúa, Đấng tạo dựng (Ga 1: 3) và bảo tồn mọi sự nhờ Ngôi Lời, ban cho con người, trong các loài được tạo dựng, một chứng từ không ngừng về chính Người (xem Rm 1: 19-20) "(DV số 3, xem Verbum Domini số 3; xem VD - Số 8). Thiên Chúa tự tỏ mình ra đặc biệt trong con người, được tạo ra "giống hình ảnh của Người" (ST 1:27, xem VD, 9). Việc mặc khải sau đó được triển khai, bằng cách bao gồm "các hành động và lời nói liên quan mật thiết với nhau" (DV, số 2), trong lịch sử cứu độ của dân Israel (DV, 3, 14-16), và đạt đến đỉnh cao "trong Chúa Kitô, Đấng vừa là Đấng Trung Gian vừa là sự viên mãn của Mặc Khải" (DV, số 2, xem VD, các số 4, 17-20). Verbum Domini đề cập đến chiều kích Ba Ngôi của mặc khải bằng các lời lẽ này: "Đỉnh cao mặc khải của Thiên Chúa Cha đã được Chúa Con cung ứng nhờ hồng ơn của Đấng Bào Chữa (Ga 14:16), tức Thánh Thần của Chúa Cha và Con của Người, Đấng dẫn chúng ta đến toàn bộ sự thật '(Ga 16,13)" (VD, 20).
Linh hứng liên quan chuyên biệt tới các sách Thánh Kinh. Dei Verbum tuyên bố rằng Thiên Chúa là "Đấng linh hứng và là tác giả các sách của cả hai Giao Ước" (DV, số 16), và, một cách chính xác hơn: "Để soạn tác các cuốn sách thánh thiêng, Thiên Chúa đã chọn những con người được Người cậy nhờ trong việc sử dụng trọn vẹn các khả năng và phương tiện của họ, để, trong khi chính Người hành động trong họ và bởi họ, họ viết bằng bản văn, như các tác giả thực sự, tất cả những gì phù hợp với ý muốn của Người, và chỉ những điều này mà thôi » (DV, 11). Như một hoạt động thần thiêng, linh hứng, do đó, trực tiếp liên quan đến các tác giả nhân bản: những người này được linh hứng đích danh, và các trước tác họ soạn tác sau đó được tuyên bố là các trước tác được linh hứng (DV, 11,14).
1.2 Các trước tác Thánh Kinh và nguồn gốc thần thiêng của chúng.
6. Chúng ta đã thấy rằng Thiên Chúa là tác giả duy nhất của mặc khải, và các cuốn sách của Thánh Kinh, những cuốn sách cho phép việc truyền tải mặc khải của Thiên Chúa, được Người linh hứng. Thiên Chúa là "tác giả" của những cuốn sách này (DV, số 16), nhưng qua những con người được Người chọn. Những người này không viết dưới việc đọc chính tả nhưng là "tác giả thực sự" (DV, 11), những người sử dụng các khả năng riêng và tài năng riêng của họ. Số 11 của Dei Verbum không nêu rõ chi tiết mối liên hệ giữa những người này và Thiên Chúa hệ ở điều gì, ngay cả khi các ghi chú (18-20) có tham chiếu một lối giải thích truyền thống dựa trên tính nguyên nhân chính và tính nguyên nhân dụng cụ.
Chúng ta, những người hướng về các sách Thánh Kinh và tìm cách biết được điều chính chúng nói về sự linh hứng của chính chúng, chúng ta nhận thấy: trong Thánh Kinh, chỉ có hai bản văn của Tân Ước minh nhiên nói về linh hứng thần thiêng, và áp dụng khái niệm này vào các trước tác Cựu Ước:
2 Tm 3,16: "Mọi sách thánh đều được Thiên Chúa linh hứng; nó hữu ích cho việc giảng dạy, tố cáo điều ác, sửa sai, giáo dục công lý".
2 Pr 1,20-21: " Nhất là anh em phải biết điều này: không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh. Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa”.
Việc thuật ngữ "linh hứng" hiếm xuất hiện có hậu quả là chúng ta không thể giới hạn việc tìm kiếm của chúng ta vào lĩnh vực ngữ nghĩa hạn chế như vậy.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ các bản văn Thánh Kinh, chúng ta có thể nhận thấy sự kiện có ý nghĩa này: mối liên hệ giữa tác giả của chúng và Thiên Chúa liên tục được phát biểu rõ ràng theo nhiều cách khác nhau, tất cả đều để chứng tỏ các bản văn tương ứng phát xuất từ Thiên Chúa ra sao. Đối tượng cuộc điều tra của chúng ta là đem ra ánh sáng những manh mối trong các bản văn Thánh Kinh có thể tiết lộ mối liên hệ của các tác giả với Thiên Chúa, do đó cho thấy nguồn gốc thần thiêng của những cuốn sách này, nói cách khác là sự linh hứng của chúng. Ý định của chúng ta là trình bày một "hiện tượng học" về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và tác giả nhân bản, trung thành với những cách mà theo đó, mối liên hệ này được chứng thực trong các trang của Thánh Kinh, do đó nhấn mạnh sự kiện này: chúng chứa đựng Lời phát xuất từ Thiên Chúa. Trong tài liệu này, Ủy ban Giáo hoàng về Thánh Kinh không nhằm mục đích chứng minh chính sự kiện linh hứng của các trước tác Thánh Kinh: công việc này thuộc Thần học Căn bản. Khởi điểm của chúng ta là sự thật của đức tin, theo đó các sách Thánh Kinh được Thiên Chúa linh hứng và truyền tải Lời của Người. Đóng góp chuyên biệt của chúng ta hệ ở việc làm rõ khái niệm linh hứng này, như đã được phát biểu trong chứng từ của chính các trước tác Thánh Kinh.
Chúng ta có thể gọi là "việc tự chứng thực" (autoattestation) hiện tượng chuyên biệt được tìm thấy trong các trước tác Thánh Kinh này, một hiện tượng nói lên mối liên hệ giữa các tác giả của chúng với Thiên Chúa và nguồn gốc thần thiêng của chúng. Việc tự chứng thực, được định nghĩa như thế, sẽ là tâm điểm cuộc khảo sát thực hiện trong tài liệu này.
7. Các văn kiện giáo hội mà chúng ta đã trích dẫn nhiều lần (Dei Verbum và Verbum Domini) sác lập sự khác biệt giữa 'mặc khải' và 'linh hứng', là những điều vốn tạo thành hai hành động thần thiêng khác biệt nhau. "Mặc khải" được trình bày như hành động căn bản của Thiên Chúa, qua đó Người truyền đạt Người là ai và mầu nhiệm ý chí của Người là gì (xem DV 2), đồng thời làm cho con người có khả năng tiếp nhận mặc khải . Mặt khác, "linh hứng" là hành động qua đó Thiên Chúa làm cho một số người nào đó, do Người lựa chọn, có khả năng truyền đạt một cách trung thành sự mặc khải của Người bằng bản văn (xem DV, 11). Linh hứng giả thiết mặc khải và phục vụ việc truyền đạt mặc khải một cách trung thành trong các trước tác Thánh Kinh.
Khởi từ chứng từ của các trước tác Thánh Kinh, chúng ta chỉ có thể suy ra một vài manh mối liên quan tới mối liên hệ chuyên biệt hiện hữu giữa tác giả nhân bản và Thiên Chúa, trong chính hoạt động viết lách. Đây là lý do tại sao "hiện tượng học" mà chúng ta đề nghị trình bày, liên quan đến cả mối liên hệ giữa tác giả nhân bản và Thiên Chúa, và nguồn gốc thần thiêng của các bản văn Thánh Kinh đã vẽ nên một bức tranh rất chung chung và đa dạng. Chúng ta sẽ thấy rằng khái niệm chuyên biệt về linh hứng hầu như không bao giờ được giải thích trong Thánh Kinh, và cũng không nhận được ở đó việc làm sáng tỏ nào. Khái niệm này liên quan đến bản chất chuyên biệt của chứng từ nơi các sách Thánh Kinh khác nhau: thực thế, nếu, một mặt, các bản văn liên tục chỉ rõ nguồn gốc thần thiêng của nội dung và thông điệp của chúng, thì rất ít điều được nói về cách chúng đã được viết ra hoặc nói về bản thân chúng như là tài liệu bằng bản văn. Kết quả là, khái niệm rộng rãi về mặc khải và khái niệm, chuyên biệt hơn, về việc chứng thực bằng bản văn (linh hứng) được hình dung như một diễn trình độc đáo. Thông thường, nếu người ta nói đến một trong các khái niệm này, thì khái niệm kia cũng được giả thiết. Tuy nhiên, do sự kiện đơn giản các biểu thức mà chúng tôi trích dẫn xuất phát từ các bản văn viết, nên rõ ràng là các tác giả của chúng mặc nhiên khẳng định rằng bản văn của họ tạo nên cách phát biểu sau cùng ghi lại một cách ổn định bằng bản văn các hành động của Thiên Chúa tự mặc khải chính Người.
1.3 Các trước tác Tân Ước và mối liên hệ của chúng với Chúa Giêsu.
8. Liên quan đến các trước tác của Tân Ước, chúng ta ghi nhận một tình huống chuyên biệt: nếu chúng chứng thực mối liên hệ của các tác giả của chúng với Thiên Chúa, thì đó chỉ là qua con người của Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu đã công bố cách chính xác lý do của hiện tượng này: "Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy " (Ga 14: 6). Câu khẳng định này dựa trên nhận thức đặc biệt mà Chúa Con có về Chúa Cha (x. Mt 11,27, Lc 10,22: Ga 1,18).
Tác phong của Chúa Giêsu đặc biệt có ý nghĩa và mang tính giáo huấn đối với các môn đệ của Người: Tin Mừng làm nổi bật việc đào tạo Người dành cho họ và trong đó diễn tả một cách điển hình rằng mối liên hệ với Chúa Giêsu và với Thiên Chúa là điều chủ yếu để lời của một Tông đồ hay hay một trước tác Tin Mừng trở thành "Lời của Thiên Chúa". Theo các nguồn của chúng ta, chính Chúa Giêsu không viết gì cả và không đọc gì cho các môn đệ của Người viết cả. Điều Người làm có thể được tóm tắt như sau: Người kêu gọi một số người bước theo Người, chia sẻ cuộc sống của Người, làm chứng cho hành động của Người, có được một nhận thức ngày một sâu sắc hơn về con người của Người, lớn lên trong niềm tin vào Người, và trong sự hiệp thông cuộc sống với Người. Đây là cách có thể mô tả hồng phúc Chúa Giêsu dành cho các môn đệ của Người và cách thức Người chuẩn bị để họ trở thành các Tông đồ của Người, để công bố sứ điệp của Người: lời của họ phải thế nào đó để Chúa Giêsu mô tả các Kitô hữu tương lai là "những người, nhờ lời của chúng, sẽ tin vào Con "(Ga 17,20). Và Người nói với các kẻ Người sai đi: "Ai nghe các con là nghe Thầy; bất cứ ai bác bỏ các con là bác bỏ Thầy; và người bác bỏ Thầy là bác bỏ Đấng đã sai Thầy»(Lc 10,16, xem Ga 15,20). Lời của các kẻ Người sai đi chỉ có thể là nền tảng cho đức tin của tất cả các Kitô hữu bởi vì, phát xuất từ sự kết hợp mật thiết nhất với Chúa Giêsu, nó là lời của Chúa Giêsu. Mối liên hệ bản thân với Chúa Giêsu, khi được sống bằng một niềm tin mãnh liệt và minh nhiên vào con người của Người, tạo thành nền tảng chính cho "linh hứng" này, một linh hứng khiến các Tông đồ có khả năng thông truyền, bằng miệng hoặc bằng bản văn, thông điệp của Chúa Giêsu, Đấng vốn là "Lời của Thiên Chúa ". Không phải là việc thông truyền theo nghĩa đen các lời lẽ được Chúa Giêsu thốt ra có tính quyết định, mà là việc công bố Tin Mừng của Người. Tin Mừng Gioan tượng trưng một minh họa tuyệt vời của khẳng định này, vì trong Tin Mừng này, tất cả các lời đều phản ảnh phong cách của Thánh Gioan và đồng thời, trung thành truyền tải tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói.
9. Ở đây, dựa trên nền Tin Mừng Gioan, ta thấy vẽ ra mối liên hệ mật thiết giữa bản chất mối liên hệ với Chúa Giêsu và với Thiên Chúa ("linh hứng") và nội dung của thông điệp được truyền đạt như Lời của Thiên Chúa (“chân lý”). Trung tâm sứ điệp của Chúa Giêsu theo Tin Mừng Gioan là như sau: Thiên Chúa Cha và tình yêu vô biên của Người đối với thế giới được mặc khải trong Con của Người (Ga 3:16). Điều này tương ứng với nội dung của Hiến chế Dei Verbum số 2 (Thiên Chúa và mặc khải cứu rỗi). Thông điệp này không thể được tiếp nhận và hiểu theo phương thức nhận thức thuần túy tri thức, hoặc theo lối học thuộc lòng. Chỉ trong niềm tin vào Người và tình yêu của Người, hồng phúc của Thiên Chúa mới có thể được tiếp nhận, như chứng tá đã chứng tỏ. Do đó, chúng ta thấy rằng thông điệp trung tâm ("chân lý") và cách thức tiếp nhận nó để giải thích về nó ("linh hứng") tự tạo điều kiện cho nhau. Nhưng trong cả hai trường hợp, đây là vấn đề hiệp thông trọn vẹn và mãnh liệt đời sống với Chúa Cha, được Chúa Giêsu mặc khải: hiệp thông sự sống vốn là ơn cứu rỗi.
1.4 Tiêu chuẩn để đưa ra ánh sáng mối liên hệ với Thiên Chúa trong các trước tác Thánh Kinh.
10. Phù hợp với những gì chúng ta đã tìm thấy trong các sách Tin mừng, đức tin sống động vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, là đối tượng chính của những gì Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Người, và chính đức tin này đặc trưng cho mối liên hệ căn bản của họ với Chúa Giêsu và với Thiên Chúa. Đức tin này là một hồng phúc của Chúa Thánh Thần (Ga 3:5; 16:13) và được sống trong một sự kết hợp mật thiết, minh nhiên và bản thân với Chúa Cha và với Chúa Con (Ga 17:20-23). Nhờ đức tin này, các môn đệ được nối kết với con người của Chúa Giêsu, Đấng "vừa là Đấng Trung Gian vừa là sự viên mãn của Mặc khải" (DV, số 2), và họ nhận được từ Người nội dung chứng từ tông đồ của họ, bất luận Người phát biểu bằng miệng hay bằng bản văn. Vì một chứng từ như vậy phát xuất từ Chúa Giêsu, Lời của Thiên Chúa, nên nó chỉ có thể là Lời phát xuất từ chính Thiên Chúa. Mối liên hệ bản thân của đức tin (1) với nguồn nhờ đó Thiên Chúa tự mặc khải Người ra (2) là hai thuật ngữ có tính quyết định giúp chúng ta có thể coi lời nói và việc làm của các Tông đồ phát xuất từ Thiên Chúa.
Chúa Giêsu là "đỉnh mặc khải của Thiên Chúa Cha" (VD, 20), một đỉnh cao được đi trước bởi một "nhiệm cục" phong phú mặc khải thần thiêng. Như chúng ta đã đề cập, Thiên Chúa tự mặc khải Người trong sáng thế (DV, số 3), và đặc biệt trong con người được tạo ra "giống hình ảnh Người" (St 1:27). Người tự mặc khải cách đặc biệt trong lịch sử dân Israel, trong "các hành động và lời nói liên quan mật thiết với nhau" (DV, 2). Qua cách này, ta nhận ra nhiều hình thức mặc khải của Thiên Chúa, đạt đến sự viên mãn và đỉnh cao của nó trong con người của Chúa Giêsu (Dt, 1:1-2).
Trong trường hợp các sách Tin mừng (và nói chung trong các trước tác tông đồ), hai yếu tố có tính quyết định lên đặc điểm cho nguồn gốc thần thiêng là đức tin sống động trong Chúa Giêsu (1), và chính con người của Chúa Giêsu, Đấng là đỉnh cao của mặc khải thần thiêng (2). Trong việc nghiên cứu nguồn gốc thần thánh của các trước tác Thánh Kinh khác, hai tiêu chuẩn sẽ được sử dụng:
- niềm tin bản thân vào Thiên Chúa (theo "giai đoạn" chuyên biệt của nhiệm cục mặc khải) được chứng thực ra sao?
- mặc khải tự tỏ hiện ra sao trong các bản văn Thánh Kinh khác nhau?
Mỗi bản văn Thánh Kinh xuất phát từ Thiên Chúa thông qua đức tin sống động nơi tác giả của nó, và qua sự trung gian của mối liên hệ của tác giả này với một (hoặc nhiều) hình thức đặc thù của sự mặc khải thần thiêng. Không hiếm việc một bản văn Thánh Kinh dựa trên một bản văn được linh hứng trước đó và do đó chia sẻ cùng một nguồn phát xuất thần thánh.
Những tiêu chuẩn này rất hữu ích để lên đặc điểm cho chứng từ của các trước tác Thánh Kinh khác nhau, và để xem chúng phát xuất ra sao từ Thiên Chúa, như các bản văn luật, lời lẽ khôn ngoan, sấm ngôn tiên tri, lời cầu nguyện đủ loại, lời khuyên tông đồ, do đó, để xem Thiên Chúa là tác giả của chúng ra sao, thông qua sự trung gian của các tác giả nhân bản. Tùy vào tình huống, các cách phát biểu nguồn phát xuất thần thánh đều khác nhau, và do đó không thể so sánh chúng với một "việc Thiên Chúa đọc chính tả" đơn giản, giống hệt như nhau trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, đức tin bản thân vào Thiên Chúa của tác giả phàm nhân và sự ngoan ngoãn của họ đối với các hình thức mặc khải thần thiêng khác nhau được chứng thực trong mọi tình huống.
Do đó, khi nghiên cứu các bản văn Thánh Kinh và tìm kiếm cách mà chúng chứng thực mối liên hệ của các tác giả của chúng với Thiên Chúa, chúng ta tìm cách cụ thể hơn để chứng tỏ linh hứng được trình bầy cách nào như mối liên hệ giữa Thiên Chúa, Đấng linh hứng và là tác giả, và những con người, các tác giả chân chính được Người chọn lựa.
Kỳ tới: 2. Chứng thực các bản văn đã được chọn của Cựu Ước