Vatican: Vào ngày 22/2 khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI công bố 15 giáo sĩ được tấn phong hồng y, có một vị duy nhất không phải là giám mục đó là Linh Mục Dòng Tên người Pháp Albert Vanhoye. Cha Vanhoye được tấn phong hồng y nhờ cuộc đời cống hiến cho giáo hội qua việc nghiên cứu và giảng dạy Kinh Thánh.
Không phải là tiền lệ, nhưng nhìn lại 3 lần tấn phong Hồng Y vừa qua dưới 2 triều giáo hoàng, phải chú ý rằng trong danh sách đều có các vị linh mục Dòng Tên được tấn phong hồng y, nhờ sự trổi vượt trong việc phục vụ giáo hội. Trong danh sách công bố hồng y 44 vị tân hồng y, 37 vị vào ngày 21/2/2001 và 7 vị vào ngày 28/2/2001, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã liệt kê danh sách linh mục Dòng Tên Avery Dulles- thần học gia Hoa Kỳ và Linh Mục Dòng Tên Roberto Tucci- Đài Phát Thanh Vatican. Danh sách công bố 30 tân Hồng Y ngày 28/9/2003 có Linh Mục Dòng Tên Thomas Spidlik người Czech- Chuyên gia về Giáo Hội Đông Phương và cũng là vị giảng phòng mùa Chay cho Đức Thánh Cha và Giáo Triều Roma vào năm 1995. Lần này với danh sách 15 tân hồng y, đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã tấn phong Linh Mục Dòng Tên Albert Vanhoye người Pháp 82 tuổi và đây là vị linh mục duy nhất trong danh sách không phải là giám mục.
Cha Vanhoye là một trong 3 người đã ngoài 80 tuổi được Đức Thánh Cha tấn phong lên hàng Hồng Y và các ngài không có quyền bầu Giáo Hoàng trong Cơ Mật Viện.
Khi công bố danh sách vào ngày 22/2/2006, Đức Giáo Hoàng Biển Đức chỉ công bố tên và chức vụ các ngài đang đảm nhận, thế nhưng đối với Linh Mục Albert Vanhoye đã có sự ngoại lệ, Đức Thánh Cha đã nói thêm là người "đáng được hưởng", là cựu Giám Đốc Học Viện Kinh Thánh Giáo Hoàng tại Roma và là cựu thư ký Ủy Ban Giáo Hoàng về Kinh Thánh.
Là một thành viên trong ủy ban Kinh Thánh từ năm 1984-1990 và là thư ký của Ủy Ban từ năm 1990-2001, Cha Vanhoye đã làm việc rất gần gũi với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI lúc đó còn là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và cũng là Chủ Tịch Ủy Ban này.
Trong khi giữ chức vụ thư ký, ủy ban đã công bố 2 tài liệu chính về những chỉ đạo không chỉ dành riêng cho học giả về Kinh Thánh, nhưng cũng dành cho các thần học gia và các vị mục tử trong việc giúp người tín hữu Công Giáo học và hiểu Kinh Thánh.
Vào năm 1993, Ủy Ban đã ấn hành văn kiện "Phiên Dịch Kinh Thánh trong Giáo Hội" bình luận đến sức mạnh và nhược điểm tiềm tàng đến một số đường hướng hiện hành khác nhau được tìm thấy trong việc nghiên cứu và đào tạo chuyên gia về Kinh Thánh.
Năm 2001, Ủy Ban cũng đã phát hành văn kiện "Người Do Thái và những bản văn Thánh của họ trong Kinh Thánh Kitô Giáo", tái lập lại sự lên án của Công Đồng chung Vaticanô II đến quan điểm cho rằng Tân Ước ủng hộ đến sự xúc phạm và hận thù đối với người Do Thái.
Là vị chuyên môn về các Thư của Thánh Phaolô trong Tân ước, thế nhưng Cha Vanhoye cũng đã giảng dạy những khóa căn bản chú giải Kinh Thánh và thần học Kinh Thánh trong suốc cuộc đời 30 năm là giảng sư tại Học Viện Kinh Thánh Giáo Hoàng ở Roma.
Cha Dòng Tên Vanhoye là Giám Đốc Học Viện Kinh Thánh Giáo Hoàng từ năm 1984-1990 và là chủ bút tập san "Biblica" về Tân Ước từ năm 1969-1984, và ngài củng là chủ nhiệm tập san này từ năm 1978-1984.
Cha Vanhoye cũng làm việc và là thành viên trong ủy ban đại kết nghiên cứu Kinh Thánh, và là chủ tịch Hội Nghiên Cứu Tân Ước quốc tế vào năm 1992 và cũng là thành viên Hội Kinh Thánh Pháp.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho nguyệt san Công Giáo Hoa Kỳ "First Things" vào năm 1997, Cha Vanhoye đã nói đến nhu cầu các học giả Kinh Thánh phải vượt qua sự cám dỗ coi bản văn Kinh Thánh như là văn chương cổ kính.
Cha nói một học giả Công Giáo về Kinh Thánh phải là người nghiêm khắc về mặt khoa học nhưng cũng phải là người nhận thức đến toàn bộ ý nghĩa văn mạch trong phạm trù đức tin.
"nếu một học giả chỉ là người phân tích đoạn văn để khám phá ý nghĩa của nó mà thiếu sự liên hệ với Thiên Chúa vốn cống hiến lời trình bày thật sự trong Kinh Thánh, thì thật sự chỉ là đi kiếm huê lợi".
Khi bản văn Kinh Thánh cho phép chiếu rọi ánh sáng trên sự liên hệ của một người đối với Thiên Chúa, thì Kinh Thánh trở nên thật sự sống động và truyền sức sống".
Cậu Albert Vanhoye sinh ngày 24-7-1923 tại Hazebrouck, Pháp Quốc, gia nhập nhà Tập Dòng Tên vào năm 1941. Trước khi được thụ phong linh mục vào năm 1954, Thầy đã theo học văn chương tại Sorbonne ở Ba Lê; theo học triết học ở Vals, Pháp; và thần học tại Enghien, Bỉ Quốc.
Sau khi thụ phong linh mục, Cha đã lấy bằng cử nhân Kinh Thánh tại Học Viện Kinh Thánh vào năm 1958 và lấy tiến sĩ Kinh Thánh vào năm 1961.
Cha đã dạy môn chú giải Kinh Thánh tại Chantily ở Pháp trong 3 năm trước khi trở lại Roma làm giảng sư tại Học Viện Kinh Thánh của Dòng Tên.
Cha đã viết rất nhiều sách và nhiều cuốn đã được dịch ra tiếng Anh như các cuốn: "Priest Is Christ: The Doctrine of the Epistle to the Hebrews" và cuốn "Old Testament Priest and the New Priest: According to the New Testament".
Trong buổi tiếp kiến 15 tân hồng y và gia đình thân nhân các hồng y vào ngày thứ Hai 27/3, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI một lần nữa cám ơn Hồng Y Vanhoye vì "những công việc chú giải sinh lợi ích trong sự nghiên cứu Lời Chúa, và kiên nhẫn truyền đạt kiến thức này tới nhiều thế hệ trẻ, cung cấp cho họ những phương tiện để sống còn và thành những chứng nhân Phúc Âm. Ước chi mọi người thường xuyên dành thời gian để tự nuôi dưỡng từ Kinh Thánh".
Không phải là tiền lệ, nhưng nhìn lại 3 lần tấn phong Hồng Y vừa qua dưới 2 triều giáo hoàng, phải chú ý rằng trong danh sách đều có các vị linh mục Dòng Tên được tấn phong hồng y, nhờ sự trổi vượt trong việc phục vụ giáo hội. Trong danh sách công bố hồng y 44 vị tân hồng y, 37 vị vào ngày 21/2/2001 và 7 vị vào ngày 28/2/2001, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã liệt kê danh sách linh mục Dòng Tên Avery Dulles- thần học gia Hoa Kỳ và Linh Mục Dòng Tên Roberto Tucci- Đài Phát Thanh Vatican. Danh sách công bố 30 tân Hồng Y ngày 28/9/2003 có Linh Mục Dòng Tên Thomas Spidlik người Czech- Chuyên gia về Giáo Hội Đông Phương và cũng là vị giảng phòng mùa Chay cho Đức Thánh Cha và Giáo Triều Roma vào năm 1995. Lần này với danh sách 15 tân hồng y, đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã tấn phong Linh Mục Dòng Tên Albert Vanhoye người Pháp 82 tuổi và đây là vị linh mục duy nhất trong danh sách không phải là giám mục.
Cha Vanhoye là một trong 3 người đã ngoài 80 tuổi được Đức Thánh Cha tấn phong lên hàng Hồng Y và các ngài không có quyền bầu Giáo Hoàng trong Cơ Mật Viện.
Khi công bố danh sách vào ngày 22/2/2006, Đức Giáo Hoàng Biển Đức chỉ công bố tên và chức vụ các ngài đang đảm nhận, thế nhưng đối với Linh Mục Albert Vanhoye đã có sự ngoại lệ, Đức Thánh Cha đã nói thêm là người "đáng được hưởng", là cựu Giám Đốc Học Viện Kinh Thánh Giáo Hoàng tại Roma và là cựu thư ký Ủy Ban Giáo Hoàng về Kinh Thánh.
Là một thành viên trong ủy ban Kinh Thánh từ năm 1984-1990 và là thư ký của Ủy Ban từ năm 1990-2001, Cha Vanhoye đã làm việc rất gần gũi với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI lúc đó còn là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và cũng là Chủ Tịch Ủy Ban này.
Trong khi giữ chức vụ thư ký, ủy ban đã công bố 2 tài liệu chính về những chỉ đạo không chỉ dành riêng cho học giả về Kinh Thánh, nhưng cũng dành cho các thần học gia và các vị mục tử trong việc giúp người tín hữu Công Giáo học và hiểu Kinh Thánh.
Vào năm 1993, Ủy Ban đã ấn hành văn kiện "Phiên Dịch Kinh Thánh trong Giáo Hội" bình luận đến sức mạnh và nhược điểm tiềm tàng đến một số đường hướng hiện hành khác nhau được tìm thấy trong việc nghiên cứu và đào tạo chuyên gia về Kinh Thánh.
Năm 2001, Ủy Ban cũng đã phát hành văn kiện "Người Do Thái và những bản văn Thánh của họ trong Kinh Thánh Kitô Giáo", tái lập lại sự lên án của Công Đồng chung Vaticanô II đến quan điểm cho rằng Tân Ước ủng hộ đến sự xúc phạm và hận thù đối với người Do Thái.
Là vị chuyên môn về các Thư của Thánh Phaolô trong Tân ước, thế nhưng Cha Vanhoye cũng đã giảng dạy những khóa căn bản chú giải Kinh Thánh và thần học Kinh Thánh trong suốc cuộc đời 30 năm là giảng sư tại Học Viện Kinh Thánh Giáo Hoàng ở Roma.
Cha Dòng Tên Vanhoye là Giám Đốc Học Viện Kinh Thánh Giáo Hoàng từ năm 1984-1990 và là chủ bút tập san "Biblica" về Tân Ước từ năm 1969-1984, và ngài củng là chủ nhiệm tập san này từ năm 1978-1984.
Cha Vanhoye cũng làm việc và là thành viên trong ủy ban đại kết nghiên cứu Kinh Thánh, và là chủ tịch Hội Nghiên Cứu Tân Ước quốc tế vào năm 1992 và cũng là thành viên Hội Kinh Thánh Pháp.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho nguyệt san Công Giáo Hoa Kỳ "First Things" vào năm 1997, Cha Vanhoye đã nói đến nhu cầu các học giả Kinh Thánh phải vượt qua sự cám dỗ coi bản văn Kinh Thánh như là văn chương cổ kính.
Cha nói một học giả Công Giáo về Kinh Thánh phải là người nghiêm khắc về mặt khoa học nhưng cũng phải là người nhận thức đến toàn bộ ý nghĩa văn mạch trong phạm trù đức tin.
"nếu một học giả chỉ là người phân tích đoạn văn để khám phá ý nghĩa của nó mà thiếu sự liên hệ với Thiên Chúa vốn cống hiến lời trình bày thật sự trong Kinh Thánh, thì thật sự chỉ là đi kiếm huê lợi".
Khi bản văn Kinh Thánh cho phép chiếu rọi ánh sáng trên sự liên hệ của một người đối với Thiên Chúa, thì Kinh Thánh trở nên thật sự sống động và truyền sức sống".
Cậu Albert Vanhoye sinh ngày 24-7-1923 tại Hazebrouck, Pháp Quốc, gia nhập nhà Tập Dòng Tên vào năm 1941. Trước khi được thụ phong linh mục vào năm 1954, Thầy đã theo học văn chương tại Sorbonne ở Ba Lê; theo học triết học ở Vals, Pháp; và thần học tại Enghien, Bỉ Quốc.
Sau khi thụ phong linh mục, Cha đã lấy bằng cử nhân Kinh Thánh tại Học Viện Kinh Thánh vào năm 1958 và lấy tiến sĩ Kinh Thánh vào năm 1961.
Cha đã dạy môn chú giải Kinh Thánh tại Chantily ở Pháp trong 3 năm trước khi trở lại Roma làm giảng sư tại Học Viện Kinh Thánh của Dòng Tên.
Cha đã viết rất nhiều sách và nhiều cuốn đã được dịch ra tiếng Anh như các cuốn: "Priest Is Christ: The Doctrine of the Epistle to the Hebrews" và cuốn "Old Testament Priest and the New Priest: According to the New Testament".
Trong buổi tiếp kiến 15 tân hồng y và gia đình thân nhân các hồng y vào ngày thứ Hai 27/3, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI một lần nữa cám ơn Hồng Y Vanhoye vì "những công việc chú giải sinh lợi ích trong sự nghiên cứu Lời Chúa, và kiên nhẫn truyền đạt kiến thức này tới nhiều thế hệ trẻ, cung cấp cho họ những phương tiện để sống còn và thành những chứng nhân Phúc Âm. Ước chi mọi người thường xuyên dành thời gian để tự nuôi dưỡng từ Kinh Thánh".