Captain Cook nhìn thấy đảo này hình giống điếu ciagar vào năm 1774 và cho đậu tầu trong vịnh Balade rồi đặt tên cho đảo là New Caledonia, vì phong cảnh nhắc nhớ ông tới miền đất cao nguyên quê hương Scotland của mình. Thế nhưng núi đồi trùng điệp không có sức lôi cuốn người Anh quốc đến đây khai thác. Đang khi đó Pháp quốc đang trên đường tìm kiếm thuộc địa, họ sai những tầu và đoàn quân viễn chinh đến các đảo trong Nam Thái Bình dương, lập những điểm cư ngụ trong khoảng thời gian thập niên 1790.
Hình ảnh thăm đảo New Caledonia
Các tầu Pháp đã ghé đảo này, và rồi chính thức vào năm 1853, đô đốc Fevrier Despointes tuyên bố quần đảo này thuộc Pháp quốc. Sau đó họ khám phá ra những mỏ quặng và kền vô số ở đây. Viễn tượng thuộc đia và kính tế hưng phát. Pháp bắt đầu đưa dân ở các nước thuộc địa của Pháp tới đây để làm công tác khai thác mỏ kền.
Có tất cả 15 nhóm dân ngôn ngữ khác nhau sinh sống trên đảo. Người ta gọi những sắc dân này “Kanaks”, người đen, hay còn gọi là dân nguyên thủy gốc Polesian và Malesian.
Những nhóm dân thuộc địa được Pháp đưa tới khai thác mỏ gồm có: Nigeria, Papua New Guinea, Vanuatu và Việt Nam, và chính người di dân Pháp cũng đến đây lập nghiệp. Hầu như tất cả các nhóm dân thuộc địa của Pháp đều có mặt ở đây. Nguyên thủy những nhóm người này là tội phạm bị bắt đi lưu đầy, làm coolie, một số rất nhỏ là dân tự nguyện tới đảo. Đời sống và điều kiện làm việc của họ vào những năm từ 1890 cho tới 1945 rất là khó khăn, khổ sở, và bị lợi dụng tối đa, họ không khác chi là dân nô lệ. Pháp hứa một thiên đàng mới nhưng đến đây là địa ngục!
Ngày nay nhờ phấn đấu, kiên trì và chịu đựng, những người con cháu của những người di dân nguyên thủy đó (nhất là con cháu người Việt Nam) đã rất thành công và trở nên giầu có tại quê hương này. (Trong những ngày tiếp theo chúng tôi sẽ có những bài viết của LM Phêrô Ngô Quang Qúy chia sẻ về lịch sử, kính nghiệm mục vụ và những bước tiến triển của nhóm người di dân đầu tiên, và sự hình thành Cộng đồng Công giáo Việt Nam ở New Caledonia đã phải trải qua những gian lao thử thách như thế nào)
Ghé thăm đảo Caledonia, nên đi thăm Bảo tàng viện New Caledonia nơi thu thập những báu vật văn hóa, nguyên chủng học và lịch sử người Kanaks. Ở đây cũng trình bầy những đồ góm cổ xưa, tiền đồng, và các tượng tạc totems cùng là những kí hiệu viết trên đá.
Du khách cũng được mời tham quan và đi theo Kanak Path, quan sát, thưỡng thức và kính nghiệm lối sống củq thổ dân Kanak.
Knaké House có những màn trình diễn tân kỳ multimedia về dự tái sinh của dân Kanak, Sisia Auditorium trình bầy những nghệ thuật người Kanak.
Là người Công giáo bạn không hể không thăm viếng nhà thờ chính tòa St Joseph rất rộng lớn, cũng chính tại nơi đây, những thành lễ đầu tiên cho người Việt Nam vào thời 1950 được cử hành. Sau đó họ đã xây được nhà thờ riêng vào năm 1955, gồm có nhà thờ, hội trường và nhà xứ.
Để tìm hiểu về Công đoàn Công giáo di dân tiên khởi của Việt Nam ở hải ngoại: Cộng đoàn Việt Nam Tân Đảo, chúng tôi đã tới Tòa Tổng giám mục Nouvelle Caledonie thăm Cha Ngô Quang Qúy hiện là Chưởng ấn Tòa TGP Nopuvelle Caledonie. Ngài là linh mục Việt Nam đầu tiên được thụ phong tại Thái Bình Dương và cho địa phận Nouvelle Caledonie.
Ngài giải thích cho biết trong vùng Thái Bình Dương có tất cả 17 giáo phận gồm các Tòa Giám mục. và Tổng giám mục. Chỉ nguyên giáo phận Tahiti đã có ranh giới to hơn cả Âu châu. Nhưng nếu xem trên bản đồ thế giới ta chỉ thấy những đảo nhỏ giống nhưng ngàn cái chấm đen mà thôi. Ngay cả Nouvelle Caledonie nếu có hỏi người Pháp chăng nữa có khi họ cũng không biết nó là gì và năm ở đâu.
Các giáo phận Thái Bình Dương có Hội Đồng Giám Mục riêng và hợp với Úc Châu làm thành Hội đồng Giám Mục Úc châu và Thái bình dương. Nhiều giám mục đi làm phép thêm sức phải đi bằng tầu và máy bay. Đi bằng tầu có khi mât từ 3 tới 1 tuần mới tới nơi.
Ngay trước khi tới Tân Đảo tôi đã có dịp liên lạc và tìm hiểu về người Việt Nam ơ Tân Đảo sinh sống ra sao. Rất may Cha Qúy là người đã có công viết thành 2 cuốn sách nói về lịch sử người Việt nam đến Tân Đảo nhân dịp kỉ niệm 40 năm xây dựng thành đường Chúa Kitô Vua (Christ Roi) của Việt Nam và dịp mừng kim thành 50 năm (1955-2005).
Cha Qúy cũng đưa chúng tôi về giáo xứ của Ngài, một giáo xứ rất đẹp nằm ngay trên một ngọn đồi, nhìn xa phía trước là biển xanh, giữa một khu dân cư giầu có. Trên đường Ngài kể cho nghe về ơn gọi của Ngài, và cho biết sở dĩ ngài chọn Nouvelle Caledonie là vì lần đầu tiên khi tới đây vào sau năm 1975 thấy phong cảnh và khí hậu ở đây rất tốt, giống như Đà lạt, nên đã chọn đây làm quê hương thứ hai. Từ ngày chịu chức cho tới nay, công tác mục vụ của ngài hầu hết cho người dân Nouvelle Caledonie, nhưng mỗi khi cần hay không có linh mục thì Đức giám mục giáo phận vẫn sai Ngài tới giúp đỡ Cộng đoàn Việt Nam.
Sau trưa chúng tôi được gia đình ông bà Cậy tiếp đón và kể cho nghe về câu truyện di dân xa xứ làm ăn của mình. Ông Cậy khi sang Tân Đảo vào thập niên 1950 mới 14 tuổi. Một cách nào đó thì ông bị ông chú bắt buộc lên tầu di dân. Sang đây trong nỗi nhớ gia đình và quê hương, nhưng rồi phải nhắm mắt tiến đi. Mấy năm sau ông lập gia đình với một người con gái Việt nam sinh trưởng ở đảo Vanuatu, và cho tới nay có 5 người con tất cả đều thành tài và có con cũng đã có cháu nội. Một điều làm chúng tôi kính ngạc, vì cứ nghĩ rằng sang đây sống biệt lập qua bao thế hệ mà ông bà vẫn nói tiếng Việt sành sõi. Ông bà còn khoe là các con cháu của ông bà ở nhà vẫn nói tiêng Việt được.
Ông Cậy là người lương nhưng khi sang Tân Đảo, nhưng sau vài năm đã được Cha Tôn cho nhập đạo và ông nói ông rất sung sướng là một tín hữu công giáo. Nhờ đức tin, nhờ Cộng đoàn mà truyền thống đạo đức vẫn còn duy trì cho đến ngày nay. Hai ông bà say mê kể cho chúng tôi nghe về thời gian tiên khởi người Việt Nam phải khốn khó làm ăn ra sao, làm trong các mỏ khai thác kền, hay đi làm thợ hồ, thợ mộc, bị quan Tây hành hạ, có người Việt Nam thời đó cũng bị đánh chết máu me đầm đìa, nhưng có kiện cáo thì dân chúng địa phương làm chứng đấy là “máu bò”.
Hai ông bà cũng kể cho nghe công khó và những hy sinh của các linh mục, nhất là Cha Tôn trong việc xây dựng nhà thờ Chúa Kitô Vua, xây dựng sân vận động thánh Giuse, những cuộc lễ, những buổi dâng hoa, những cuộc họp mặt đầy tình người…
Một số người sang lập nghiệp từ cuối thế kỉ thứ 19 và đầu thế kỉ 20 thì nay đã qua đời hầu hết, chỉ còn 5 người. Còn thế hệ thứ hai sang đây vào thập niên 1950, sau cuộc di cư Bắc vào Nam, thì vẫn còn nhiều người còn sống. Đại đa số họ là những người thuộc Tuyên Quang, Móng Cáy, các tỉnh thuộc vùng Hạ Long. Vì phương tiện đi lại, truyền thông khó khăn và tình hình chính trị của Việt Nam, nên hầu như một khi sang tới Tân Đảo là bị cắt đứt liên lạc với gia đình và quê hương. Phải đợi đến sau thập niên 1960, 1970 và về sau thì sự liên lạc mới đễ hơn.
Một bất ngờ lý thú là khi trên đường đến nhà thờ Việt Nam, chúng tôi thấy có quan ăn tên là “L’Eau Vive” (Nước Hằng Sống), một thứ quan ăn quen thuộc trên khắp thế giới do một dòng tu đời thường đứng ra đảm trách và thường thì có rất nhiều nữ tu Việt Nam làm việc ở đây. Chúng tôi ghé thăm và thực sự vui mừng vì gặp được Sơ Têrêsa Vinh người Đà lạt. Ở đây còn có 2 nữ tu Việt Nam khác nữa, nhưng nay giờ này đang đi học.
Cuối cùng chúng tôi ghé thăm một siêu thị do một người Việt Nam làm chủ, đó là siêu thị của Anh chị Quán. Anh chị là người thế hệ thứ 4 sinh ra và lớn lên ơ bên này, nhưng nói tiếng Việt rất trơn tru. Vào thăm nhà Anh thì gặp được Má của anh. Trước đây là mấy chục năm vào thời 1960, các cán bộ cộng sản đã sang tuyên truyền mời gọi kiều bào về giúp nước và kêu gọi nếu về nước đầu tư kính tế sẽ ưu đãi cho việt kiều. Bà cùng trên 3000 người đã về nước theo tiếng gọi của non sông. Nhưng khi về tới quê hương họ bị bóc lột, bị đi đầy ải nơi xa xôi. May mắn con bà đã bảo trợ được bà sang lại sống ở Vanuatu. Còn biết bao nhiêu người về hồi hương trong thập niên 1960-1970 mà nay vỡ mộng, nhưng cũng không có phương tiện và điều kiện để trở lại Tân Đảo được. Vì khi về tới Việt Nam, giấy tờ và passports đã bị tịch thu, nay không còn có cách gì chứng minh mình trước đây là dân sinh sống ở Tân Đảo để được nhận lại làm công dân Nouvelle Caledonie.
Hình ảnh thăm đảo New Caledonia
Các tầu Pháp đã ghé đảo này, và rồi chính thức vào năm 1853, đô đốc Fevrier Despointes tuyên bố quần đảo này thuộc Pháp quốc. Sau đó họ khám phá ra những mỏ quặng và kền vô số ở đây. Viễn tượng thuộc đia và kính tế hưng phát. Pháp bắt đầu đưa dân ở các nước thuộc địa của Pháp tới đây để làm công tác khai thác mỏ kền.
Có tất cả 15 nhóm dân ngôn ngữ khác nhau sinh sống trên đảo. Người ta gọi những sắc dân này “Kanaks”, người đen, hay còn gọi là dân nguyên thủy gốc Polesian và Malesian.
Những nhóm dân thuộc địa được Pháp đưa tới khai thác mỏ gồm có: Nigeria, Papua New Guinea, Vanuatu và Việt Nam, và chính người di dân Pháp cũng đến đây lập nghiệp. Hầu như tất cả các nhóm dân thuộc địa của Pháp đều có mặt ở đây. Nguyên thủy những nhóm người này là tội phạm bị bắt đi lưu đầy, làm coolie, một số rất nhỏ là dân tự nguyện tới đảo. Đời sống và điều kiện làm việc của họ vào những năm từ 1890 cho tới 1945 rất là khó khăn, khổ sở, và bị lợi dụng tối đa, họ không khác chi là dân nô lệ. Pháp hứa một thiên đàng mới nhưng đến đây là địa ngục!
Ngày nay nhờ phấn đấu, kiên trì và chịu đựng, những người con cháu của những người di dân nguyên thủy đó (nhất là con cháu người Việt Nam) đã rất thành công và trở nên giầu có tại quê hương này. (Trong những ngày tiếp theo chúng tôi sẽ có những bài viết của LM Phêrô Ngô Quang Qúy chia sẻ về lịch sử, kính nghiệm mục vụ và những bước tiến triển của nhóm người di dân đầu tiên, và sự hình thành Cộng đồng Công giáo Việt Nam ở New Caledonia đã phải trải qua những gian lao thử thách như thế nào)
Ghé thăm đảo Caledonia, nên đi thăm Bảo tàng viện New Caledonia nơi thu thập những báu vật văn hóa, nguyên chủng học và lịch sử người Kanaks. Ở đây cũng trình bầy những đồ góm cổ xưa, tiền đồng, và các tượng tạc totems cùng là những kí hiệu viết trên đá.
Du khách cũng được mời tham quan và đi theo Kanak Path, quan sát, thưỡng thức và kính nghiệm lối sống củq thổ dân Kanak.
Knaké House có những màn trình diễn tân kỳ multimedia về dự tái sinh của dân Kanak, Sisia Auditorium trình bầy những nghệ thuật người Kanak.
Là người Công giáo bạn không hể không thăm viếng nhà thờ chính tòa St Joseph rất rộng lớn, cũng chính tại nơi đây, những thành lễ đầu tiên cho người Việt Nam vào thời 1950 được cử hành. Sau đó họ đã xây được nhà thờ riêng vào năm 1955, gồm có nhà thờ, hội trường và nhà xứ.
Để tìm hiểu về Công đoàn Công giáo di dân tiên khởi của Việt Nam ở hải ngoại: Cộng đoàn Việt Nam Tân Đảo, chúng tôi đã tới Tòa Tổng giám mục Nouvelle Caledonie thăm Cha Ngô Quang Qúy hiện là Chưởng ấn Tòa TGP Nopuvelle Caledonie. Ngài là linh mục Việt Nam đầu tiên được thụ phong tại Thái Bình Dương và cho địa phận Nouvelle Caledonie.
Ngài giải thích cho biết trong vùng Thái Bình Dương có tất cả 17 giáo phận gồm các Tòa Giám mục. và Tổng giám mục. Chỉ nguyên giáo phận Tahiti đã có ranh giới to hơn cả Âu châu. Nhưng nếu xem trên bản đồ thế giới ta chỉ thấy những đảo nhỏ giống nhưng ngàn cái chấm đen mà thôi. Ngay cả Nouvelle Caledonie nếu có hỏi người Pháp chăng nữa có khi họ cũng không biết nó là gì và năm ở đâu.
Các giáo phận Thái Bình Dương có Hội Đồng Giám Mục riêng và hợp với Úc Châu làm thành Hội đồng Giám Mục Úc châu và Thái bình dương. Nhiều giám mục đi làm phép thêm sức phải đi bằng tầu và máy bay. Đi bằng tầu có khi mât từ 3 tới 1 tuần mới tới nơi.
Ngay trước khi tới Tân Đảo tôi đã có dịp liên lạc và tìm hiểu về người Việt Nam ơ Tân Đảo sinh sống ra sao. Rất may Cha Qúy là người đã có công viết thành 2 cuốn sách nói về lịch sử người Việt nam đến Tân Đảo nhân dịp kỉ niệm 40 năm xây dựng thành đường Chúa Kitô Vua (Christ Roi) của Việt Nam và dịp mừng kim thành 50 năm (1955-2005).
Cha Qúy cũng đưa chúng tôi về giáo xứ của Ngài, một giáo xứ rất đẹp nằm ngay trên một ngọn đồi, nhìn xa phía trước là biển xanh, giữa một khu dân cư giầu có. Trên đường Ngài kể cho nghe về ơn gọi của Ngài, và cho biết sở dĩ ngài chọn Nouvelle Caledonie là vì lần đầu tiên khi tới đây vào sau năm 1975 thấy phong cảnh và khí hậu ở đây rất tốt, giống như Đà lạt, nên đã chọn đây làm quê hương thứ hai. Từ ngày chịu chức cho tới nay, công tác mục vụ của ngài hầu hết cho người dân Nouvelle Caledonie, nhưng mỗi khi cần hay không có linh mục thì Đức giám mục giáo phận vẫn sai Ngài tới giúp đỡ Cộng đoàn Việt Nam.
Sau trưa chúng tôi được gia đình ông bà Cậy tiếp đón và kể cho nghe về câu truyện di dân xa xứ làm ăn của mình. Ông Cậy khi sang Tân Đảo vào thập niên 1950 mới 14 tuổi. Một cách nào đó thì ông bị ông chú bắt buộc lên tầu di dân. Sang đây trong nỗi nhớ gia đình và quê hương, nhưng rồi phải nhắm mắt tiến đi. Mấy năm sau ông lập gia đình với một người con gái Việt nam sinh trưởng ở đảo Vanuatu, và cho tới nay có 5 người con tất cả đều thành tài và có con cũng đã có cháu nội. Một điều làm chúng tôi kính ngạc, vì cứ nghĩ rằng sang đây sống biệt lập qua bao thế hệ mà ông bà vẫn nói tiếng Việt sành sõi. Ông bà còn khoe là các con cháu của ông bà ở nhà vẫn nói tiêng Việt được.
Ông Cậy là người lương nhưng khi sang Tân Đảo, nhưng sau vài năm đã được Cha Tôn cho nhập đạo và ông nói ông rất sung sướng là một tín hữu công giáo. Nhờ đức tin, nhờ Cộng đoàn mà truyền thống đạo đức vẫn còn duy trì cho đến ngày nay. Hai ông bà say mê kể cho chúng tôi nghe về thời gian tiên khởi người Việt Nam phải khốn khó làm ăn ra sao, làm trong các mỏ khai thác kền, hay đi làm thợ hồ, thợ mộc, bị quan Tây hành hạ, có người Việt Nam thời đó cũng bị đánh chết máu me đầm đìa, nhưng có kiện cáo thì dân chúng địa phương làm chứng đấy là “máu bò”.
Hai ông bà cũng kể cho nghe công khó và những hy sinh của các linh mục, nhất là Cha Tôn trong việc xây dựng nhà thờ Chúa Kitô Vua, xây dựng sân vận động thánh Giuse, những cuộc lễ, những buổi dâng hoa, những cuộc họp mặt đầy tình người…
Một số người sang lập nghiệp từ cuối thế kỉ thứ 19 và đầu thế kỉ 20 thì nay đã qua đời hầu hết, chỉ còn 5 người. Còn thế hệ thứ hai sang đây vào thập niên 1950, sau cuộc di cư Bắc vào Nam, thì vẫn còn nhiều người còn sống. Đại đa số họ là những người thuộc Tuyên Quang, Móng Cáy, các tỉnh thuộc vùng Hạ Long. Vì phương tiện đi lại, truyền thông khó khăn và tình hình chính trị của Việt Nam, nên hầu như một khi sang tới Tân Đảo là bị cắt đứt liên lạc với gia đình và quê hương. Phải đợi đến sau thập niên 1960, 1970 và về sau thì sự liên lạc mới đễ hơn.
Một bất ngờ lý thú là khi trên đường đến nhà thờ Việt Nam, chúng tôi thấy có quan ăn tên là “L’Eau Vive” (Nước Hằng Sống), một thứ quan ăn quen thuộc trên khắp thế giới do một dòng tu đời thường đứng ra đảm trách và thường thì có rất nhiều nữ tu Việt Nam làm việc ở đây. Chúng tôi ghé thăm và thực sự vui mừng vì gặp được Sơ Têrêsa Vinh người Đà lạt. Ở đây còn có 2 nữ tu Việt Nam khác nữa, nhưng nay giờ này đang đi học.
Cuối cùng chúng tôi ghé thăm một siêu thị do một người Việt Nam làm chủ, đó là siêu thị của Anh chị Quán. Anh chị là người thế hệ thứ 4 sinh ra và lớn lên ơ bên này, nhưng nói tiếng Việt rất trơn tru. Vào thăm nhà Anh thì gặp được Má của anh. Trước đây là mấy chục năm vào thời 1960, các cán bộ cộng sản đã sang tuyên truyền mời gọi kiều bào về giúp nước và kêu gọi nếu về nước đầu tư kính tế sẽ ưu đãi cho việt kiều. Bà cùng trên 3000 người đã về nước theo tiếng gọi của non sông. Nhưng khi về tới quê hương họ bị bóc lột, bị đi đầy ải nơi xa xôi. May mắn con bà đã bảo trợ được bà sang lại sống ở Vanuatu. Còn biết bao nhiêu người về hồi hương trong thập niên 1960-1970 mà nay vỡ mộng, nhưng cũng không có phương tiện và điều kiện để trở lại Tân Đảo được. Vì khi về tới Việt Nam, giấy tờ và passports đã bị tịch thu, nay không còn có cách gì chứng minh mình trước đây là dân sinh sống ở Tân Đảo để được nhận lại làm công dân Nouvelle Caledonie.