KỶ NIỆM 40 NĂM NHÀ THỜ KITÔ VUA 1955 - 1995
Nouméa – Nouvelle Calédonie
Lời Phi Lộ
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Nouméa kỷ niệm 40 năm thành lập họ giáo Kitô Vua, một kỷ-niệm rất hiếm có đối với người công giáo Việt-Nam tại Tân đảo. Hiếm có không phải vì chỉ có thể kỷ-niệm một lần duy nhất nhưng vì muốn cùng với các ông bà “chân đăng” còn lại đây để kỷ-niệm trong niềm vui và nhớ ơn các ông bà “chân đăng”.
(Photo NoumeaNhatho1) Nhân dịp này, tôi ghi lại những gì tôi đã được đọc qua trong các tài liệu, dù rất là giới hạn, những gì tôi đã thường nghe các ông bà “chân đăng”, các anh chị đã có trí khôn thời đó kể lại, những gì tôi đã sống như một nhân chứng. Đây không phải là một tập tài liệu để được nghiên cứu sau này nhưng là đời sống qúa khứ của những người công giáo Việt Nam tại Tân đảo.
Tôi cũng hy-vọng rằng, trong tương lai, những trang giấy này sẽ là những trang sử nhỏ, dù hãy còn thiếu sót rất nhiều, đã được viết ra bằng tiếng mẹ đẻ, dành cho con cháu Việt Nam tại Tân đảo nói riêng và cho lịch-sử người Việt Nam tại hải ngoại nói chung.
40 năm qua đi, ngày nay các ông bà để lại cho con cháu một kho tàng. Nhìn về tương lai, chúng ta để lại cho hậu thế một kho tàng gì ?
Người Việt Nam tới Tân Đảo
Vào khoảng thập niên 1880, đang trong lúc cần người làm việc trong các mỏ kền (nickel) trên đảo Nouvelle Calédonie (Tân Đảo hoặc Tân Thế Giới), người Pháp nghĩ tới những người từ Á Châu như người Trung Hoa, người Nhật, người Nam Dương và người Việt Nam.
Người Trung Hoa là những người đầu tiên tới Tân Đảo để làm việc trong các mỏ kền, rất có thể vào năm 1884. Sau đó tới phiên người Nhật vào đầu năm 1892, rồi tới phiên người Nam Dương vào khoảng năm 1895.
Ngày 12 tháng 3 năm 1891, con tàu mang tên Cheribon, sau một cuộc hành trình vừa lâu vừa khó khăn từ Hải Phòng tiến vào hải cảng Nouméa. Trên tầu là những người Việt Nam đầu tiên. Tất cả là 791 người, trong đó có chừng 50 phụ nữ. Trong số 791 người thì đại đa số là những người tù bị đi lưu đày, chỉ có 41 người là tự nguyện ghi tên đi làm, họ ký giấy làm việc trong một thời gian ấn định theo hợp đồng. Họ là những người “Chân Đăng” đầu tiên với một niềm hy-vọng có một nếp sống mới tốt đẹp hơn, trình độ cao hơn là ở quê nhà.
Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn khác biệt, sự thật qúa phũ-phàng! “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”! Những người Việt Nam làm việc trong mỏ đều phải mang “số danh bộ” chứ không còn mang tên thật của mình và tất cả bị người Pháp ngược đãi như những kẻ nô lệ của họ. Tân Thế Giới hoặc Đất Hứa của họ đã trở thành nơi họ phải chịu đủ thứ cực hình. Những ông bà “chân đăng” hiện còn sống thường kể cho con cháu nghe những ngược đãi, những cực nhọc nhục nhã mà họ đã phải chịu thời đó để có được những gì ngày hôm nay con cháu họ hưởng. Ngày hôm nay con cháu hưởng không phải chỉ trên khía cạnh vật chất, mà là một kho tàng quí báu nhất của tổ tiên Việt Nam đó là sự can-đảm, kiên-trì, nhẫn-nại và luôn luôn nghĩ tới việc xây dựng tương lai cho con cháu.
Thời gian làm việc theo như hợp đồng là 5 năm. Lương trung bình họ trả cho đàn ông là 12 đồng một tháng và cho đàn bà 9 đồng. Theo như thống-kê thời đó thì số lương 12 đồng cao gấp 30 lần số lương một người có thể kiếm được tại quê nhà!
Tới khoảng năm 1895, luật lệ Pháp thay đổi và người Việt Nam bắt đầu tới Nouméa theo diện tự nguyện chứ không còn là những người tù bị lưu đày. Lương hàng tháng cũng bắt đầu được nâng cao hơn, năm 1900 mỗi người được trả 20 đồng một tháng.
Tới năm 1929, có thể nói đây là thời kỳ mà người Việt Nam sang làm việc đông nhất. Theo thống-kê của chính phủ thì con số người Việt lên tới hơn 6400. Với những biến chuyển của tình hình thế giới, con số người Việt trên đảo Nouvelle Calédonie lên xuống bất thường. Những người Việt trở về Việt Nam sau khi mãn nhiệm kỳ làm việc trong mỏ, số khác thì từ Việt-Nam ghi tên tự nguyện sang Nouméa đi làm.
Rồi tới năm 1942, thời Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ và sự liên lạc với Việt Nam cũng bị cắt đứt. Trong hoàn cảnh này, những gia đình “chân đăng” không thể trở về Việt Nam, đành phải ở lại tìm kế sinh nhai sau khi thời hạn làm việc trong mỏ đã mãn.
Người Việt Nam ta khôn ngoan, biết lợi dụng hoàn cảnh để khỏi lâm vào cảnh túng thiếu. Một thời cơ hiếm có để gây lợi cho số vốn đã tạo được bởi mồ hôi nước mắt bao nhiêu năm qua với những ngược đãi nhục nhã. Rất nhiều người đã bỏ vốn ra làm những món ăn bán cho những người lính Mỹ, những món ăn hấp dẫn như “nem”, chả giò, thịt heo kho đường... bắt đầu được bày bán đó đây. Cũng từ thời gian đó mà rất nhiều người Việt Nam đã làm ăn lên, gây lên được một số vốn để rồi từ đó bắt đầu làm ăn lớn hơn.
Tới năm 1945, tất cả những người Việt Nam “chân đăng” sang Nouméa, đã mãn hợp-đồng làm trong mỏ, chính phủ Pháp cho phép tự do ra lập nghiệp chứ không còn bị kềm kẹp bởi những luật lệ có tính cách kỳ thị chủng tộc như trước.
Sau khi luật pháp được công bố, người Việt Nam bắt đầu đi lập nghiệp đó đây, khắp đảo Nouvelle Calédonie, chỗ nào sống được và thấy có tương lai là người Việt Nam tới lập nghiệp. Một số nhỏ chọn vùng Bắc của đảo: vùng gần mỏ Tiébaghi, Chagrin, Paagoumène..., còn đại đa số là kéo nhau về Nouméa, việc gì làm được và hễ có tiền bỏ túi là người Việt Nam ta không bỏ qua! Thời gian trôi qua, sau Đệ Nhị Thế Chiến, rất nhiều người Việt Nam từ Tân Đảo và từ Vanuatu (Nouvelles Hébrides) yêu cầu chính phủ Pháp trả về Việt Nam. Lời yêu cầu của họ đã được chính phủ Pháp chấp nhận và chuyển họ về Việt Nam.
Tới năm 1954, Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam lên nắm chính quyền ở miền Bắc sau khi nước Pháp thua trận Điện Biên Phủ (7-5-1954). Người Việt Nam sống trên đảo hầu hết đều hướng về Việt Nam vì lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam và họ đã bị lợi dụng bởi tình hình chính trị thời đó. Mặt khác, vì nước Pháp thua trận Điện Biên Phủ, nên người Pháp bắt đầu có khuynh hướng bài trừ người Việt Nam. Đa số người Pháp họp lại thành nhiều nhóm chống người Việt Nam và muốn đuổi người Việt Nam ra khỏi Tân Đảo! Trước thái độ thù hằn của người Pháp đối với người Việt Nam và cũng vì một phần nhiều người Việt Nam, sau nhiều năm xa quê hương, muốn trở về quê cha đất mẹ, nơi “chôn nhau cắt rốn” của họ.
Những người Việt Nam muốn trở về quê hương đã tranh đấu, chính phủ Pháp chấp nhận lời yêu cầu của họ.
Ngày 30-12-1960, chuyến tàu đầu tiên chở 550 người, đàn ông, đàn bà và trẻ em về Việt Nam.
Ngày 29-01-1961, chuyến tàu thứ hai chở 550 người về Việt Nam. Cuối tháng 2 năm 1961, chuyến tàu thứ ba rời Nouméa đưa 550 người nữa về Việt Nam.
Ngày 28-7-1963, chuyến tàu thứ bốn chở 66 người từ Nouméa và 490 người từ Vanuatu về Việt Nam.
Ngày 28-09-1963, chuyến tàu thứ năm chở 554; ngày 27-10-1963 chuyến tàu thứ sáu chở 549 người về Việt Nam.
Ngày 26-12-1963, chuyến tàu thứ bảy, tàu Eastern Queen, chở 187 người từ Nouméa và một số khác từ Vanuatu về Việt Nam.
Ngày 26-01-1964, chuyến tàu thứ tám với 545 người và ngày 24-02-1964 chuyến tàu thứ chín và sau đó một tháng là chuyến cuối cùng chở người Việt về Việt Nam. Những người trở về Việt Nam đã đưa lên tàu tất cả tài sản của họ đã gom góp được từ bấy lâu nay, nồi niêu soong chảo, cái gì có thể mang về được là đóng thùng đóng “két” mang đi cho bằng được; thậm chí có nguời còn đưa cả xe hơi, xe thùng (camionnette) về Việt Nam.
Số người Việt Nam tình nguyện ở lại Tân Đảo tất cả là 988 người, kể cả trẻ em, và đại đa số là Công giáo. Họ bắt đầu gây dựng lại cộng đồng người Việt Nam tại Tân Đảo và đã tham gia rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của đảo Nouvelle Calédonie.
(còn tiếp)
Nouméa – Nouvelle Calédonie
Lời Phi Lộ
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Nouméa kỷ niệm 40 năm thành lập họ giáo Kitô Vua, một kỷ-niệm rất hiếm có đối với người công giáo Việt-Nam tại Tân đảo. Hiếm có không phải vì chỉ có thể kỷ-niệm một lần duy nhất nhưng vì muốn cùng với các ông bà “chân đăng” còn lại đây để kỷ-niệm trong niềm vui và nhớ ơn các ông bà “chân đăng”.
(Photo NoumeaNhatho1) Nhân dịp này, tôi ghi lại những gì tôi đã được đọc qua trong các tài liệu, dù rất là giới hạn, những gì tôi đã thường nghe các ông bà “chân đăng”, các anh chị đã có trí khôn thời đó kể lại, những gì tôi đã sống như một nhân chứng. Đây không phải là một tập tài liệu để được nghiên cứu sau này nhưng là đời sống qúa khứ của những người công giáo Việt Nam tại Tân đảo.
Tôi cũng hy-vọng rằng, trong tương lai, những trang giấy này sẽ là những trang sử nhỏ, dù hãy còn thiếu sót rất nhiều, đã được viết ra bằng tiếng mẹ đẻ, dành cho con cháu Việt Nam tại Tân đảo nói riêng và cho lịch-sử người Việt Nam tại hải ngoại nói chung.
40 năm qua đi, ngày nay các ông bà để lại cho con cháu một kho tàng. Nhìn về tương lai, chúng ta để lại cho hậu thế một kho tàng gì ?
Người Việt Nam tới Tân Đảo
Vào khoảng thập niên 1880, đang trong lúc cần người làm việc trong các mỏ kền (nickel) trên đảo Nouvelle Calédonie (Tân Đảo hoặc Tân Thế Giới), người Pháp nghĩ tới những người từ Á Châu như người Trung Hoa, người Nhật, người Nam Dương và người Việt Nam.
Người Trung Hoa là những người đầu tiên tới Tân Đảo để làm việc trong các mỏ kền, rất có thể vào năm 1884. Sau đó tới phiên người Nhật vào đầu năm 1892, rồi tới phiên người Nam Dương vào khoảng năm 1895.
Ngày 12 tháng 3 năm 1891, con tàu mang tên Cheribon, sau một cuộc hành trình vừa lâu vừa khó khăn từ Hải Phòng tiến vào hải cảng Nouméa. Trên tầu là những người Việt Nam đầu tiên. Tất cả là 791 người, trong đó có chừng 50 phụ nữ. Trong số 791 người thì đại đa số là những người tù bị đi lưu đày, chỉ có 41 người là tự nguyện ghi tên đi làm, họ ký giấy làm việc trong một thời gian ấn định theo hợp đồng. Họ là những người “Chân Đăng” đầu tiên với một niềm hy-vọng có một nếp sống mới tốt đẹp hơn, trình độ cao hơn là ở quê nhà.
Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn khác biệt, sự thật qúa phũ-phàng! “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”! Những người Việt Nam làm việc trong mỏ đều phải mang “số danh bộ” chứ không còn mang tên thật của mình và tất cả bị người Pháp ngược đãi như những kẻ nô lệ của họ. Tân Thế Giới hoặc Đất Hứa của họ đã trở thành nơi họ phải chịu đủ thứ cực hình. Những ông bà “chân đăng” hiện còn sống thường kể cho con cháu nghe những ngược đãi, những cực nhọc nhục nhã mà họ đã phải chịu thời đó để có được những gì ngày hôm nay con cháu họ hưởng. Ngày hôm nay con cháu hưởng không phải chỉ trên khía cạnh vật chất, mà là một kho tàng quí báu nhất của tổ tiên Việt Nam đó là sự can-đảm, kiên-trì, nhẫn-nại và luôn luôn nghĩ tới việc xây dựng tương lai cho con cháu.
Thời gian làm việc theo như hợp đồng là 5 năm. Lương trung bình họ trả cho đàn ông là 12 đồng một tháng và cho đàn bà 9 đồng. Theo như thống-kê thời đó thì số lương 12 đồng cao gấp 30 lần số lương một người có thể kiếm được tại quê nhà!
Tới khoảng năm 1895, luật lệ Pháp thay đổi và người Việt Nam bắt đầu tới Nouméa theo diện tự nguyện chứ không còn là những người tù bị lưu đày. Lương hàng tháng cũng bắt đầu được nâng cao hơn, năm 1900 mỗi người được trả 20 đồng một tháng.
Tới năm 1929, có thể nói đây là thời kỳ mà người Việt Nam sang làm việc đông nhất. Theo thống-kê của chính phủ thì con số người Việt lên tới hơn 6400. Với những biến chuyển của tình hình thế giới, con số người Việt trên đảo Nouvelle Calédonie lên xuống bất thường. Những người Việt trở về Việt Nam sau khi mãn nhiệm kỳ làm việc trong mỏ, số khác thì từ Việt-Nam ghi tên tự nguyện sang Nouméa đi làm.
Rồi tới năm 1942, thời Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ và sự liên lạc với Việt Nam cũng bị cắt đứt. Trong hoàn cảnh này, những gia đình “chân đăng” không thể trở về Việt Nam, đành phải ở lại tìm kế sinh nhai sau khi thời hạn làm việc trong mỏ đã mãn.
Người Việt Nam ta khôn ngoan, biết lợi dụng hoàn cảnh để khỏi lâm vào cảnh túng thiếu. Một thời cơ hiếm có để gây lợi cho số vốn đã tạo được bởi mồ hôi nước mắt bao nhiêu năm qua với những ngược đãi nhục nhã. Rất nhiều người đã bỏ vốn ra làm những món ăn bán cho những người lính Mỹ, những món ăn hấp dẫn như “nem”, chả giò, thịt heo kho đường... bắt đầu được bày bán đó đây. Cũng từ thời gian đó mà rất nhiều người Việt Nam đã làm ăn lên, gây lên được một số vốn để rồi từ đó bắt đầu làm ăn lớn hơn.
Tới năm 1945, tất cả những người Việt Nam “chân đăng” sang Nouméa, đã mãn hợp-đồng làm trong mỏ, chính phủ Pháp cho phép tự do ra lập nghiệp chứ không còn bị kềm kẹp bởi những luật lệ có tính cách kỳ thị chủng tộc như trước.
Sau khi luật pháp được công bố, người Việt Nam bắt đầu đi lập nghiệp đó đây, khắp đảo Nouvelle Calédonie, chỗ nào sống được và thấy có tương lai là người Việt Nam tới lập nghiệp. Một số nhỏ chọn vùng Bắc của đảo: vùng gần mỏ Tiébaghi, Chagrin, Paagoumène..., còn đại đa số là kéo nhau về Nouméa, việc gì làm được và hễ có tiền bỏ túi là người Việt Nam ta không bỏ qua! Thời gian trôi qua, sau Đệ Nhị Thế Chiến, rất nhiều người Việt Nam từ Tân Đảo và từ Vanuatu (Nouvelles Hébrides) yêu cầu chính phủ Pháp trả về Việt Nam. Lời yêu cầu của họ đã được chính phủ Pháp chấp nhận và chuyển họ về Việt Nam.
Tới năm 1954, Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam lên nắm chính quyền ở miền Bắc sau khi nước Pháp thua trận Điện Biên Phủ (7-5-1954). Người Việt Nam sống trên đảo hầu hết đều hướng về Việt Nam vì lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam và họ đã bị lợi dụng bởi tình hình chính trị thời đó. Mặt khác, vì nước Pháp thua trận Điện Biên Phủ, nên người Pháp bắt đầu có khuynh hướng bài trừ người Việt Nam. Đa số người Pháp họp lại thành nhiều nhóm chống người Việt Nam và muốn đuổi người Việt Nam ra khỏi Tân Đảo! Trước thái độ thù hằn của người Pháp đối với người Việt Nam và cũng vì một phần nhiều người Việt Nam, sau nhiều năm xa quê hương, muốn trở về quê cha đất mẹ, nơi “chôn nhau cắt rốn” của họ.
Những người Việt Nam muốn trở về quê hương đã tranh đấu, chính phủ Pháp chấp nhận lời yêu cầu của họ.
Ngày 30-12-1960, chuyến tàu đầu tiên chở 550 người, đàn ông, đàn bà và trẻ em về Việt Nam.
Ngày 29-01-1961, chuyến tàu thứ hai chở 550 người về Việt Nam. Cuối tháng 2 năm 1961, chuyến tàu thứ ba rời Nouméa đưa 550 người nữa về Việt Nam.
Ngày 28-7-1963, chuyến tàu thứ bốn chở 66 người từ Nouméa và 490 người từ Vanuatu về Việt Nam.
Ngày 28-09-1963, chuyến tàu thứ năm chở 554; ngày 27-10-1963 chuyến tàu thứ sáu chở 549 người về Việt Nam.
Ngày 26-12-1963, chuyến tàu thứ bảy, tàu Eastern Queen, chở 187 người từ Nouméa và một số khác từ Vanuatu về Việt Nam.
Ngày 26-01-1964, chuyến tàu thứ tám với 545 người và ngày 24-02-1964 chuyến tàu thứ chín và sau đó một tháng là chuyến cuối cùng chở người Việt về Việt Nam. Những người trở về Việt Nam đã đưa lên tàu tất cả tài sản của họ đã gom góp được từ bấy lâu nay, nồi niêu soong chảo, cái gì có thể mang về được là đóng thùng đóng “két” mang đi cho bằng được; thậm chí có nguời còn đưa cả xe hơi, xe thùng (camionnette) về Việt Nam.
Số người Việt Nam tình nguyện ở lại Tân Đảo tất cả là 988 người, kể cả trẻ em, và đại đa số là Công giáo. Họ bắt đầu gây dựng lại cộng đồng người Việt Nam tại Tân Đảo và đã tham gia rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của đảo Nouvelle Calédonie.
(còn tiếp)