Theo các khoa học gia, đất tại một trong những sa mạc cổ xưa và khô cằn nhất trên thế giới có phẩm chất tương tự như đất trên sao Hỏa.
Việc phát hiện đất tại sa mạc Atacama ở Chilê có thể giúp hiểu hơn về lần đổ bộ của tàu Viking lên sao Hỏa thập niên 1970.
Sở dĩ nói đất sa mạc này tương tự các hóa chất trên sao Hỏa vì sa mạc Atacama khô cằn và gần như thiếu chất hữu cơ và vi khuẩn.
Việc phát hiện có thể giải thích vì sao các thí nghiệm do tàu Viking thực hiện đã gây ra những hi vọng sai lạc trong cuộc tìm kiếm sự sống trên hành tinh khác.
Lần đổ bộ lịch sử
Năm 1976, thế giới kinh ngạc khi một tàu vũ trụ lần đầu tiên đổ bộ xuống sao Hỏa.
Một thí nghiệm sinh học trên tàu Viking 1 cho thấy những dấu hiệu hoạt động khác thường trên đất sao Hỏa – tương tự như vi trùng đang thải khí.
Trước khi loan báo tin nói sự sống được tìm thấy trên một hành tinh khác, Nasa đã thực thi thêm nhiều kiểm tra để tìm bằng chứng về hữu cơ.
Các thí nghiệm của Viking không tìm ra được carbon – thành phần cơ bản để tạo nên sự sống – và người ta kết luận sao Hỏa là hành tinh chết. Nasa nói nguyên nhân là vì sự hiện diện của các thành phần oxy hóa trên mặt đất sao Hỏa.
Một số nhà quan sát chưa bao giờ chấp nhận lời giải thích này và kêu gọi lặp lại thí nghiệm.
Vùng đất trống
Giờ đây thí nghiệm đã lặp lại, nhưng không phải trên sao Hỏa mà ở sa mạc Atacama. Một mặt, nó chấm dứt cuộc tranh luận xung quanh thí nghiệm của tàu Viking, nhưng cũng đặt nên câu hỏi mới.
Tiến sĩ Richard Quinn, trung tâm nghiên cứu của Nasa, nói: “Kết quả thí nghiệm của tàu Viking thường được diễn giải là đất trên sao Hỏa hoạt động về mặt hóa học, nhưng về mặt sinh học thì không.”
“Nghiên cứu của chúng tôi xác định một địa điểm trên Trái đất nơi các tiến trình hóa học tương tự có thể xảy ra và kết quả là kiềm chế sự sống.”
Nền đất của sa mạc Atacama đặc biệt khô cằn. Những địa điểm khô nhất tương tự như các vùng trên sao Hỏa.
Mực nước thấp cùng ánh mặt trời có vẻ đã tạo nên một chu trình hóa học phân hủy chất hữu cơ và kiềm chế sự sống.
Khi các nhà nghiên cứu lặp lại thí nghiệm của tàu Viking trên đất sa mạc, họ thu được kết quả tương tự.
Nhưng họ cũng tìm thấy những dấu vết của chất hữu cơ, ở tầm mức thấp hơn mức độ mà các thí nghiệm của Viking có thể xác định trên sao Hỏa.
Như vậy, có khả năng chất hữu cơ đã luôn tồn tại trên sao Hỏa.
Nhưng các thí nghiệm mới vẫn cần được thực hiện trên chính sao Hỏa để có câu trả lời.
Phát hiện mới này được công bố trên tạp chí Science. (BBC)
Việc phát hiện đất tại sa mạc Atacama ở Chilê có thể giúp hiểu hơn về lần đổ bộ của tàu Viking lên sao Hỏa thập niên 1970.
Sở dĩ nói đất sa mạc này tương tự các hóa chất trên sao Hỏa vì sa mạc Atacama khô cằn và gần như thiếu chất hữu cơ và vi khuẩn.
Việc phát hiện có thể giải thích vì sao các thí nghiệm do tàu Viking thực hiện đã gây ra những hi vọng sai lạc trong cuộc tìm kiếm sự sống trên hành tinh khác.
Lần đổ bộ lịch sử
Năm 1976, thế giới kinh ngạc khi một tàu vũ trụ lần đầu tiên đổ bộ xuống sao Hỏa.
Một thí nghiệm sinh học trên tàu Viking 1 cho thấy những dấu hiệu hoạt động khác thường trên đất sao Hỏa – tương tự như vi trùng đang thải khí.
Trước khi loan báo tin nói sự sống được tìm thấy trên một hành tinh khác, Nasa đã thực thi thêm nhiều kiểm tra để tìm bằng chứng về hữu cơ.
Các thí nghiệm của Viking không tìm ra được carbon – thành phần cơ bản để tạo nên sự sống – và người ta kết luận sao Hỏa là hành tinh chết. Nasa nói nguyên nhân là vì sự hiện diện của các thành phần oxy hóa trên mặt đất sao Hỏa.
Một số nhà quan sát chưa bao giờ chấp nhận lời giải thích này và kêu gọi lặp lại thí nghiệm.
Vùng đất trống
Giờ đây thí nghiệm đã lặp lại, nhưng không phải trên sao Hỏa mà ở sa mạc Atacama. Một mặt, nó chấm dứt cuộc tranh luận xung quanh thí nghiệm của tàu Viking, nhưng cũng đặt nên câu hỏi mới.
Tiến sĩ Richard Quinn, trung tâm nghiên cứu của Nasa, nói: “Kết quả thí nghiệm của tàu Viking thường được diễn giải là đất trên sao Hỏa hoạt động về mặt hóa học, nhưng về mặt sinh học thì không.”
“Nghiên cứu của chúng tôi xác định một địa điểm trên Trái đất nơi các tiến trình hóa học tương tự có thể xảy ra và kết quả là kiềm chế sự sống.”
Nền đất của sa mạc Atacama đặc biệt khô cằn. Những địa điểm khô nhất tương tự như các vùng trên sao Hỏa.
Mực nước thấp cùng ánh mặt trời có vẻ đã tạo nên một chu trình hóa học phân hủy chất hữu cơ và kiềm chế sự sống.
Khi các nhà nghiên cứu lặp lại thí nghiệm của tàu Viking trên đất sa mạc, họ thu được kết quả tương tự.
Nhưng họ cũng tìm thấy những dấu vết của chất hữu cơ, ở tầm mức thấp hơn mức độ mà các thí nghiệm của Viking có thể xác định trên sao Hỏa.
Như vậy, có khả năng chất hữu cơ đã luôn tồn tại trên sao Hỏa.
Nhưng các thí nghiệm mới vẫn cần được thực hiện trên chính sao Hỏa để có câu trả lời.
Phát hiện mới này được công bố trên tạp chí Science. (BBC)