Nước Thiên Chúa thường được ví như một bữa tiệc. Chúa Giêsu mời chúng ta đến cùng Ngài trong bữa tiệc này - nhưng, Đức Thánh Cha nhận xét rằng biết bao lần chúng ta viện hết lý do này đến lý do khác để từ chối lời mời của Ngài! Chúa Giêsu, là Đấng nhân lành, Ngài cho chúng ta hết cơ hội này đến cơ hội khác, nhưng Ngài cũng rất công minh. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 6 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta.
Bài Tin Mừng trong ngày xoay quanh một bữa tiệc được tổ chức bởi một trong những người Pharisêu có thế giá trong dân, và Chúa Giêsu đã được mời đến dự. Tin Mừng cho thấy tại bữa tiệc, Chúa Giêsu đã chữa lành một người bệnh ra sao, và Ngài đã quan sát thấy nhiều vị khách đã cố tìm cách chiếm giữ chỗ nhất trong bàn tiệc. Chúa nói với người chủ nhà rằng ông ta nên mời những người nghèo khó nhất, những người không thể đáp lễ.
Hai sự từ chối
Chúa phán cùng người chủ nhà rằng: “Khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.” (Lc 14: 13-14)
Nghe vậy, một trong những kẻ đồng bàn nói với Đức Giêsu: “Phúc thay ai được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa!”
Chúa Giêsu liền đưa ra dụ ngôn này: “Một người kia làm tiệc lớn và đã mời nhiều người. Đến giờ tiệc, ông sai đầy tớ đi thưa với quan khách rằng: ‘Mời quý vị đến, cỗ bàn đã sẵn’. Bấy giờ mọi người nhất loạt bắt đầu xin kiếu. Người thứ nhất nói: ‘Tôi mới mua một thửa đất, cần phải đi thăm; cho tôi xin kiếu’. Người khác nói: ‘Tôi mới tậu năm cặp bò, tôi đi thử đây; cho tôi xin kiếu’. Người khác nói: ‘Tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được’.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận xét một cách cay đắng rằng biết bao lần chúng ta đã tìm cách đưa ra hết lý do này đến lý do khác để thoái thác lời mời gọi của Chúa. “Luôn luôn có một cái cớ nào đó để thoái thác”, Đức Thánh Cha nói. “Họ xin lỗi. Xin lỗi là từ lịch sự mà chúng ta sử dụng để khỏi phải nói: ‘Tôi từ chối.’”
Bấy giờ chủ nhà nổi cơn thịnh nộ bảo người đầy tớ rằng: “Mau ra các nơi công cộng và đường phố trong thành, đưa các người nghèo khó, tàn tật, đui mù, què quặt vào đây.”
Bình luận về đoạn này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng khi ai đó từ chối Chúa Giêsu, “Chúa chờ đợi họ, cho họ cơ hội thứ hai, thậm chí thứ ba, thứ tư, thứ năm. .. nhưng cuối cùng, đến lượt Ngài từ chối họ”.
Và sự từ chối này khiến chúng ta nghĩ về chính mình, đến những lần Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cử mừng với Ngài, kề cận bên Ngài, để thay đổi cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hãy suy nghĩ đến việc Chúa Giêsu tìm kiếm những người bạn thân thiết nhất của Ngài và họ từ chối! Rồi Ngài tìm đến những người tàn tật, đui mù, què quặt. .. và họ đến; nhưng có lẽ một số cũng từ chối. Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe tiếng kêu của Chúa Giêsu đến với Ngài, để làm một công việc bác ái, cầu nguyện, gặp gỡ Ngài, và chúng ta nói: ‘Xin lỗi Chúa, con bận quá, không có thời gian. Vâng, ngày mai thì may ra chứ hôm nay thì không được đâu. ..” Và Chúa Giêsu vẫn ở đó.
Chúng ta thường phát minh ra các lý do thoái thác biết ngần nào?
Đức Thánh Cha cũng yêu cầu chúng ta hãy suy nghĩ về việc chúng ta thường xuyên thoái thác những lời mời gọi của Chúa để gặp gỡ Ngài, trò chuyện với Ngài. Đức Thánh Cha nhận xét: “Cả chúng ta, chúng ta cũng từ chối Ngài”
Mỗi người chúng ta nên suy nghĩ: Trong cuộc đời, bao nhiêu lần tôi cảm nhận được nguồn cảm hứng của Chúa Thánh Thần để thực thi các công việc bác ái, gặp gỡ Chúa Giêsu trong các việc lành phúc đức, cầu nguyện, thay đổi cuộc sống của mình trong những lãnh vực chưa hay, chưa tốt? Và tôi luôn tìm ra lý do để thoái thác, để từ chối.
Chúa Giêsu nhân lành, nhưng Ngài cũng rất công minh
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, cuối cùng, những người không chối bỏ Chúa Giêsu, và không bị Ngài từ chối, sẽ được vào Nước Thiên Chúa. Nhưng Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng chúng ta chớ nên nghĩ rằng “Chúa Giêsu thật nhân lành, cuối cùng Ngài sẽ tha thứ hết mọi sự”.
Vâng, Ngài tốt lành, Ngài thương xót - Ngài rất từ bi, nhưng Ngài cũng rất công thẳng. Và nếu anh chị em đóng cửa trái tim mình từ bên trong, Ngài không thể mở nó, bởi vì Ngài rất tôn trọng trái tim chúng ta. Từ chối Chúa Giêsu là đóng cửa từ bên trong, và Ngài không thể vào được.
Qua cái chết của Ngài, Chúa Giêsu trả mọi chi phí cho bàn tiệc
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã suy ngẫm về một điểm cuối cùng: Chính Chúa Giêsu là Đấng trả mọi chi phí cho bàn tiệc. Trong bài đọc một, Thánh Phaolô cho chúng ta thấy giá phải trả của bàn tiệc: Chúa Giêsu “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” Qua đó, Đức Thánh Cha nói, Chúa Giêsu “trả mọi chi phí cho bàn tiệc bằng cuộc sống của Ngài.”
“Nhưng tôi lại nói,‘Tôi không thể đến được’”.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với lời cầu nguyện. “Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để hiểu được mầu nhiệm về sự chai cứng của con tim, sự bướng bỉnh, sự khước từ của chúng ta và ban cho chúng ta ân sủng để biết khóc.”
Source: Vatican News - Pope at Mass: Jesus invites us to the banquet of the Kingdom
Bài Tin Mừng trong ngày xoay quanh một bữa tiệc được tổ chức bởi một trong những người Pharisêu có thế giá trong dân, và Chúa Giêsu đã được mời đến dự. Tin Mừng cho thấy tại bữa tiệc, Chúa Giêsu đã chữa lành một người bệnh ra sao, và Ngài đã quan sát thấy nhiều vị khách đã cố tìm cách chiếm giữ chỗ nhất trong bàn tiệc. Chúa nói với người chủ nhà rằng ông ta nên mời những người nghèo khó nhất, những người không thể đáp lễ.
Hai sự từ chối
Chúa phán cùng người chủ nhà rằng: “Khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.” (Lc 14: 13-14)
Nghe vậy, một trong những kẻ đồng bàn nói với Đức Giêsu: “Phúc thay ai được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa!”
Chúa Giêsu liền đưa ra dụ ngôn này: “Một người kia làm tiệc lớn và đã mời nhiều người. Đến giờ tiệc, ông sai đầy tớ đi thưa với quan khách rằng: ‘Mời quý vị đến, cỗ bàn đã sẵn’. Bấy giờ mọi người nhất loạt bắt đầu xin kiếu. Người thứ nhất nói: ‘Tôi mới mua một thửa đất, cần phải đi thăm; cho tôi xin kiếu’. Người khác nói: ‘Tôi mới tậu năm cặp bò, tôi đi thử đây; cho tôi xin kiếu’. Người khác nói: ‘Tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được’.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận xét một cách cay đắng rằng biết bao lần chúng ta đã tìm cách đưa ra hết lý do này đến lý do khác để thoái thác lời mời gọi của Chúa. “Luôn luôn có một cái cớ nào đó để thoái thác”, Đức Thánh Cha nói. “Họ xin lỗi. Xin lỗi là từ lịch sự mà chúng ta sử dụng để khỏi phải nói: ‘Tôi từ chối.’”
Bấy giờ chủ nhà nổi cơn thịnh nộ bảo người đầy tớ rằng: “Mau ra các nơi công cộng và đường phố trong thành, đưa các người nghèo khó, tàn tật, đui mù, què quặt vào đây.”
Bình luận về đoạn này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng khi ai đó từ chối Chúa Giêsu, “Chúa chờ đợi họ, cho họ cơ hội thứ hai, thậm chí thứ ba, thứ tư, thứ năm. .. nhưng cuối cùng, đến lượt Ngài từ chối họ”.
Và sự từ chối này khiến chúng ta nghĩ về chính mình, đến những lần Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cử mừng với Ngài, kề cận bên Ngài, để thay đổi cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hãy suy nghĩ đến việc Chúa Giêsu tìm kiếm những người bạn thân thiết nhất của Ngài và họ từ chối! Rồi Ngài tìm đến những người tàn tật, đui mù, què quặt. .. và họ đến; nhưng có lẽ một số cũng từ chối. Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe tiếng kêu của Chúa Giêsu đến với Ngài, để làm một công việc bác ái, cầu nguyện, gặp gỡ Ngài, và chúng ta nói: ‘Xin lỗi Chúa, con bận quá, không có thời gian. Vâng, ngày mai thì may ra chứ hôm nay thì không được đâu. ..” Và Chúa Giêsu vẫn ở đó.
Chúng ta thường phát minh ra các lý do thoái thác biết ngần nào?
Đức Thánh Cha cũng yêu cầu chúng ta hãy suy nghĩ về việc chúng ta thường xuyên thoái thác những lời mời gọi của Chúa để gặp gỡ Ngài, trò chuyện với Ngài. Đức Thánh Cha nhận xét: “Cả chúng ta, chúng ta cũng từ chối Ngài”
Mỗi người chúng ta nên suy nghĩ: Trong cuộc đời, bao nhiêu lần tôi cảm nhận được nguồn cảm hứng của Chúa Thánh Thần để thực thi các công việc bác ái, gặp gỡ Chúa Giêsu trong các việc lành phúc đức, cầu nguyện, thay đổi cuộc sống của mình trong những lãnh vực chưa hay, chưa tốt? Và tôi luôn tìm ra lý do để thoái thác, để từ chối.
Chúa Giêsu nhân lành, nhưng Ngài cũng rất công minh
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, cuối cùng, những người không chối bỏ Chúa Giêsu, và không bị Ngài từ chối, sẽ được vào Nước Thiên Chúa. Nhưng Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng chúng ta chớ nên nghĩ rằng “Chúa Giêsu thật nhân lành, cuối cùng Ngài sẽ tha thứ hết mọi sự”.
Vâng, Ngài tốt lành, Ngài thương xót - Ngài rất từ bi, nhưng Ngài cũng rất công thẳng. Và nếu anh chị em đóng cửa trái tim mình từ bên trong, Ngài không thể mở nó, bởi vì Ngài rất tôn trọng trái tim chúng ta. Từ chối Chúa Giêsu là đóng cửa từ bên trong, và Ngài không thể vào được.
Qua cái chết của Ngài, Chúa Giêsu trả mọi chi phí cho bàn tiệc
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã suy ngẫm về một điểm cuối cùng: Chính Chúa Giêsu là Đấng trả mọi chi phí cho bàn tiệc. Trong bài đọc một, Thánh Phaolô cho chúng ta thấy giá phải trả của bàn tiệc: Chúa Giêsu “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” Qua đó, Đức Thánh Cha nói, Chúa Giêsu “trả mọi chi phí cho bàn tiệc bằng cuộc sống của Ngài.”
“Nhưng tôi lại nói,‘Tôi không thể đến được’”.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với lời cầu nguyện. “Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để hiểu được mầu nhiệm về sự chai cứng của con tim, sự bướng bỉnh, sự khước từ của chúng ta và ban cho chúng ta ân sủng để biết khóc.”
Source: Vatican News - Pope at Mass: Jesus invites us to the banquet of the Kingdom