Kitô hữu cần phải hào phóng đối với người nghèo, và phải cảnh giác chống lại “căn bệnh của chủ nghĩa tiêu thụ”, Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai 26 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta.
Các Kitô hữu cần phải hào phóng với người nghèo, vì một thái độ bác ái như thế làm tâm hồn ta lớn lên và giúp chúng ta sống tử tế hơn. Trong khi đó, kẻ thù của lòng hảo tâm là chủ nghĩa tiêu thụ, trong đó chúng ta mua sắm nhiều hơn mức cần thiết.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng có nhiều chỗ trong các sách Tin Mừng cho thấy cách Chúa Giêsu đặt tương phản người giàu với người nghèo. Đức Thánh Cha nói chúng ta nên nghĩ đến lời bình luận của Chúa Giêsu dành cho anh thanh niên giàu có: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời” (Mt 19:23).
Có thể có một số người sẽ gọi Chúa Kitô là “một người cộng sản”, nhưng Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Khi Chúa nói những điều này, Ngài biết rõ đằng sau sự giàu có luôn luôn tiềm tàng một tinh thần tà ác, đó là tinh thần thế gian”. Hơn thế nữa, Chúa Giêsu cũng từng nói: “Không ai có thể làm tôi hai chủ” (Mt 6:24).
Lòng quảng đại xuất phát từ đức tin nơi Thiên Chúa
Trong bài Tin Mừng trong ngày (Lc 21: 1-4), người giàu có “đang bỏ tiền dâng cúng của họ vào thùng tiền” được đặt tương phản với người góa phụ nghèo “đang bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm”.
Người giàu trong câu chuyện này “không phải là người xấu” nhưng “là những người tốt, những người đi đến đền thờ và bỏ tiền ra dâng cúng.”
“Góa phụ, trẻ mồ côi, người di cư và ngoại kiều là những người nghèo nhất ở Israel”. Người góa phụ “đã dâng cúng toàn bộ sinh kế của mình”, bởi vì bà tin cậy vào Chúa. “Bà ấy trao ban mọi thứ, bởi vì Chúa vĩ đại hơn hết. Thông điệp của đoạn Tin Mừng này là lời mời gọi lòng quảng đại.”
Cố gắng làm tốt
Chuyển sang những thống kê về tình trạng nghèo đói trên thế giới ngày nay, Đức Thánh Cha nói rằng nhiều trẻ em chết vì đói hoặc thiếu thuốc men là lời mời gọi chúng ta hãy tự hỏi mình: “Nhưng làm sao tôi có thể giúp giải quyết tình trạng này?” Câu hỏi này, đến từ mong muốn làm tốt.
“Đó là một lời kêu gọi hướng đến lòng quảng đại. Sự hào phóng thuộc về cuộc sống hàng ngày; đó là điều chúng ta nên nghĩ đến: 'Làm sao tôi có thể hào phóng hơn, với người nghèo, với người quẫn bách ... Làm sao tôi có thể giúp được nhiều hơn?' 'Nhưng cha ơi, cha có biết rằng chúng con chật vật lắm mới qua được một tháng không', có thể là như thế, nhưng ít nhất chúng ta vẫn còn một vài xu sót lại phải không? Hãy suy nghĩ về điều đó: anh chị em có thể hào phóng với những đồng xu cuối cùng đó… 'Hãy nghĩ đến những điều nhỏ nhặt. Ví dụ, nhìn qua một lượt căn phòng của anh chị em, hay tủ quần áo của anh chị em đi. Tôi có bao nhiêu đôi giày? Một, hai, ba, bốn, mười lăm, hai mươi đôi... Mỗi người chúng ta đều biết. Có lẽ quá nhiều ... Tôi biết một Đức Ông kia có tới 40 đôi giầy... Nếu anh chị em có nhiều giày quá, hãy cho đi một nửa. Có bao nhiêu quần áo cả năm tôi không dùng đến hay chỉ sử dụng mỗi năm một lần? Hãy cho chúng đi. Đây là một cách để hào phóng, để cho những gì chúng ta có, và chia sẻ.”
Căn bệnh của chủ nghĩa tiêu thụ
Đức Thánh Cha sau đó kể một câu chuyện về một người phụ nữ ngài đã từng gặp, khi cô đi mua sắm, cô bao giờ cũng dành 10% để mua thức ăn cho người nghèo. Ngài nói cô ấy đã trao “số tiền thập phân” cho người nghèo.
“Chúng ta có thể làm những phép lạ thông qua lòng quảng đại. Quảng đại ngay trong những điều nhỏ nhặt. Có lẽ chúng ta không làm điều đó bởi vì chúng ta không nghĩ về nó. Sứ điệp Tin Mừng làm cho chúng ta phải suy tư: Làm sao tôi có thể hào phóng hơn? Chỉ một chút nữa thôi, không nhiều ... 'Đúng vậy, cha nói đúng lắm nhưng mà ... Con không biết tại sao, nhưng con e rằng vân vân và vân vân…' Nhưng ngày nay có một căn bệnh khác, có tác dụng chống lại lòng quảng đại, đó là chủ nghĩa tiêu thụ.”
Đức Thánh Cha giải thích rằng chủ nghĩa tiêu thụ thể hiện nơi việc mua sắm hết thứ này đến thứ khác. Ngài nhớ lại rằng, khi còn ở Buenos Aires, “mỗi cuối tuần có một chương trình truyền hình nói về du lịch mua sắm”. Người ta nhảy lên một chiếc máy bay vào tối thứ Sáu, bay đến một đất nước khác cách đó khoảng 10 giờ bay, và sau đó dành tất cả ngày thứ Bẩy để mua sắm trước khi trở về nhà vào ngày Chúa Nhật.
“Chủ nghĩa tiêu thụ thật là một căn bệnh khủng khiếp ngày nay. Tôi không nói tất cả chúng ta đều làm như thế, không. Nhưng chủ nghĩa tiêu dùng - chi tiêu quá nhiều để mua nhiều hơn nhu cầu của chúng ta – đánh mất trong ta tinh thần thắt lưng buộc bụng trong cuộc sống. Đây là kẻ thù của lòng hảo tâm. Ngược lại lòng quảng đại biết nghĩ đến người nghèo: ‘Tôi có thể cho những thứ này cho kẻ đói ăn, cho kẻ rách rưới ăn mặc’ - có một kết quả kín đáo: Nó làm tâm hồn ta lớn lên và giúp chúng ta trở nên hào hiệp.”
Lòng quảng đại làm cho chúng ta trở nên hào hiệp
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải có một trái tim hào hiệp, nơi tất cả mọi người có thể vào. Ngài nói: “Những người giàu có dâng cúng vào thùng tiền trong đền thờ là những người tốt; nhưng bà goá nghèo đó là một vị thánh”.
Để kết luận, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta quảng đại và bắt đầu bằng cách kiểm tra nhà cửa của chúng ta để khám phá “những gì chúng ta không cần và có thể hữu ích cho người khác.” Chúng ta nên cầu xin Chúa “giải phóng chúng ta” khỏi căn bệnh nguy hiểm của chủ nghĩa tiêu dùng, khiến chúng ta nô lệ và tạo ra sự lệ thuộc vào việc chi tiêu tiền của. “Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng biết hào phóng, để tâm hồn chúng ta có thể lớn lên và chúng ta có thể trở nên tử tế hơn.”
Source: Vatican News Pope Francis at Mass: ‘Generosity enlarges the heart’
Các Kitô hữu cần phải hào phóng với người nghèo, vì một thái độ bác ái như thế làm tâm hồn ta lớn lên và giúp chúng ta sống tử tế hơn. Trong khi đó, kẻ thù của lòng hảo tâm là chủ nghĩa tiêu thụ, trong đó chúng ta mua sắm nhiều hơn mức cần thiết.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng có nhiều chỗ trong các sách Tin Mừng cho thấy cách Chúa Giêsu đặt tương phản người giàu với người nghèo. Đức Thánh Cha nói chúng ta nên nghĩ đến lời bình luận của Chúa Giêsu dành cho anh thanh niên giàu có: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời” (Mt 19:23).
Có thể có một số người sẽ gọi Chúa Kitô là “một người cộng sản”, nhưng Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Khi Chúa nói những điều này, Ngài biết rõ đằng sau sự giàu có luôn luôn tiềm tàng một tinh thần tà ác, đó là tinh thần thế gian”. Hơn thế nữa, Chúa Giêsu cũng từng nói: “Không ai có thể làm tôi hai chủ” (Mt 6:24).
Lòng quảng đại xuất phát từ đức tin nơi Thiên Chúa
Trong bài Tin Mừng trong ngày (Lc 21: 1-4), người giàu có “đang bỏ tiền dâng cúng của họ vào thùng tiền” được đặt tương phản với người góa phụ nghèo “đang bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm”.
Người giàu trong câu chuyện này “không phải là người xấu” nhưng “là những người tốt, những người đi đến đền thờ và bỏ tiền ra dâng cúng.”
“Góa phụ, trẻ mồ côi, người di cư và ngoại kiều là những người nghèo nhất ở Israel”. Người góa phụ “đã dâng cúng toàn bộ sinh kế của mình”, bởi vì bà tin cậy vào Chúa. “Bà ấy trao ban mọi thứ, bởi vì Chúa vĩ đại hơn hết. Thông điệp của đoạn Tin Mừng này là lời mời gọi lòng quảng đại.”
Cố gắng làm tốt
Chuyển sang những thống kê về tình trạng nghèo đói trên thế giới ngày nay, Đức Thánh Cha nói rằng nhiều trẻ em chết vì đói hoặc thiếu thuốc men là lời mời gọi chúng ta hãy tự hỏi mình: “Nhưng làm sao tôi có thể giúp giải quyết tình trạng này?” Câu hỏi này, đến từ mong muốn làm tốt.
“Đó là một lời kêu gọi hướng đến lòng quảng đại. Sự hào phóng thuộc về cuộc sống hàng ngày; đó là điều chúng ta nên nghĩ đến: 'Làm sao tôi có thể hào phóng hơn, với người nghèo, với người quẫn bách ... Làm sao tôi có thể giúp được nhiều hơn?' 'Nhưng cha ơi, cha có biết rằng chúng con chật vật lắm mới qua được một tháng không', có thể là như thế, nhưng ít nhất chúng ta vẫn còn một vài xu sót lại phải không? Hãy suy nghĩ về điều đó: anh chị em có thể hào phóng với những đồng xu cuối cùng đó… 'Hãy nghĩ đến những điều nhỏ nhặt. Ví dụ, nhìn qua một lượt căn phòng của anh chị em, hay tủ quần áo của anh chị em đi. Tôi có bao nhiêu đôi giày? Một, hai, ba, bốn, mười lăm, hai mươi đôi... Mỗi người chúng ta đều biết. Có lẽ quá nhiều ... Tôi biết một Đức Ông kia có tới 40 đôi giầy... Nếu anh chị em có nhiều giày quá, hãy cho đi một nửa. Có bao nhiêu quần áo cả năm tôi không dùng đến hay chỉ sử dụng mỗi năm một lần? Hãy cho chúng đi. Đây là một cách để hào phóng, để cho những gì chúng ta có, và chia sẻ.”
Căn bệnh của chủ nghĩa tiêu thụ
Đức Thánh Cha sau đó kể một câu chuyện về một người phụ nữ ngài đã từng gặp, khi cô đi mua sắm, cô bao giờ cũng dành 10% để mua thức ăn cho người nghèo. Ngài nói cô ấy đã trao “số tiền thập phân” cho người nghèo.
“Chúng ta có thể làm những phép lạ thông qua lòng quảng đại. Quảng đại ngay trong những điều nhỏ nhặt. Có lẽ chúng ta không làm điều đó bởi vì chúng ta không nghĩ về nó. Sứ điệp Tin Mừng làm cho chúng ta phải suy tư: Làm sao tôi có thể hào phóng hơn? Chỉ một chút nữa thôi, không nhiều ... 'Đúng vậy, cha nói đúng lắm nhưng mà ... Con không biết tại sao, nhưng con e rằng vân vân và vân vân…' Nhưng ngày nay có một căn bệnh khác, có tác dụng chống lại lòng quảng đại, đó là chủ nghĩa tiêu thụ.”
Đức Thánh Cha giải thích rằng chủ nghĩa tiêu thụ thể hiện nơi việc mua sắm hết thứ này đến thứ khác. Ngài nhớ lại rằng, khi còn ở Buenos Aires, “mỗi cuối tuần có một chương trình truyền hình nói về du lịch mua sắm”. Người ta nhảy lên một chiếc máy bay vào tối thứ Sáu, bay đến một đất nước khác cách đó khoảng 10 giờ bay, và sau đó dành tất cả ngày thứ Bẩy để mua sắm trước khi trở về nhà vào ngày Chúa Nhật.
“Chủ nghĩa tiêu thụ thật là một căn bệnh khủng khiếp ngày nay. Tôi không nói tất cả chúng ta đều làm như thế, không. Nhưng chủ nghĩa tiêu dùng - chi tiêu quá nhiều để mua nhiều hơn nhu cầu của chúng ta – đánh mất trong ta tinh thần thắt lưng buộc bụng trong cuộc sống. Đây là kẻ thù của lòng hảo tâm. Ngược lại lòng quảng đại biết nghĩ đến người nghèo: ‘Tôi có thể cho những thứ này cho kẻ đói ăn, cho kẻ rách rưới ăn mặc’ - có một kết quả kín đáo: Nó làm tâm hồn ta lớn lên và giúp chúng ta trở nên hào hiệp.”
Lòng quảng đại làm cho chúng ta trở nên hào hiệp
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải có một trái tim hào hiệp, nơi tất cả mọi người có thể vào. Ngài nói: “Những người giàu có dâng cúng vào thùng tiền trong đền thờ là những người tốt; nhưng bà goá nghèo đó là một vị thánh”.
Để kết luận, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta quảng đại và bắt đầu bằng cách kiểm tra nhà cửa của chúng ta để khám phá “những gì chúng ta không cần và có thể hữu ích cho người khác.” Chúng ta nên cầu xin Chúa “giải phóng chúng ta” khỏi căn bệnh nguy hiểm của chủ nghĩa tiêu dùng, khiến chúng ta nô lệ và tạo ra sự lệ thuộc vào việc chi tiêu tiền của. “Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng biết hào phóng, để tâm hồn chúng ta có thể lớn lên và chúng ta có thể trở nên tử tế hơn.”
Source: Vatican News Pope Francis at Mass: ‘Generosity enlarges the heart’