1.2 Chứng tá của các Giáo Phụ và Thánh Truyền trong thiên niên kỷ đầu tiên
24. Kiên trì trên con đường thống nhất giữa các nơi chốn, văn hóa, tình huống và thế hệ là thách thức mà dân Chúa được kêu gọi đáp ứng Tin Mừng bằng đức tin, và gieo hạt giống Tin Mừng trong kinh nghiệm của các dân tộc khác nhau. Tính đồng nghị xuất hiện ngay từ đầu như sự đảm bảo và nhập thể của lòng trung thành của Giáo Hội đối với nguồn gốc tông đồ và ơn gọi Công Giáo của mình. Nó tự trình bầy mình dưới hình thức mà thực chất là một thực thể đơn nhất, nhưng là một thực thể dần dần khai mở - dưới ánh sáng của điều Thánh Kinh chỉ ra - trong sự phát triển sống động của Thánh Truyền. Do đó, thực thể đơn nhất này có nhiều hình thức tùy theo bối cảnh lịch sử khác nhau và trong đối thoại với nhiều nền văn hóa và tình huống xã hội khác nhau.
25. Vào đầu thế kỷ thứ hai, Thánh Inhaxiô thành Antiôkia mô tả cách hiểu có tính đồng nghị về các Giáo Hội địa phương khác nhau; các giáo hội này tự coi mình như cùng nhau thể hiện một Giáo Hội duy nhất. Trong lá thư gửi cho cộng đồng ở Êphêsô, ngài nói rằng mọi thành viên của nó đều là σύνοδοι "đồng hành trong cuộc lữ thứ", nhờ phẩm giá của phép rửa và tình bằng hữu của họ với Chúa Kitô [17]. Hơn nữa, ngài nhấn mạnh đến trật tự thần thiêng làm cho Giáo Hội trở thành một cơ thể đơn nhất [18], được mời gọi hát bài ca ngợi sự hợp nhất với Chúa Cha trong Chúa Giêsu Kitô. [19]: Linh mục đoàn là hội đồng của vị Giám mục [20] và các thành viên của cộng đồng, trong các vai trò khác nhau của họ, đều được mời gọi xây dựng nó. Cộng đồng Giáo hội được tạo lập và ở điểm rõ ràng nhất trong cộng đồng Thánh Thể, nó được chủ tọa bởi vị giám mục; cộng đồng này nuôi dưỡng xác tín và niềm hy vọng rằng vào cuối lịch sử, Thiên Chúa sẽ tập hợp trong Vương quốc của Người tất cả các cộng đồng hiện đang sống nó và cử hành nó trong đức tin [21].
Các đặc điểm phân biệt của Giáo Hội đích thực là: trung thành với giáo huấn của các Tông Đồ và việc cử hành Thánh Thể dưới sự hướng dẫn của vị Giám Mục, người kế nhiệm các Tông Đồ; thực thi thừa tác vụ có phẩm trật; tính ưu việt của sự hiệp thông trong việc phục vụ lẫn nhau để ngợi khen và vinh danh Cha, Con và Thánh Thần. Thánh Cyprianô thành Carthage, người thừa hưởng và giải thích truyền thống này vào giữa thế kỷ thứ ba, lên công thức cho nguyên tắc có tính giám mục và tính đồng nghị nhằm việc phải cai trị đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội tại địa phương và ở bình diện hoàn vũ: trong khi không có gì được thực hiện ở Giáo hội địa phương nếu không có vị Giám mục - nihil sine episcopo – thì điều cũng đúng như thế là không được làm gì nếu không có hội đồng của ngài (gồm các linh mục và phó tế) nihil sine consilio vestro - hoặc là không có sự đồng thuận của người dân - et sine consensu plebis [22] - luôn phải duy trì vững chắc quy tắc theo đó episcopatus unus est cuius a singulis in solidum pars tenetur (giám mục đoàn [episcopate] là duy nhất, trong đó mỗi thành viên có một phần không phân chia trong đó) [23].
26. Từ thế kỷ thứ tư trở đi, các giáo tỉnh được thành lập; những giáo tỉnh này đã chứng minh và cổ vũ sự hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương và được đứng đầu bởi một giám mục giáo đô (Metropolitan). Về phương diện nghị bàn chung, có các công nghị giáo tỉnh, một phương thế chuyên biệt để thực thi tính đồng nghị của giáo hội.
Khoản Luật 6 của Công đồng Nixêa (325) đã nhìn nhận sự ưu việt (πρεσβεία) và tính tối thượng miền (regional primacy) của Tòa Rôma, Alexandria và Antiôkia [24]. Tòa Constantinople được thêm vào danh sách các tòa chính tại Công đồng Constantinople I (381): Khoản Luật 3 đã ban chức chủ tịch danh dự sau Giám mục Rôma [25], một tước hiệu được xác nhận tại Công đồng Chalcedon (451) [26] ], khi Tòa Giêrusalem được thêm vào danh sách. Ở phương Đông, chế độ pentarchy (ngũ chế) này được coi là hình thức và là bảo đảm cho việc thực thi hiệp thông và tính đồng nghị giữa năm tòa tông truyền này.
Trong khi thừa nhận vai trò của các Thượng phụ ở phương Đông, Giáo hội ở phương Tây không coi Giáo hội Rôma như là một trong các tòa thượng phụ khác, mà qui cho mình một tính ưu tối thượng chuyên biệt ở trung tâm Giáo hội hoàn cầu.
27. Khoản luật Tông đồ 34, có từ cuối thế kỷ thứ ba và nổi tiếng ở phương Đông, đã thiết định rằng bất cứ quyết định nào vượt quá năng quyền của vị Giám mục địa phương phải được một công nghị đảm nhiệm: "Các Giám mục của mỗi quốc gia (έθνος) phải nhìn nhận người thứ nhất (πρότος) trong số các ngài và coi vị này như người đứng đầu (κεφαλή) các ngài, bằng cách không làm điều gì quan trọng nếu không có sự đồng ý (γνώμη) của vị này... nhưng người thứ nhất trong số các ngài (πρότος) không nên làm điều gì nếu không có sự đồng thuận của tất cả "[27]. Hành động của một công nghị trong hòa hợp (όμονοία) được Giáo Hội đưa vào hiện hữu theo cách này là để vinh danh Đức Chúa Cha qua Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần. Vai trò của πρότος (vị thứ nhất) ở bình diện giáo tỉnh, giáo đô (và cuối cùng thượng phụ) là để triệu tập và chủ tọa Công Nghị ở bình diện thích hợp để giải quyết các vấn đề chung và ban hành các giải pháp cần thiết nhân danh thẩm quyền (έξουσία) của Chúa được các Giám mục tụ họp tại Công Nghị nói lên.
28. Mặc dù các Công Nghị được cử hành định kỳ từ thế kỷ thứ ba trở đi ở các bình diện giáo phận và giáo tỉnh xử lý các vấn đề kỷ luật, thờ phượng và tín lý phát sinh tại địa phương, vẫn có một niềm tin chắc chắn rằng các quyết định được đưa ra là một biểu thức hiệp thông với mọi Giáo Hội. Cảm thức giáo hội này cho thấy người ta ý thức rõ việc này: mỗi Giáo hội địa phương là một biểu thức của một Giáo Hội Công Giáo duy nhất; điều này rõ ràng do việc chia sẻ các lá thư của công nghị, bảng liệt kê các khoản luật của công nghị gửi đến các Giáo hội khác, các lời yêu cầu thừa nhận lẫn nhau giữa các tòa khác nhau, trao đổi các phái đoàn, một việc thường đòi hỏi các cuộc hành trình đầy mệt mỏi và nguy hiểm.
Ngay từ đầu, Giáo hội Rôma đã hưởng được một sự tôn trọng đặc biệt, nhờ sự kiện các Tông đồ Phêrô - Giám mục của Rôma được công nhận là người kế vị của ngài - và Phaolô đã tử vì đạo tại đó [28]. Đức tin tông truyền được giữ vững tại đó, thừa tác vụ thẩm quyền được thi hành bởi vị Giám mục của nó để phục vụ sự hiệp thông giữa các Giáo hội, lịch sử phong phú của nó trong việc tổ chức các công nghị: tất cả những điều này làm cho Giáo hội Rôma trở thành điểm tham chiếu cho tất cả các Giáo hội; họ tham khảo giáo hội này để giải quyết các tranh cãi [29], đến nỗi giáo hội này có chức năng như một Tòa kháng cáo [30]. Hơn nữa, ở phương Tây, Tòa Rôma đã trở thành nguyên mẫu tổ chức của các Giáo hội khác về mặt hành chính và giáo luật.
29. Năm 325, Công đồng chung đầu tiên, do Hoàng đế triệu tập, đã được cử hành tại Nixêa. Những người hiện diện bao gồm các giám mục từ các vùng khác nhau của Đông Phương và các Đại Diện của Giám mục Rôma. Lời tuyên xưng đức tin của Công đồng và các quyết định giáo luật của nó được công nhận là có giá trị quy phạm đối với toàn thể Giáo hội, bất chấp các phản ứng bất lợi, vốn xẩy ra trong những dịp khác trong suốt lịch sử. Với việc các Giám mục thực thi thừa tác vụ của họ theo tính đồng nghị, Công đồng Nixêa là biểu thức định chế đầu tiên, trên bình diện hoàn vũ, nói lên έξουσία của Chúa Phục sinh đang hướng dẫn và chỉ đạo con đường tiến lên phía trước cho Dân Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần. Có những kinh nghiệm tương tự trong các Công đồng kế tiếp trong Thiên niên kỷ thứ nhất; các công đồng này đã mang lại hình dạng đích thực cho bản sắc của Giáo Hội Công Giáo duy nhất. Trong các Công đồng này, có một sự minh xác dần dần thái độ cần thiết cho việc thực thi thẩm quyền của một Công đồng chung: συμφωνία (symphōnía) của những vị đứng đầu các Giáo hội khác nhau, συνεργεία (synergeía) của Giám mục Rôma, συμφρόνησις (symphrónēsis) của các Thượng phụ khác và sự thuận hợp trong giáo huấn của nó với giáo huấn của các Công đồng trước đó [31].
30. Về phương cách tiến hành (modus procedendi), các Công Nghị Địa Phương trong Thiên Niên Kỷ Thứ Nhất, một mặt, theo Truyền Thống Tông Đồ và, mặt khác, về phương diện thủ tục thực tế, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa của nơi chúng được tổ chức [32].
Trong trường hợp Công Nghị tại một Giáo Hội địa phương, về nguyên tắc, toàn thể cộng đồng đã tham gia, mỗi nhóm tùy theo vai trò tương ứng của họ [33]. Trong các công nghị giáo tỉnh, những người tham gia là các Giám mục của nhiều Giáo hội khác nhau, mặc dù các linh mục và đan sĩ có thể được mời đóng góp. Chỉ có các Giám mục mới tham dự các công đồng chung được cử hành trong Thiên niên kỷ thứ nhất. Chính các công nghị giáo phận và giáo tỉnh đã chủ yếu lên khuôn cho thủ tục công nghị được chấp nhận trong Thiên niên kỷ thứ nhất.
Kỳ sau: 1.3 Sự phát triển của thủ tục công nghị trong thiên niên kỷ thứ hai
24. Kiên trì trên con đường thống nhất giữa các nơi chốn, văn hóa, tình huống và thế hệ là thách thức mà dân Chúa được kêu gọi đáp ứng Tin Mừng bằng đức tin, và gieo hạt giống Tin Mừng trong kinh nghiệm của các dân tộc khác nhau. Tính đồng nghị xuất hiện ngay từ đầu như sự đảm bảo và nhập thể của lòng trung thành của Giáo Hội đối với nguồn gốc tông đồ và ơn gọi Công Giáo của mình. Nó tự trình bầy mình dưới hình thức mà thực chất là một thực thể đơn nhất, nhưng là một thực thể dần dần khai mở - dưới ánh sáng của điều Thánh Kinh chỉ ra - trong sự phát triển sống động của Thánh Truyền. Do đó, thực thể đơn nhất này có nhiều hình thức tùy theo bối cảnh lịch sử khác nhau và trong đối thoại với nhiều nền văn hóa và tình huống xã hội khác nhau.
25. Vào đầu thế kỷ thứ hai, Thánh Inhaxiô thành Antiôkia mô tả cách hiểu có tính đồng nghị về các Giáo Hội địa phương khác nhau; các giáo hội này tự coi mình như cùng nhau thể hiện một Giáo Hội duy nhất. Trong lá thư gửi cho cộng đồng ở Êphêsô, ngài nói rằng mọi thành viên của nó đều là σύνοδοι "đồng hành trong cuộc lữ thứ", nhờ phẩm giá của phép rửa và tình bằng hữu của họ với Chúa Kitô [17]. Hơn nữa, ngài nhấn mạnh đến trật tự thần thiêng làm cho Giáo Hội trở thành một cơ thể đơn nhất [18], được mời gọi hát bài ca ngợi sự hợp nhất với Chúa Cha trong Chúa Giêsu Kitô. [19]: Linh mục đoàn là hội đồng của vị Giám mục [20] và các thành viên của cộng đồng, trong các vai trò khác nhau của họ, đều được mời gọi xây dựng nó. Cộng đồng Giáo hội được tạo lập và ở điểm rõ ràng nhất trong cộng đồng Thánh Thể, nó được chủ tọa bởi vị giám mục; cộng đồng này nuôi dưỡng xác tín và niềm hy vọng rằng vào cuối lịch sử, Thiên Chúa sẽ tập hợp trong Vương quốc của Người tất cả các cộng đồng hiện đang sống nó và cử hành nó trong đức tin [21].
Các đặc điểm phân biệt của Giáo Hội đích thực là: trung thành với giáo huấn của các Tông Đồ và việc cử hành Thánh Thể dưới sự hướng dẫn của vị Giám Mục, người kế nhiệm các Tông Đồ; thực thi thừa tác vụ có phẩm trật; tính ưu việt của sự hiệp thông trong việc phục vụ lẫn nhau để ngợi khen và vinh danh Cha, Con và Thánh Thần. Thánh Cyprianô thành Carthage, người thừa hưởng và giải thích truyền thống này vào giữa thế kỷ thứ ba, lên công thức cho nguyên tắc có tính giám mục và tính đồng nghị nhằm việc phải cai trị đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội tại địa phương và ở bình diện hoàn vũ: trong khi không có gì được thực hiện ở Giáo hội địa phương nếu không có vị Giám mục - nihil sine episcopo – thì điều cũng đúng như thế là không được làm gì nếu không có hội đồng của ngài (gồm các linh mục và phó tế) nihil sine consilio vestro - hoặc là không có sự đồng thuận của người dân - et sine consensu plebis [22] - luôn phải duy trì vững chắc quy tắc theo đó episcopatus unus est cuius a singulis in solidum pars tenetur (giám mục đoàn [episcopate] là duy nhất, trong đó mỗi thành viên có một phần không phân chia trong đó) [23].
26. Từ thế kỷ thứ tư trở đi, các giáo tỉnh được thành lập; những giáo tỉnh này đã chứng minh và cổ vũ sự hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương và được đứng đầu bởi một giám mục giáo đô (Metropolitan). Về phương diện nghị bàn chung, có các công nghị giáo tỉnh, một phương thế chuyên biệt để thực thi tính đồng nghị của giáo hội.
Khoản Luật 6 của Công đồng Nixêa (325) đã nhìn nhận sự ưu việt (πρεσβεία) và tính tối thượng miền (regional primacy) của Tòa Rôma, Alexandria và Antiôkia [24]. Tòa Constantinople được thêm vào danh sách các tòa chính tại Công đồng Constantinople I (381): Khoản Luật 3 đã ban chức chủ tịch danh dự sau Giám mục Rôma [25], một tước hiệu được xác nhận tại Công đồng Chalcedon (451) [26] ], khi Tòa Giêrusalem được thêm vào danh sách. Ở phương Đông, chế độ pentarchy (ngũ chế) này được coi là hình thức và là bảo đảm cho việc thực thi hiệp thông và tính đồng nghị giữa năm tòa tông truyền này.
Trong khi thừa nhận vai trò của các Thượng phụ ở phương Đông, Giáo hội ở phương Tây không coi Giáo hội Rôma như là một trong các tòa thượng phụ khác, mà qui cho mình một tính ưu tối thượng chuyên biệt ở trung tâm Giáo hội hoàn cầu.
27. Khoản luật Tông đồ 34, có từ cuối thế kỷ thứ ba và nổi tiếng ở phương Đông, đã thiết định rằng bất cứ quyết định nào vượt quá năng quyền của vị Giám mục địa phương phải được một công nghị đảm nhiệm: "Các Giám mục của mỗi quốc gia (έθνος) phải nhìn nhận người thứ nhất (πρότος) trong số các ngài và coi vị này như người đứng đầu (κεφαλή) các ngài, bằng cách không làm điều gì quan trọng nếu không có sự đồng ý (γνώμη) của vị này... nhưng người thứ nhất trong số các ngài (πρότος) không nên làm điều gì nếu không có sự đồng thuận của tất cả "[27]. Hành động của một công nghị trong hòa hợp (όμονοία) được Giáo Hội đưa vào hiện hữu theo cách này là để vinh danh Đức Chúa Cha qua Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần. Vai trò của πρότος (vị thứ nhất) ở bình diện giáo tỉnh, giáo đô (và cuối cùng thượng phụ) là để triệu tập và chủ tọa Công Nghị ở bình diện thích hợp để giải quyết các vấn đề chung và ban hành các giải pháp cần thiết nhân danh thẩm quyền (έξουσία) của Chúa được các Giám mục tụ họp tại Công Nghị nói lên.
28. Mặc dù các Công Nghị được cử hành định kỳ từ thế kỷ thứ ba trở đi ở các bình diện giáo phận và giáo tỉnh xử lý các vấn đề kỷ luật, thờ phượng và tín lý phát sinh tại địa phương, vẫn có một niềm tin chắc chắn rằng các quyết định được đưa ra là một biểu thức hiệp thông với mọi Giáo Hội. Cảm thức giáo hội này cho thấy người ta ý thức rõ việc này: mỗi Giáo hội địa phương là một biểu thức của một Giáo Hội Công Giáo duy nhất; điều này rõ ràng do việc chia sẻ các lá thư của công nghị, bảng liệt kê các khoản luật của công nghị gửi đến các Giáo hội khác, các lời yêu cầu thừa nhận lẫn nhau giữa các tòa khác nhau, trao đổi các phái đoàn, một việc thường đòi hỏi các cuộc hành trình đầy mệt mỏi và nguy hiểm.
Ngay từ đầu, Giáo hội Rôma đã hưởng được một sự tôn trọng đặc biệt, nhờ sự kiện các Tông đồ Phêrô - Giám mục của Rôma được công nhận là người kế vị của ngài - và Phaolô đã tử vì đạo tại đó [28]. Đức tin tông truyền được giữ vững tại đó, thừa tác vụ thẩm quyền được thi hành bởi vị Giám mục của nó để phục vụ sự hiệp thông giữa các Giáo hội, lịch sử phong phú của nó trong việc tổ chức các công nghị: tất cả những điều này làm cho Giáo hội Rôma trở thành điểm tham chiếu cho tất cả các Giáo hội; họ tham khảo giáo hội này để giải quyết các tranh cãi [29], đến nỗi giáo hội này có chức năng như một Tòa kháng cáo [30]. Hơn nữa, ở phương Tây, Tòa Rôma đã trở thành nguyên mẫu tổ chức của các Giáo hội khác về mặt hành chính và giáo luật.
29. Năm 325, Công đồng chung đầu tiên, do Hoàng đế triệu tập, đã được cử hành tại Nixêa. Những người hiện diện bao gồm các giám mục từ các vùng khác nhau của Đông Phương và các Đại Diện của Giám mục Rôma. Lời tuyên xưng đức tin của Công đồng và các quyết định giáo luật của nó được công nhận là có giá trị quy phạm đối với toàn thể Giáo hội, bất chấp các phản ứng bất lợi, vốn xẩy ra trong những dịp khác trong suốt lịch sử. Với việc các Giám mục thực thi thừa tác vụ của họ theo tính đồng nghị, Công đồng Nixêa là biểu thức định chế đầu tiên, trên bình diện hoàn vũ, nói lên έξουσία của Chúa Phục sinh đang hướng dẫn và chỉ đạo con đường tiến lên phía trước cho Dân Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần. Có những kinh nghiệm tương tự trong các Công đồng kế tiếp trong Thiên niên kỷ thứ nhất; các công đồng này đã mang lại hình dạng đích thực cho bản sắc của Giáo Hội Công Giáo duy nhất. Trong các Công đồng này, có một sự minh xác dần dần thái độ cần thiết cho việc thực thi thẩm quyền của một Công đồng chung: συμφωνία (symphōnía) của những vị đứng đầu các Giáo hội khác nhau, συνεργεία (synergeía) của Giám mục Rôma, συμφρόνησις (symphrónēsis) của các Thượng phụ khác và sự thuận hợp trong giáo huấn của nó với giáo huấn của các Công đồng trước đó [31].
30. Về phương cách tiến hành (modus procedendi), các Công Nghị Địa Phương trong Thiên Niên Kỷ Thứ Nhất, một mặt, theo Truyền Thống Tông Đồ và, mặt khác, về phương diện thủ tục thực tế, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa của nơi chúng được tổ chức [32].
Trong trường hợp Công Nghị tại một Giáo Hội địa phương, về nguyên tắc, toàn thể cộng đồng đã tham gia, mỗi nhóm tùy theo vai trò tương ứng của họ [33]. Trong các công nghị giáo tỉnh, những người tham gia là các Giám mục của nhiều Giáo hội khác nhau, mặc dù các linh mục và đan sĩ có thể được mời đóng góp. Chỉ có các Giám mục mới tham dự các công đồng chung được cử hành trong Thiên niên kỷ thứ nhất. Chính các công nghị giáo phận và giáo tỉnh đã chủ yếu lên khuôn cho thủ tục công nghị được chấp nhận trong Thiên niên kỷ thứ nhất.
Kỳ sau: 1.3 Sự phát triển của thủ tục công nghị trong thiên niên kỷ thứ hai