Theo bài viết của Cha John Lo, một linh mục Công Giáo ở Trung Quốc (UCANews),thường thì các quan chức chính phủ Trung Quốc bị gán cho tiếng xấu là bòn rút của công, nhưng dường như, những lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo quốc doanh cũng rất dễ bề tham nhũng, gần như đang ở mức độ đáng báo động.
Giám mục Đàm Yến Toàn (Tan Yan-quan 譚燕全) thuộc Giáo phận Nam Ninh ở tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc, là một trường hợp điển hình. Ông ta bị nghi ngờ đã biển thủ 27 triệu nhân dân tệ (khoảng 4 triệu Mỹ Kim) ngân khố của giáo hội để thành lập ra ít nhất 5 công ty tư nhân. Giám mục quốc doanh này cũng bị nghi là đang nợ nần hàng triệu nhân dân tệ vì thua lỗ trong đầu tư bất động sản. Do đó, bây giờ ông ta không thể chi trả các khoản tiền sinh hoạt thường ngày, bảo hiểm y tế và tiền dưỡng già cho các linh mục, nữ tu và những thành viên khác trong địa phận của mình.
Những trường hợp kiểu này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, bởi vì có một luật bất thành văn khiến cho giáo hội quốc doanh Trung Quốc không thể bạch hóa và đưa ra ánh sánh những vụ bê bối xấu xa, đó chính là hậu quả của thứ văn hóa che đậy.
Với "văn hóa câm nín" nhân danh cho cái gọi là "bảo vệ" giáo hội này, những vụ việc liên quan đến lạm dụng tính dục trẻ em hoặc biển thủ công quỹ nhà thờ, là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với tính chính danh của Giáo Hội ngày nay.
Ở Trung Quốc, người ta cho rằng bòn rút tài sản của nhà thờ thì dễ hơn, vì Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc (quốc doanh) không có hệ thống giám sát để ngăn chặn điều đó.
Tuy nhiên, lý do chủ yếu làm cho nạn tham nhũng tràn lan trong giáo hội Trung Quốc là vì rất nhiều thành viên của tổ chức quốc doanh này lại không hề có đức tin thực thụ.
Nếu họ thực sự có Chúa trong tâm hồn, thì họ sẽ không tham dự vào những hành vi gây bất lợi cho đời sống tâm linh và danh tiếng của Giáo hội Chúa Kitô.
Thánh Phaolô đã đưa ra một số nhận xét đáng lưu ý về tính tham lam trong Thư thứ nhất gửi Ti-mô-thê đoan 6:8-10, ngài viết: "Vậy nếu có cơm ăn áo mặc, ta hãy lấy thế làm đủ. Còn những kẻ muốn làm giàu, thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại; đó là những thứ làm cho con người chìm đắm trong cảnh huỷ diệt tiêu vong. Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé."
Đôi khi người ta tự hỏi liệu các giáo sĩ Trung Quốc đã quên những lời dạy của Thánh Phaolô rồi chăng.
Kinh Thánh thường viết rằng, tội ác nảy sinh từ lòng tham, vậy thì làm thế nào những linh mục và giáo chức Trung Quốc đang tham nhũng này có thể biện minh cho những hành vi của chính họ? Đạo đức giả thật đã phủ bóng tâm trí họ.
Trên thực tế, sự trần tục hóa của giáo hội quốc doanh hiện đang là một hiện trạng không thể chối cãi trong đời sống ở Trung Quốc đại lục.
Giáo hội này đã hiện nguyên hình. Nó dường như đánh mất đi sứ mệnh truyền giáo thuở ban đầu, còn bây giờ thì hưởng thụ nhiều hơn, và coi thường những lời dạy của Chúa Giêsu.
Đây không chỉ là hậu quả của việc ngày càng ly khai xa rời với Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, vốn đã xảy ra từ nhiều thập kỷ qua, mà còn là hậu quả của sự thỏa hiệp chính trị mà giáo hội quốc doanh Trung Quốc đã thực hiện.
Từ việc giáo hội này phân ly và chọn hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó đã gieo xuống những hạt giống, mà ngày nay trổ sinh thành những hoa quả độc hại.
Về phần giám mục Đàm Yến Toàn, được biết ông ấy đã ký thỏa ước với Công ty Bất động sản Nanning Qiai - mà không có sự cho phép của giáo hội - để xây dựng lại Nhà thờ Thánh Tâm ở Nam Ninh. Vụ này cũng liên quan đến một vài đơn vị bất động sản phải bán tháo bán chạy bất hợp pháp vì lợi ích cá nhân.
Thật đáng tiếc, Giám mục Mã Anh Lâm (Ma Yinglin 馬英林) tại Côn Minh, cũng ở miền nam Trung Quốc, dường như cũng đi chung đường với Giám mục Đàm. Ông Mã cũng làm y chang, tiến hành các hoạt động lừa đảo trên danh nghĩa đầu tư phát triển bất động sản của giáo hội.
Giáo phận Côn Minh đã hợp tác với một công ty trong một dự án tái thiết có tên là Kunming Subway 101. Giáo phận này cũng thành lập một trung tâm do người Công Giáo yểm trợ điều hành để giám sát việc cho các thương nhân thuê mặt bằng buôn bán trong một thương xá.
Địa điểm của dự án này đã được chính phủ Trung Quốc chấp thuận hồi năm 2008 và đến năm 2013, giáo phận đã làm việc với công ty đầu tư Yunnan Wang Guo Investment để xây dựng một khu phức hợp bao gồm nhà thờ chính tòa, tòa giám mục, nhà hàng tiệc cưới khu thương xá.
Nhưng rồi sau đó, dự án nói trên bị coi là bất hợp pháp, khiến việc xây dựng bị đình chỉ và trung tâm điều hành bị giải thể. Các báo cáo cho biết, vu việc này khiến hơn 100 nhà đầu tư phải chịu ‘trắng tay’ 15 triệu USD.
Giờ đây, những khổ chủ đang đòi bồi thường bằng việc thưa kiện, họ nói rằng đã đổ tiền đầu tư vào trương mục ngân hàng do giáo hội quản lý, và chỉ đích danh giáo phận Côn Minh có tên trong các hợp đồng mà họ đã ký kết. Hơn nữa, tất cả những mẫu quảng cáo khuếch trương cho dự án này đều mang tên giáo phận và có cả một bức ảnh của giám mục Mã.
Giáo phận Côn Minh sau đó đã ra một tuyên bố đăng trên tờ báo địa phương vào ngày 25 tháng 7 năm 2017, trong đó giáo phận này nói là chưa bao giờ thành lập trung tâm quản lý dự án, và rằng cũng không có nhân viên nào làm việc ở đó là giáo sĩ, hoặc giáo chức được chính phủ bổ nhiệm. Từ đó, giáo phận chối bỏ mọi trách nhiệm và đe dọa sẽ thưa kiện những người tiếp tục phỉ báng hoặc bôi nhọ danh tiếng của giáo phận.
Một doanh nhân làm ăn gian dối vì họ không có đức tin tôn giáo, không có lương tâm, chỉ tôn thờ lợi ích vật chất và tiền của thì còn có thể hiểu được. Thế mà, với tư cách là mục tử của giáo hội và là đại diện của Chúa Kitô trên trần gian, những giám mục này lại đi lạc khỏi đường ngay nẻo chính để phản bội lương tâm và luật pháp, thì rõ ràng đây là một nguyên nhân cực kỳ đáng lo ngại.
Có thể nói, giáo hội Trung Quốc hiện đang mang bệnh nan y, và đã hết thuốc chữa.
Mặc dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thu nhận các giám mục Trung Quốc từng tấn phong bất hợp thức, nhưng lập trường của nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn còn lập lờ.
Giáo hội quốc doanh ở Trung Quốc có vẻ sẽ được hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, nhưng ngựa quen đường cũ, nó vẫn khăng khăng tự đề cử và phong chức giám mục mà không cần có phê chuẩn của Tòa thánh.
Điều này là do chính chính phủ Trung Quốc vốn tham nhũng và thế tục hóa. Nếu các giám mục Trung Quốc muốn chơi với chính phủ một cách an toàn, thì phải thuận theo nhà cầm quyền Trung Quốc. Đó là luật chơi. Hơn nữa, Bắc Kinh không cho phép "các cường quốc ngoại bang", kể cả Vatican, can thiệp vào hoạt động kinh thương.
Giáo hội quốc doanh Trung Quốc vốn đã có xu hướng tham nhũng kiểu trần tục từ nhiều thập kỷ qua. Nó đã bị nhuộm màu đỏ vì liên quan đến Đảng cộng sản Trung Quốc. Và nếu giáo hội này muốn chữa trị cho điều này - như là một lối nói ẩn dụ - họ phải đi qua một quá trình tẩy trắng - mà công việc này chắc là không thể thực hiện trong ngày một ngày hai.
Các vụ tham nhũng bị bạch hóa của hai giám mục nói trên cũng phản ánh lý do cốt lõi vì sao Giáo hội tại Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục chậm phát triển đến như vậy: đó là các mục tử chỉ chú tâm đến việc làm dày túi tiền hơn là rao giảng Tin Mừng.
Người ta tự hỏi làm thế nào những giám mục như vậy có thể truyền cảm hứng và thuyết phục các linh mục và tín hữu Công Giáo khác bước theo họ cho được.
Bài viết của Cha John Lo, một linh mục Công Giáo ở Trung Quốc (UCANews).
Chân Phương
Giám mục Đàm Yến Toàn (Tan Yan-quan 譚燕全) thuộc Giáo phận Nam Ninh ở tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc, là một trường hợp điển hình. Ông ta bị nghi ngờ đã biển thủ 27 triệu nhân dân tệ (khoảng 4 triệu Mỹ Kim) ngân khố của giáo hội để thành lập ra ít nhất 5 công ty tư nhân. Giám mục quốc doanh này cũng bị nghi là đang nợ nần hàng triệu nhân dân tệ vì thua lỗ trong đầu tư bất động sản. Do đó, bây giờ ông ta không thể chi trả các khoản tiền sinh hoạt thường ngày, bảo hiểm y tế và tiền dưỡng già cho các linh mục, nữ tu và những thành viên khác trong địa phận của mình.
Những trường hợp kiểu này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, bởi vì có một luật bất thành văn khiến cho giáo hội quốc doanh Trung Quốc không thể bạch hóa và đưa ra ánh sánh những vụ bê bối xấu xa, đó chính là hậu quả của thứ văn hóa che đậy.
Với "văn hóa câm nín" nhân danh cho cái gọi là "bảo vệ" giáo hội này, những vụ việc liên quan đến lạm dụng tính dục trẻ em hoặc biển thủ công quỹ nhà thờ, là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với tính chính danh của Giáo Hội ngày nay.
Ở Trung Quốc, người ta cho rằng bòn rút tài sản của nhà thờ thì dễ hơn, vì Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc (quốc doanh) không có hệ thống giám sát để ngăn chặn điều đó.
Tuy nhiên, lý do chủ yếu làm cho nạn tham nhũng tràn lan trong giáo hội Trung Quốc là vì rất nhiều thành viên của tổ chức quốc doanh này lại không hề có đức tin thực thụ.
Nếu họ thực sự có Chúa trong tâm hồn, thì họ sẽ không tham dự vào những hành vi gây bất lợi cho đời sống tâm linh và danh tiếng của Giáo hội Chúa Kitô.
Thánh Phaolô đã đưa ra một số nhận xét đáng lưu ý về tính tham lam trong Thư thứ nhất gửi Ti-mô-thê đoan 6:8-10, ngài viết: "Vậy nếu có cơm ăn áo mặc, ta hãy lấy thế làm đủ. Còn những kẻ muốn làm giàu, thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại; đó là những thứ làm cho con người chìm đắm trong cảnh huỷ diệt tiêu vong. Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé."
Đôi khi người ta tự hỏi liệu các giáo sĩ Trung Quốc đã quên những lời dạy của Thánh Phaolô rồi chăng.
Kinh Thánh thường viết rằng, tội ác nảy sinh từ lòng tham, vậy thì làm thế nào những linh mục và giáo chức Trung Quốc đang tham nhũng này có thể biện minh cho những hành vi của chính họ? Đạo đức giả thật đã phủ bóng tâm trí họ.
Trên thực tế, sự trần tục hóa của giáo hội quốc doanh hiện đang là một hiện trạng không thể chối cãi trong đời sống ở Trung Quốc đại lục.
Giáo hội này đã hiện nguyên hình. Nó dường như đánh mất đi sứ mệnh truyền giáo thuở ban đầu, còn bây giờ thì hưởng thụ nhiều hơn, và coi thường những lời dạy của Chúa Giêsu.
Đây không chỉ là hậu quả của việc ngày càng ly khai xa rời với Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, vốn đã xảy ra từ nhiều thập kỷ qua, mà còn là hậu quả của sự thỏa hiệp chính trị mà giáo hội quốc doanh Trung Quốc đã thực hiện.
Từ việc giáo hội này phân ly và chọn hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó đã gieo xuống những hạt giống, mà ngày nay trổ sinh thành những hoa quả độc hại.
Về phần giám mục Đàm Yến Toàn, được biết ông ấy đã ký thỏa ước với Công ty Bất động sản Nanning Qiai - mà không có sự cho phép của giáo hội - để xây dựng lại Nhà thờ Thánh Tâm ở Nam Ninh. Vụ này cũng liên quan đến một vài đơn vị bất động sản phải bán tháo bán chạy bất hợp pháp vì lợi ích cá nhân.
Thật đáng tiếc, Giám mục Mã Anh Lâm (Ma Yinglin 馬英林) tại Côn Minh, cũng ở miền nam Trung Quốc, dường như cũng đi chung đường với Giám mục Đàm. Ông Mã cũng làm y chang, tiến hành các hoạt động lừa đảo trên danh nghĩa đầu tư phát triển bất động sản của giáo hội.
Giáo phận Côn Minh đã hợp tác với một công ty trong một dự án tái thiết có tên là Kunming Subway 101. Giáo phận này cũng thành lập một trung tâm do người Công Giáo yểm trợ điều hành để giám sát việc cho các thương nhân thuê mặt bằng buôn bán trong một thương xá.
Địa điểm của dự án này đã được chính phủ Trung Quốc chấp thuận hồi năm 2008 và đến năm 2013, giáo phận đã làm việc với công ty đầu tư Yunnan Wang Guo Investment để xây dựng một khu phức hợp bao gồm nhà thờ chính tòa, tòa giám mục, nhà hàng tiệc cưới khu thương xá.
Nhưng rồi sau đó, dự án nói trên bị coi là bất hợp pháp, khiến việc xây dựng bị đình chỉ và trung tâm điều hành bị giải thể. Các báo cáo cho biết, vu việc này khiến hơn 100 nhà đầu tư phải chịu ‘trắng tay’ 15 triệu USD.
Giờ đây, những khổ chủ đang đòi bồi thường bằng việc thưa kiện, họ nói rằng đã đổ tiền đầu tư vào trương mục ngân hàng do giáo hội quản lý, và chỉ đích danh giáo phận Côn Minh có tên trong các hợp đồng mà họ đã ký kết. Hơn nữa, tất cả những mẫu quảng cáo khuếch trương cho dự án này đều mang tên giáo phận và có cả một bức ảnh của giám mục Mã.
Giáo phận Côn Minh sau đó đã ra một tuyên bố đăng trên tờ báo địa phương vào ngày 25 tháng 7 năm 2017, trong đó giáo phận này nói là chưa bao giờ thành lập trung tâm quản lý dự án, và rằng cũng không có nhân viên nào làm việc ở đó là giáo sĩ, hoặc giáo chức được chính phủ bổ nhiệm. Từ đó, giáo phận chối bỏ mọi trách nhiệm và đe dọa sẽ thưa kiện những người tiếp tục phỉ báng hoặc bôi nhọ danh tiếng của giáo phận.
Một doanh nhân làm ăn gian dối vì họ không có đức tin tôn giáo, không có lương tâm, chỉ tôn thờ lợi ích vật chất và tiền của thì còn có thể hiểu được. Thế mà, với tư cách là mục tử của giáo hội và là đại diện của Chúa Kitô trên trần gian, những giám mục này lại đi lạc khỏi đường ngay nẻo chính để phản bội lương tâm và luật pháp, thì rõ ràng đây là một nguyên nhân cực kỳ đáng lo ngại.
Có thể nói, giáo hội Trung Quốc hiện đang mang bệnh nan y, và đã hết thuốc chữa.
Mặc dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thu nhận các giám mục Trung Quốc từng tấn phong bất hợp thức, nhưng lập trường của nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn còn lập lờ.
Giáo hội quốc doanh ở Trung Quốc có vẻ sẽ được hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, nhưng ngựa quen đường cũ, nó vẫn khăng khăng tự đề cử và phong chức giám mục mà không cần có phê chuẩn của Tòa thánh.
Điều này là do chính chính phủ Trung Quốc vốn tham nhũng và thế tục hóa. Nếu các giám mục Trung Quốc muốn chơi với chính phủ một cách an toàn, thì phải thuận theo nhà cầm quyền Trung Quốc. Đó là luật chơi. Hơn nữa, Bắc Kinh không cho phép "các cường quốc ngoại bang", kể cả Vatican, can thiệp vào hoạt động kinh thương.
Giáo hội quốc doanh Trung Quốc vốn đã có xu hướng tham nhũng kiểu trần tục từ nhiều thập kỷ qua. Nó đã bị nhuộm màu đỏ vì liên quan đến Đảng cộng sản Trung Quốc. Và nếu giáo hội này muốn chữa trị cho điều này - như là một lối nói ẩn dụ - họ phải đi qua một quá trình tẩy trắng - mà công việc này chắc là không thể thực hiện trong ngày một ngày hai.
Các vụ tham nhũng bị bạch hóa của hai giám mục nói trên cũng phản ánh lý do cốt lõi vì sao Giáo hội tại Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục chậm phát triển đến như vậy: đó là các mục tử chỉ chú tâm đến việc làm dày túi tiền hơn là rao giảng Tin Mừng.
Người ta tự hỏi làm thế nào những giám mục như vậy có thể truyền cảm hứng và thuyết phục các linh mục và tín hữu Công Giáo khác bước theo họ cho được.
Bài viết của Cha John Lo, một linh mục Công Giáo ở Trung Quốc (UCANews).
Chân Phương