d) Đức tin và phép rửa tội trẻ em
91. Phép rửa tội trẻ sơ sinh đã được chứng thực từ thời cổ xưa [100]. Nó được biện minh ở lòng cha mẹ muốn con cái của họ dự phần vào ơn thánh bí tích, được tháp nhập vào Chúa Kitô và Giáo hội, trở thành thành viên của cộng đồng con cái Thiên Chúa như chúng đã là thành viên của gia đình, vì phép rửa là một phương tiện cứu rỗi, tha thứ tội lỗi, khởi từ tội nguyên tổ, và thông truyền ơn thánh. Đứa trẻ không có ý thức để ký nhận hay tự hào về tư cách thành viên trong gia đình tự nhiên của mình, như thường xảy ra với nhiều nghi thức khai tâm, chẳng hạn như việc cắt bì trong đức Do Thái. Nếu việc xã hội hóa theo đúng lộ trình thông thường của nó, đứa trẻ sẽ làm như vậy khi lớn lên thành người trẻ và người trưởng thành, với lòng biết ơn. Với phép rửa tội trẻ sơ sinh, người ta nhấn mạnh rằng đức tin mà với nó, chúng ta được rửa tội là đức tin giáo hội, sự lớn lên trong đức tin của chúng ta diễn ra nhờ việc được lồng vào cái “chúng ta” có tính cộng đồng (101) này. Việc cử hành xác nhận điều này một cách long trọng sau lời tuyên xưng đức tin: “Đây là đức tin của chúng ta; Đây là đức tin của Giáo hội mà chúng ta tự hào tuyên xưng” [102]. Dịp này, cha mẹ hành động như là đại diện của Giáo hội, chào đón những đứa trẻ này vào lòng Giáo Hội [103]. Vì thế, phép rửa tội trẻ em được biện minh từ trách nhiệm giáo dục trong đức tin mà cha mẹ và các người đỡ đầu ký nhận, song song với trách nhiệm giáo dục chúng trong các phần khác của lãnh vực sống.
e) Đề xuất mục vụ: Đức tin cần cho phép rửa tội trẻ em
92. Nhiều gia đình sống đức tin và truyền nó lại, một cách minh nhiên và mặc nhiên, cho con cái họ, những người được họ giáo dục trong đức tin, sau khi đã rửa tội cho chúng ngay sau khi chúng sinh ra, theo phong tục Kitô giáo của tổ tiên. Tuy nhiên, có một số vấn đề ở đây. Ở một số nơi, số lượng rửa tội giảm đi đáng kể. Ở các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, chuyện rất thường là trẻ em, lúc chuẩn bị rước lễ lần đầu, mới phát hiện ra chúng chưa được rửa tội. Chuyện cũng rất thường là một số cha mẹ yêu cầu rửa tội cho con cái của họ do quy ước xã hội hoặc áp lực gia đình, mà không tham dự gì vào đời sống của Giáo hội và có những nghi ngờ nghiêm trọng trong ý định và khả năng cung cấp một nền giáo dục tương lai về đức tin cho con cái họ.
93. [Ánh sáng từ Thánh truyền].
Một cách hết sức liên tục, Giáo hội đã bảo vệ tính hợp pháp của bí tích rửa tội cho trẻ sơ sinh, bất chấp những lời chỉ trích cho rằng thực hành này hết sức cổ xưa. Trong thời gian sơ khai, chúng ta đã được kể cả gia đình được chịu phép rửa (xem Cv 16:15, 33). Truyền thống rửa tội cho trẻ sơ sinh đã có từ rất lâu đời. Nó đã được làm chứng bởi Truyền thống Tông đồ [104]. Một công đồng ở Carthage, từ năm 252, từng bênh vực nó [105]. Thách thức nổi tiếng của Tertullian đối với việc rửa tội cho trẻ sơ sinh chỉ có nghĩa nếu đây là một phong tục phổ biến [106]. Thực hành này luôn đi kèm với một khuôn mặt quan trọng trong giáo hội gần gũi với đứa trẻ (cha mẹ, cha mẹ đỡ đầu), những người cam kết cung cấp giáo dục trong đức tin cùng với việc giáo dục thường lệ của con cái họ. Hơn nữa, mức độ phép rửa cho trẻ sơ sinh càng trở thành một thực hành thường xuyên hơn, thì nhu cầu về giáo lý sau phép rửa để giáo huấn người chịu phép rửa trong đức tin, và do đó góp phần tránh càng xa càng tốt việc ghẻ lạnh hoặc xa cách đức tin của họ, càng được nhấn mạnh [107]. Không có khuôn mặt đại diện này cho đức tin giáo hội, phép rửa tội, một bí tích đức tin có đặc điểm ở bản chất đối thoại, sẽ thiếu một trong những thành tố thiết yếu của nó.
94. [Đề xuất mục vụ]. Trong trường hợp trẻ em, phải có niềm hy vọng vào việc giáo dục trong đức tin, nhờ đức tin của các người lớn chịu lãnh trách nhiệm. Không có bất cứ niềm hy vọng nào về một nền giáo dục trong tương lai về đức tin như thế, các điều kiện tối thiểu cho việc lãnh nhận phép rửa một cách có ý nghĩa sẽ không được thoả mãn [108].
Kỳ sau: 3. 2. Tính hỗ tương giữa đức tin và bí tích Thêm sức
91. Phép rửa tội trẻ sơ sinh đã được chứng thực từ thời cổ xưa [100]. Nó được biện minh ở lòng cha mẹ muốn con cái của họ dự phần vào ơn thánh bí tích, được tháp nhập vào Chúa Kitô và Giáo hội, trở thành thành viên của cộng đồng con cái Thiên Chúa như chúng đã là thành viên của gia đình, vì phép rửa là một phương tiện cứu rỗi, tha thứ tội lỗi, khởi từ tội nguyên tổ, và thông truyền ơn thánh. Đứa trẻ không có ý thức để ký nhận hay tự hào về tư cách thành viên trong gia đình tự nhiên của mình, như thường xảy ra với nhiều nghi thức khai tâm, chẳng hạn như việc cắt bì trong đức Do Thái. Nếu việc xã hội hóa theo đúng lộ trình thông thường của nó, đứa trẻ sẽ làm như vậy khi lớn lên thành người trẻ và người trưởng thành, với lòng biết ơn. Với phép rửa tội trẻ sơ sinh, người ta nhấn mạnh rằng đức tin mà với nó, chúng ta được rửa tội là đức tin giáo hội, sự lớn lên trong đức tin của chúng ta diễn ra nhờ việc được lồng vào cái “chúng ta” có tính cộng đồng (101) này. Việc cử hành xác nhận điều này một cách long trọng sau lời tuyên xưng đức tin: “Đây là đức tin của chúng ta; Đây là đức tin của Giáo hội mà chúng ta tự hào tuyên xưng” [102]. Dịp này, cha mẹ hành động như là đại diện của Giáo hội, chào đón những đứa trẻ này vào lòng Giáo Hội [103]. Vì thế, phép rửa tội trẻ em được biện minh từ trách nhiệm giáo dục trong đức tin mà cha mẹ và các người đỡ đầu ký nhận, song song với trách nhiệm giáo dục chúng trong các phần khác của lãnh vực sống.
e) Đề xuất mục vụ: Đức tin cần cho phép rửa tội trẻ em
92. Nhiều gia đình sống đức tin và truyền nó lại, một cách minh nhiên và mặc nhiên, cho con cái họ, những người được họ giáo dục trong đức tin, sau khi đã rửa tội cho chúng ngay sau khi chúng sinh ra, theo phong tục Kitô giáo của tổ tiên. Tuy nhiên, có một số vấn đề ở đây. Ở một số nơi, số lượng rửa tội giảm đi đáng kể. Ở các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, chuyện rất thường là trẻ em, lúc chuẩn bị rước lễ lần đầu, mới phát hiện ra chúng chưa được rửa tội. Chuyện cũng rất thường là một số cha mẹ yêu cầu rửa tội cho con cái của họ do quy ước xã hội hoặc áp lực gia đình, mà không tham dự gì vào đời sống của Giáo hội và có những nghi ngờ nghiêm trọng trong ý định và khả năng cung cấp một nền giáo dục tương lai về đức tin cho con cái họ.
93. [Ánh sáng từ Thánh truyền].
Một cách hết sức liên tục, Giáo hội đã bảo vệ tính hợp pháp của bí tích rửa tội cho trẻ sơ sinh, bất chấp những lời chỉ trích cho rằng thực hành này hết sức cổ xưa. Trong thời gian sơ khai, chúng ta đã được kể cả gia đình được chịu phép rửa (xem Cv 16:15, 33). Truyền thống rửa tội cho trẻ sơ sinh đã có từ rất lâu đời. Nó đã được làm chứng bởi Truyền thống Tông đồ [104]. Một công đồng ở Carthage, từ năm 252, từng bênh vực nó [105]. Thách thức nổi tiếng của Tertullian đối với việc rửa tội cho trẻ sơ sinh chỉ có nghĩa nếu đây là một phong tục phổ biến [106]. Thực hành này luôn đi kèm với một khuôn mặt quan trọng trong giáo hội gần gũi với đứa trẻ (cha mẹ, cha mẹ đỡ đầu), những người cam kết cung cấp giáo dục trong đức tin cùng với việc giáo dục thường lệ của con cái họ. Hơn nữa, mức độ phép rửa cho trẻ sơ sinh càng trở thành một thực hành thường xuyên hơn, thì nhu cầu về giáo lý sau phép rửa để giáo huấn người chịu phép rửa trong đức tin, và do đó góp phần tránh càng xa càng tốt việc ghẻ lạnh hoặc xa cách đức tin của họ, càng được nhấn mạnh [107]. Không có khuôn mặt đại diện này cho đức tin giáo hội, phép rửa tội, một bí tích đức tin có đặc điểm ở bản chất đối thoại, sẽ thiếu một trong những thành tố thiết yếu của nó.
94. [Đề xuất mục vụ]. Trong trường hợp trẻ em, phải có niềm hy vọng vào việc giáo dục trong đức tin, nhờ đức tin của các người lớn chịu lãnh trách nhiệm. Không có bất cứ niềm hy vọng nào về một nền giáo dục trong tương lai về đức tin như thế, các điều kiện tối thiểu cho việc lãnh nhận phép rửa một cách có ý nghĩa sẽ không được thoả mãn [108].
Kỳ sau: 3. 2. Tính hỗ tương giữa đức tin và bí tích Thêm sức