CN 33 TN A - LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM (24/11)
2 Mcb 7,1.20-23.27b-29; Rm 8,31b-39; Ga 12,20-32
CẦN LÀM CHỨNG CHO CHÚA NHƯ THẾ NÀO?
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Ga 12,20-32
(20) Trong số những người lên Giê-ru-sa-lem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy người Hy Lạp. (21) Họ đến gặp ông Phi-lip-phê, người Bết-xai-đa miền Ga-li-lê và xin rằng: ”Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giê-su”. (22) Ông Phi-lip-phê đi nói với ông An-rê. Ông An-rê cùng với ông Phi-lip-phê đến thưa với Đức Giê-su. (23) Đức Giê-su trả lời: ”Đã đến giờ Con Người được tôn vinh ! (24) Thật, Thầy bảo thật anh em: Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình. còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. (25) Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất. còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. (26) Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy, và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy. (27) Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến ! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này. nhưng chính vì giờ này mà Con đã đến. (28) Lạy Cha, xin tôn vinh danh Cha”. Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: ”Ta đã tôn vinh danh Ta. Ta sẽ còn tôn vinh nữa !” (29) Dân chúng đứng ở đó nghe vậy liền nói: ”Đó là tiếng sấm !” Người khác lại bảo: ”Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy !” (30) Đức Giê-su đáp: ”Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì Tôi, mà vì các người. (31) Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngòai ! (32) Phần Tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi”. (33) Đức Giê-su nói thế để ám chỉ người sẽ phải chết cách nào.
2. Ý CHÍNH:
Khi mấy người Hy-lạp đang ở Giê-ru-sa-lem yêu cầu các môn đệ cho được gặp Đức Giê-su, thì Người tuyên bố rằng: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh !” Sau đó, Người dùng hình ảnh một hạt lúa mì chỉ phát sinh thêm nhiều bông hạt khác nếu nó tự hủy đi. Cũng vậy, Người cũng sẽ phải trải qua sự chết rồi mới được vào trong vinh quang phục sinh. Về phần các môn đệ, các ông cũng cần phải đi con đường của Người: Ai coi thường mạng sống mình ở đời này, sẵn sàng thí mạng sống mình vì Đức Giê-su, thì sẽ có sự sống vĩnh cửu ở đời sau như Người đã hứa: “Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó”.
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1.LỜI CHÚA: ”Đã đến giờ Con Người được tôn vinh ! Thật, Thầy bảo thật anh em: Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình. còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”. (Ga 12,23-24).
2.CÂU CHUYỆN:
1) LOÀI NGƯỜI AI CŨNG SỢ CHẾT:
Một bác tiều phu đi đốn củi. Đốn được một bó to sắp mang về thì bác bỗng chợt nghĩ thấy đời mình sao khổ quá, tuổi đời cứ tăng lên, sức khoẻ thì sút đi, mà gánh nặng gia đình vẫn không đổi thay, lại thấy nhiều người chẳng phải lo đến chuyện cơm áo gạo tiền. Bác mới kêu lớn lên: "Ước gì tôi được gặp Thần Chết!"
Bác vừa nói xong thì thấy Thần Chết đứng ngay trước mặt, tay cầm lưỡi hái, miệng hỏi: "Ông lão muốn điều gì?" Bác liền sợ hãi run lập cập và trả lời rằng: "Bó củi to và nặng quá! Nhờ ngài giúp đưa nó lên vai tôi với".
Thế đó, dù có gặp đau khổ đến đâu, sự sống vẫn luôn được yêu quý hơn tất cả. Nhưng dù có quý trọng và giữ gìn đến đâu, cái chết vẫn là một sự thực không ai có thể phủ nhận được như lời Thánh vịnh: "Mạng người dù giá cao mấy nữa, thì rồi ra cũng chấm dứt đời đời. Nào phàm nhân sống mãi được sao mà chẳng phải đến ngày tận số?" (Tv 49,9-10)
2) THÀY GIẢNG AN-RÊ PHÚ YÊN SẴN SÀNG CHẾT VÌ DANH CHÚA:
Một thanh niên 19 tuổi bị tuyên án tử hình mà không được nói một lời để bào chữa mình. Người tuyên án là quan trấn tỉnh Phú Yên. Vào tháng 7 năm 1644 vị quan này từ triều đình nhà vua về, đem theo sắc lệnh cấm đạo và bắt đầu giam một ông già tên rửa tội là Anrê, rồi sai một toán lính đến nhà vị thừa sai Đắc Lộc để bắt thầy giảng số một là Inbaxu. Khi toán lính xông vào nhà tìm thầy Inbaxu thì chỉ gặp người thanh niên Phú Yên là người mà Cha Đắc Lộ đã rửa tội được ba năm và đã từng cho đi theo để giúp dạy giáo lý. Người thanh niên này đã can đảm nhận hết các tội chúng gán cho thầy Inbaxu và các thầy giảng, nên bị chúng trói lại và điệu đi. Anrê Phú Yên vui vẻ theo toán lính và trong suốt quảng đường không ngừng giảng cho những kẻ dẫn mình vào ngục biết đường tránh hỏa ngục hầu hưởng phúc Thiên Đàng.
Nhờ sự can thiệp của cha Đắc Lộ và một số thương gia người Bồ Đào Nha, ông già Anrê được tha bổng, còn Anrê Phú Yên thì không. Người thanh niên cường tráng này dám cương quyết thà chết chẳng thà bỏ đạo nên sẽ phải chết để nêu gương cho mọi người. Vậy lính dẫn Anrê Phú Yên tới thửa ruộng cách thành phố chừng nửa dặm. Mặc dầu đeo gông nặng, Anrê đi rất nhanh đến nỗi cha Đắc Lộ theo không kịp. Tới nơi hành quyết, thầy giảng trẻ tuổi Anrê quỳ xuống để tiếp tục chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Lính gác bao vây để ngăn không cho ai được vào bên trong cả. Tuy nhiên viên đội trưởng cho phép cha Đắc Lộ được vào đứng bên cạnh thầy. Cha thấy rõ mắt thầy Anrê ngước nhìn trời cao, miệng luôn hé mở và không ngừng kêu danh thánh Giê-su.
Một tên lính lấy giáo đâm thầy từ phía lưng, thâu qua ngực chừng hai bàn tay. Khi ấy thầy nhìn cha Đắc Lộ như để vĩnh biệt và cha khuyên thầy nhìn lên trời là nơi thầy sắp được Chúa Giê-su đón vào cõi phúc. Từ giây phút đó thầy chăm chú nhìn lên và không còn nhìn xuống nữa. Người lính rút lưỡi giáo ra đâm phát thứ hai, rồi đến phát thứ ba, hắn cố ý đâm trúng tim nhưng thầy vẫn chưa chết. Thấy thế, một tên lính khác lấy mã tấu chặt vào cổ thầy nhưng vẫn chưa kết thúc được. Phải thêm một nhát thứ hai đầu thầy mới lìa khỏi cổ, máu tuôn trào lai láng. Hành quyết xong, toán lính kéo nhau ra bờ sông rửa các vết máu. Cha Đắc Lộ liền nhặt lấy đầu thầy gói lại kỹ càng như một báu vật, còn xác thầy thì ngài cho tẩm liệm rồi gởi xuống tàu buôn đưa về Ma-cao chôn cất.
3) THÁNH AN-RÊ TRẦN AN DŨNG LẠC CAN ĐẢM LÀM CHỨNG CHO CHÚA:
Trần An Dũng Lạc sinh năm 1795, gia đình ngoại giáo nghèo khó ở Bắc Ninh. Lớn lên, cậu theo cha mẹ đến xứ Kẻ Chợ sinh sống. Tại đây, cậu được một thầy giảng nhận làm con nuôi và cho ăn học. Cậu được chịu phép rửa tội và nhận tên thánh là An-rê. Sau đó cậu đáp lại ơn gọi dâng mình cho Chúa và theo học tại chủng viện Vĩnh Trị. Thầy An-rê được thụ phong linh mục vào năm 1823 khi được 28 tuổi. Từ khi thụ phong linh mục, cha An-rê được sai đi giúp xứ. Ở đâu cha cũng nêu gương sáng đạo đức qua cuộc sống khổ hạnh. Ngoài những ngày giữ chay theo luật định, cha còn tự nguyện giữ chay thêm suốt cả Mùa Chay và các ngày Thứ Sáu Thứ Bảy hàng tuần. Nhờ đời sống đơn sơ khiêm hạ và khắc khổ như vậy, nên cha đã gây được thiện cảm của những người chung quanh và thành công trên bước đường tông đồ: qua cha, nhiều tội nhân đã được ơn giao hòa với Chúa và nhiều người lương đã tin vào Chúa và xin gia nhập đạo.
Khi đạo Công Giáo bị bách hại gắt gao thời vua Minh Mạng, cha An-rê Dũng đã phải trốn lánh ở nhiều nơi. Một lần kia ở Kẻ Roi, khi vừa dâng lễ xong thì bị quan quân vây bắt và được giáo dân chuộc về. Sau đó cha đã đổi tên Trần An Dũng thành Trần An Lạc. Lần thứ hai cha bị bắt ở xứ Kẻ Sông khi đang xưng tội với cha Phê-rô Thi. Hai cha bị quan quân đòi tiền chuộc tới 200 quan tiền. Nhưng giáo dân chỉ quyên góp được một nửa số tiền nói trên, nên chỉ mình cha Lạc được thả. Rồi cha lại bị đám lính khác bắt mang về huyện giam chung với cha Phê-rô Thi và cả hai được áp giải về Hà Nội.
Hôm sau, quan án cho điệu hai cha ra công đường tra xét và bắt phải bước qua Thánh Giá để tỏ ý bỏ đạo. Nhưng thay vì làm theo lệnh quan, hai cha lại cùng quì xuống hôn kính Thánh Giá và nói: “Không bao giờ chúng tôi chối Chúa và bỏ đạo cả. Chúng tôi đã suốt đời hy sinh vất vả đem Chúa đến cho người khác, thì lẽ nào bây giờ lại hèn nhát chối bỏ Chúa !”. Trước sự bất tuân của hai cha, quan tức giận sai lính đem nhốt các ngài vào ngục thất và làm thành án gửi về kinh. Suốt thời gian ở trong tù, hai cha luôn cầu nguyện và ăn chay hãm mình, xin Chúa cho được ơn bền đỗ đến cùng. Tuy giáo dân được phép thăm nuôi hằng ngày, nhưng hai cha yêu cầu họ đừng đem đồ ăn ngon đến, và nếu bữa nào có thịt cá thì các ngài lại cho các bạn tù hoặc cho lính canh.
Ngày 21 tháng 12 năm 1839, hai cha đã chính thức nghe án lệnh xử trảm của nhà vua. Rồi hai cha bị điệu ra pháp trường Cầu Giấy ở Hà Nội. Đến nơi, các ngài cầu nguyện ít phút, rồi cúi đầu cho lý hình dễ dàng thi hành phận sự. Đức Thánh Cha Lê-ô 13 đã tôn phong các ngài lên hàng chân phước tử đạo vào ngày 27 tháng 05 năm 1900. Và ngày 19 tháng 06 năm 1988, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II lại nâng các ngài lên bậc hiển thánh. Hội Thánh cũng chọn làm lễ kính “Thánh An-rê Trần An Dũng Lạc Và Các Bạn Tử Đạo” hay lễ kính “Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam”.
3. SUY NIỆM:
1) TỬ ĐẠO LÀ CHỌN CON ĐƯỜNG “QUA ĐAU KHỔ VÀO VINH QUANG”:
Đức Giê-su đã tiên báo: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy”. Rồi Người kêu gọi : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,22-23). Người tiên báo : “Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15,20). Lời tiên báo này đã được ứng nghiệm như sau:
- Ứng nghiệm nơi Đức Giê-su: Vào năm ba mươi tuổi, Đức Giê-su đã thi hành sứ vụ đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Các đầu mục Do thái do không tin Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế, nên tìm mọi cách để chống lại Người: Họ tố cáo Người lộng ngôn phạm thượng khi dám gọi Thiên Chúa là Cha “Ab-ba” (Cha ơi), và con xưng mình là Con Thiên Chúa; tố Người đã nhờ tay Quỷ Vương mà trừ quỷ; Tố Người phạm luật “hưu lễ” khi hành nghề chữa bệnh trong ngày Sabat; Tố Người đã xách động quần chúng không nôp thuế cho chính quyền Rô-ma... Cuối cùng họ đã bắt Người và kết án tử hình cho Người trong Thượng Hội Đồng Do Thái, rồi nộp Người cho quan Tổng Trấn Phi-la-tô và làm áp lực để ông này phải kết án tử hình thập giá cho Người.
- Ứng nghiệm nơi các Tông đồ: Sau lễ Ngũ Tuần, Các Tông đồ được đầy ơn Thánh Thần đã bắt đâu chu toàn sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem đến tận cùng thế giới là thủ đô Rô-ma. Các ông đã bị bắt bớ dánh đòn và bị kết án tử hình. Trong số 12 tông đồ thì ngoài Gio-an bị chết già, còn các vị khác đều bị giết chết vì danh Chúa Giê-su. Tông đồ Phê-rô bị đóng đinh ngược và tông đồ Phao-lô bị chém đầu tại thủ đô Rô-ma.
- Ứng nghiệm nơi Hội Thánh Sơ Khai: Giáo Hội Chúa Ki-tô đã trải qua gần 300 năm bị bách hại do người Do Thái và do các hoàng đế Rô-ma. Đến triều hoàng đế Công-tăng-tanh, đạo mới được sắc chỉ tha và sau đó đã trở thành quốc giáo. Trong suốt thời gian ấy, các tín hữu đã phải trốn tránh dưới các hang hố đào trong lòng đất, gọi là các hang toại đạo tại thủ đô Rô-ma. Rất nhiều Tông đồ và giáo dân đã bị bắt bớ, xử tử, nhất là dưới triều hoàng đế Nê-rông.
- Ứng nghiệm nơi Hội Thánh Việt Nam: Ngay từ thế kỷ 16, các vị thừa sai ngoại quốc đã đi theo các đoàn thương thuyền vượt biển từ các nước Âu châu đến Việt Nam giảng đạo theo lệnh Chúa truyền. Nhưng vua quan nước ta thời đó do thiếu khôn ngoan và hiểu biết, đã đồng hóa đạo với đế quốc xâm lược, và ra nhiều sắc chỉ cấm đạo. Phong trào Cần Vương, Văn Thân thời đó đã khích động dân chúng đi phá các làng theo đạo, đốt cháy nhiều nhà thờ và bắt bớ các vị thừa sai, các đạo trưởng và những người có uy tín trong đạo… Rất nhiều tín hữu phải bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn và sản nghiệp để chạy trốn vào những nơi rừng thiêng nước độc để bảo toàn mạng sống và để giữ vững đức tin. Đã có hàng trăm ngàn tín hữu bị bách hại trong thời kỳ này: Họ bị phân sáp thành vài ba người và phải vào ở giữa làng người lương. Nhiều làng Công Giáo bị đốt phá, nhiều nhà thờ bị triệt hạ. Trong số các tín hữu bị giết hại ấy, Hội Thánh sau khi điều tra đã tôn phong 117 vị có đầy đủ hồ sơ chứng tích vào hàng ngũ các thánh gọi là Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
2) TỬ ĐẠO LÀ SẴN SÀNG CHỊU CHẾT VÌ ĐỨC TIN ĐỂ LÀM CHỨNG CHO CHÚA:
- Một trong những thử thách mà vua quan ngày xưa áp dụng là đặt một cây thánh giá dưới đất rồi truyền cho các tín hữu bị bắt phải bước qua. Ai bước qua thánh giá để tỏ dấu công khai bỏ đạo thì sẽ được tha. Ai kiên quyết không bước qua thánh giá thì bị coi là ngoan cố nên sẽ bị hành hình đến chết.
- Trong số 117 vị thánh Tử Đạo Việt Nam có 8 Giám Mục, 50 Linh Mục, 59 Giáo Dân, một phụ nữ là bà Anê Lê Thị Thành, mẹ của sáu người con. Các ngài thuộc đủ mọi thành phần xã hội, lứa tuổi, ngành nghề như: công chức, thương gia, công nhân, quân nhân, y sĩ, ngư phủ, trùm họ v.v. Trong số đó, có một số nhà truyền giáo “ngoại quốc” như người Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý… đã đến Việt nam truyền đạo và đã được phúc tử vì đạo.
- Các ngài đã phải chịu mọi cực hình như: gông cùm xiềng xích trong cũi, bị voi giầy, bị trảm quyết (chặt đầu), xử giảo (thắt cổ), bị thiêu sinh (bị đốt cháy trong lửa đến chết), bị lăng trì (phân thây ra từng mảnh), bị bá đao (bị chém bằng trăm nhát đao), bị chết rũ tù (Chết bệnh trong thời gian đang ở tù)… để biểu lộ lòng mến tột đỉnh như lời Chúa phán: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).
3) TRỞ THÀNH NGƯỜI LÀM CHỨNG HAY THÀNH KẺ PHẢN CHỨNG:
a- Chúng ta cần làm chứng cho Chúa bằng sự thực thi giới răn yêu thương:
- Trong gia đình: Vợ chồng sẽ làm chứng cho Chúa bằng cách vun sới tình yêu bằng sự tôn trọng lẫn nhau, cha mẹ quan tâm nuôi dạy con cái nên người, con cái hiếu thảo vâng lời cha mẹ.
- Trong môi trường chung quanh: chúng ta chỉ chiếu sáng đức tin hay làm chứng cho Chúa cách hữu hiệu bằng lối sống yêu thương, tha thứ và khiêm nhường phục vụ tha nhân. Học trò làm chứng cho Chúa bằng việc chăm chỉ học hành, đạt được thành tích cao. Các cầu thủ bóng đá, các vận động viên thi đấu làm chứng cho Chúa bằng cách cố gắng đạt thành tích cao và được tuyên dương thăng thưởng…
b- Trái lại, chúng ta sẽ trở thành kẻ phản chứng:
- Trong gia đình: Khi ta không giữ lời thề chung thủy vợ chồng, chiều theo các đam mê lạc thú bất chính, dẫn đến ly hôn, phá đổ hạnh phúc gia đình. Khi cha mẹ nhẫn tâm giết chết con mình bằng cách áp dụng các phương pháp ngừa thai nhân tạo trái tự nhiên hoặc đi nạo phá thai.
- Trong môi trường chung quanh: Khi ta ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình, mà không quảng đại cho đi và khiêm nhường phục vụ. Chỉ lo tìm kiếm tiền bạc và chức quyền bằng bất cứ giá nào, dù phải vi phạm các giới răn của Chúa và của Hội Thánh. Khi ta thụ động trước những bất công và thờ ơ trước những người nghèo đói bất hạnh đang sống ngay gần bên ta. Khi ta nuôi lòng thù hận anh em, không chịu tha thứ và làm hòa theo lời Chúa dạy. Khi ta thoả hiệp với thế gian, cố tình bịt tai nhắm mắt trước những hà hiếp bất công, không dám bênh vực những người thấp cổ bé miệng như Tin Mừng đòi hỏi.
4. THẢO LUẬN:
1) Tại sao đạo Công Giáo luôn bị người đời thù ghét bách hại?
2) Tử đạo là sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho Chúa (x. Cv 1,8). Mỗi người chúng ta phải làm chứng cho Chúa thế nào trước mặt anh em lương dân?
5.NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU VỊ TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI. Xưa Chúa đã dạy các môn đệ : “Anh em sống giữa thế gian, nhưng không thuộc về trần gian”. Xin cho chúng con hôm nay đừng bao giờ bỏ Chúa để chạy theo những cám dỗ của thế gian, ma quỉ và xác thịt. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: “Con nhà tông không giống lông, cũng giống cánh” để chúng con luôn sống xứng đáng là những con cháu của các anh hùng Tử Đạo Việt Nam. Xin cho chúng con luôn chiếu ánh sáng tin yêu trước mặt người đời: Biết nở nụ cười thân ái mỗi khi tiếp xúc với tha nhân; Luôn chủ động đi bước trước để làm quen với những người mới; Động viên an ủi những ai gặp tai ương hoạn nạn; Khiêm nhường phục vụ những người đau yếu bất hạnh… để chúng con nên chứng nhân cho Tình Thương của Chúa và đưa được nhiều người về làm con Chúa trong gia đình Hội Thánh.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
2 Mcb 7,1.20-23.27b-29; Rm 8,31b-39; Ga 12,20-32
CẦN LÀM CHỨNG CHO CHÚA NHƯ THẾ NÀO?
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Ga 12,20-32
(20) Trong số những người lên Giê-ru-sa-lem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy người Hy Lạp. (21) Họ đến gặp ông Phi-lip-phê, người Bết-xai-đa miền Ga-li-lê và xin rằng: ”Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giê-su”. (22) Ông Phi-lip-phê đi nói với ông An-rê. Ông An-rê cùng với ông Phi-lip-phê đến thưa với Đức Giê-su. (23) Đức Giê-su trả lời: ”Đã đến giờ Con Người được tôn vinh ! (24) Thật, Thầy bảo thật anh em: Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình. còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. (25) Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất. còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. (26) Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy, và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy. (27) Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến ! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này. nhưng chính vì giờ này mà Con đã đến. (28) Lạy Cha, xin tôn vinh danh Cha”. Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: ”Ta đã tôn vinh danh Ta. Ta sẽ còn tôn vinh nữa !” (29) Dân chúng đứng ở đó nghe vậy liền nói: ”Đó là tiếng sấm !” Người khác lại bảo: ”Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy !” (30) Đức Giê-su đáp: ”Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì Tôi, mà vì các người. (31) Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngòai ! (32) Phần Tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi”. (33) Đức Giê-su nói thế để ám chỉ người sẽ phải chết cách nào.
2. Ý CHÍNH:
Khi mấy người Hy-lạp đang ở Giê-ru-sa-lem yêu cầu các môn đệ cho được gặp Đức Giê-su, thì Người tuyên bố rằng: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh !” Sau đó, Người dùng hình ảnh một hạt lúa mì chỉ phát sinh thêm nhiều bông hạt khác nếu nó tự hủy đi. Cũng vậy, Người cũng sẽ phải trải qua sự chết rồi mới được vào trong vinh quang phục sinh. Về phần các môn đệ, các ông cũng cần phải đi con đường của Người: Ai coi thường mạng sống mình ở đời này, sẵn sàng thí mạng sống mình vì Đức Giê-su, thì sẽ có sự sống vĩnh cửu ở đời sau như Người đã hứa: “Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó”.
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1.LỜI CHÚA: ”Đã đến giờ Con Người được tôn vinh ! Thật, Thầy bảo thật anh em: Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình. còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”. (Ga 12,23-24).
2.CÂU CHUYỆN:
1) LOÀI NGƯỜI AI CŨNG SỢ CHẾT:
Một bác tiều phu đi đốn củi. Đốn được một bó to sắp mang về thì bác bỗng chợt nghĩ thấy đời mình sao khổ quá, tuổi đời cứ tăng lên, sức khoẻ thì sút đi, mà gánh nặng gia đình vẫn không đổi thay, lại thấy nhiều người chẳng phải lo đến chuyện cơm áo gạo tiền. Bác mới kêu lớn lên: "Ước gì tôi được gặp Thần Chết!"
Bác vừa nói xong thì thấy Thần Chết đứng ngay trước mặt, tay cầm lưỡi hái, miệng hỏi: "Ông lão muốn điều gì?" Bác liền sợ hãi run lập cập và trả lời rằng: "Bó củi to và nặng quá! Nhờ ngài giúp đưa nó lên vai tôi với".
Thế đó, dù có gặp đau khổ đến đâu, sự sống vẫn luôn được yêu quý hơn tất cả. Nhưng dù có quý trọng và giữ gìn đến đâu, cái chết vẫn là một sự thực không ai có thể phủ nhận được như lời Thánh vịnh: "Mạng người dù giá cao mấy nữa, thì rồi ra cũng chấm dứt đời đời. Nào phàm nhân sống mãi được sao mà chẳng phải đến ngày tận số?" (Tv 49,9-10)
2) THÀY GIẢNG AN-RÊ PHÚ YÊN SẴN SÀNG CHẾT VÌ DANH CHÚA:
Một thanh niên 19 tuổi bị tuyên án tử hình mà không được nói một lời để bào chữa mình. Người tuyên án là quan trấn tỉnh Phú Yên. Vào tháng 7 năm 1644 vị quan này từ triều đình nhà vua về, đem theo sắc lệnh cấm đạo và bắt đầu giam một ông già tên rửa tội là Anrê, rồi sai một toán lính đến nhà vị thừa sai Đắc Lộc để bắt thầy giảng số một là Inbaxu. Khi toán lính xông vào nhà tìm thầy Inbaxu thì chỉ gặp người thanh niên Phú Yên là người mà Cha Đắc Lộ đã rửa tội được ba năm và đã từng cho đi theo để giúp dạy giáo lý. Người thanh niên này đã can đảm nhận hết các tội chúng gán cho thầy Inbaxu và các thầy giảng, nên bị chúng trói lại và điệu đi. Anrê Phú Yên vui vẻ theo toán lính và trong suốt quảng đường không ngừng giảng cho những kẻ dẫn mình vào ngục biết đường tránh hỏa ngục hầu hưởng phúc Thiên Đàng.
Nhờ sự can thiệp của cha Đắc Lộ và một số thương gia người Bồ Đào Nha, ông già Anrê được tha bổng, còn Anrê Phú Yên thì không. Người thanh niên cường tráng này dám cương quyết thà chết chẳng thà bỏ đạo nên sẽ phải chết để nêu gương cho mọi người. Vậy lính dẫn Anrê Phú Yên tới thửa ruộng cách thành phố chừng nửa dặm. Mặc dầu đeo gông nặng, Anrê đi rất nhanh đến nỗi cha Đắc Lộ theo không kịp. Tới nơi hành quyết, thầy giảng trẻ tuổi Anrê quỳ xuống để tiếp tục chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Lính gác bao vây để ngăn không cho ai được vào bên trong cả. Tuy nhiên viên đội trưởng cho phép cha Đắc Lộ được vào đứng bên cạnh thầy. Cha thấy rõ mắt thầy Anrê ngước nhìn trời cao, miệng luôn hé mở và không ngừng kêu danh thánh Giê-su.
Một tên lính lấy giáo đâm thầy từ phía lưng, thâu qua ngực chừng hai bàn tay. Khi ấy thầy nhìn cha Đắc Lộ như để vĩnh biệt và cha khuyên thầy nhìn lên trời là nơi thầy sắp được Chúa Giê-su đón vào cõi phúc. Từ giây phút đó thầy chăm chú nhìn lên và không còn nhìn xuống nữa. Người lính rút lưỡi giáo ra đâm phát thứ hai, rồi đến phát thứ ba, hắn cố ý đâm trúng tim nhưng thầy vẫn chưa chết. Thấy thế, một tên lính khác lấy mã tấu chặt vào cổ thầy nhưng vẫn chưa kết thúc được. Phải thêm một nhát thứ hai đầu thầy mới lìa khỏi cổ, máu tuôn trào lai láng. Hành quyết xong, toán lính kéo nhau ra bờ sông rửa các vết máu. Cha Đắc Lộ liền nhặt lấy đầu thầy gói lại kỹ càng như một báu vật, còn xác thầy thì ngài cho tẩm liệm rồi gởi xuống tàu buôn đưa về Ma-cao chôn cất.
3) THÁNH AN-RÊ TRẦN AN DŨNG LẠC CAN ĐẢM LÀM CHỨNG CHO CHÚA:
Trần An Dũng Lạc sinh năm 1795, gia đình ngoại giáo nghèo khó ở Bắc Ninh. Lớn lên, cậu theo cha mẹ đến xứ Kẻ Chợ sinh sống. Tại đây, cậu được một thầy giảng nhận làm con nuôi và cho ăn học. Cậu được chịu phép rửa tội và nhận tên thánh là An-rê. Sau đó cậu đáp lại ơn gọi dâng mình cho Chúa và theo học tại chủng viện Vĩnh Trị. Thầy An-rê được thụ phong linh mục vào năm 1823 khi được 28 tuổi. Từ khi thụ phong linh mục, cha An-rê được sai đi giúp xứ. Ở đâu cha cũng nêu gương sáng đạo đức qua cuộc sống khổ hạnh. Ngoài những ngày giữ chay theo luật định, cha còn tự nguyện giữ chay thêm suốt cả Mùa Chay và các ngày Thứ Sáu Thứ Bảy hàng tuần. Nhờ đời sống đơn sơ khiêm hạ và khắc khổ như vậy, nên cha đã gây được thiện cảm của những người chung quanh và thành công trên bước đường tông đồ: qua cha, nhiều tội nhân đã được ơn giao hòa với Chúa và nhiều người lương đã tin vào Chúa và xin gia nhập đạo.
Khi đạo Công Giáo bị bách hại gắt gao thời vua Minh Mạng, cha An-rê Dũng đã phải trốn lánh ở nhiều nơi. Một lần kia ở Kẻ Roi, khi vừa dâng lễ xong thì bị quan quân vây bắt và được giáo dân chuộc về. Sau đó cha đã đổi tên Trần An Dũng thành Trần An Lạc. Lần thứ hai cha bị bắt ở xứ Kẻ Sông khi đang xưng tội với cha Phê-rô Thi. Hai cha bị quan quân đòi tiền chuộc tới 200 quan tiền. Nhưng giáo dân chỉ quyên góp được một nửa số tiền nói trên, nên chỉ mình cha Lạc được thả. Rồi cha lại bị đám lính khác bắt mang về huyện giam chung với cha Phê-rô Thi và cả hai được áp giải về Hà Nội.
Hôm sau, quan án cho điệu hai cha ra công đường tra xét và bắt phải bước qua Thánh Giá để tỏ ý bỏ đạo. Nhưng thay vì làm theo lệnh quan, hai cha lại cùng quì xuống hôn kính Thánh Giá và nói: “Không bao giờ chúng tôi chối Chúa và bỏ đạo cả. Chúng tôi đã suốt đời hy sinh vất vả đem Chúa đến cho người khác, thì lẽ nào bây giờ lại hèn nhát chối bỏ Chúa !”. Trước sự bất tuân của hai cha, quan tức giận sai lính đem nhốt các ngài vào ngục thất và làm thành án gửi về kinh. Suốt thời gian ở trong tù, hai cha luôn cầu nguyện và ăn chay hãm mình, xin Chúa cho được ơn bền đỗ đến cùng. Tuy giáo dân được phép thăm nuôi hằng ngày, nhưng hai cha yêu cầu họ đừng đem đồ ăn ngon đến, và nếu bữa nào có thịt cá thì các ngài lại cho các bạn tù hoặc cho lính canh.
Ngày 21 tháng 12 năm 1839, hai cha đã chính thức nghe án lệnh xử trảm của nhà vua. Rồi hai cha bị điệu ra pháp trường Cầu Giấy ở Hà Nội. Đến nơi, các ngài cầu nguyện ít phút, rồi cúi đầu cho lý hình dễ dàng thi hành phận sự. Đức Thánh Cha Lê-ô 13 đã tôn phong các ngài lên hàng chân phước tử đạo vào ngày 27 tháng 05 năm 1900. Và ngày 19 tháng 06 năm 1988, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II lại nâng các ngài lên bậc hiển thánh. Hội Thánh cũng chọn làm lễ kính “Thánh An-rê Trần An Dũng Lạc Và Các Bạn Tử Đạo” hay lễ kính “Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam”.
3. SUY NIỆM:
1) TỬ ĐẠO LÀ CHỌN CON ĐƯỜNG “QUA ĐAU KHỔ VÀO VINH QUANG”:
Đức Giê-su đã tiên báo: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy”. Rồi Người kêu gọi : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,22-23). Người tiên báo : “Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15,20). Lời tiên báo này đã được ứng nghiệm như sau:
- Ứng nghiệm nơi Đức Giê-su: Vào năm ba mươi tuổi, Đức Giê-su đã thi hành sứ vụ đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Các đầu mục Do thái do không tin Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế, nên tìm mọi cách để chống lại Người: Họ tố cáo Người lộng ngôn phạm thượng khi dám gọi Thiên Chúa là Cha “Ab-ba” (Cha ơi), và con xưng mình là Con Thiên Chúa; tố Người đã nhờ tay Quỷ Vương mà trừ quỷ; Tố Người phạm luật “hưu lễ” khi hành nghề chữa bệnh trong ngày Sabat; Tố Người đã xách động quần chúng không nôp thuế cho chính quyền Rô-ma... Cuối cùng họ đã bắt Người và kết án tử hình cho Người trong Thượng Hội Đồng Do Thái, rồi nộp Người cho quan Tổng Trấn Phi-la-tô và làm áp lực để ông này phải kết án tử hình thập giá cho Người.
- Ứng nghiệm nơi các Tông đồ: Sau lễ Ngũ Tuần, Các Tông đồ được đầy ơn Thánh Thần đã bắt đâu chu toàn sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem đến tận cùng thế giới là thủ đô Rô-ma. Các ông đã bị bắt bớ dánh đòn và bị kết án tử hình. Trong số 12 tông đồ thì ngoài Gio-an bị chết già, còn các vị khác đều bị giết chết vì danh Chúa Giê-su. Tông đồ Phê-rô bị đóng đinh ngược và tông đồ Phao-lô bị chém đầu tại thủ đô Rô-ma.
- Ứng nghiệm nơi Hội Thánh Sơ Khai: Giáo Hội Chúa Ki-tô đã trải qua gần 300 năm bị bách hại do người Do Thái và do các hoàng đế Rô-ma. Đến triều hoàng đế Công-tăng-tanh, đạo mới được sắc chỉ tha và sau đó đã trở thành quốc giáo. Trong suốt thời gian ấy, các tín hữu đã phải trốn tránh dưới các hang hố đào trong lòng đất, gọi là các hang toại đạo tại thủ đô Rô-ma. Rất nhiều Tông đồ và giáo dân đã bị bắt bớ, xử tử, nhất là dưới triều hoàng đế Nê-rông.
- Ứng nghiệm nơi Hội Thánh Việt Nam: Ngay từ thế kỷ 16, các vị thừa sai ngoại quốc đã đi theo các đoàn thương thuyền vượt biển từ các nước Âu châu đến Việt Nam giảng đạo theo lệnh Chúa truyền. Nhưng vua quan nước ta thời đó do thiếu khôn ngoan và hiểu biết, đã đồng hóa đạo với đế quốc xâm lược, và ra nhiều sắc chỉ cấm đạo. Phong trào Cần Vương, Văn Thân thời đó đã khích động dân chúng đi phá các làng theo đạo, đốt cháy nhiều nhà thờ và bắt bớ các vị thừa sai, các đạo trưởng và những người có uy tín trong đạo… Rất nhiều tín hữu phải bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn và sản nghiệp để chạy trốn vào những nơi rừng thiêng nước độc để bảo toàn mạng sống và để giữ vững đức tin. Đã có hàng trăm ngàn tín hữu bị bách hại trong thời kỳ này: Họ bị phân sáp thành vài ba người và phải vào ở giữa làng người lương. Nhiều làng Công Giáo bị đốt phá, nhiều nhà thờ bị triệt hạ. Trong số các tín hữu bị giết hại ấy, Hội Thánh sau khi điều tra đã tôn phong 117 vị có đầy đủ hồ sơ chứng tích vào hàng ngũ các thánh gọi là Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
2) TỬ ĐẠO LÀ SẴN SÀNG CHỊU CHẾT VÌ ĐỨC TIN ĐỂ LÀM CHỨNG CHO CHÚA:
- Một trong những thử thách mà vua quan ngày xưa áp dụng là đặt một cây thánh giá dưới đất rồi truyền cho các tín hữu bị bắt phải bước qua. Ai bước qua thánh giá để tỏ dấu công khai bỏ đạo thì sẽ được tha. Ai kiên quyết không bước qua thánh giá thì bị coi là ngoan cố nên sẽ bị hành hình đến chết.
- Trong số 117 vị thánh Tử Đạo Việt Nam có 8 Giám Mục, 50 Linh Mục, 59 Giáo Dân, một phụ nữ là bà Anê Lê Thị Thành, mẹ của sáu người con. Các ngài thuộc đủ mọi thành phần xã hội, lứa tuổi, ngành nghề như: công chức, thương gia, công nhân, quân nhân, y sĩ, ngư phủ, trùm họ v.v. Trong số đó, có một số nhà truyền giáo “ngoại quốc” như người Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý… đã đến Việt nam truyền đạo và đã được phúc tử vì đạo.
- Các ngài đã phải chịu mọi cực hình như: gông cùm xiềng xích trong cũi, bị voi giầy, bị trảm quyết (chặt đầu), xử giảo (thắt cổ), bị thiêu sinh (bị đốt cháy trong lửa đến chết), bị lăng trì (phân thây ra từng mảnh), bị bá đao (bị chém bằng trăm nhát đao), bị chết rũ tù (Chết bệnh trong thời gian đang ở tù)… để biểu lộ lòng mến tột đỉnh như lời Chúa phán: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).
3) TRỞ THÀNH NGƯỜI LÀM CHỨNG HAY THÀNH KẺ PHẢN CHỨNG:
a- Chúng ta cần làm chứng cho Chúa bằng sự thực thi giới răn yêu thương:
- Trong gia đình: Vợ chồng sẽ làm chứng cho Chúa bằng cách vun sới tình yêu bằng sự tôn trọng lẫn nhau, cha mẹ quan tâm nuôi dạy con cái nên người, con cái hiếu thảo vâng lời cha mẹ.
- Trong môi trường chung quanh: chúng ta chỉ chiếu sáng đức tin hay làm chứng cho Chúa cách hữu hiệu bằng lối sống yêu thương, tha thứ và khiêm nhường phục vụ tha nhân. Học trò làm chứng cho Chúa bằng việc chăm chỉ học hành, đạt được thành tích cao. Các cầu thủ bóng đá, các vận động viên thi đấu làm chứng cho Chúa bằng cách cố gắng đạt thành tích cao và được tuyên dương thăng thưởng…
b- Trái lại, chúng ta sẽ trở thành kẻ phản chứng:
- Trong gia đình: Khi ta không giữ lời thề chung thủy vợ chồng, chiều theo các đam mê lạc thú bất chính, dẫn đến ly hôn, phá đổ hạnh phúc gia đình. Khi cha mẹ nhẫn tâm giết chết con mình bằng cách áp dụng các phương pháp ngừa thai nhân tạo trái tự nhiên hoặc đi nạo phá thai.
- Trong môi trường chung quanh: Khi ta ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình, mà không quảng đại cho đi và khiêm nhường phục vụ. Chỉ lo tìm kiếm tiền bạc và chức quyền bằng bất cứ giá nào, dù phải vi phạm các giới răn của Chúa và của Hội Thánh. Khi ta thụ động trước những bất công và thờ ơ trước những người nghèo đói bất hạnh đang sống ngay gần bên ta. Khi ta nuôi lòng thù hận anh em, không chịu tha thứ và làm hòa theo lời Chúa dạy. Khi ta thoả hiệp với thế gian, cố tình bịt tai nhắm mắt trước những hà hiếp bất công, không dám bênh vực những người thấp cổ bé miệng như Tin Mừng đòi hỏi.
4. THẢO LUẬN:
1) Tại sao đạo Công Giáo luôn bị người đời thù ghét bách hại?
2) Tử đạo là sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho Chúa (x. Cv 1,8). Mỗi người chúng ta phải làm chứng cho Chúa thế nào trước mặt anh em lương dân?
5.NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU VỊ TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI. Xưa Chúa đã dạy các môn đệ : “Anh em sống giữa thế gian, nhưng không thuộc về trần gian”. Xin cho chúng con hôm nay đừng bao giờ bỏ Chúa để chạy theo những cám dỗ của thế gian, ma quỉ và xác thịt. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: “Con nhà tông không giống lông, cũng giống cánh” để chúng con luôn sống xứng đáng là những con cháu của các anh hùng Tử Đạo Việt Nam. Xin cho chúng con luôn chiếu ánh sáng tin yêu trước mặt người đời: Biết nở nụ cười thân ái mỗi khi tiếp xúc với tha nhân; Luôn chủ động đi bước trước để làm quen với những người mới; Động viên an ủi những ai gặp tai ương hoạn nạn; Khiêm nhường phục vụ những người đau yếu bất hạnh… để chúng con nên chứng nhân cho Tình Thương của Chúa và đưa được nhiều người về làm con Chúa trong gia đình Hội Thánh.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.