9 cách để giúp cho cuộc sống tâm linh của chúng ta được khởi sắc

Có phải chúng ta đang có một đời sống tâm linh bị động không? Nếu đúng thế, thì việc thay đổi về lề lối cầu nguyện sẽ giúp cho đức tin của chúng ta được phát triển và lớn mạnh ngay!

Những thói quen tốt cũng như xấu, thì rất khó mà thay đổi. Người Công Giáo chúng ta có rất nhiều thói quen tốt như: lần hạt mân côi, tham dự Thánh Lễ, phục vụ trong Ban Hành Giáo hay tham gia vào việc tổ chức một ngày lễ hội nào đó trong xứ đạo. Thế tại làm sao mà chúng ta phải nghĩ đến việc phải thay đổi một trong những thói quen tốt đó?

Một thói quen chính là một cung cách hành xử chúng ta lập đi lập lại cho đến khi nó trở thành một điều gì đó không được tự nguyện cho lắm. Có phải chúng ta luôn lúc nào cũng đi dự Thánh Lễ vào chính giờ giấc đó, ngồi cùng một hàng ghế và gặp gỡ đi gặp gỡ lại những người bạn của chúng ta không? Khi có mặt tại nhà, phải chăng chúng ta luôn lúc nào cũng đọc một lời cầu nguyện tương tự từ ngày này đến ngày khác, đến cùng những vị Thánh? Nếu thế, thì chúng ta, cũng giống như bao nhiêu người Công Giáo khác là bị vướng vào một đời sống tâm linh bị động.

Việc lặp đi lặp lại chính là cách để tạo ra sự an ủi. Chúng ta muốn biết được những gì mà chúng ta mong đợi, những gì mà chúng ta nói, và những gì mà chúng ta làm. Thay đổi có thể tạo ra sự khó khăn, đặc biệt là khi chúng ta chẳng hề làm điều gì xấu xa cả. Thế nhưng việc thực tập một thói quen không mấy ý thức có thể dẫn chúng ta đến sự buồn chán, sự bất mãn, và thiếu tính năng nổ, hoạt bát.

Liệu chúng ta có nên phá vỡ những thói quen tốt đó không? Không hẳn thế. Dưới đây là 9 cách, chứ không phải là thói quen thứ 10, sẽ giúp chúng ta biết đem ra áp dụng những thói quen bổ ích mới và giữ cho đức tin của chúng ta ngày càng được sống động và hoạt bát hơn.

Cách 1: Tham Dự Thánh Lễ Khác Giờ

Gặp các thành viên mới trong giáo xứ, lắng nghe về loại nhạc phụng vụ khác, hoặc lắng nghe bài giảng của một vị linh mục hay phó tế khác, có thể giúp cho chúng ta biết cảm nghiệm được sự mới mẽ và linh thiêng của Thánh Lễ. Dự Thánh Lễ dành cho trẻ em cũng là cách để khơi dậy nên sự nhiệt huyết của chúng ta dành cho phụng vụ, vì một giáo xứ đông kín trẻ em và có nhiều giọng hát trẻ cất lên qua các bài hát, chính là cách để mang đến niềm hy vọng mới trong tương lai của giáo xứ.

Cách 2: Tìm Một Chổ Ngồi Mới

Để cảm nghiệm về Thánh Lễ, về những cuộc họp hội đồng giáo xứ và các hoạt động mang tính chất xã hội - từ một góc độ mới. Đó cũng là cách để khuyến khích những người khác làm điều tương tự. Do vậy, chúng ta hãy chuyển chổ ngồi và hãy hòa mình chúng ta vào.

Cách 3: Tình Nguyện Để Làm Một Điều Gì Đó Mới Lạ

Hãy cố thử các hoạt động tình nguyện khác để giúp chúng ta được hưng phấn và hoạt bát lên. Thay vì phải tình nguyện đứng ra bán vé xổ số cứ vào mỗi mùa hè trong giáo xứ, thì lần này chúng ta hãy tình nguyện giúp chuẩn bị thức ăn, chẳng hạn. Nếu chúng ta vẫn thường là những người hướng dẫn giáo dân tìm ghế ngồi trong nhà thờ, thì nay chúng ta hãy tình nguyện lên đọc Sách Thánh, hoặc tham gia vào các ban khác trong họ đạo.

Cách 4: Hãy Biết Lắng Nghe Thiên Chúa

Khi Matthew Kelley, tác giả và là thuyết trình viên gây rất nhiều thiện cảm, hỏi mọi người tại sao họ không cầu nguyện, thì câu trả lời mà Ông nhận được chính là, vì lời cầu nguyện quá nhàm chán. Việc lặp đi lặp lại một lời cầu nguyện là điều quan trọng, nhưng nếu lặp đi lặp lại mà không có suy nghĩ hay để tâm trí luẫn quẩn, hoặc lạc mất vào nơi nào đó, thì chẳng khác nào cầu nguyện mà không có cảm xúc hay biết lắng nghe vậy. Để giữ cho đời sống cầu nguyện ngày càng được sinh động hơn, Kelly nêu ra rằng, chúng ta cần phải biết lắng nghe Thiên Chúa cũng như phải năng trò chuyện với Ngài. Thay vì phải phá bỏ thói quen cầu nguyện, thì chúng ta cần tạo nên thói quen biết lắng nghe, xem sao?

Cách 5: Hãy Đọc, Suy Gẫm và Thảo Luận

Đọc các tài liệu về tôn giáo dạy cho chúng ta hiểu biết thêm về đức tin của chúng ta, giúp chúng ta mở mang tâm trí và cõi lòng chúng ta. Hãy đọc và suy gẫm nhiều nguồn tài liệu Công Giáo khác nhau, chứ không phải chỉ những loại tài liệu được giao đến tận nhà cho chúng ta. Hãy thảo luận những gì chúng ta học hỏi được để cỗ võ một cuộc đối thoại giữa vợ-chồng, các con, các bè bạn và những thành viên khác trong giáo xứ.

Cách 6: Hãy Tìm Những Vị Thánh Mới Khác

Thomas J. Craughwell, trong cuốn sách của Ông viết về “Tất Cả Các Vị Thánh Dành Cho Từng Dịp: 101 Vị Thánh Bổn Mạng Linh Nhất Ở Trên Nước Thiên Đàng” (Saints for Every Occasion: 101 of Heaven’s Most Powerful Patrons) do nhà xuất bản Stampley Enterprises phát hành vào năm 2000, đã nhắc nhở chúng ta rằng tất cả các vị Thánh trong quá khứ ngày hôm nay vẫn còn rất linh. Biết được những câu chuyện về những vị Thánh anh dũng này sẽ giúp và nâng đỡ chúng ta trong những lúc khốn cùng nhất của cuộc sống chúng ta. Việc kiến tạo nên một mối quan hệ gần gũi và thân mật với một vị Thánh phù hợp với từng hoàn cảnh riêng biệt của chúng ta, sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều, khi chúng ta cần những vị Thánh này giúp chuyển cầu lời khẩn nguyện của chúng ta lên cho Thiên Chúa.

Cách 7: Hãy Hát Một Bài Hát Mới

Nữ tu Sandra DeGidio, OSM trong cuốn sách “Làm Sao Mà Chúng Ta Cử Hành Thánh Lễ” (How All of Us Celebrate Mass do nhà sách St. Anthony Messenger phát hành) đã từng nói: “Âm nhạc chính là phần thơ âm của việc phụng tự. Hãy hát mạnh hơn, hát rõ và lớn hơn, giống như thể chúng ta đang vươn và mở rộng đôi bàn tay của chúng ta đến với những người khác, để chúng ta có thể làm chứng cho đức tin của chúng ta.” Chúng ta cũng đừng ngại vì hát sai nốt nhạc. Hãy hát to và rõ ràng, hãy hát trong niềm hân hoan, và vui sướng. Nếu chúng ta làm như vậy, thì các thành viên khác trong giáo xứ cũng sẽ bắt chước và làm theo.

Cách 8: Hãy Mạo Hiểm Ra Khỏi Vùng An Toàn

Việc phá vở một đường mòn thường đòi hỏi chúng ta phải mạo hiểm bước vào vùng lãnh thổ xa lạ. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ có cảm giác hơi lạc lõng nơi bục giảng kinh ở giáo đường hay khiến chúng ta ngần ngại khi phải chia sẽ cảm nghĩ và những kinh nghiệm của chúng ta trong một buổi tĩnh tâm. Rời khỏi vùng êm ái có thể là rất khó đối với chúng ta, nhưng nếu ở lại, thì không chóng thì chày, chúng ta sẽ phải mỏi mệt, và hao mòn.

Cách 9: Hãy Tỏ Ra Một Thái Độ Mới

Tác giả Metthey Kelly trong cuốn sách có nhan đề: “Lời Mời Gọi Vào Niềm Vui: Sống Trong Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa” (A Call to Joy: Living in the Presence of God) do nhà sách Beacon Publishing phát hành vào năm 1999, đã từng viết rằng: “Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc hơn trong ngày hôm nay hơn là bạn đã từng hạnh phúc vào ngày hôm qua, chỉ trừ khi nào, bạn làm một điều gì đó khác biệt, hay chí ít là trong một thái độ khác biệt, hay với một trạng thái khác biệt trong tâm trí.” Việc phá vỡ một đời sống tâm linh tẻ nhạt và buồn chán không có nghĩa là phải thay đổi những gì mà chúng ta đang làm, mà là thay đổi cái cung cách mà chúng ta đã, đang và sẽ làm. Thái độ mới của chúng ta sẽ giúp cho người khác biết diện đối với những sợ hãi cũng như từ bỏ những nổi sợ hãi đó của riêng họ.

Mối quan hệ của chúng ta với Giáo Hội, với đời sống đức tin của chúng ta, và với Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải biết nổ lực và canh tân không ngừng. Như Kelly đã viết: “Bạn không thể nào vừa thay đổi lại vừa trở lại như cũ được.” Giáo Hội của chúng ta là một thi thể sống động luôn thay đổi và phát triển không ngừng. Chúng ta đừng có chần chừ đứng bất động tại đó mãi! Có rất nhiều cách để thay đổi đời sống tâm linh thụ động của chúng ta, và ngày hôm nay, chúng ta phải nên chọn một, và chỉ một mà thôi!

(Đây là bài viết của tác giả Luann McLane dưới nhan đề: “9 Ways to Jump-Start Your Life” được trích đăng trong Catholic Digest số ra tháng 6/2005 từ trang 88 đến trang 91. Xin trích dịch lại để chúng ta tham khảo.)