1. Quân đội Nga đã chạy còn cố cướp

Quân đội Nga đang cướp bóc các doanh nghiệp nằm ở thành phố Melitopol, trong vùng Zaporizhzhia. Đó là một dấu chỉ cụ thể cho thấy quân Nga sắp bỏ chạy. Thị trưởng Melitopol, Ivan Fedorov, cho biết như trên.

“Ngày hôm kia, chúng đã cướp nhà máy quốc doanh duy nhất có trụ sở tại Melitopol, là nhà máy Hydromash. Đáng buồn là, nhà máy đã phải ngưng sản xuất trong nhiều năm, nhưng chúng tôi đã bảo toàn được cơ sở vật chất và kỹ thuật - tất cả các công cụ kỹ thuật và máy áp lực, và hoạt động sản xuất lẽ ra đã có thể tiếp tục trở lại. Nhưng, những kẻ chiếm đóng Nga bắt đầu cướp phá và lấy đi mọi thứ,” Fedorov nói.

Theo lời của ông, tình hình cũng tương tự tại Nhà máy Phụ tùng Máy kéo và Động cơ Melitopol, nơi đã bị quân đội Nga chiếm giữ từ những ngày đầu quân Nga xâm lược.

“Ở đó, họ đã lấy hết đồ đạc trong nhà. Tuy nhiên, nhà máy này rất đáng chú ý vì đã hợp tác với ngành công nghiệp quốc phòng của Ukrein. Bây giờ, chúng đang cố gắng để cướp doanh nghiệp này nhằm phục vụ cho tổ hợp quốc phòng của Nga”.

Theo Fedorov, tài sản dân thường ở Melitopol cũng là đối tượng bị quân Nga cướp bóc. Các đường phố gần như vắng bóng người sau 4 giờ chiều vì tình trạng chặn đường cướp bóc tràn lan.

Trong lịch sử khi Nga rút chạy khỏi Ukrein, họ thường đốt phá và cướp bóc, đó là những dấu chỉ dễ nhận ra nhất cho người Ukrein biết Nga sắp bỏ chạy. Thị trưởng Melitopol Ivan Fedorov cho biết trong những ngày này phong trào du kích địa phương đã bùng lên mạnh mẽ, tiêu diệt hơn 100 quân chiếm đóng và hoàn thành hơn 20 hoạt động kháng chiến thành công. Phần lớn quân nhân Nga bị giết là những kẻ đi thành từng nhóm nhỏ cướp bóc của người dân.

“Viện Nghiên cứu Chiến tranh Hoa Kỳ đã chọn Melitopol là trung tâm của phong trào du kích Ukrein. Kể từ những ngày đầu tiên bị chiếm đóng, hàng nghìn cư dân Melitopol đã cho thấy rõ ràng rằng Orc không có chỗ đứng trên đất Ukrein”

Orc là quái nhân hình người đầu thú, được người Ukrein dùng để chỉ quân Nga.

Thị trưởng Fedorov, hiện đang sống lưu vong tại thành phố Zaporizhzhia lân cận nói:

“Trong suốt những ngày bị chiếm đóng, tinh thần của Melitopol càng trở nên mạnh mẽ hơn và không thể phá vỡ. Một mạng lưới bí mật sâu sắc của những người yêu nước ủng hộ Ukrein đã được xây dựng trong thành phố và quận Melitopol.”

2. Nga trên đà chiến bại, Hoa Kỳ, Anh và Liên Hiệp Âu Châu họp khẩn nhằm tăng tốc việc tịch thu tài sản tài phiệt Nga

Hôm Chúa Nhật 15 tháng 5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, đã có cuộc gặp gỡ tại Berlin với Liz Truss, ngoại trưởng Vương quốc Anh; Philippe Errera, Tổng giám đốc phụ trách các vấn đề chính trị và an ninh của Pháp; và Annalena Baerbock, ngoại trưởng Đức.

Họ đã thảo luận về cuộc xâm lược của Nga vào Ukrein, và Kế hoạch Hành động Toàn diện chung.

Vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là ngân khoản nhằm tái thiết Ukrein sau chiến tranh. Tiền tịch thu được của các nhà tài phiệt Nga là một nguồn rất đáng kể.

Hôm 23 tháng Hai, tức là một ngày trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukrein, đứng trước các tin tình báo là Nga sẽ tấn công, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã ra lệnh phong tỏa tài sản của nhiều nhà tài phiệt Nga. Chính phủ Úc đến nay đã đưa ra hai đợt tịch thu.

Cho đến nay, chính phủ Vương quốc Anh đã tung ra 6 đợt tịch thu. Lần tịch thu mới nhất bao gồm Lyudmila Ocheretnaya, vợ cũ của Putin; Alina Kabaeva, vợ bé của Tổng thống Nga; và Anna Zatseplina, bà ngoại của Kabaeva.

Trong cuộc họp báo kết thúc sau cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao G7 tại Berlin hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cho biết Nga phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do cuộc chiến do họ gây ra ở Ukrein.

“Nga phải chịu trách nhiệm về thiệt hại lớn do cuộc chiến này gây ra,” Baerbock nói và nhấn mạnh rằng “Nga hoàn toàn chịu trách nhiệm, không chỉ về cuộc chiến này, là điều trái với luật pháp quốc tế, mà còn đối với tất cả những thiệt hại, cũng rất là lớn ở chính nước Nga”.

Việc lấy tiền của Nga bị phong tỏa bởi các lệnh trừng phạt để trả cho những thiệt hại do chiến tranh của Nga gây ra là hợp pháp và rất dễ dáng ở Hoa Kỳ, Úc, và Canada, như Bộ trưởng Ngoại giao Canada Melanie Joly đã chỉ ra hôm thứ Bảy.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Baerbock giải thích rằng khung pháp lý của Âu Châu khiến việc sử dụng các tài sản bị tịch thu trở nên khó khăn hơn.

Baerbock nói: “Khi chúng tôi đưa mọi người vào danh sách trừng phạt, chúng tôi đã phải và đang phải đưa ra lời giải thích cho họ, để những lý chứng ấy cũng có giá trị trước Tòa án Công lý Âu Châu. Và điều đó càng được áp dụng triệt để hơn trong trường hợp này, nếu chúng ta quyết định như thế. Tất nhiên nó phải đứng vững trước pháp luật của chúng ta; chúng ta đang bảo vệ luật pháp quốc tế”.

3. Phần Lan sẽ quyết định tìm kiếm tư cách thành viên NATO “trong vài ngày tới”, tổng thống của quốc gia này nói với Putin

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö nói với Vladimir Putin hôm thứ Bảy rằng quốc gia Bắc Âu sẽ quyết định “tìm kiếm tư cách thành viên NATO trong vài ngày tới”, phủ tổng thống Phần Lan cho biết trong một tuyên bố.

Trong cuộc điện đàm do Phần Lan khởi xướng, “Tổng thống Niinistö đã nói với Tổng thống Putin về cơ bản những yêu sách của Nga vào cuối năm 2021 nhằm ngăn cản nước này gia nhập NATO và cuộc xâm lược lớn của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 đã thay đổi môi trường an ninh của Phần Lan”.

“Cuộc trò chuyện diễn ra trực tiếp và thẳng thắn và nó được tiến hành mà không có tình tiết gia trọng. Việc tránh căng thẳng được coi là quan trọng”

Niinistö lưu ý rằng ông đã nói với Putin trong cuộc họp đầu tiên của họ vào năm 2012 “rằng mọi quốc gia độc lập đều tối đa hóa an ninh của mình” và “đây cũng là điều đang xảy ra hiện nay”.

Bằng cách gia nhập NATO, Phần Lan “củng cố an ninh của chính mình và đảm nhận trách nhiệm của mình” vì “nước này không rời xa bất kỳ ai khác”, tuyên bố viết. Trong tương lai, Phần Lan “muốn giải quyết các vấn đề thực tế nảy sinh từ việc trở thành một nước láng giềng của Nga một cách chính xác và chuyên nghiệp”.

Niinistö “nhắc lại mối quan tâm sâu sắc của mình về những đau khổ của con người do cuộc chiến mà Nga gây ra ở Ukraine” và “nhấn mạnh sự cấp thiết của hòa bình.” Ông cũng “chuyển tải các thông điệp yêu cầu bảo đảm việc di tản dân thường được đưa ra trước đó trong cùng tuần lễ, bởi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy”.

Trong khi đó, Bộ Ngoại Giao Nga cho biết Niinistö và Putin đã “trao đổi quan điểm thẳng thắn” trong một cuộc điện đàm vào thứ Bảy được tổ chức liên quan đến ý định được thông báo của lãnh đạo Phần Lan là xin gia nhập NATO.

“Vladimir Putin nhấn mạnh rằng việc từ bỏ chính sách trung lập quân sự truyền thống sẽ là một sai lầm, vì không có mối đe dọa nào đối với an ninh của Phần Lan,” theo tuyên bố.

“Sự thay đổi như vậy trong chính sách đối ngoại của đất nước có thể có tác động tiêu cực đến quan hệ Nga-Phần Lan, vốn được xây dựng trong nhiều năm trên tinh thần láng giềng tốt và hợp tác đối tác, cùng có lợi”, nó nói thêm.

Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về tình hình ở Ukraine, Điện Cẩm Linh cho biết.

“Đặc biệt, ông Vladimir Putin đã chia sẻ đánh giá của ông về tình hình tiến trình đàm phán giữa các đại diện của Nga và Ukraine, vốn thực sự bị đình chỉ bởi Kyiv, những người không thể hiện sự quan tâm đến một cuộc đối thoại nghiêm túc và mang tính xây dựng”, tuyên bố cho biết.

4. Những điều bạn cần biết về Phần Lan, Thụy Điển và NATO

Phần Lan đang trên đà gia nhập NATO và Thụy Điển cũng đang làm theo. Dưới đây là những điều cần biết về cách cuộc chiến ở Ukraine đã đẩy hai quốc gia Bắc Âu xích lại gần hơn với liên minh do Mỹ hậu thuẫn và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo:

Tại sao Phần Lan và Thụy Điển đến nay mới quyết định gia nhập NATO?

Trong khi các nước Bắc Âu khác như Na Uy, Đan Mạch và Iceland là thành viên ban đầu của liên minh, Thụy Điển và Phần Lan đã không tham gia hiệp ước vì lý do lịch sử và địa chính trị.

Cả Phần Lan, là quốc gia tuyên bố độc lập khỏi Nga vào năm 1917 sau cuộc cách mạng cộng sản, và Thụy Điển đã áp dụng các chính sách đối ngoại trung lập trong Chiến tranh Lạnh, từ chối liên kết với Liên Xô hoặc Hoa Kỳ.

Đối với Phần Lan, điều này tỏ ra khó khăn hơn, vì quốc gia này có chung một biên giới rộng lớn với một siêu cường độc tài. Để giữ hòa bình, người Phần Lan đã áp dụng một quy trình mà một số người gọi là “Phần Lan hóa”, trong đó các nhà lãnh đạo thỉnh thoảng tuân theo các yêu cầu của Liên Xô.

Hành động cân bằng của cả hai nước đã kết thúc một cách hiệu quả với sự sụp đổ của Liên Xô. Họ cùng nhau gia nhập Liên minh Âu Châu vào năm 1995 và dần dần điều chỉnh các chính sách quốc phòng của mình theo hướng liên kết với phương Tây, trong khi vẫn né tránh việc gia nhập NATO.

Mỗi quốc gia có những lý do khác nhau để tránh gia nhập ước NATO mặc dù đã gia nhập với Liên Hiệp Âu Châu.

Đối với Phần Lan, nó mang tính địa chính trị nhiều hơn. Mối đe dọa đối với Nga xem ra cận kề hơn do đường biên giới chung dài 830 dặm hay 1335 km của hai nước.

Cựu thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt nói với Christiane Amanpour của CNN trong một cuộc phỏng vấn chung với cựu thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb: “Phần Lan là quốc gia bị giơ lưng ra còn chúng tôi thì là quốc gia được che chắn”.

Mặc dù là một quốc gia độc lập, nhưng vị trí địa lý của Thụy Điển đặt nước này trong cùng một “môi trường chiến lược” như các nước láng giềng dân chủ tự do, Bildt nói. Phần Lan và Thụy Điển đã có mối quan hệ đối tác chặt chẽ trong nhiều thập kỷ, trong đó Stockholm coi quyết định từ chối gia nhập NATO là một cách để giúp cho Helsinki khỏi gặp gỡ những căng thẳng với Nga. Tuy nhiên, bây giờ Thụy Điển nhiều khả năng sẽ tiếp bước Phần Lan.

5. Tổng thư ký NATO nhận định: Ukrein có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên vào hôm Chúa Nhật 15 tháng 5, “Ukrein có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này”

Tướng Jena Stoltenberg, Tổng thư ký NATO nói: “Cuộc chiến của Nga ở Ukrein đã không diễn ra như kế hoạch của Mạc Tư Khoa. Không thể chiếm được Kyiv. Họ đã rút lui khỏi vùng lân cận Kharkiv, cuộc tấn công lớn của họ ở Donbass đã bị đình trệ. Nga đã không đạt được bất cứ mục tiêu chiến lược nào của mình “.

“Người Ukrein đang dũng cảm bảo vệ quê hương của họ. Để giúp họ làm như vậy, các đồng minh đã cam kết và cung cấp hỗ trợ an ninh cho Ukrein trị giá hàng tỷ đô la.”

Các đồng minh bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukrein và “tăng cường hơn nữa khả năng quốc phòng của NATO và những tác động lâu dài của cuộc chiến bao gồm cả lập trường tương lai của chúng tôi đối với Nga”

Hơn nữa, ông nói, “cánh cửa của NATO đang mở” đối với Thụy Điển và Phần Lan, và gọi quyết định gia nhập của họ là “lịch sử”.

6. Quân Ukrein truy kích quân Nga tới đường biên giới mới dừng lại

Bộ Tổng Tham Mưu Ukrein cho biết Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ trong khu vực Kharkiv đã truy kích quân Nga tới đường biên giới mới dừng lại.

“Tiểu đoàn 227 thuộc Lữ đoàn 127 thuộc Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ của Lực lượng vũ trang Ukrein tại thành phố Kharkiv đã đẩy lùi quân Nga và tiến đến đường biên giới của hai nước”

Nhận định về biến cố đầy biểu tượng này, Tổng thống Ukrein Volodymyr Zelenskiy nói: “Những kẻ xâm lược Nga còn sống sót ở Ukrein sẽ mang tất cả sự tàn bạo của chúng trở lại nước Nga”.

Ông nói điều này trong một video hàng đêm gởi quốc dân đồng bào vào tối Chúa Nhật 15 tháng Năm.

“Các cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào vùng Lviv, pháo kích vào Huliaipole, Sievierodonetsk, Lysychansk, các thị trấn và cộng đồng của vùng Donetsk - tất cả sự tàn bạo này của quân xâm lược mà Ukrein đang trải qua hàng ngày sẽ chỉ dẫn đến thực tế là những người lính Nga sống sót sẽ mang tất cả những sự tàn bạo này trở lại Nga. Họ sẽ mang nó trở lại Nga vì họ sẽ phải rút lui.”

Ông an ủi đồng bào rằng “việc rút lui của Nga sẽ chấm dứt tất cả các hoạt động gây đau thương của quân đội Nga, mà chúng ta đã và đang phải hứng chịu.”