Lễ Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu
(Mc 14, 12-16;22-26)
Thịt nuôi sống, Máu tha tội
Ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo hội cử hành Lễ Của Chúa, hay còn gọi là Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa, nhưng vì lợi ích của giáo dân, một số nơi đã rời vào Chúa Nhật liền sau đó. Lễ này có một điểm đặc biệt là tiếp liền sau Thánh lễ Giáo hội kiệu kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa vừa được truyền phép ra khỏi nhà thờ, đi trên các nẻo đường, vừa đi vừa hát bài: «Chúa nuôi dân bằng lúa mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê» (Ca nhập lễ – lời của thánh Tôma Aquinô). Để loan truyền cho mọi người biết rằng: Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới. Đức Ubanô IV thiết lập lễ này ngày 11 tháng 8 năm 1264, nhằm nhắc lại việc cử hành đầy ý nghĩa trong Bữa Tiệc Ly của Chúa, giúp các tín hữu sống lại bầu khí trang nghiêm ấy, với lòng biết ơn Thiên Chúa Cha cách sâu xa, đồng thời khi chầu Mình Thánh Chúa, có thời gian dừng lại trong thinh lặng trước mầu nhiệm Ðức Tin để chiêm ngắm sự cao cả của Bí Tích vô cùng cao quí với trọn con người và tình thương của Chúa Giêsu.
Đây là Máu Giao Ước
Bài trích sách Xuất Hành thuật lại giao ước Thiên Chúa ký kết với dân Israel qua trung gian Môsê. Trước tiên, Môsê lặp lại cho dân những lệnh truyền của Thiên Chúa, và dân đồng ý tuân giữ. Tiếp đến, Môsê viết lại những lệnh truyền ấy của Thiên Chúa để lưu giữ mãi về sau. Sau cùng là nghi lễ kết giao ước: “Môsê cho giết một số bò, lấy máu của chúng rảy một phần lên bàn thờ tượng trưng cho Thiên Chúa, và phần kia lên dân. Máu là tượng trưng cho sự sống, vì thế ý nghĩa của việc rảy máu là từ nay hai bên kết ước (Thiên Chúa và dân Do Thái) cùng một sự sống với nhau” (x. Xh 24, 3-8). Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi. Một Giao Ước bằng máu. Thế nhưng dân đã chẳng tuân giữ Giao Ước này, họ đã chạy theo các ngẫu thần. Dù vậy Thiên Chúa cũng không bỏ dân. Ngài vẫn tiếp tục hết lần nầy tới lần khác đề nghị ký kết giao ước với họ; và qua các ngôn sứ, Ngài dạy họ hy vọng ơn cứu độ, tiến báo Máu Chúa Kitô sẽ đổ ra cho muôn người được tha tội (x. Lời truyền phép).
Máu Chúa Kitô tẩy sạch lương tâm
Như đã nói ở trên, Giao Ước cũ cũng được ký kết bằng máu, nhưng là máu của lễ vật hy sinh mà Môsê dùng để rảy trên dân. Tác giả thư Do thái nói đây chỉ là điều “mô phỏng”, cho nên “máu không đổ thì tội vạ không tha” (Dt 9,18-22). Ngược lại, trong Giao Ước Mới, chính Chúa Kitô, Vị Thượng Tế đổ máu mình, lấy chính thân mình làm lễ vật hy sinh đền tội, “khử trừ sự tội nhờ việc hy sinh của Người” (Dt 9,26); “Người đã hiến dâng mình một lần đem lại ơn cứu độ muôn đời” (Dt 9,28);.
Như thế, đời sống của con người trong Giao Ước Mới không còn bị nô lệ tội lỗi nữa, vì không những họ được tha thứ hết mọi tội lỗi, nhưng nếu lỡ phạm tội thì họ nại tới Đức Kitô, Vị Thượng Tế Trung Gian, đã lấy máu mình : “Máu đó sẽ tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những việc sinh sự chết” (Dt 9,). Vì Người là trung gian của Giao Ước Mới, Đấng tạ tội cho toàn dân.
Tin Mừng thánh Marcô thuật lại: Đang khi ăn Chúa Giêsu cầm bánh trong tay thánh thiện khả kính, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ và nói: “Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta”. Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: “Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người” (Mc 14, 22-24).
Lời Chúa Giêsu tuyên bố trên Bánh; và trên Chén rượu được Tin Mừng Nhất Lãm và thư Phaolô ghi lại, tuy có sự khác nhau nhưng chỉ là khác biệt thứ yếu, bên ngoài: “Chén này là Giao Ước Mới trong Máu Ta” (x. Lc 22, 19-20; 1 Cr 11, 23-26). “Chén này là Máu Ta, Máu Giáo Ước” (Mc 14, 22-24; Mt 26, 26-29).
Thịt nuôi sống, Máu tha tội
Chúa Giêsu, bánh cầm trong tay, đang có chiên tế lễ vượt qua trước mặt và nói: “Này là Mình Ta”. Sau khi đã ăn chiên tế lễ vượt qua, bữa ăn tạ ơn vì máu chiên đã đổ ra nhắc lại máu giải thoát năm xưa, Chúa Giêsu cầm lấy chén rượu trong tay và nói : “Này là Máu Ta”, Máu đổ ra để thiết lập Giao Ước. Chúa đồng hóa mình với Con Chiên Hy Tế Vượt Qua. Chính (Mình và Máu Chúa Giêsu) là Chiên Vượt Qua thật, chiên đã được tế hiến đổ máu ra. Và như thế, Chúa Giêsu minh nhiên tỏ cho các môn đệ biết Người là Chiên thật hiến tế để nuôi sống, tha tội và cứu chuộc muôn người.
Đó là lý do sau lễ, kiệu Mình Thánh Chúa ra bên ngoài nhà thờ, tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà của Chúa, đường đời ta là đường của Chúa, xin Chúa hiện diện hằng ngày trong đời sống chúng ta! Có Chúa Giêsu là Bánh ban sự sống, Bánh của các thiên thần, Bánh của của kẻ hành hương cùng đi, chúng ta sẽ không cô đơn.
Khi đặt Mình Thánh vào Mặt nhật, dưới dạng mặt trời, có Phương du che trên, ngụ ý rằng Chúa Giêsu là «Mặt Trời» và là Chúa cả muôn phương: Ngài là ánh sáng của lòng ta (đó là ý nghĩa của từ «mặt nhật»)
Bình khói hương thơm nghi ngút vừa đi vừa xông, tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta tỏa bay lên trước tòa Chúa.
Các em bé rắc hoa trên đường nhắc lại cuộc rước Chúa Giêsu vào Thành Thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con thờ lạy và yêu mến, Đấng đã yêu thương chúng con dường ấy, hầu chúng con được sống đời đời với Người. Amen.
(Mc 14, 12-16;22-26)
Thịt nuôi sống, Máu tha tội
Ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo hội cử hành Lễ Của Chúa, hay còn gọi là Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa, nhưng vì lợi ích của giáo dân, một số nơi đã rời vào Chúa Nhật liền sau đó. Lễ này có một điểm đặc biệt là tiếp liền sau Thánh lễ Giáo hội kiệu kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa vừa được truyền phép ra khỏi nhà thờ, đi trên các nẻo đường, vừa đi vừa hát bài: «Chúa nuôi dân bằng lúa mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê» (Ca nhập lễ – lời của thánh Tôma Aquinô). Để loan truyền cho mọi người biết rằng: Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới. Đức Ubanô IV thiết lập lễ này ngày 11 tháng 8 năm 1264, nhằm nhắc lại việc cử hành đầy ý nghĩa trong Bữa Tiệc Ly của Chúa, giúp các tín hữu sống lại bầu khí trang nghiêm ấy, với lòng biết ơn Thiên Chúa Cha cách sâu xa, đồng thời khi chầu Mình Thánh Chúa, có thời gian dừng lại trong thinh lặng trước mầu nhiệm Ðức Tin để chiêm ngắm sự cao cả của Bí Tích vô cùng cao quí với trọn con người và tình thương của Chúa Giêsu.
Đây là Máu Giao Ước
Bài trích sách Xuất Hành thuật lại giao ước Thiên Chúa ký kết với dân Israel qua trung gian Môsê. Trước tiên, Môsê lặp lại cho dân những lệnh truyền của Thiên Chúa, và dân đồng ý tuân giữ. Tiếp đến, Môsê viết lại những lệnh truyền ấy của Thiên Chúa để lưu giữ mãi về sau. Sau cùng là nghi lễ kết giao ước: “Môsê cho giết một số bò, lấy máu của chúng rảy một phần lên bàn thờ tượng trưng cho Thiên Chúa, và phần kia lên dân. Máu là tượng trưng cho sự sống, vì thế ý nghĩa của việc rảy máu là từ nay hai bên kết ước (Thiên Chúa và dân Do Thái) cùng một sự sống với nhau” (x. Xh 24, 3-8). Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi. Một Giao Ước bằng máu. Thế nhưng dân đã chẳng tuân giữ Giao Ước này, họ đã chạy theo các ngẫu thần. Dù vậy Thiên Chúa cũng không bỏ dân. Ngài vẫn tiếp tục hết lần nầy tới lần khác đề nghị ký kết giao ước với họ; và qua các ngôn sứ, Ngài dạy họ hy vọng ơn cứu độ, tiến báo Máu Chúa Kitô sẽ đổ ra cho muôn người được tha tội (x. Lời truyền phép).
Máu Chúa Kitô tẩy sạch lương tâm
Như đã nói ở trên, Giao Ước cũ cũng được ký kết bằng máu, nhưng là máu của lễ vật hy sinh mà Môsê dùng để rảy trên dân. Tác giả thư Do thái nói đây chỉ là điều “mô phỏng”, cho nên “máu không đổ thì tội vạ không tha” (Dt 9,18-22). Ngược lại, trong Giao Ước Mới, chính Chúa Kitô, Vị Thượng Tế đổ máu mình, lấy chính thân mình làm lễ vật hy sinh đền tội, “khử trừ sự tội nhờ việc hy sinh của Người” (Dt 9,26); “Người đã hiến dâng mình một lần đem lại ơn cứu độ muôn đời” (Dt 9,28);.
Như thế, đời sống của con người trong Giao Ước Mới không còn bị nô lệ tội lỗi nữa, vì không những họ được tha thứ hết mọi tội lỗi, nhưng nếu lỡ phạm tội thì họ nại tới Đức Kitô, Vị Thượng Tế Trung Gian, đã lấy máu mình : “Máu đó sẽ tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những việc sinh sự chết” (Dt 9,). Vì Người là trung gian của Giao Ước Mới, Đấng tạ tội cho toàn dân.
Tin Mừng thánh Marcô thuật lại: Đang khi ăn Chúa Giêsu cầm bánh trong tay thánh thiện khả kính, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ và nói: “Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta”. Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: “Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người” (Mc 14, 22-24).
Lời Chúa Giêsu tuyên bố trên Bánh; và trên Chén rượu được Tin Mừng Nhất Lãm và thư Phaolô ghi lại, tuy có sự khác nhau nhưng chỉ là khác biệt thứ yếu, bên ngoài: “Chén này là Giao Ước Mới trong Máu Ta” (x. Lc 22, 19-20; 1 Cr 11, 23-26). “Chén này là Máu Ta, Máu Giáo Ước” (Mc 14, 22-24; Mt 26, 26-29).
Thịt nuôi sống, Máu tha tội
Chúa Giêsu, bánh cầm trong tay, đang có chiên tế lễ vượt qua trước mặt và nói: “Này là Mình Ta”. Sau khi đã ăn chiên tế lễ vượt qua, bữa ăn tạ ơn vì máu chiên đã đổ ra nhắc lại máu giải thoát năm xưa, Chúa Giêsu cầm lấy chén rượu trong tay và nói : “Này là Máu Ta”, Máu đổ ra để thiết lập Giao Ước. Chúa đồng hóa mình với Con Chiên Hy Tế Vượt Qua. Chính (Mình và Máu Chúa Giêsu) là Chiên Vượt Qua thật, chiên đã được tế hiến đổ máu ra. Và như thế, Chúa Giêsu minh nhiên tỏ cho các môn đệ biết Người là Chiên thật hiến tế để nuôi sống, tha tội và cứu chuộc muôn người.
Đó là lý do sau lễ, kiệu Mình Thánh Chúa ra bên ngoài nhà thờ, tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà của Chúa, đường đời ta là đường của Chúa, xin Chúa hiện diện hằng ngày trong đời sống chúng ta! Có Chúa Giêsu là Bánh ban sự sống, Bánh của các thiên thần, Bánh của của kẻ hành hương cùng đi, chúng ta sẽ không cô đơn.
Khi đặt Mình Thánh vào Mặt nhật, dưới dạng mặt trời, có Phương du che trên, ngụ ý rằng Chúa Giêsu là «Mặt Trời» và là Chúa cả muôn phương: Ngài là ánh sáng của lòng ta (đó là ý nghĩa của từ «mặt nhật»)
Bình khói hương thơm nghi ngút vừa đi vừa xông, tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta tỏa bay lên trước tòa Chúa.
Các em bé rắc hoa trên đường nhắc lại cuộc rước Chúa Giêsu vào Thành Thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con thờ lạy và yêu mến, Đấng đã yêu thương chúng con dường ấy, hầu chúng con được sống đời đời với Người. Amen.