DI THẢO SỐ 28: BIỂU TẠ ƠN VUA (*)
(Đầu tháng 3-1868)
Chúng tôi (1) kính cẩn làm bài biểu tạ ơn trời (2).
Thiết tha xin các đại thần Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Lại đệ đạt lên cho chúng tôi biểu văn lạy tạ ơn trời.
Phúc dĩ (3).
Vẻ trời rực rỡ, chiếu khắp nơi ngõ hẻm hang cùng. Lượng bể bao hàm, không bỏ sót phương kia cõi nọ. Lòng quý hướng mãi, niềm bộc khôn đền.
Chúng tôi trộm nghĩ:
Núi Thái Sơn chẳng tự vì cao mà bỏ tấc đất. Bậc thánh nhân chưa từng tự mãn mà bỏ tài hèn. Gốc tình người thì ba đạo (4) chín dòng (5) lưu hành không trái. Rộng đường hiền thì tấc nhánh phân chồi nhặt nhạnh không rơi. Xưa nay đãi ngộ hơn thường, thì gặp việc muốn từ không thể được. Nếu đã không xem kẻ bỏ, thì mây bay vô định cũng là vinh. Dùng khách dịch lời, Khang Hy chẳng nề giáo sĩ (6). Tài nhung phục bá, Mục Công cũng lấy Dư Do (7). Một lối từ xưa, ngày nay lại thấy.
Kính cẩn nghĩ rằng:
Hoàng đế bệ hạ: Thông minh quyết đoán. Thao túng theo thời. Năm xưa phạt nhẹ (8) ra uy, thử lòng vàng đá. Lần này lòng nhân cũng vậy, đón khách mở đường. Giúp nước nhà đã sẵn nhu hoài (9) mà đạo giáo cũng hưởng đồng lợi lạc. Ơn đồng tái tạo. Đức cả ba không (10).
Chúng tôi đây: Một dân thừ phương ngoại (11). Một tiện sĩ Tây bang (12). Ngưu Sửu (13) chất tồi, khôn sánh Sâm Linh (14) nơi cõi thọ. Tài hèn và dép, hổ dám đâu tay thước giúp đời. Khách du may mắn, thuyền bè đã có nam châm (15). Phụng phái cùng đi, vượt biển sẵn chờ chén gỗ (16). Mới mong nối chí cả đàn anh, xẻ sóng cỡ gió. Để ngửa đáp mưu sâu Triều đình, theo đuổi dài lâu. Tự thấy chưa tròn, làm sao xứng được!
Không ngờ ơn vua rộng khắp, không sót tên đánh cờ bên vệ đường nước Tống. Ai hay tù trưởng khốn cùng cũng được lạm xen vào hàng quan trật triều Đường. Ban cho áo mão. Ngân hà bảy lượt đổi ngôi (17). Nuôi tặng bạc vàng. Lệ thuỷ trăm lần đi lại (18). Nghĩ mình hổ thẹn, chẳng biết tính sao. Trước đây hai hốt (19) xa ban, Hiệp biện đại thần thay tạ. Nay lại bách bằng (20) ân tứ, Bộ đường quý chức mang sang. Lạy nhận tự thấy kinh hoàng, nhờ đức xiết bao vui sướng.
Trộm nghĩ hãy nhường là tốt, dẫu khôgn theo Tử Cống thói kiêu xa (21). Nhưng nghĩ nên từ là phải, lòng như thể Đồ Dương không nhận tước (22). Kính xin gởi lại nghìn vàng, nộp về chín phủ (23). Tuy ơn trên cho chẳng dám từ, lòng mong thổ lộ. Duy chỉ nguyện mặc sắc phục rõ ràng, để mưa móc trời Tây không thấm được. Ngửa mong sao trên uy linh bủa xuống, cho hai bên biển cả lặng ba đào. Củi vâng tơ tóc đinh ninh, lòng đã quyết sân Tần không khuất phục (24). Ghi khắc mưu mô trù trướng, chí những toan thu ngọc Triệu đem về (25). Đấy thiệt ba sinh (26) may mắn. Dẫu cho chín chết (27) không từ. Nay được ơn sâu nhờ biển đượm, giọt nước tý teo sao đặng báo đền. Ngày nào dấu sóng đuổi mây bay, non nước mênh mông ai không cảm kích. Ngày này đời này, chỉ trời chỉ thánh.
Chú thích
(*) Bản văn chữ Hán của bài này: Hv 189/4 tờ 1-2.
Không ghi rõ ngày tháng, nhưng chắc được viết vào giữa tháng 3-1868, lúc Nguyễn Trường Tộ và phái đoàn giám mục Gauthier đi Pháp về được vua ân thưởng. Sự tích Ông Tộ có nói là: “Đức cha, Ông Tộ có làm sớ dâng lên tạ ơn vua”.
(1) Chúng tôi: Đây là Nguyễn Trường Tộ và Ngô Gia Hậu.
(2) Đây nghĩa là tạ ơn vua.
(3) Hai chữ mở đầu của văn khấn vái trình thưa điều gì với trời thần thánh thiêng liêng. Ở đây ám xưng vua là trời nên dùng hai chữ này.
Phục nghĩa là nép, nằm rạp xuống, tượng trưng cho ý nghĩa quá sợ sệt kính trọng. Dĩ nghĩa là đem ra, đưa ra, đưa lên.
(4) Ba đạo do chữ Tam giáo: Nho, Phật, Lão.
(5) Chín dòng do chữ Cửu lưu. Theo Hán thư nghệ văn chí thì xã hội được phân chia, phân loại làm 9 dòng phái: Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia, Pháp gia, Danh gia, Mặc gia, Tung hoành gia, Tạp gia và Nông gia.
(6) Khang Hy nhà Thanh dùng giáo sĩ thông dịch cho những cuộc triều kiến với người phương Tây.
(7) Dư Do vốn không phải người đồng tộc với Mục Công, Mục Công dùng vì Do có tài giúp việc xây dựng được nghiệp bá.
(8) Ám chỉ việc cấm đạo.
(9) Lòng nhu hòa dịu dàng mềm dẻo.
(10) Do chữ Tam vô. Kinh Lễ, Khổng Tử nói: “Vô thanh chi nhạc, vô thể chi lễ, vô phục chi tang. Thử chi vị tam vô”, nghĩa là cái âm nhạc không có tiếng, cái lễ không có hình thức, cái tang mà không để chế. Đó là 3 cái lớn không có gì bằng.
(11) Nguyễn Trường Tộ tự ám chỉ mình, so với Kinh đô thì ông là người xứ miền ngoài.
(12) Chỉ Ngô Gia Hậu, người Pháp.
(13) Ngưu tất và Sửu lưu một thứ thuộc loại cỏ và một thứ thuộc loại cây hoang dại. Cả hai đều là vị thuốc Bắc.
(14) Thuốc Bắc có nhiều loại sâm đều là vị thuốc quý cả. Phục linh cũng là vị thuốc Bắc quí.
(15) Ý nói đã có sự chỉ đạo của vua và Triều đình.
(16) Sách Truyền đăng lục có nói sự tích một nhà sư thường dùng cái chén bằng gỗ thả xuống mặt nước mà qua sông. Không biết tên gì, người đời gọi ông là Bôi Độ thiền sư. Bôi nghĩa là chén, Độ nghĩa là qua sông. Đây ý nói thuận đường đi một lèo không trở ngại.
(17) Do chữ Thất tương trong Kinh Thi, là nói bảy lần đổi ngôi của sao Chức Nữ.
(18) Theo sách Hàn Phi Tử thì sông Lệ Thuỷ sinh ra vàng, người đến đó lấy cắp đem ra chợ bán rất nhiều, sau ngăn nước lại đắp cạn sông mà người đến đó tìm vàng vẫn nườm nượp.
(19) Nhà vua ban cho hai cái hốt.
(20) Chữ trong Kinh Thi nghĩa là rất nhiều lộc.
(21) Tử Cống, người nước Vệ thời Xuân Thu học trò Khổng Tử giỏi khoa ngôn ngữ có tài kinh doanh, giàu có nhất trong số 70 đệ tử của Khổng Tử, kết giao hậu tình, đến nước nào vua xuống sân mà đón.
(22) Đồ Dương một họ kép. Sách Trang Tử nói: Sở Chiêu Vương thất quốc có người Đồ Dương nguyện theo vua. Sau Chiêu Vương phục quốc gọi thưởng tước lộc. Đồ Dương từ chối rằng vua mất nước Đồ Dương cũng mất, vua được nước Đồ Dương cũng được, có gì mà thưởng.
(23) Do chữ Cửu phủ là 9 kho chứa của cải của Triều đình. Nhà Chu lập 9 phủ cử chức quan để bảo quản của cải của Triều đình theo 9 loại riêng.
(24) Đã vâng lệnh vua dù gặp bạo lực như Tần cũng không khuất phục để khỏi nhục mệnh vua.
(25) Nước Triệu có sản xuất thứ ngọc bích rất tốt. Đây ý nói thu hồi sáu tỉnh về cho đất nước.
(26) Do chữ Tam sinh nghĩa là chuyển sinh đến ba đời. Sách Truyền đăng lục kể chuyện có một người nằm mơ thấy đến một hang động có vị thiền sư bên trước có cây nhang còn đang cháy. Thiền sư chỉ vào cây nhang bảo rằng cây nhang này do người thắp cúng, nhang cháy chưa hết mà người đã chuyển sinh ba lần rồi.
(27) Do chữ Cửu Tử. Có hai nghĩa. Theo Sở Từ là 9 lần chết, đó là một lối nói quá thuyết. Nghĩa thứ hai, theo Hán Thư, là trong 10 phần hết chín phần chết chỉ có một phần sống, ý nói cực kỳ nguy hiểm.
(Đầu tháng 3-1868)
Chúng tôi (1) kính cẩn làm bài biểu tạ ơn trời (2).
Thiết tha xin các đại thần Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Lại đệ đạt lên cho chúng tôi biểu văn lạy tạ ơn trời.
Phúc dĩ (3).
Vẻ trời rực rỡ, chiếu khắp nơi ngõ hẻm hang cùng. Lượng bể bao hàm, không bỏ sót phương kia cõi nọ. Lòng quý hướng mãi, niềm bộc khôn đền.
Chúng tôi trộm nghĩ:
Núi Thái Sơn chẳng tự vì cao mà bỏ tấc đất. Bậc thánh nhân chưa từng tự mãn mà bỏ tài hèn. Gốc tình người thì ba đạo (4) chín dòng (5) lưu hành không trái. Rộng đường hiền thì tấc nhánh phân chồi nhặt nhạnh không rơi. Xưa nay đãi ngộ hơn thường, thì gặp việc muốn từ không thể được. Nếu đã không xem kẻ bỏ, thì mây bay vô định cũng là vinh. Dùng khách dịch lời, Khang Hy chẳng nề giáo sĩ (6). Tài nhung phục bá, Mục Công cũng lấy Dư Do (7). Một lối từ xưa, ngày nay lại thấy.
Kính cẩn nghĩ rằng:
Hoàng đế bệ hạ: Thông minh quyết đoán. Thao túng theo thời. Năm xưa phạt nhẹ (8) ra uy, thử lòng vàng đá. Lần này lòng nhân cũng vậy, đón khách mở đường. Giúp nước nhà đã sẵn nhu hoài (9) mà đạo giáo cũng hưởng đồng lợi lạc. Ơn đồng tái tạo. Đức cả ba không (10).
Chúng tôi đây: Một dân thừ phương ngoại (11). Một tiện sĩ Tây bang (12). Ngưu Sửu (13) chất tồi, khôn sánh Sâm Linh (14) nơi cõi thọ. Tài hèn và dép, hổ dám đâu tay thước giúp đời. Khách du may mắn, thuyền bè đã có nam châm (15). Phụng phái cùng đi, vượt biển sẵn chờ chén gỗ (16). Mới mong nối chí cả đàn anh, xẻ sóng cỡ gió. Để ngửa đáp mưu sâu Triều đình, theo đuổi dài lâu. Tự thấy chưa tròn, làm sao xứng được!
Không ngờ ơn vua rộng khắp, không sót tên đánh cờ bên vệ đường nước Tống. Ai hay tù trưởng khốn cùng cũng được lạm xen vào hàng quan trật triều Đường. Ban cho áo mão. Ngân hà bảy lượt đổi ngôi (17). Nuôi tặng bạc vàng. Lệ thuỷ trăm lần đi lại (18). Nghĩ mình hổ thẹn, chẳng biết tính sao. Trước đây hai hốt (19) xa ban, Hiệp biện đại thần thay tạ. Nay lại bách bằng (20) ân tứ, Bộ đường quý chức mang sang. Lạy nhận tự thấy kinh hoàng, nhờ đức xiết bao vui sướng.
Trộm nghĩ hãy nhường là tốt, dẫu khôgn theo Tử Cống thói kiêu xa (21). Nhưng nghĩ nên từ là phải, lòng như thể Đồ Dương không nhận tước (22). Kính xin gởi lại nghìn vàng, nộp về chín phủ (23). Tuy ơn trên cho chẳng dám từ, lòng mong thổ lộ. Duy chỉ nguyện mặc sắc phục rõ ràng, để mưa móc trời Tây không thấm được. Ngửa mong sao trên uy linh bủa xuống, cho hai bên biển cả lặng ba đào. Củi vâng tơ tóc đinh ninh, lòng đã quyết sân Tần không khuất phục (24). Ghi khắc mưu mô trù trướng, chí những toan thu ngọc Triệu đem về (25). Đấy thiệt ba sinh (26) may mắn. Dẫu cho chín chết (27) không từ. Nay được ơn sâu nhờ biển đượm, giọt nước tý teo sao đặng báo đền. Ngày nào dấu sóng đuổi mây bay, non nước mênh mông ai không cảm kích. Ngày này đời này, chỉ trời chỉ thánh.
Chú thích
(*) Bản văn chữ Hán của bài này: Hv 189/4 tờ 1-2.
Không ghi rõ ngày tháng, nhưng chắc được viết vào giữa tháng 3-1868, lúc Nguyễn Trường Tộ và phái đoàn giám mục Gauthier đi Pháp về được vua ân thưởng. Sự tích Ông Tộ có nói là: “Đức cha, Ông Tộ có làm sớ dâng lên tạ ơn vua”.
(1) Chúng tôi: Đây là Nguyễn Trường Tộ và Ngô Gia Hậu.
(2) Đây nghĩa là tạ ơn vua.
(3) Hai chữ mở đầu của văn khấn vái trình thưa điều gì với trời thần thánh thiêng liêng. Ở đây ám xưng vua là trời nên dùng hai chữ này.
Phục nghĩa là nép, nằm rạp xuống, tượng trưng cho ý nghĩa quá sợ sệt kính trọng. Dĩ nghĩa là đem ra, đưa ra, đưa lên.
(4) Ba đạo do chữ Tam giáo: Nho, Phật, Lão.
(5) Chín dòng do chữ Cửu lưu. Theo Hán thư nghệ văn chí thì xã hội được phân chia, phân loại làm 9 dòng phái: Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia, Pháp gia, Danh gia, Mặc gia, Tung hoành gia, Tạp gia và Nông gia.
(6) Khang Hy nhà Thanh dùng giáo sĩ thông dịch cho những cuộc triều kiến với người phương Tây.
(7) Dư Do vốn không phải người đồng tộc với Mục Công, Mục Công dùng vì Do có tài giúp việc xây dựng được nghiệp bá.
(8) Ám chỉ việc cấm đạo.
(9) Lòng nhu hòa dịu dàng mềm dẻo.
(10) Do chữ Tam vô. Kinh Lễ, Khổng Tử nói: “Vô thanh chi nhạc, vô thể chi lễ, vô phục chi tang. Thử chi vị tam vô”, nghĩa là cái âm nhạc không có tiếng, cái lễ không có hình thức, cái tang mà không để chế. Đó là 3 cái lớn không có gì bằng.
(11) Nguyễn Trường Tộ tự ám chỉ mình, so với Kinh đô thì ông là người xứ miền ngoài.
(12) Chỉ Ngô Gia Hậu, người Pháp.
(13) Ngưu tất và Sửu lưu một thứ thuộc loại cỏ và một thứ thuộc loại cây hoang dại. Cả hai đều là vị thuốc Bắc.
(14) Thuốc Bắc có nhiều loại sâm đều là vị thuốc quý cả. Phục linh cũng là vị thuốc Bắc quí.
(15) Ý nói đã có sự chỉ đạo của vua và Triều đình.
(16) Sách Truyền đăng lục có nói sự tích một nhà sư thường dùng cái chén bằng gỗ thả xuống mặt nước mà qua sông. Không biết tên gì, người đời gọi ông là Bôi Độ thiền sư. Bôi nghĩa là chén, Độ nghĩa là qua sông. Đây ý nói thuận đường đi một lèo không trở ngại.
(17) Do chữ Thất tương trong Kinh Thi, là nói bảy lần đổi ngôi của sao Chức Nữ.
(18) Theo sách Hàn Phi Tử thì sông Lệ Thuỷ sinh ra vàng, người đến đó lấy cắp đem ra chợ bán rất nhiều, sau ngăn nước lại đắp cạn sông mà người đến đó tìm vàng vẫn nườm nượp.
(19) Nhà vua ban cho hai cái hốt.
(20) Chữ trong Kinh Thi nghĩa là rất nhiều lộc.
(21) Tử Cống, người nước Vệ thời Xuân Thu học trò Khổng Tử giỏi khoa ngôn ngữ có tài kinh doanh, giàu có nhất trong số 70 đệ tử của Khổng Tử, kết giao hậu tình, đến nước nào vua xuống sân mà đón.
(22) Đồ Dương một họ kép. Sách Trang Tử nói: Sở Chiêu Vương thất quốc có người Đồ Dương nguyện theo vua. Sau Chiêu Vương phục quốc gọi thưởng tước lộc. Đồ Dương từ chối rằng vua mất nước Đồ Dương cũng mất, vua được nước Đồ Dương cũng được, có gì mà thưởng.
(23) Do chữ Cửu phủ là 9 kho chứa của cải của Triều đình. Nhà Chu lập 9 phủ cử chức quan để bảo quản của cải của Triều đình theo 9 loại riêng.
(24) Đã vâng lệnh vua dù gặp bạo lực như Tần cũng không khuất phục để khỏi nhục mệnh vua.
(25) Nước Triệu có sản xuất thứ ngọc bích rất tốt. Đây ý nói thu hồi sáu tỉnh về cho đất nước.
(26) Do chữ Tam sinh nghĩa là chuyển sinh đến ba đời. Sách Truyền đăng lục kể chuyện có một người nằm mơ thấy đến một hang động có vị thiền sư bên trước có cây nhang còn đang cháy. Thiền sư chỉ vào cây nhang bảo rằng cây nhang này do người thắp cúng, nhang cháy chưa hết mà người đã chuyển sinh ba lần rồi.
(27) Do chữ Cửu Tử. Có hai nghĩa. Theo Sở Từ là 9 lần chết, đó là một lối nói quá thuyết. Nghĩa thứ hai, theo Hán Thư, là trong 10 phần hết chín phần chết chỉ có một phần sống, ý nói cực kỳ nguy hiểm.