Chúa Giêsu, người yêu qúi trẻ con
Trong xã hội những nước chậm tiến hay đang phát triển, như bên Á Châu, bên Phi châu, bên Nam Mỹ châu, các gia đình thường đông con. Xã hội có nhiều trẻ con, người trẻ. Một xã hội sinh động hứa hẹn đà sống vươn lên!
Trái lại ở những nước kỹ nghệ văn minh tân tiến, từ 50 năm trở lại đây, như bên Âu châu, bên Bắc Mỹ châu, các gia đình thường ít con đi, hay không muốn có con nữa. Xã hội dần ít trẻ con, ít người trẻ. Một xã hội đang gìa cỗi đi!
Ở những nước như bên Việtnam, bên Trung hoa…người ta đưa ra chương trình kế hoạch hóa gia đình, nhằm hạn chế sinh sản. Trước mắt, như để điều hòa cuộc sống xã hội, nhằm tránh nạn nhân mãn: nhiều người qúa mà ít đất đai sinh sống! Nhưng về lâu dài, xã hội đó sẽ dần ít người trẻ đi, người gìa nhiều thêm ra. Một xã hội cũng dần đi vào vết xe gìa cỗi!
Đời sống xã hội như thế cũng gây ảnh hưởng mạnh vào đời sống đạo giáo niềm tin. Vì đạo gíao niềm tin chỉ phát triển sống động khi có con người và vì con người thôi. Thiếu yếu tố con người, nhất là thiếu trẻ con cùng người trẻ, tất cả cũng chỉ là lý thuyết trên giấy tờ mà không có thực hành.
Tình trạng đời sống Giáo Hội Công giáo cũng như Tin Lành ở bên xã hội Âu Châu đang trong thời kỳ khủng hoảng là một chứng cớ. Một trong những lý do gây khủng hỏang là vì thiếu hay xem ra không còn trẻ con, người trẻ nữa!
Con người, xã hội có thái độ sống thế nào với trẻ em?
Không chỉ cho người lớn. Nhưng hằng năm, theo phong tục văn hóa đời sống xã hội bên Việtnam, ngày Rằm Tháng Tám âm lịch là ngày lễ Tết cho thiếu nhi, hay còn gọi là Tết Trung Thu.
Ở các nước trên thế giới, tùy theo phong tục tập quán nền văn hóa, cũng đều có ngày dành riêng cho các em thiếu nhi. Như bên nước Đức ngày 11.11. hằng năm là ngày các em thiếu nhi rước đèn mừng lễ Thánh Martin thành Tours, một vị Thánh nêu cao tấm gương lòng bác ái chia sẻ áo cơm với người nghèo đói.
Ngày nay ở bên xã hội các nước Âu châu đang có những chương trình nâng đỡ các gia đình có trẻ em, những mong muốn làm sống động lại không khí một xã hội tươi trẻ sinh động vươn lên.
Các Trẻ em cũng được nhớ đến có chỗ đứng trong xã hội con người. Vun trồng thế hệ trẻ em là xây dựng tương lai.
Chúa Giêsu khi đi rao giảng Nước Thiên Chúa có thái độ gì cùng nói gì về trẻ con?
Kinh Thánh thuật lại như sau: “Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giê-su, để Người đặt tay trên chúng. Nhưng các môn đệ la rầy chúng. Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào." Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.” ( Mc 10.13-16).
Người ta đối xử với trẻ con, nhất là trong xã hội ngày xưa, thiếu bầu khí thiện cảm tình người. Người ta có ý nghĩ: nói chuyện vui đùa với trẻ con chỉ mất thời giờ, nhất là với những người đạo đức cao cả. Họ nhìn trẻ con chỉ như thế hệ nối dõi tông đường thôi.
Nhưng Chúa Giêsu thì có thái độ khác hẳn với lối sống như thế. Người rất bất bình với cung cách xua đuổi, xa trẻ con của người lớn thời đó.
Đang khi những thầy thông thái Pharisêo tranh luận về trẻ con có được tham dự vào Nước Thiên Chúa không, trong khi các em chưa có công trạng giữ đạo như luật định gì hết, Chúa Giêsu ôm một em bé ra đặt giữa trước mắt làm hình ảnh ví dụ, như mọi người đứng trước Thiên Chúa. Người nói với họ: không phải cứ thi hành làm mọi điều như luật định là được dự phần vào Nước Thiên Chúa đâu. Nhưng phải trở nên như em bé đây với hai bàn tay trắng, không có gì hết.
Thế nào là trở nên như một em bé trong Nước Thiên Chúa?
Một em bé, trong niềm mơ ước là hình ảnh nguyên tuyền không bị làm sai lệch, là hình ảnh của nguyên thủy khởi đầu, của điều gì mới đang muốn dần thành hình trong ta.
Trở nên như trẻ em trong Nước Thiên Chúa là cởi bỏ những mặt nạ che đậy, những vai trò đóng kịch lập công trạng thành tích trong cuộc sống, như mình nghĩ là phải mang đeo vào.
Hình ảnh Chúa Giêsu, như Phúc âm thuật lại “ Người ôm lấy các trẻ em”, gợi nhớ đến hình ảnh mỗi người cũng là một em bé thần thánh do Thiên Chúa dựng nên.
Hình ảnh em bé thần thánh Thiên Chúa đó trong mỗi người là nguồn của sự năng động sáng tạo, của khởi thủy nguyên tuyền bản chính gốc.
Hình ảnh Chúa Giêsu đặt tay chúc lành cho trẻ em gợi nhớ đến, mỗi người ai cũng cần bàn tay che chở.
Bàn tay của cha mẹ mang đến tình yêu thương nồng ấm cho em bé, cho con cháu. Và ngược lại bàn tay em bé cũng mang đến niềm vui hạnh phúc cho cha mẹ em.
Trẻ em người lớn, nhất là những người cao tuổi, người bệnh tật đau yếu, người nghèo khổ cô đơn thất thế luôn cần đến bàn tay chúc lành từ Trời cao và của mọi người xung quanh nữa. Và hơn thế nữa, bàn tay chúc lành của con người với nhau nói lên cung cách sống đạo đức tình người cùng lòng biết ơn nhau.
Chúc lành của Chúa Giêsu, hay của con người cho nhau, như hình ảnh một không gian được che chở, trong đó trẻ em, con người cảm thấy được yêu thương kính trọng cùng được bảo vệ, gìn giữ.
Trong không gian chúc lành được che chở đó, một đời sống, dù có bị thương tích, cũng có thể triển nở vươn lên được.
Lễ Tết Trung Thu 15.08. Năm Đinh Hợi
Trong xã hội những nước chậm tiến hay đang phát triển, như bên Á Châu, bên Phi châu, bên Nam Mỹ châu, các gia đình thường đông con. Xã hội có nhiều trẻ con, người trẻ. Một xã hội sinh động hứa hẹn đà sống vươn lên!
Trái lại ở những nước kỹ nghệ văn minh tân tiến, từ 50 năm trở lại đây, như bên Âu châu, bên Bắc Mỹ châu, các gia đình thường ít con đi, hay không muốn có con nữa. Xã hội dần ít trẻ con, ít người trẻ. Một xã hội đang gìa cỗi đi!
Ở những nước như bên Việtnam, bên Trung hoa…người ta đưa ra chương trình kế hoạch hóa gia đình, nhằm hạn chế sinh sản. Trước mắt, như để điều hòa cuộc sống xã hội, nhằm tránh nạn nhân mãn: nhiều người qúa mà ít đất đai sinh sống! Nhưng về lâu dài, xã hội đó sẽ dần ít người trẻ đi, người gìa nhiều thêm ra. Một xã hội cũng dần đi vào vết xe gìa cỗi!
Đời sống xã hội như thế cũng gây ảnh hưởng mạnh vào đời sống đạo giáo niềm tin. Vì đạo gíao niềm tin chỉ phát triển sống động khi có con người và vì con người thôi. Thiếu yếu tố con người, nhất là thiếu trẻ con cùng người trẻ, tất cả cũng chỉ là lý thuyết trên giấy tờ mà không có thực hành.
Tình trạng đời sống Giáo Hội Công giáo cũng như Tin Lành ở bên xã hội Âu Châu đang trong thời kỳ khủng hoảng là một chứng cớ. Một trong những lý do gây khủng hỏang là vì thiếu hay xem ra không còn trẻ con, người trẻ nữa!
Con người, xã hội có thái độ sống thế nào với trẻ em?
Không chỉ cho người lớn. Nhưng hằng năm, theo phong tục văn hóa đời sống xã hội bên Việtnam, ngày Rằm Tháng Tám âm lịch là ngày lễ Tết cho thiếu nhi, hay còn gọi là Tết Trung Thu.
Ở các nước trên thế giới, tùy theo phong tục tập quán nền văn hóa, cũng đều có ngày dành riêng cho các em thiếu nhi. Như bên nước Đức ngày 11.11. hằng năm là ngày các em thiếu nhi rước đèn mừng lễ Thánh Martin thành Tours, một vị Thánh nêu cao tấm gương lòng bác ái chia sẻ áo cơm với người nghèo đói.
Ngày nay ở bên xã hội các nước Âu châu đang có những chương trình nâng đỡ các gia đình có trẻ em, những mong muốn làm sống động lại không khí một xã hội tươi trẻ sinh động vươn lên.
Các Trẻ em cũng được nhớ đến có chỗ đứng trong xã hội con người. Vun trồng thế hệ trẻ em là xây dựng tương lai.
Chúa Giêsu khi đi rao giảng Nước Thiên Chúa có thái độ gì cùng nói gì về trẻ con?
Kinh Thánh thuật lại như sau: “Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giê-su, để Người đặt tay trên chúng. Nhưng các môn đệ la rầy chúng. Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào." Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.” ( Mc 10.13-16).
Người ta đối xử với trẻ con, nhất là trong xã hội ngày xưa, thiếu bầu khí thiện cảm tình người. Người ta có ý nghĩ: nói chuyện vui đùa với trẻ con chỉ mất thời giờ, nhất là với những người đạo đức cao cả. Họ nhìn trẻ con chỉ như thế hệ nối dõi tông đường thôi.
Nhưng Chúa Giêsu thì có thái độ khác hẳn với lối sống như thế. Người rất bất bình với cung cách xua đuổi, xa trẻ con của người lớn thời đó.
Đang khi những thầy thông thái Pharisêo tranh luận về trẻ con có được tham dự vào Nước Thiên Chúa không, trong khi các em chưa có công trạng giữ đạo như luật định gì hết, Chúa Giêsu ôm một em bé ra đặt giữa trước mắt làm hình ảnh ví dụ, như mọi người đứng trước Thiên Chúa. Người nói với họ: không phải cứ thi hành làm mọi điều như luật định là được dự phần vào Nước Thiên Chúa đâu. Nhưng phải trở nên như em bé đây với hai bàn tay trắng, không có gì hết.
Thế nào là trở nên như một em bé trong Nước Thiên Chúa?
Một em bé, trong niềm mơ ước là hình ảnh nguyên tuyền không bị làm sai lệch, là hình ảnh của nguyên thủy khởi đầu, của điều gì mới đang muốn dần thành hình trong ta.
Trở nên như trẻ em trong Nước Thiên Chúa là cởi bỏ những mặt nạ che đậy, những vai trò đóng kịch lập công trạng thành tích trong cuộc sống, như mình nghĩ là phải mang đeo vào.
Hình ảnh Chúa Giêsu, như Phúc âm thuật lại “ Người ôm lấy các trẻ em”, gợi nhớ đến hình ảnh mỗi người cũng là một em bé thần thánh do Thiên Chúa dựng nên.
Hình ảnh em bé thần thánh Thiên Chúa đó trong mỗi người là nguồn của sự năng động sáng tạo, của khởi thủy nguyên tuyền bản chính gốc.
Hình ảnh Chúa Giêsu đặt tay chúc lành cho trẻ em gợi nhớ đến, mỗi người ai cũng cần bàn tay che chở.
Bàn tay của cha mẹ mang đến tình yêu thương nồng ấm cho em bé, cho con cháu. Và ngược lại bàn tay em bé cũng mang đến niềm vui hạnh phúc cho cha mẹ em.
Trẻ em người lớn, nhất là những người cao tuổi, người bệnh tật đau yếu, người nghèo khổ cô đơn thất thế luôn cần đến bàn tay chúc lành từ Trời cao và của mọi người xung quanh nữa. Và hơn thế nữa, bàn tay chúc lành của con người với nhau nói lên cung cách sống đạo đức tình người cùng lòng biết ơn nhau.
Chúc lành của Chúa Giêsu, hay của con người cho nhau, như hình ảnh một không gian được che chở, trong đó trẻ em, con người cảm thấy được yêu thương kính trọng cùng được bảo vệ, gìn giữ.
Trong không gian chúc lành được che chở đó, một đời sống, dù có bị thương tích, cũng có thể triển nở vươn lên được.
Lễ Tết Trung Thu 15.08. Năm Đinh Hợi