Một tàu thám hiểm không gian mang tên Mars Odyssey đã bay quanh quĩ đạo hành tinh này suốt hơn một năm qua để phân tích đất và vẽ nên một bản đồ hyđro (dấu hiệu có nước) cho toàn bộ bề mặt sao Hỏa.
Đây là một dấu hiệu cho thấy có nước đóng băng ở đây.
Những số liệu đặt giả thuyết có thể có những khối đất pha nước khổng lồ tập trung ở hai cực và xích đạo của hành tinh.
Giới khoa học tin rằng khối nước đủ để phủ kín bề mặt sao Hỏa với độ sâu 13cm.
Bill Friedman, thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos phụ trách quang phổ kế neutron của tàu Mars Odyssey, nói:
"Ngày càng có bằng chứng rõ ràng là sao Hỏa có đủ nước đáp ứng cho việc khám phá của con người."
Dữ liệu tới nay ủng hộ giả thuyết cho rằng bề mặt sao Hỏa đã từng có lúc ẩm ướt và ấm hơn hiện nay.
Tiến sĩ Maria Zuber, thuộc Học viện công nghệ Massachusetts (MIT), nói:
"Người ta bắt đầu cho rằng có thể sao Hỏa, lúc mới hình thành, còn có nhiều nước gấp hai lần so với trái đất. Điều này rất thú vị."
Không ai rõ là trên sao Hỏa có sự sống hay không. Nhưng năm nay, các cơ quan không gian Hoa Kỳ và châu Âu sẽ gửi thêm tàu thám hiểm không người lái lên đó để cố tìm câu trả lời.(BBC)
Đây là một dấu hiệu cho thấy có nước đóng băng ở đây.
Những số liệu đặt giả thuyết có thể có những khối đất pha nước khổng lồ tập trung ở hai cực và xích đạo của hành tinh.
Giới khoa học tin rằng khối nước đủ để phủ kín bề mặt sao Hỏa với độ sâu 13cm.
Bill Friedman, thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos phụ trách quang phổ kế neutron của tàu Mars Odyssey, nói:
"Ngày càng có bằng chứng rõ ràng là sao Hỏa có đủ nước đáp ứng cho việc khám phá của con người."
Dữ liệu tới nay ủng hộ giả thuyết cho rằng bề mặt sao Hỏa đã từng có lúc ẩm ướt và ấm hơn hiện nay.
Tiến sĩ Maria Zuber, thuộc Học viện công nghệ Massachusetts (MIT), nói:
"Người ta bắt đầu cho rằng có thể sao Hỏa, lúc mới hình thành, còn có nhiều nước gấp hai lần so với trái đất. Điều này rất thú vị."
Không ai rõ là trên sao Hỏa có sự sống hay không. Nhưng năm nay, các cơ quan không gian Hoa Kỳ và châu Âu sẽ gửi thêm tàu thám hiểm không người lái lên đó để cố tìm câu trả lời.(BBC)