”Thiên Chúa ở trên cao, nhưng Người cúi xuống với chúng ta!”.
VATICAN (Zenir.org).- Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong lễ Vọng Giáng Sinh tại Vatican
* * *
Anh Chị Em thân mến,
“Ai sánh tày Thượng Đế Chúa ta, Đấng ngự chốn cao vời, cúi xuống để nhìn xem bầu trời trái đất? “ Đo là điều dân Israel hát trong một của những Thánh Vịnh (113 [112], 5ff), ca ngợi sự cao cả của Thiên Chúa cũng như sự gần gũi yêu thương của Người đối với nhân loại.
Thiên Chúa ngự trên cao, nhưng Người cúi xuống trên chúng ta! Thiên Chúa cao cả vô cùng, và xa, xa trên chúng ta. Đó là cảm nghiệm đầu tiên của chúng ta về Người. Quãng cách xem ra vô cùng. Đấng Sáng Tạo vũ trụ, Đấng điều khiển vạn vật, thì ở rất xa chúng ta: dường như xem ra Người bắt đầu. Nhưng lúc đó xảy ra sự thực hiện kỳ lạ: Đấng không có ai ngang hàng, Đấng “ngự trên cao”, cuối xuống trên chúng ta. Người cúi xuống, và Người thấy tôi. Cái nhìn xuống của Thiên Chúa còn hơn là thấy từ cao. Cái nhìn của Thiên Chúa thì tích cực hoạt động.
Sự kiện Người thấy tôi, Người nhìn đến tôi, biến đổi tôi và thế giới chung quanh tôi. Thánh Vịnh nói cho chúng ta điều này trong câu sau đây: “Kẻ mọn hèn Chúa kéo ra khỏi cát bụi.” Khi ngó xuống, Người nâng tôi lên, Người nhẹ nhàng nắm tay tôi và giúp tôi trỗi dậy từ những vực thẳm lên những nơi cao. “Thiên Chúa cúi xuống”. Đó là một lời nói tiên tri. Đêm nay tại Bêlem, lời nói đó mang một ý nghĩa hoàn toàn mới. Sự cúi xuống của Thiên Chúa trở nên thật một cách không thể hiểu trước kia. Người cúi xuống: chính Người xuống như một em bé cho tới chuồng bò thấp hèn, tiêu biểu sự túng thiếu và sự bỏ rơi.
Thiên Chúa thật sự xuống. Người trở nên một hài nhi và đặt mình trong tình trạng hoàn toàn tùy thuộc điển hình của một hài nhi mới sinh. Đấng Sáng Tạo nắm mọi sự trong tay Người, tất cả chúng ta tùy thuộc vào Người, làm cho chính mình nên nhỏ bé và cần đến tình yêu nhân loại. Thiên Chúa ở trong chuồng bò. Trong Cựu Ước Đền Thờ được coi hầu như là bệ chân của Thiên Chúa; hòm bia thánh là nơi trong đó Người đã hiện diện cách mầu nhiệm ở giữa những người nam và nữ. Đám mây chỉ vinh quang của Thiên Chúa, ẩn giấu, đứng trên đền thờ. Bây giờ đám mây ấy đứng trên chuồng bò. Thiên Chúa ở trong đám mây sự nghèo khó của một hài nhi không nhà ở: một đám mây không thể vào được, và là môt đám mây vinh quang.
Trên thực tế, làm sao tình yêu cùa Người đối với nhân loại, sự lo lắng của Người cho chúng ta có thể biểu lộ lớn hơn và tinh ròng hơn? Đám mây sự ẩn giấu, áng mây sự nghèo khổ của một hài nhi hoàn toàn cần tình yêu, đồng thời là đám mây vinh quang. Vì không gì có thể tuyệt diệu hơn, không gì lớn hơn tình yêu cúi xuống, đi xuống, trở nên tùy thuộc như vậy. Quang vinh của Thiên Chúa thật trở thành hữu hình khi những con mắt, lòng chúng ta mở ra trước chuồng bò Bêlem.
Tường thuật của Thánh Luca về truyện Giáng Sinh, chúng ta vừa mới nghe trong bài Tin Mừng, nói cho chúng ta rằng Thiên Chúa trước hết vén bức màn ẩn giấu cho những người phận rất thấp, những người bị xã hội nói chung coi rẽ: cho những kẻ chăn chiên canh giữ đoàn chiên của họ trong những cánh đồng chung quanh Bêlem. Luca nói cho chúng ta rằng họ đang “canh thức”. Câu này nhắc chúng ta về một chủ đề trung tâm sứ điệp của Chúa Giêsu, luôn nhắc chúng ta phải canh thức, cả cho sự Hấp Hối trong Vườn: lệnh truyền phải tỉnh thức, nhận ra sự Chúa đến, và phải sẵn sàng.
Ở đây cũng vậy kiểu nói xem ra ngụ ý nhiều hơn là sự tỉnh thức thể lý mà thôi trong giờ đêm. Những kẻ chăn chiên là những người thật sự “tỉnh thức”, với một cảm giác sống động về Thiên Chúa và về sự gần gũi của Người. Họ đang chờ đợi Thiên Chúa và không sẵn sàng chấp nhận sự thờ ơ bề ngoài của Người đối với những sự sống hằng ngày của họ. Đối với một tâm hồn thức tỉnh, tin mừng vĩ đại có thể được công bố: đêm nay Đấng Cứu Thế được sinh ra cho anh em. Duy chỉ một tâm hồn tỉnh thức có khả năng tin sứ điệp này. Duy chỉ một tâm hồn tỉnh thức có thể can đảm ra đi tìm Thiên Chua dưới hình thức một em bé trong một chuồng bò. Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cũng trở nên một người “tỉnh thức”.
Hơn nữa, Thánh Luca nói với chúng ta rằng chính những kẻ chăn chiên được vinh quang Thiên Chúa, đám mây sự sáng “chiếu tỏa chung quanh”. Họ thấy mình bị phủ trong vinh quang chiếu toả chung quanh họ. Bị bao phủ trong đám mây thánh, họ đã nghe bài hát khen của các thiên thần: “Vinh Danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm.” Và ai là những kẻ thiện tâm nếu không phải là những kẻ nghèo, những người tỉnh thức, những kẻ đợi chờ, những người hy vọng lòng nhân hậu của Chúa và tìm kiếm Người, nhìn xem Người từ nơi xa ?
Các Giáo Phụ cống hiến một sự giải thích thời danh về bài hát các thiên thần đã hát đề chào mừng Đấng Cứu Thế. Cho tới lúc này –các Giáo Phụ nói-các thiên thần mới biết Thiên Chúa trong sự nguy nga của vũ trụ, trong sự hữu lý và trong vẻ đẹp của vũ trụ đến từ Người và chúng là một sự phản chiếu về Nguời. Các thiên thần đã nghe, nói được vậy, bài ca khen thinh lặng của tạo vật và đã biến nó thành bản nhạc thiên đường. Nhưng bây giờ một cái gì mới mẻ đã xảy ra, một cái gì làm cho các ngài kinh ngạc. Đấng mà vũ trụ nói tới, Thiên Chúa Đấng nâng đở mọi sự và giữ chúng trong tay Người: chính Ngươi đã vào trong lịch sử nhân loại, Người đã trở nên Đấng hành động và đau khổ trong lịch sử.
Từ sự kinh ngạc đầy vui mừng mà biến cố không thể tưởng này gây nên, từ cách thức mới mẻ và xa hơn để làm cho chính mình được biết—các Giáo Phụ nói--một bài ca mới được sinh ra, một câu mà Tin Mừng Giáng Sinh đã dành cho chúng ta: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho dân Người”. Chúng ta có thể nói rằng, theo cách cấu trúc thi văn Do Thái, hai phần của hai câu này thiết yếu nói cũng một sự, nhưng từ một viễn ảnh khác nhau.
Vinh quang Thiên Chúa trên các tầng trời, nhưng địa vị cao trọng của Người bây giờ được gặp trong chuồng bò: điều thấp bé bây giờ trở nên cao cả. Vinh quang Thiên Chúa ở dưới dất, đó là vinh quang của sự khiêm tốn và tình yêu. Và còn hơn nữa: vinh quang của Thiên Chúa là sự bình an. Người ở nơi nào, ở đó có bình an. Người hiện diện nơi nào những con người không nỗ lực, ở xa cách Người, và cả dùng bạo lực, để biến đất thành trời. Người ở với những kẻ có tâm hồn tỉnh thức; với những kẻ khiêm tốn và những kẻ gặp Người trên mức độ chiều cao của Người”, chiều cao đức khiêm nhượng và tình yêu. Người ban bình an cho những kẻ này, ngõ hầu qua họ, sự bình an có thể vào trong thế giới này.
Nhà thần học trung cổ William tại Saint Thierry đã nói rằng Thiên Chúa-- từ thời Adam—đã thấy sự cao cả của Người khơi dậy sự chống đối trong con người, chúng ta cảm thấy bị hạn chế trong chính hữu thể của chúng ta và bị đe doạ trong sự tự do của chúng ta. Do đó Thiên Chúa đã chọn một con đường mới. Người đã trở nên một hài nhi. Ngài làm cho mình lệ thuộc và yếu kém, cần đến tình yêu của chúng ta. Bây giờ, Thiên Chúa Đấng đã trở nên một hài nhi nói với chúng ta: các ngươi không thể sợ Ta nữa, các ngươi chỉ cần yêu mến Ta.
Với những tư tưởng này, đêm nay chúng ta đến gần hài nhi Bêlem—đên với Thiên Chúa Đấng vì chúng ta đã chọn hoá nên một hài nhi. Trong mọi hài nhi chúng ta thấy một cái gì của Hài Nhi Bêlem. Mọi hài nhi xin tình yêu của chúng ta. Như vậy, đêm nay, chúng ta hãy nghĩ cách riêng đến những hài nhi bị từ chối tình yêu của cha mẹ các em. Chúng ta hãy nghĩ đến những em bụi đời, những kẻ không có phúc của một gia đình, đến những em bị khai thác tàn bạo đi lính và biến thành những dụng cụ bạo lực, thay vì làm những sứ giả hoà giải và hòa bình. Chúng ta hãy nghĩ tới những em làm nạn nhân cho công nghiệp khiêu dâm và mọi hình thức đáng sợ lạm dụng, và như vậy bị chấn thương tại đáy tâm hồn của các em.
Như vậy Hài Nhi Bêlem một lần nữa kêu mời chúng ta làm mọi sự theo sức chúng ta để chấm dứt những đau khổ của những em này; làm mọi sự có thể để làm cho sự sáng Bêlem đánh động tâm hồn của mọi người nam và nữ. Chỉ qua sự cải tạo tâm hồn, chỉ nhờ một sự thay đổi tận đáy lòng chúng ta, vấn đề của tất cả sự dữ này sẽ bị chiến thắng, chỉ như vậy quyền lực kẻ dữ có thể bị đánh bại. Chỉ nếu người ta thay đổi thế giới sẽ thay đổi; và để được thay dổi, người ta cần sự sáng đến từ Thiên Chúa, sự sáng này đã vào trong đêm tối chúng ta cách bất ngờ
Và khi nói về Hài Nhi Bêlem, chúng ta cũng phải nghĩ tới chỗ gọi là Bêlem, tới đất nơi Chúa Giêsu đã sống, và Người đã yêu thương sâu xa. Và chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình sẽ được thiết lập ở đây, cho hận thù và bạo lực sẽ chấm dứt. Chúng ta hãy cầu nguyện cho sự hiểu biết nhau, cho những tâm hồn sẽ mở ra, hầu các biên giới có thể được mở ra. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình xuống chỗ đó, hoà bình mà các thiên thần đã hát ca đêm tối đó.
Trong Thánh Vịnh 96[95], dân Israel và Giáo Hội, ca ngợi sự cao cả Thiên Chúa được biểu lộ trong tạo vật. Mọi loài tạo vật được kêu gọi liên kết trong bài ca ngợi khen này, và như vậy Thánh Vịnh cũng chứa đựng lời mời: ”Hỡi cây cối rừng xanh, hãy reo mừng trước tôn nhan Chua, vì Người ngự đến” (c. 12ff.} Giáo Hội đọc Thánh Vịnh này như một lời tiên tri và cũng như một nhiệm vụ. Sự đến của Thiên Chúa tới Bêlem đã xảy ra trong thinh lặng. Chỉ các kẻ chăn chiên đang tỉnh thức được, một lúc, bao quanh bởi sự tỏa chiếu đầy ánh sáng sự hiện diện của Người và đã có thể nghe một cái gì của bài hát mới này, phát sinh từ sự khâm phục và sự vui mừng của các thiên thần khi Chúa ngự đến.
Sự đến thinh lặng này của vinh quang Thiên Chúa tiếp tục qua bao thế kỷ. Nơi nào có đức tin, nơi nào lời Người được công bố và được nghe, nởi đó Thiên Chúa qui tụ và hiến mình cho họ trong Thân Xác Người; Người làm cho họ nên Thân xác của Người. Chúa “đến”. Và như vậy tâm hồn chúng ta tỉnh thức. Bài ca mới của các thiên thần trở thành bài ca của tất cả những ai, qua bao thế kỷ, hát lại luôn sự Chúa đến như một hài nhi—và vui mừng thâm sâu trong tâm hồn mình. Và những cây cối trong rừng xanh đi ra với Người và nhảy mừng.
Cây trong Quảng Trường Thánh Pherô nói về Người, nó muốn phản ảnh vẻ huy hoàng của Người và nói: Phải, Chúa đã đến, và cây cối trong rừng xanh tung hô Người. Cây cối trong các thành phố và trong nhà chúng ta sẽ là một cái gì hơn là một tập quán lễ hội: chúng chỉ tới Đấng là lý do cho niềm vui chúng ta—Chúa Đấng vì chúng ta đã trở nên một hài nhi.
Cuối cùng, bài ca ngợi khen này, trong mức độ thâm sâu nhất, nói về Người là chính cây sự sống mới gặp được. Qua đức tin vào Người chúng ta lãnh nhận sự sống. Trong Bí Tích Thánh Thể Người hiến mình cho chúng ta; Người ban cho chúng ta một sự sống đạt tới cõi đời đời. Trong giờ này chúng ta kết hợp trong bài hát ngợi khen của tạo vật, và sự ngợi khen của chúng ta đồng thời là một kinh nguyện: Vâng, Lạy Chúa, xin giúp chúng con thấy một sự gì thuộc vẻ huy hoàng của vinh quang của Chúa. Và xin Chúa ban hoà bình cho trái đất. Xin làm cho chúng con nên những người nam và nữ mang hoà bình của Chúa. Amen.
VATICAN (Zenir.org).- Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong lễ Vọng Giáng Sinh tại Vatican
* * *
Anh Chị Em thân mến,
“Ai sánh tày Thượng Đế Chúa ta, Đấng ngự chốn cao vời, cúi xuống để nhìn xem bầu trời trái đất? “ Đo là điều dân Israel hát trong một của những Thánh Vịnh (113 [112], 5ff), ca ngợi sự cao cả của Thiên Chúa cũng như sự gần gũi yêu thương của Người đối với nhân loại.
Thiên Chúa ngự trên cao, nhưng Người cúi xuống trên chúng ta! Thiên Chúa cao cả vô cùng, và xa, xa trên chúng ta. Đó là cảm nghiệm đầu tiên của chúng ta về Người. Quãng cách xem ra vô cùng. Đấng Sáng Tạo vũ trụ, Đấng điều khiển vạn vật, thì ở rất xa chúng ta: dường như xem ra Người bắt đầu. Nhưng lúc đó xảy ra sự thực hiện kỳ lạ: Đấng không có ai ngang hàng, Đấng “ngự trên cao”, cuối xuống trên chúng ta. Người cúi xuống, và Người thấy tôi. Cái nhìn xuống của Thiên Chúa còn hơn là thấy từ cao. Cái nhìn của Thiên Chúa thì tích cực hoạt động.
Sự kiện Người thấy tôi, Người nhìn đến tôi, biến đổi tôi và thế giới chung quanh tôi. Thánh Vịnh nói cho chúng ta điều này trong câu sau đây: “Kẻ mọn hèn Chúa kéo ra khỏi cát bụi.” Khi ngó xuống, Người nâng tôi lên, Người nhẹ nhàng nắm tay tôi và giúp tôi trỗi dậy từ những vực thẳm lên những nơi cao. “Thiên Chúa cúi xuống”. Đó là một lời nói tiên tri. Đêm nay tại Bêlem, lời nói đó mang một ý nghĩa hoàn toàn mới. Sự cúi xuống của Thiên Chúa trở nên thật một cách không thể hiểu trước kia. Người cúi xuống: chính Người xuống như một em bé cho tới chuồng bò thấp hèn, tiêu biểu sự túng thiếu và sự bỏ rơi.
Thiên Chúa thật sự xuống. Người trở nên một hài nhi và đặt mình trong tình trạng hoàn toàn tùy thuộc điển hình của một hài nhi mới sinh. Đấng Sáng Tạo nắm mọi sự trong tay Người, tất cả chúng ta tùy thuộc vào Người, làm cho chính mình nên nhỏ bé và cần đến tình yêu nhân loại. Thiên Chúa ở trong chuồng bò. Trong Cựu Ước Đền Thờ được coi hầu như là bệ chân của Thiên Chúa; hòm bia thánh là nơi trong đó Người đã hiện diện cách mầu nhiệm ở giữa những người nam và nữ. Đám mây chỉ vinh quang của Thiên Chúa, ẩn giấu, đứng trên đền thờ. Bây giờ đám mây ấy đứng trên chuồng bò. Thiên Chúa ở trong đám mây sự nghèo khó của một hài nhi không nhà ở: một đám mây không thể vào được, và là môt đám mây vinh quang.
Trên thực tế, làm sao tình yêu cùa Người đối với nhân loại, sự lo lắng của Người cho chúng ta có thể biểu lộ lớn hơn và tinh ròng hơn? Đám mây sự ẩn giấu, áng mây sự nghèo khổ của một hài nhi hoàn toàn cần tình yêu, đồng thời là đám mây vinh quang. Vì không gì có thể tuyệt diệu hơn, không gì lớn hơn tình yêu cúi xuống, đi xuống, trở nên tùy thuộc như vậy. Quang vinh của Thiên Chúa thật trở thành hữu hình khi những con mắt, lòng chúng ta mở ra trước chuồng bò Bêlem.
Tường thuật của Thánh Luca về truyện Giáng Sinh, chúng ta vừa mới nghe trong bài Tin Mừng, nói cho chúng ta rằng Thiên Chúa trước hết vén bức màn ẩn giấu cho những người phận rất thấp, những người bị xã hội nói chung coi rẽ: cho những kẻ chăn chiên canh giữ đoàn chiên của họ trong những cánh đồng chung quanh Bêlem. Luca nói cho chúng ta rằng họ đang “canh thức”. Câu này nhắc chúng ta về một chủ đề trung tâm sứ điệp của Chúa Giêsu, luôn nhắc chúng ta phải canh thức, cả cho sự Hấp Hối trong Vườn: lệnh truyền phải tỉnh thức, nhận ra sự Chúa đến, và phải sẵn sàng.
Ở đây cũng vậy kiểu nói xem ra ngụ ý nhiều hơn là sự tỉnh thức thể lý mà thôi trong giờ đêm. Những kẻ chăn chiên là những người thật sự “tỉnh thức”, với một cảm giác sống động về Thiên Chúa và về sự gần gũi của Người. Họ đang chờ đợi Thiên Chúa và không sẵn sàng chấp nhận sự thờ ơ bề ngoài của Người đối với những sự sống hằng ngày của họ. Đối với một tâm hồn thức tỉnh, tin mừng vĩ đại có thể được công bố: đêm nay Đấng Cứu Thế được sinh ra cho anh em. Duy chỉ một tâm hồn tỉnh thức có khả năng tin sứ điệp này. Duy chỉ một tâm hồn tỉnh thức có thể can đảm ra đi tìm Thiên Chua dưới hình thức một em bé trong một chuồng bò. Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cũng trở nên một người “tỉnh thức”.
Hơn nữa, Thánh Luca nói với chúng ta rằng chính những kẻ chăn chiên được vinh quang Thiên Chúa, đám mây sự sáng “chiếu tỏa chung quanh”. Họ thấy mình bị phủ trong vinh quang chiếu toả chung quanh họ. Bị bao phủ trong đám mây thánh, họ đã nghe bài hát khen của các thiên thần: “Vinh Danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm.” Và ai là những kẻ thiện tâm nếu không phải là những kẻ nghèo, những người tỉnh thức, những kẻ đợi chờ, những người hy vọng lòng nhân hậu của Chúa và tìm kiếm Người, nhìn xem Người từ nơi xa ?
Các Giáo Phụ cống hiến một sự giải thích thời danh về bài hát các thiên thần đã hát đề chào mừng Đấng Cứu Thế. Cho tới lúc này –các Giáo Phụ nói-các thiên thần mới biết Thiên Chúa trong sự nguy nga của vũ trụ, trong sự hữu lý và trong vẻ đẹp của vũ trụ đến từ Người và chúng là một sự phản chiếu về Nguời. Các thiên thần đã nghe, nói được vậy, bài ca khen thinh lặng của tạo vật và đã biến nó thành bản nhạc thiên đường. Nhưng bây giờ một cái gì mới mẻ đã xảy ra, một cái gì làm cho các ngài kinh ngạc. Đấng mà vũ trụ nói tới, Thiên Chúa Đấng nâng đở mọi sự và giữ chúng trong tay Người: chính Ngươi đã vào trong lịch sử nhân loại, Người đã trở nên Đấng hành động và đau khổ trong lịch sử.
Từ sự kinh ngạc đầy vui mừng mà biến cố không thể tưởng này gây nên, từ cách thức mới mẻ và xa hơn để làm cho chính mình được biết—các Giáo Phụ nói--một bài ca mới được sinh ra, một câu mà Tin Mừng Giáng Sinh đã dành cho chúng ta: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho dân Người”. Chúng ta có thể nói rằng, theo cách cấu trúc thi văn Do Thái, hai phần của hai câu này thiết yếu nói cũng một sự, nhưng từ một viễn ảnh khác nhau.
Vinh quang Thiên Chúa trên các tầng trời, nhưng địa vị cao trọng của Người bây giờ được gặp trong chuồng bò: điều thấp bé bây giờ trở nên cao cả. Vinh quang Thiên Chúa ở dưới dất, đó là vinh quang của sự khiêm tốn và tình yêu. Và còn hơn nữa: vinh quang của Thiên Chúa là sự bình an. Người ở nơi nào, ở đó có bình an. Người hiện diện nơi nào những con người không nỗ lực, ở xa cách Người, và cả dùng bạo lực, để biến đất thành trời. Người ở với những kẻ có tâm hồn tỉnh thức; với những kẻ khiêm tốn và những kẻ gặp Người trên mức độ chiều cao của Người”, chiều cao đức khiêm nhượng và tình yêu. Người ban bình an cho những kẻ này, ngõ hầu qua họ, sự bình an có thể vào trong thế giới này.
Nhà thần học trung cổ William tại Saint Thierry đã nói rằng Thiên Chúa-- từ thời Adam—đã thấy sự cao cả của Người khơi dậy sự chống đối trong con người, chúng ta cảm thấy bị hạn chế trong chính hữu thể của chúng ta và bị đe doạ trong sự tự do của chúng ta. Do đó Thiên Chúa đã chọn một con đường mới. Người đã trở nên một hài nhi. Ngài làm cho mình lệ thuộc và yếu kém, cần đến tình yêu của chúng ta. Bây giờ, Thiên Chúa Đấng đã trở nên một hài nhi nói với chúng ta: các ngươi không thể sợ Ta nữa, các ngươi chỉ cần yêu mến Ta.
Với những tư tưởng này, đêm nay chúng ta đến gần hài nhi Bêlem—đên với Thiên Chúa Đấng vì chúng ta đã chọn hoá nên một hài nhi. Trong mọi hài nhi chúng ta thấy một cái gì của Hài Nhi Bêlem. Mọi hài nhi xin tình yêu của chúng ta. Như vậy, đêm nay, chúng ta hãy nghĩ cách riêng đến những hài nhi bị từ chối tình yêu của cha mẹ các em. Chúng ta hãy nghĩ đến những em bụi đời, những kẻ không có phúc của một gia đình, đến những em bị khai thác tàn bạo đi lính và biến thành những dụng cụ bạo lực, thay vì làm những sứ giả hoà giải và hòa bình. Chúng ta hãy nghĩ tới những em làm nạn nhân cho công nghiệp khiêu dâm và mọi hình thức đáng sợ lạm dụng, và như vậy bị chấn thương tại đáy tâm hồn của các em.
Như vậy Hài Nhi Bêlem một lần nữa kêu mời chúng ta làm mọi sự theo sức chúng ta để chấm dứt những đau khổ của những em này; làm mọi sự có thể để làm cho sự sáng Bêlem đánh động tâm hồn của mọi người nam và nữ. Chỉ qua sự cải tạo tâm hồn, chỉ nhờ một sự thay đổi tận đáy lòng chúng ta, vấn đề của tất cả sự dữ này sẽ bị chiến thắng, chỉ như vậy quyền lực kẻ dữ có thể bị đánh bại. Chỉ nếu người ta thay đổi thế giới sẽ thay đổi; và để được thay dổi, người ta cần sự sáng đến từ Thiên Chúa, sự sáng này đã vào trong đêm tối chúng ta cách bất ngờ
Và khi nói về Hài Nhi Bêlem, chúng ta cũng phải nghĩ tới chỗ gọi là Bêlem, tới đất nơi Chúa Giêsu đã sống, và Người đã yêu thương sâu xa. Và chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình sẽ được thiết lập ở đây, cho hận thù và bạo lực sẽ chấm dứt. Chúng ta hãy cầu nguyện cho sự hiểu biết nhau, cho những tâm hồn sẽ mở ra, hầu các biên giới có thể được mở ra. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình xuống chỗ đó, hoà bình mà các thiên thần đã hát ca đêm tối đó.
Trong Thánh Vịnh 96[95], dân Israel và Giáo Hội, ca ngợi sự cao cả Thiên Chúa được biểu lộ trong tạo vật. Mọi loài tạo vật được kêu gọi liên kết trong bài ca ngợi khen này, và như vậy Thánh Vịnh cũng chứa đựng lời mời: ”Hỡi cây cối rừng xanh, hãy reo mừng trước tôn nhan Chua, vì Người ngự đến” (c. 12ff.} Giáo Hội đọc Thánh Vịnh này như một lời tiên tri và cũng như một nhiệm vụ. Sự đến của Thiên Chúa tới Bêlem đã xảy ra trong thinh lặng. Chỉ các kẻ chăn chiên đang tỉnh thức được, một lúc, bao quanh bởi sự tỏa chiếu đầy ánh sáng sự hiện diện của Người và đã có thể nghe một cái gì của bài hát mới này, phát sinh từ sự khâm phục và sự vui mừng của các thiên thần khi Chúa ngự đến.
Sự đến thinh lặng này của vinh quang Thiên Chúa tiếp tục qua bao thế kỷ. Nơi nào có đức tin, nơi nào lời Người được công bố và được nghe, nởi đó Thiên Chúa qui tụ và hiến mình cho họ trong Thân Xác Người; Người làm cho họ nên Thân xác của Người. Chúa “đến”. Và như vậy tâm hồn chúng ta tỉnh thức. Bài ca mới của các thiên thần trở thành bài ca của tất cả những ai, qua bao thế kỷ, hát lại luôn sự Chúa đến như một hài nhi—và vui mừng thâm sâu trong tâm hồn mình. Và những cây cối trong rừng xanh đi ra với Người và nhảy mừng.
Cây trong Quảng Trường Thánh Pherô nói về Người, nó muốn phản ảnh vẻ huy hoàng của Người và nói: Phải, Chúa đã đến, và cây cối trong rừng xanh tung hô Người. Cây cối trong các thành phố và trong nhà chúng ta sẽ là một cái gì hơn là một tập quán lễ hội: chúng chỉ tới Đấng là lý do cho niềm vui chúng ta—Chúa Đấng vì chúng ta đã trở nên một hài nhi.
Cuối cùng, bài ca ngợi khen này, trong mức độ thâm sâu nhất, nói về Người là chính cây sự sống mới gặp được. Qua đức tin vào Người chúng ta lãnh nhận sự sống. Trong Bí Tích Thánh Thể Người hiến mình cho chúng ta; Người ban cho chúng ta một sự sống đạt tới cõi đời đời. Trong giờ này chúng ta kết hợp trong bài hát ngợi khen của tạo vật, và sự ngợi khen của chúng ta đồng thời là một kinh nguyện: Vâng, Lạy Chúa, xin giúp chúng con thấy một sự gì thuộc vẻ huy hoàng của vinh quang của Chúa. Và xin Chúa ban hoà bình cho trái đất. Xin làm cho chúng con nên những người nam và nữ mang hoà bình của Chúa. Amen.