Đón tiếp và thủ tục
Đoàn linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà được tổ chức “đón tiếp” chu đáo và rầm rộ là vậy nhưng khi bước qua cổng UBND quận thì như bị dội gáo nước lạnh. Hàng loạt máy ảnh, máy quay từ khắp mọi ngóc ngách của ủy ban, từ trên ban công… nhăm nhăm chĩa vào đoàn Thái Hà, không bỏ qua bất cứ cử chỉ nào.
Tại cổng UBND, ngoài đội ngũ công an chìm nổi, dân phòng… còn có nhiều khuôn mặt đeo kính đen bặm trợn. Chúng tôi nhận ra một gương mặt quen thuộc: ông Đào Trường Sơn - Trưởng Thanh tra Quận Đống Đa. Ông Sơn chặn đoàn lại với gương mặt hằm hằm.
Từ phía đón tiếp có nhiều thứ quá thừa, chỉ thiếu duy nhất một thứ: Nụ cười.
Ngược lại, mấy linh mục, tu sĩ và giáo dân chẳng có gì ngoài một chiếc máy chụp hình, một máy quay phim và dư thừa những nụ cười luôn nở.
Đoàn vào đến sân, các cán bộ của dân chặn lại, hỏi: “Giấy ủy nhiệm của ông Vũ Khởi Phụng đâu”? Cả đoàn dừng lại, linh mục Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong giải thích: “Chúng tôi đồng trách nhiệm, linh mục Phụng chỉ là đứng đơn, khi giải quyết công việc liên quan đến giáo xứ thì chúng tôi vẫn linh mục và giáo dân cùng đi, chẳng có giấy ủy quyền nào mà vẫn làm việc từ trước đến nay”.
Ông Đào Trường Sơn cộc lốc: “Trước khác, hôm nay khác”.
Đoàn đành đứng ngoài chờ các cán bộ lên xuống, đi lại, trao đổi… một lúc sau nắng quá đành vào gara ô tô của UBND Quận trú tạm.
Đứng lâu quá mỏi chân, một vài người đành kê dép ngồi bệt xuống đất nghỉ. Được ngồi bên cạnh hai chiếc xe biển xanh, một nhãn hiệu Mercedes số đẹp 31A -1818 cũng đã thấy sang chán.
Nhìn biển số xe, mấy cha con hỏi nhau: “Việc cấp biển số được nhà nước tuyên bố thực hiện bằng cách bắt thăm ngẫu nhiên, mà sao UBND Quận Đống Đa rút thăm tài tình thế nhỉ? Chắc khi nào có xe ô tô phải nhờ mấy bác mát tay bắt thăm hộ thôi”. Tất cả cùng cười.
Dù không có giấy ủy quyền, nhưng lẽ nào UBND quận đã mất công bố trí công phu như vậy mà đoàn Thái Hà lại về thì còn đâu diễn viên. Vì vậy nên một lúc sau Bà Trần Thị Việt Yên, Chánh Văn phòng xuống đề nghị một người viết giấy chịu trách nhiệm để lên làm việc.
Các cha định viết giấy nhưng nhìn quanh chẳng thấy chỗ nào, định kê dép xuống đất viết, thì bà Yên bảo: “À không, nếu đồng ý, mời các vị lên trên phòng họp để viết”.
Thấy bà Yên có nở một nụ cười, nụ cười hiếm hoi từ miệng người cán bộ quận kể từ khi bước vào đây, tôi giơ máy ảnh lên định chụp lại hình ảnh đẹp quý báu bất ngờ đó. Đột nhiên ông Đào Trường Sơn vụt qua khe hở giữa bà Yên và các linh mục đang đứng trước mặt xô lại: “Anh không được chụp ảnh tôi”.
Tôi đáp: “Bình tĩnh đi ông cán bộ của dân, tôi chụp nụ cười hiếm hoi này thôi”. Tu sĩ Nguyễn Văn Tặng nhắc nhở “Anh nên lịch sự một chút, sao lại chạy tạt ngang trước mặt phụ nữ khi người ta đang nói chuyện như vậy?”
Cả đoàn kéo nhau lên phòng họp.
Trong phòng “đối thoại”
Trên đường theo bà Trần Thị Việt Yên, Chánh văn phòng Ủy Ban lên tầng hai để họp, tôi hỏi: “Chị Yên ơi, ở đây cán bộ khi gặp dân sao mặt cứ hầm hầm như sắp đánh nhau đến nơi như anh Sơn là có vấn đề gì hả chị”? Bà Yên nói: “Không có vấn đề gì đâu anh ạ” Tôi hỏi lại: “Nếu cán bộ gặp dân mà cứ thế này, thì chắc chị phải đề nghị quận xem xét lại cách tuyển cán bộ ở quận này, hoặc cho học thêm một lớp pháp lệnh công chức đi chị ạ”. Bà Yên chỉ cười rất tươi mà không nói là có tiếp thu hoặc có ý kiến gì thì đã vào đến phòng họp.
Qua mấy phòng làm việc trống không, bước vào phòng họp của UBND quận Đống Đa, mấy cha con mới hiểu là chỉ có chín người thì lọt thỏm giữa đoàn cán bộ đông đúc đã chờ sẵn, nhất là cánh quay phim, chụp hình. Tất cả đã ngồi đợi đoàn từ lâu. Quả là cán bộ Quận này cũng chu đáo về mặt thời gian và quân số thật.
Một cán bộ ngồi sẵn, đứng lên yêu cầu các linh mục xuất trình giấy ủy quyền, dù ông chưa giới thiệu tên mình. Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong xin được biết quý danh để tiện trao đổi, khi đó mới biết được tên ông cán bộ này là Trần Việt Trung, Phó Chủ tịch Quận, chủ trì buổi họp hôm nay.
Ngay từ khi vào đến phòng họp, trên miệng ông Phó Chủ tịch Quận này luôn miệng là “Chúng tôi làm theo luật, luật quy định…” làm chúng tôi, những thường dân thấy choáng, ngỡ ông là luật sư hoặc chánh án. Tôi định thần nhìn kỹ, nhớ lại…
À, hóa ra đây là ông Trần Việt Trung khá nổi tiếng, ông đã được để nghị kiểm điểm ở vụ việc công trình nhà 17 tầng Đào Duy Anh sai phạm trong quá trình xây dựng mà ông là Phó chủ tịch Quận có trách nhiệm lớn, công trình này sau đó xin nộp 1,7 tỷ đồng khắc phục mà vẫn không được chấp nhận đành ngậm ngùi cắt bỏ 2 tầng.
Tranh cãi chính của cuộc họp: Giấy ủy quyền và cách lập biên bản
Ngay từ khi vào cuộc họp được phát biểu ý kiến đầu tiên, tôi có ý kiến như sau: “Chúng tôi là linh mục, giáo dân Thái Hà được thay mặt Chính xứ và mọi người lên đây vì như các ông các bà đều biết trong Giáo hội Công giáo, tất cả tài sản là của chung, nhất là giáo dân có vai trò chính, vì linh mục, tu sĩ chỉ ở một thời gian rồi đi. Vì vậy chúng tôi được đại diện giáo dân lên đây.
Điều đầu tiên khi gặp cán bộ, chúng tôi phê phán anh Đào Trường Sơn khi gặp chúng tôi với vẻ mặt hầm hầm như thế là không phải cán bộ của dân. Cán bộ của dân phải tươi vui khi gặp dân, phải kính trọng, lễ phép với dân. Đó là những điều mà trong Pháp lệnh Công chức, trong Đạo đức Hồ Chí Minh có nói rất rõ…” Ông Trung gạt ngay, đây chúng tôi chưa bàn về nội dung.
Kể từ đó, đến 4h15p chiều, cả hội trường mấy chục con người chỉ ngồi nghe hai bên tranh luận về việc giấy ủy quyền và biên bản nên cuộc họp không thể bắt đầu. Bên chính quyền yêu cầu bên Thái Hà phải có ủy quyền của linh mục Vũ Khởi Phụng mới có thể làm việc nếu không thì không đúng luật.
Sau quá trình giải thích khá mất công của các linh mục, giáo dân rằng chúng tôi đồng trách nhiệm, linh mục Vũ Khởi Phụng chỉ là người đại diện và ở đây đã có linh mục Phó Bề trên Nguyễn Văn Thật thay Bề trên Vũ Khởi Phụng, rằng chúng tôi làm việc nhiều cơ quan thành phố, quận đều thế cả… Nhưng ông Trung vẫn nhất định buộc phải viết “Giấy cam đoan đủ thẩm quyền làm việc”.
Lại tranh cãi mất nhiều thời gian. Cuối cùng linh mục Thật bảo rằng: “Nếu không đồng ý để Phó Bề trên làm việc, thì ghi vào giấy để chúng tôi về”.
Tôi đề nghị được ý kiến: “Xin hỏi cuộc họp này do chị Trần Thị Việt Yên thừa lệnh Chủ tịch UBND Quận ký giấy mời, chúng tôi đến đây để “đối thoại” theo giấy mời đó, nhưng lên đây thì gặp ông Trung chủ tọa mà không có Chủ tịch, vậy ông Trung có giấy ủy quyền của ông Học, Chủ tịch Quận ký không? Nếu không, sao bắt Phó Bề trên chúng tôi phải có ủy quyền của Bề trên? Vì nguyên tắc, ai mời thì người đó phải tiếp, nếu không thì phải có ủy quyền”.
Ông Trung giải thích “Tôi có đủ thẩm quyền, chúng tôi có phân công với nhau…” Lạ thật, ông này chỉ nghĩ mỗi ủy ban của ông ta mới có phân công giữa chánh, phó thì không cần ủy quyền, còn các nơi khác thì không được?
Cuối cùng thì cũng không cần ủy quyền.
Nhưng vấn đề biên bản thì lại khác, ông Trung nhất định không cho bên Thái Hà sau khi “đối thoại” mang biên bản buổi “đối thoại” đó về, ông chỉ một mực “Chúng tôi làm theo quy định của pháp luật”.
Mất rất nhiều công sức tranh cãi về việc này. Chúng tôi nói rằng Pháp luật không cấm việc bên đối thoại sau khi lập biên bản được nhận một bản bao giờ, đã là biên bản thì hai bên phải có. Ông Trung vẫn khăng khăng “biên bản này được lưu vào hồ sơ mà không cấp cho bên đối thoại”. Chỉ có thế.
Sau một hồi tranh luận căng thẳng, chúng tôi đề nghị lập thành biên bản, một lưu hồ sơ, một mang về báo cáo giáo dân, nhưng ông nhất định không cho. Cuối cùng ông Trung nói: “Luật quy định là như thế, nhưng chúng tôi căn cứ vào quá trình hợp tác trong quá trình đối thoại ngày hôm nay mang tính chất xây dựng, mang tính chất khách quan, mang tính chất dân chủ… thì chúng tôi có thể photo cho một bản”.
Lại quá trình tranh cãi về bản photo, giáo dân nhất định không chịu bản photo, hoặc photo hai bản rồi ký, hoặc sau khi photo ông Trung ký xác nhận là sao đúng bản chính… nhưng ông không chịu.
Tôi hỏi: “Ông Trung nói việc không cấp biên bản là căn cứ pháp luật. Vậy pháp luật nào, điều nào không cho phép lập biên bản làm hai bản? Điều nào quy định khi đối thoại chỉ có một bên được cầm biên bản mà thôi? Điều nào quy định rằng nếu có tinh thần hợp tác mang tính xây dựng… thì ông ra ơn cho một bản”? Thật là lạ lùng với quận Đống Đa trong cách “làm việc theo pháp luật”. Pháp luật gì mà phụ thuộc vào thái độ phụ thuộc và ý thích của một bên “đối thoại”, nếu thấy các anh ngoan thì tôi ra ơn cho một bản photocopy, nếu không thì thôi.
Tôi phản đối việc đó, yêu cầu căn cứ các văn bản pháp luật, điều nào cấm, điều nào không cấm.
Nhưng vẫn là nước đổ lá khoai, ông Trung nhất định không nghe. Cuối cùng thì ông chấp nhận sao cho bên Thái Hà một bản.
Đến lúc đó mới hiểu cách “làm việc theo pháp luật” của ông Trung, Phó chủ tịch Quận Đống Đa. Chúng tôi cũng không hiểu cái mà ông Trung gọi là Pháp luật mà ông làm theo, đó là thứ pháp luật gì.
(Còn tiếp)
Hà Nội, Ngày 27/9/2009
Đoàn linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà được tổ chức “đón tiếp” chu đáo và rầm rộ là vậy nhưng khi bước qua cổng UBND quận thì như bị dội gáo nước lạnh. Hàng loạt máy ảnh, máy quay từ khắp mọi ngóc ngách của ủy ban, từ trên ban công… nhăm nhăm chĩa vào đoàn Thái Hà, không bỏ qua bất cứ cử chỉ nào.
Từ phía đón tiếp có nhiều thứ quá thừa, chỉ thiếu duy nhất một thứ: Nụ cười.
Ngược lại, mấy linh mục, tu sĩ và giáo dân chẳng có gì ngoài một chiếc máy chụp hình, một máy quay phim và dư thừa những nụ cười luôn nở.
Đoàn vào đến sân, các cán bộ của dân chặn lại, hỏi: “Giấy ủy nhiệm của ông Vũ Khởi Phụng đâu”? Cả đoàn dừng lại, linh mục Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong giải thích: “Chúng tôi đồng trách nhiệm, linh mục Phụng chỉ là đứng đơn, khi giải quyết công việc liên quan đến giáo xứ thì chúng tôi vẫn linh mục và giáo dân cùng đi, chẳng có giấy ủy quyền nào mà vẫn làm việc từ trước đến nay”.
Ông Đào Trường Sơn cộc lốc: “Trước khác, hôm nay khác”.
Đoàn đành đứng ngoài chờ các cán bộ lên xuống, đi lại, trao đổi… một lúc sau nắng quá đành vào gara ô tô của UBND Quận trú tạm.
Đứng lâu quá mỏi chân, một vài người đành kê dép ngồi bệt xuống đất nghỉ. Được ngồi bên cạnh hai chiếc xe biển xanh, một nhãn hiệu Mercedes số đẹp 31A -1818 cũng đã thấy sang chán.
Nhìn biển số xe, mấy cha con hỏi nhau: “Việc cấp biển số được nhà nước tuyên bố thực hiện bằng cách bắt thăm ngẫu nhiên, mà sao UBND Quận Đống Đa rút thăm tài tình thế nhỉ? Chắc khi nào có xe ô tô phải nhờ mấy bác mát tay bắt thăm hộ thôi”. Tất cả cùng cười.
Dù không có giấy ủy quyền, nhưng lẽ nào UBND quận đã mất công bố trí công phu như vậy mà đoàn Thái Hà lại về thì còn đâu diễn viên. Vì vậy nên một lúc sau Bà Trần Thị Việt Yên, Chánh Văn phòng xuống đề nghị một người viết giấy chịu trách nhiệm để lên làm việc.
Các cha định viết giấy nhưng nhìn quanh chẳng thấy chỗ nào, định kê dép xuống đất viết, thì bà Yên bảo: “À không, nếu đồng ý, mời các vị lên trên phòng họp để viết”.
Thấy bà Yên có nở một nụ cười, nụ cười hiếm hoi từ miệng người cán bộ quận kể từ khi bước vào đây, tôi giơ máy ảnh lên định chụp lại hình ảnh đẹp quý báu bất ngờ đó. Đột nhiên ông Đào Trường Sơn vụt qua khe hở giữa bà Yên và các linh mục đang đứng trước mặt xô lại: “Anh không được chụp ảnh tôi”.
Tôi đáp: “Bình tĩnh đi ông cán bộ của dân, tôi chụp nụ cười hiếm hoi này thôi”. Tu sĩ Nguyễn Văn Tặng nhắc nhở “Anh nên lịch sự một chút, sao lại chạy tạt ngang trước mặt phụ nữ khi người ta đang nói chuyện như vậy?”
Cả đoàn kéo nhau lên phòng họp.
Trong phòng “đối thoại”
Trên đường theo bà Trần Thị Việt Yên, Chánh văn phòng Ủy Ban lên tầng hai để họp, tôi hỏi: “Chị Yên ơi, ở đây cán bộ khi gặp dân sao mặt cứ hầm hầm như sắp đánh nhau đến nơi như anh Sơn là có vấn đề gì hả chị”? Bà Yên nói: “Không có vấn đề gì đâu anh ạ” Tôi hỏi lại: “Nếu cán bộ gặp dân mà cứ thế này, thì chắc chị phải đề nghị quận xem xét lại cách tuyển cán bộ ở quận này, hoặc cho học thêm một lớp pháp lệnh công chức đi chị ạ”. Bà Yên chỉ cười rất tươi mà không nói là có tiếp thu hoặc có ý kiến gì thì đã vào đến phòng họp.
Qua mấy phòng làm việc trống không, bước vào phòng họp của UBND quận Đống Đa, mấy cha con mới hiểu là chỉ có chín người thì lọt thỏm giữa đoàn cán bộ đông đúc đã chờ sẵn, nhất là cánh quay phim, chụp hình. Tất cả đã ngồi đợi đoàn từ lâu. Quả là cán bộ Quận này cũng chu đáo về mặt thời gian và quân số thật.
Một cán bộ ngồi sẵn, đứng lên yêu cầu các linh mục xuất trình giấy ủy quyền, dù ông chưa giới thiệu tên mình. Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong xin được biết quý danh để tiện trao đổi, khi đó mới biết được tên ông cán bộ này là Trần Việt Trung, Phó Chủ tịch Quận, chủ trì buổi họp hôm nay.
Ngay từ khi vào đến phòng họp, trên miệng ông Phó Chủ tịch Quận này luôn miệng là “Chúng tôi làm theo luật, luật quy định…” làm chúng tôi, những thường dân thấy choáng, ngỡ ông là luật sư hoặc chánh án. Tôi định thần nhìn kỹ, nhớ lại…
À, hóa ra đây là ông Trần Việt Trung khá nổi tiếng, ông đã được để nghị kiểm điểm ở vụ việc công trình nhà 17 tầng Đào Duy Anh sai phạm trong quá trình xây dựng mà ông là Phó chủ tịch Quận có trách nhiệm lớn, công trình này sau đó xin nộp 1,7 tỷ đồng khắc phục mà vẫn không được chấp nhận đành ngậm ngùi cắt bỏ 2 tầng.
Tranh cãi chính của cuộc họp: Giấy ủy quyền và cách lập biên bản
Ngay từ khi vào cuộc họp được phát biểu ý kiến đầu tiên, tôi có ý kiến như sau: “Chúng tôi là linh mục, giáo dân Thái Hà được thay mặt Chính xứ và mọi người lên đây vì như các ông các bà đều biết trong Giáo hội Công giáo, tất cả tài sản là của chung, nhất là giáo dân có vai trò chính, vì linh mục, tu sĩ chỉ ở một thời gian rồi đi. Vì vậy chúng tôi được đại diện giáo dân lên đây.
Điều đầu tiên khi gặp cán bộ, chúng tôi phê phán anh Đào Trường Sơn khi gặp chúng tôi với vẻ mặt hầm hầm như thế là không phải cán bộ của dân. Cán bộ của dân phải tươi vui khi gặp dân, phải kính trọng, lễ phép với dân. Đó là những điều mà trong Pháp lệnh Công chức, trong Đạo đức Hồ Chí Minh có nói rất rõ…” Ông Trung gạt ngay, đây chúng tôi chưa bàn về nội dung.
Kể từ đó, đến 4h15p chiều, cả hội trường mấy chục con người chỉ ngồi nghe hai bên tranh luận về việc giấy ủy quyền và biên bản nên cuộc họp không thể bắt đầu. Bên chính quyền yêu cầu bên Thái Hà phải có ủy quyền của linh mục Vũ Khởi Phụng mới có thể làm việc nếu không thì không đúng luật.
Sau quá trình giải thích khá mất công của các linh mục, giáo dân rằng chúng tôi đồng trách nhiệm, linh mục Vũ Khởi Phụng chỉ là người đại diện và ở đây đã có linh mục Phó Bề trên Nguyễn Văn Thật thay Bề trên Vũ Khởi Phụng, rằng chúng tôi làm việc nhiều cơ quan thành phố, quận đều thế cả… Nhưng ông Trung vẫn nhất định buộc phải viết “Giấy cam đoan đủ thẩm quyền làm việc”.
Lại tranh cãi mất nhiều thời gian. Cuối cùng linh mục Thật bảo rằng: “Nếu không đồng ý để Phó Bề trên làm việc, thì ghi vào giấy để chúng tôi về”.
Tôi đề nghị được ý kiến: “Xin hỏi cuộc họp này do chị Trần Thị Việt Yên thừa lệnh Chủ tịch UBND Quận ký giấy mời, chúng tôi đến đây để “đối thoại” theo giấy mời đó, nhưng lên đây thì gặp ông Trung chủ tọa mà không có Chủ tịch, vậy ông Trung có giấy ủy quyền của ông Học, Chủ tịch Quận ký không? Nếu không, sao bắt Phó Bề trên chúng tôi phải có ủy quyền của Bề trên? Vì nguyên tắc, ai mời thì người đó phải tiếp, nếu không thì phải có ủy quyền”.
Ông Trung giải thích “Tôi có đủ thẩm quyền, chúng tôi có phân công với nhau…” Lạ thật, ông này chỉ nghĩ mỗi ủy ban của ông ta mới có phân công giữa chánh, phó thì không cần ủy quyền, còn các nơi khác thì không được?
Cuối cùng thì cũng không cần ủy quyền.
Nhưng vấn đề biên bản thì lại khác, ông Trung nhất định không cho bên Thái Hà sau khi “đối thoại” mang biên bản buổi “đối thoại” đó về, ông chỉ một mực “Chúng tôi làm theo quy định của pháp luật”.
Mất rất nhiều công sức tranh cãi về việc này. Chúng tôi nói rằng Pháp luật không cấm việc bên đối thoại sau khi lập biên bản được nhận một bản bao giờ, đã là biên bản thì hai bên phải có. Ông Trung vẫn khăng khăng “biên bản này được lưu vào hồ sơ mà không cấp cho bên đối thoại”. Chỉ có thế.
Sau một hồi tranh luận căng thẳng, chúng tôi đề nghị lập thành biên bản, một lưu hồ sơ, một mang về báo cáo giáo dân, nhưng ông nhất định không cho. Cuối cùng ông Trung nói: “Luật quy định là như thế, nhưng chúng tôi căn cứ vào quá trình hợp tác trong quá trình đối thoại ngày hôm nay mang tính chất xây dựng, mang tính chất khách quan, mang tính chất dân chủ… thì chúng tôi có thể photo cho một bản”.
Lại quá trình tranh cãi về bản photo, giáo dân nhất định không chịu bản photo, hoặc photo hai bản rồi ký, hoặc sau khi photo ông Trung ký xác nhận là sao đúng bản chính… nhưng ông không chịu.
Tôi hỏi: “Ông Trung nói việc không cấp biên bản là căn cứ pháp luật. Vậy pháp luật nào, điều nào không cho phép lập biên bản làm hai bản? Điều nào quy định khi đối thoại chỉ có một bên được cầm biên bản mà thôi? Điều nào quy định rằng nếu có tinh thần hợp tác mang tính xây dựng… thì ông ra ơn cho một bản”? Thật là lạ lùng với quận Đống Đa trong cách “làm việc theo pháp luật”. Pháp luật gì mà phụ thuộc vào thái độ phụ thuộc và ý thích của một bên “đối thoại”, nếu thấy các anh ngoan thì tôi ra ơn cho một bản photocopy, nếu không thì thôi.
Tôi phản đối việc đó, yêu cầu căn cứ các văn bản pháp luật, điều nào cấm, điều nào không cấm.
Nhưng vẫn là nước đổ lá khoai, ông Trung nhất định không nghe. Cuối cùng thì ông chấp nhận sao cho bên Thái Hà một bản.
Đến lúc đó mới hiểu cách “làm việc theo pháp luật” của ông Trung, Phó chủ tịch Quận Đống Đa. Chúng tôi cũng không hiểu cái mà ông Trung gọi là Pháp luật mà ông làm theo, đó là thứ pháp luật gì.
(Còn tiếp)
Hà Nội, Ngày 27/9/2009