Vững một niềm tin
“Sau ngày giải tỏa quá buồn thương như ngày di tản chạy giặc năm nào, mẹ tôi về sống với gia đình em tôi trong môt căn gác đợi ngày được cấp đất tái định cư để làm nhà. Một hôm, em tôi điện lên bảo tôi về gấp vì mẹ đau nặng. Tôi thu xếp công chuyện gấp rút về địa chỉ mới của em tôi là một căn gác xếp quá chật chội so với ngôi nhà từ đường thênh thang ngày trước. Em tôi bảo từ ngày về đây ngày nào mẹ cũng đứng tựa cửa trông về làng, ngâm nga mấy câu trong bài hát ru con:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Đêm qua thắp đỉnh hương trầm
Khói lên nghi ngút âm thầm nhớ quê
Mẹ tôi từ nhỏ lớn lên tại làng. Làng quê là lẽ sống của mẹ. Bây giờ bị cưỡng bức xa quê, xóm làng tan nát. Tôi hiểu được tại sao sức khỏe mẹ tôi mau suy sụp đến thế. Tôi nhờ đứa cháu chở tôi về thăm làng cũ lúc ấy đã như một bãi chiến trường hoang phế thê thảm. Những chiếc xe ủi, xe cần cẩu đi hết nhà này sang nhà kia đập phá như những con thú dữ khát máu. Từng đoàn ‘bên’ chở đất đổ xối xả trên những vườn rau, ao cá, ruộng nương quê nhà. Bất giác tôi thấy trong đám tài xế xe tải kia đứa cháu gọi tôi bằng cậu đến chào tôi. Tôi không nói gì cả, một lúc tôi hỏi nó: Cháu có biết cháu đang làm gì đó không? Nó im lặng rồi lủi thủi bỏ về. Mấy hôm sau, tôi nghe nói nó hủy hợp đồng cho dự án….”
Người Cồn Dầu chống lệnh giải tỏa là điều bình thường bởi lẽ họ đang đứng trước một viễn cảnh quá u ám, không biết tương lai sẽ đi về đâu. Con người ta ngoài những nhu cầu vật chất còn có những nhu cầu tinh thần, xã hội để có thể sống cho ra một con người. Nói theo Maslow, ai cũng có năm nhu cầu cơ bản có thể xếp theo hình năm nấc thang, tính từ dưới lên như sau:
- Bậc thấp nhất là những nhu cầu vật chất như đồ ăn thức uống, nhà cửa, không khí.
- Bậc thứ hai là nhu cầu được an toàn, bình yên, không bị quấy phá.
- Bậc thứ ba là nhu cầu yêu và được yêu, được kết nối trong gia đình, xã hội, dòng tộc, quốc gia, giống nòi.
- Bậc thứ tư là nhu cầu được tôn trọng nhân cách, phẫm giá.
- Bậc thứ năm là nhu cầu được tỏa sáng về nhân cách, có cống hiến, sáng tạo giúp ích cho đời.
Hiện nay trong dự án Khu Sinh Thái Hòa Xuân, mức đền bù chưa thỏa đáng. Nhưng dù có thỏa đáng đi nữa thì cũng chỉ đáp ứng một phần nào nhu cầu vật chất ở bậc dưới cùng. Xứ đạo thân yêu bị phân sáp. Sau giải tỏa, nhà thờ hiu quạnh, vắng vẻ. Khi đó bao nhiêu trẻ em còn học giáo lý, còn mấy thanh niên nam nữ còn chịu khó tham dự vào những sinh hoạt giới trẻ ít oi tại các giáo xứ nơi mình đi tới? Đoàn thể bị giải thể. Những người già, những người sùng đạo hằng ngày tới nhà thờ nay không còn cơ hội đó nữa. Rời khỏi làng, những người dân quê mùa ít học sống khuất lấp, vất vưởng, … không quê hương, không xứ đạo, trở thành người xa lạ trên chính quê hương mình. Khi đó, chuyện giả tưởng trên đây có lẽ sẽ không còn xa sự thật bao nhiêu!
Đất làng đã được chia lô cắt bán trên bản vẽ và chắc hẳn không thiếu những ‘địa tặc’ đã săn tìm được những cục thịt nạc trong hàng thịt khu sinh thái đó. Có lời đe dọa rằng sau Tết sẽ tiếp tục có một đợt kiểm định nữa và lần này sẽ mạnh tay hơn. Với ai khác, ‘tháng giêng là tháng ăn chơi’ thì với người Cồn Dầu, ‘tháng giêng là tháng lao đao.’
Ra Tết, Giáo Hội bước vào Mùa Chay, mùa chiến đấu thiêng liêng. Riêng với người Cồn Dầu, ngay từ Tết này, họ đã chuẫn bị để vào mùa Thương Khó, mùa chiến đấu cho quyền lợi của người nghèo, của công bằng xã hội. Nếu hiểu trình bày nguyện vọng chính đáng của mình với chính quyền là ‘đối thoại’ thì ở đây tiếng nói của họ quá yếu ớt. Nếu hiểu đó là cuộc đọ sức thì ở đây là ‘trứng chọi đá,’ ‘châu chấu đá xe.’ Dẫu vậy vì sự sống còn của mình và của các làng lân cận, họ phải lên tiếng, phải đương đầu. Họ không cậy dựa vào sức của loài người nhưng dựa vào quyền năng của Thiên Chúa. Trong lúc sợ hãi vì thấy dân làng như thể bó tay, tôi đọc thấy lời này của thánh nữ Maria Faustina Kowalska ghi trong tập Nhật ký của ngài:
“Nếu không nhờ Mẹ Thiên Chúa, tất cả cố gắng của chúng ta cũng chẳng ích lợi bao nhiêu. Tôi gia tăng những kinh nguyện và hi sinh cho quê hương yêu dấu của chúng tôi, nhưng thấy rằng tôi chỉ là một giọt nước sánh với một triều sóng sự dữ. Làm thế nào một giọt nước có thể chặn đứng một cơn sóng? A được! Một giọt nước tự nó không là gì, nhưng với ơn Chúa, lạy Chúa Giêsu, con sẽ hiên ngang đứng lên trước cơn sóng dữ và cả toàn thể hỏa ngục. Quyền toàn năng của Chúa có thể làm được mọi sự.”
Cầu xin cho những người nghèo luôn vững vàng tin tưởng vào Chúa vì trong suốt dòng lịch sử thánh, Thiên Chúa luôn yêu thương người nghèo và Thánh Giá là đường đưa đến vinh quang Phục Sinh. Cùng hướng về ngày tất cả những người nghèo ở Hòa Xuân sẽ cùng hát vang khúc ca ‘Allêluia! Chúc tụng Thiên Chúa!’
Người Viễn Xứ
“Sau ngày giải tỏa quá buồn thương như ngày di tản chạy giặc năm nào, mẹ tôi về sống với gia đình em tôi trong môt căn gác đợi ngày được cấp đất tái định cư để làm nhà. Một hôm, em tôi điện lên bảo tôi về gấp vì mẹ đau nặng. Tôi thu xếp công chuyện gấp rút về địa chỉ mới của em tôi là một căn gác xếp quá chật chội so với ngôi nhà từ đường thênh thang ngày trước. Em tôi bảo từ ngày về đây ngày nào mẹ cũng đứng tựa cửa trông về làng, ngâm nga mấy câu trong bài hát ru con:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Đêm qua thắp đỉnh hương trầm
Khói lên nghi ngút âm thầm nhớ quê
Mẹ tôi từ nhỏ lớn lên tại làng. Làng quê là lẽ sống của mẹ. Bây giờ bị cưỡng bức xa quê, xóm làng tan nát. Tôi hiểu được tại sao sức khỏe mẹ tôi mau suy sụp đến thế. Tôi nhờ đứa cháu chở tôi về thăm làng cũ lúc ấy đã như một bãi chiến trường hoang phế thê thảm. Những chiếc xe ủi, xe cần cẩu đi hết nhà này sang nhà kia đập phá như những con thú dữ khát máu. Từng đoàn ‘bên’ chở đất đổ xối xả trên những vườn rau, ao cá, ruộng nương quê nhà. Bất giác tôi thấy trong đám tài xế xe tải kia đứa cháu gọi tôi bằng cậu đến chào tôi. Tôi không nói gì cả, một lúc tôi hỏi nó: Cháu có biết cháu đang làm gì đó không? Nó im lặng rồi lủi thủi bỏ về. Mấy hôm sau, tôi nghe nói nó hủy hợp đồng cho dự án….”
Người Cồn Dầu chống lệnh giải tỏa là điều bình thường bởi lẽ họ đang đứng trước một viễn cảnh quá u ám, không biết tương lai sẽ đi về đâu. Con người ta ngoài những nhu cầu vật chất còn có những nhu cầu tinh thần, xã hội để có thể sống cho ra một con người. Nói theo Maslow, ai cũng có năm nhu cầu cơ bản có thể xếp theo hình năm nấc thang, tính từ dưới lên như sau:
- Bậc thấp nhất là những nhu cầu vật chất như đồ ăn thức uống, nhà cửa, không khí.
- Bậc thứ hai là nhu cầu được an toàn, bình yên, không bị quấy phá.
- Bậc thứ ba là nhu cầu yêu và được yêu, được kết nối trong gia đình, xã hội, dòng tộc, quốc gia, giống nòi.
- Bậc thứ tư là nhu cầu được tôn trọng nhân cách, phẫm giá.
- Bậc thứ năm là nhu cầu được tỏa sáng về nhân cách, có cống hiến, sáng tạo giúp ích cho đời.
Hiện nay trong dự án Khu Sinh Thái Hòa Xuân, mức đền bù chưa thỏa đáng. Nhưng dù có thỏa đáng đi nữa thì cũng chỉ đáp ứng một phần nào nhu cầu vật chất ở bậc dưới cùng. Xứ đạo thân yêu bị phân sáp. Sau giải tỏa, nhà thờ hiu quạnh, vắng vẻ. Khi đó bao nhiêu trẻ em còn học giáo lý, còn mấy thanh niên nam nữ còn chịu khó tham dự vào những sinh hoạt giới trẻ ít oi tại các giáo xứ nơi mình đi tới? Đoàn thể bị giải thể. Những người già, những người sùng đạo hằng ngày tới nhà thờ nay không còn cơ hội đó nữa. Rời khỏi làng, những người dân quê mùa ít học sống khuất lấp, vất vưởng, … không quê hương, không xứ đạo, trở thành người xa lạ trên chính quê hương mình. Khi đó, chuyện giả tưởng trên đây có lẽ sẽ không còn xa sự thật bao nhiêu!
Đất làng đã được chia lô cắt bán trên bản vẽ và chắc hẳn không thiếu những ‘địa tặc’ đã săn tìm được những cục thịt nạc trong hàng thịt khu sinh thái đó. Có lời đe dọa rằng sau Tết sẽ tiếp tục có một đợt kiểm định nữa và lần này sẽ mạnh tay hơn. Với ai khác, ‘tháng giêng là tháng ăn chơi’ thì với người Cồn Dầu, ‘tháng giêng là tháng lao đao.’
Ra Tết, Giáo Hội bước vào Mùa Chay, mùa chiến đấu thiêng liêng. Riêng với người Cồn Dầu, ngay từ Tết này, họ đã chuẫn bị để vào mùa Thương Khó, mùa chiến đấu cho quyền lợi của người nghèo, của công bằng xã hội. Nếu hiểu trình bày nguyện vọng chính đáng của mình với chính quyền là ‘đối thoại’ thì ở đây tiếng nói của họ quá yếu ớt. Nếu hiểu đó là cuộc đọ sức thì ở đây là ‘trứng chọi đá,’ ‘châu chấu đá xe.’ Dẫu vậy vì sự sống còn của mình và của các làng lân cận, họ phải lên tiếng, phải đương đầu. Họ không cậy dựa vào sức của loài người nhưng dựa vào quyền năng của Thiên Chúa. Trong lúc sợ hãi vì thấy dân làng như thể bó tay, tôi đọc thấy lời này của thánh nữ Maria Faustina Kowalska ghi trong tập Nhật ký của ngài:
“Nếu không nhờ Mẹ Thiên Chúa, tất cả cố gắng của chúng ta cũng chẳng ích lợi bao nhiêu. Tôi gia tăng những kinh nguyện và hi sinh cho quê hương yêu dấu của chúng tôi, nhưng thấy rằng tôi chỉ là một giọt nước sánh với một triều sóng sự dữ. Làm thế nào một giọt nước có thể chặn đứng một cơn sóng? A được! Một giọt nước tự nó không là gì, nhưng với ơn Chúa, lạy Chúa Giêsu, con sẽ hiên ngang đứng lên trước cơn sóng dữ và cả toàn thể hỏa ngục. Quyền toàn năng của Chúa có thể làm được mọi sự.”
Cầu xin cho những người nghèo luôn vững vàng tin tưởng vào Chúa vì trong suốt dòng lịch sử thánh, Thiên Chúa luôn yêu thương người nghèo và Thánh Giá là đường đưa đến vinh quang Phục Sinh. Cùng hướng về ngày tất cả những người nghèo ở Hòa Xuân sẽ cùng hát vang khúc ca ‘Allêluia! Chúc tụng Thiên Chúa!’
Người Viễn Xứ