Tiếng nói Cồn Dầu từ Thái Lan
Thông tin về vụ việc hồi ngày 4 tháng 5 vừa qua tại giáo xứ Cồn Dầu, thành phố Đà Nẵng hầu như chỉ được một số cơ quan truyền thông trong nước loan tải theo quan điểm của phía chính quyền; trong khi đó những người giáo dân tại đó khi được hỏi về vụ việc đều không dám trả lời.
Hiện nay có một nhóm giáo dân Xứ Cồn Dầu trốn chạy sang được Thái Lan, và họ cho biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi biết thực tế của vụ việc xảy ra vào ngày 3 tháng 5 tại giáo xứ của họ.
Sự kiện Cồn Dầu
Cao điểm của tình hình căng thẳng về việc giải tỏa trắng đất đai, nhà cửa của người dân xứ đạo Cồn Dầu, trong số hơn 400 hécta tại xã Hòa Xuân, huyện Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng để làm khu đô thị sinh thái ven sông diễn ra vào ngày 4 tháng 5 khi giáo dân tham gia đưa cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Maria Đặng Thị Tân, về nơi an nghỉ cuối cùng là nghĩa trang của giáo xứ.
Chính quyền địa phương không cho phép thân nhân người chết chôn xác bà Hồ Nhu tại đó bên cạnh mộ chồng bà như ý nguyện. Từ đó xảy ra vụ việc như lời kể của những giáo dân chứng kiến sự việc, cũng như bị đánh đập, bắt bớ vào lúc đó như sau:
Tôi là một giáo dân Cồn Dầu và chứng kiến vụ việc hôm ngày 4 tháng 5 trong đám tang bà cụ Maria Đặng Thị
Tân. Bản cáo phó của gia đình nói rõ là đám tang cụ cử thành tại giáo xứ và chôn tại giáo xứ Cồn Dầu. Con út của Cụ Tân, anh Hồ Tào, nói với giáo dân chúng tôi giúp đỡ để có thể đưa cụ đến chôn tại nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu, chôn tại đó một hai ngày cũng được.
Sau thánh lễ, chúng tôi đưa tang cụ đến nghĩa trang, gần nhà bác Bình, công an đã dùng rào chắn và kẽm gai với mục đích không cho giáo dân đưa xác cụ vào chôn tại nghĩa trang nên đã xảy ra xô xát. Công an đã sử dụng dùi cui và roi điện đánh tới tấp vào đòan người đưa tang, trong đó có đội trợ trang, và tất cả những người tham dự.
Một số giáo dân bị đánh ngất xỉu có cả trẻ nhỏ và người già. Đến chừng 12 giờ thì chính quyền tăng cường lực lượng và đàn áp mạnh hơn với mục đích cướp quan tài. Sau đám ma những người tham dự bị mời lên phạt tiền; còn những người bị bắt giam thì đến nay không biết tình hình thế nào.
Trong biến cố ngày 4 tháng 5, có 66 giáo dân Cồn Dầu bị bắt để thẩm vấn về vụ việc. Sau đó lần lượt họ được thả ra, ngọai trừ sáu người vẫn còn bị biệt giam cho đến nay đó là các ông Nguyễn Hữu Liêm, Nguyễn Hữu Minh, Lê Thanh Lâm, Trần Thanh Việt, Phan Thị Nhẫn, Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Thị Liễu. Một người thuộc diện tại ngọai là ông Đòan Cảng.
Quyền đánh chết người của công an?
Theo lời chứng của những giáo dân tại giáo xứ Cồn Dầu, không khí tại làng quê của họ sau đám tang bà cụ Nhu trở nên căng thẳng, với những vụ tra vấn, đánh đập đối với nhiều người từng tham gia trong cuộc đưa đám cụ bà Hồ Nhu. Một nạn nhân của tình trạng thẩm tra, đánh đập là ông Nguyễn Thành Năm, một thành viên của đội trợ trang của giáo xứ. Ông này đã chết vào ngày 3 tháng 7 vừa qua với những vết thương bị cho
là do bị đánh đập, bị nhận bùn…. Tuy nhiên phía chính quyền thành phồ Đà Nẵng giải thích cái chết là vì đột quỵ.
Những người thân quen của ông Nguyễn Thành Năm tại giáo xứ Cồn Dầu nói về cái chết của ông này:
Có một số giáo dân bị bắt, một số bị kêu lên- trong số này có anh Năm trong đội trợ tang. Anh này bị công an đánh đập nhiều lần. Anh em trong đội trợ tang nói với tôi anh Năm bị dân phòng bắt trói, miệng đầy bùn.
Vợ con van xin. Khi anh Năm chết rồi, anh Đào cũng trong đội trợ tang đến che giúp rạp nhưng thấy công an nhiều quá cũng ngất xỉu, phải đưa đi cấp cứu. Sau vụ anh Năm, công an không cho người dân đến đọc kinh cầu lễ, không cho tập trung đông người.
Qua đám tang, công an gọi anh Nguyễn Thành Năm trong đội trợ tang lên làm việc, đánh đập, tra tấn. Vài ba ngày lại mời; nhưng anh Năm sợ đánh nên không lên đồn. Công an xuống bao vây nhà khiến anh Năm hỏang sợ chạy đến một nhà dân gần đó. Chủ nhà báo cho dân phòng và công an đến bắt. Họ đánh dập anh Năm rất dã man rồi vùi anh Năm xuống bùn. Gia đình, vợ con nghe tin xuống van xin, đem anh Năm về thì ngày hôm sau chết dưới tay của mẹ già.
Một phụ nữ hiện có em đang bị biệt giam bức xúc nói:
Nhà tôi có năm chị em, em tôi là con trai một trong nhà, làm nông xong mùa nên tham gia đám tang bà Cụ Nhu. Không biết sao bị bắt đến nay gần bốn tháng rồi mà không biết lý do. Gia đình lên quận xin gặp, họ đuổi về nói chỉ ít bữa nữa về nhưng nay vẫn chưa về. Tôi sợ khi về em tôi cũng chết thôi vì bị đánh đập. Có luật nào bắt người rồi mới nói đến luật sau?
Cuộc chạy trốn tập thể
Trước tình hình bắt bớ diễn ra hằng ngày tại làng quê của họ, một số giáo dân Côn Dầu sau biến cố ngày 4 tháng 5 đã phải tìm đường lánh nạn sang Thái Lan.
Linh mục Antôn Lê Đức, người từng giúp đỡ số người Cồn Dầu chạy trốn sang Thái Lan cho biết cuộc gặp gỡ với nhóm người đến đầu tiên hồi tháng năm vừa qua:
Có một linh mục bên Mỹ báo tôi biết có nhóm người từ Việt Nam chạy qua; lúc đó tôi tình cờ đang ở Bangkok nên giúp cho họ những nguời có thể tạm trú, và số liên lạc những nơi có thể giúp họ. Từ đó đến nay tôi không gặp họ nữa.
Được biết hiện có gần 40 người gồm người lớn, trẻ con, nam nữ là giáo dân Xứ Cồn Dầu đang lánh nạn tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Người cao tuổi nhất là 70, các cháu nhỏ khác đang độ tuổi mẫu giáo. Có người đi với một số thành viên trong gia đình, có người đi một mình. Họ đang nhờ Cao ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc giúp đỡ vì bị truy bức tại quê nhà.
Số người này cũng như bao người mong muốn tìm kiếm qui chế tỵ nạn khác khi đến Xứ Thái, những người giáo dân Xứ Cồn Dầu phải sống một cách khép kín tại những phòng thuê nhỏ bé ở tại Bangkok.
Một thiếu nữ trong nhóm tỵ nạn trình bày:
Qua tới đây được gần hơn ba tháng, gần bốn tháng. Cuộc sống vô cùng bấp bênh, phải dời nhà nhiều lần- bảy tám chỗ rồi. Không biết tiếng nên chúng tôi khó khăn trong giao tiếp. Hai ba ngày mới đi chợ một lần, đi chợ về thì đóng cửa ở trong nhà. Đi trong đòan có con nít, chúng cần chơi nhưng vì sợ nhòm ngó, nên cũng không cho chúng chơi, dù biết rất tội.
Theo trình bày của những người mà chúng tôi tiếp xúc được, thì ngay cả việc đi lễ ngày chủ nhật là luật buộc đối với người Công giáo, họ vẫn không dám thực hiện vì sợ lộ diện sẽ bị cảnh sát Thái Lan bắt phạt rồi trục xuất về Việt Nam. Như thế đối với họ hiện nay là một thảm họa còn lớn hơn thảm họa đã xảy ra trong những tháng ngày qua tại giáo xứ Cồn Dầu.
Một người khác cho biết những khó khăn hiện tại:
Chúng tôi không ở một chỗ, phải thay đổi để bảo vệ an ninh cho chúng tôi. Được ba tháng rưỡi rồi, mà chúng tôi phải chờ vài ba tháng nữa mới được phỏng vấn lần thứ ba.
Người khác thì kể đọan đường chạy lánh nạn:
Trong gia đình đi mấy cha con. Rất may là mấy năm trước có làm ‘passport’ để qua Lào phụ hồ kiếm tiền. Passport còn hạn nên chạy qua cửa khẩu Lao Bảo ở Đông Hà. Những người khác đi sau, có giấy hay không giấy; nhờ người đưa qua cửa khẩu Lao Bảo hay Cầu Treo.
Khi nói chuyện với chúng tôi tất cả đều rất lo ngại cho chính bản thân họ dù nay đang đã đến được đất Thái với những mối nguy như vừa nêu. Đồng thời họ cũng hết sức lo sợ cho sự an nguy của những thân nhân còn lại ở quê nhà; dù rằng theo họ đa số những người còn ở lại là người lớn tuổi và trẻ nhỏ, hay người bệnh tật. Còn đa phần còn sức lao động đều phải tìm đường trốn tránh ở những nơi khác.
Cần sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế
Và nguyện vọng chung của tất là là mong muốn các tổ chức quốc tế thấy được hòan cảnh ngặt nghèo của họ để cứu xét qui chế tỵ nạn cho họ.
Tôi lên tiếng, nhờ có tiếng nói chung giúp cho chúng tôi và những người còn ở trong tù- giúp cho chúng tôi lấy lại tự do, trong sạch của người giáo dân.
Nguyện vọng của tất cả chúng tôi, những người phải giấu tên vì bị đàn áp buộc phải bỏ quê hương đi lánh nạn, để có quyền tự do làm người và tự do tôn giáo tại một đất nước thứ ba.
Chúng tôi ở đây nhưng mẹ cha, vợ con vẫn ở nhà; trong khi đó lại bị công an rình rập, nên nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chúng tôi mong muốn được đến nước thứ ba để con cái chúng tôi được đi học, vì phải bỏ
sang đây. Mong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ.
Sự bình yên của một làng quê có lịch sử hơn trăm năm, và một xứ đạo chính thức được thành lập cách đây 80 năm, bỗng dưng trở nên bị xáo trộn, rối lọan đến tan tác sau khi chính quyền địa phương Đà Nẵng đưa ra dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Hòa Xuân, rồi chuyển thành dự án khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân. Việc bồi thường không thỏa đáng, trong khi đó nơi tái định cư vẫn chưa được xác định cụ thể khiến người dân xứ đạo Cồn Dầu không đồng thuận.
Tuy nhiên theo lời họ thì, người đứng đầu đảng bộ thành phố Đà Nẵng là ông bí thư Nguyễn Bá Thanh còn tuyên bố thẳng thừng với những người từng mấy đời bỏ công sức để tạo lập nên ruộng vườn, nhà cửa của họ:
Ông này cũng đã tuyên bố nơi này người giàu đến rồi, các ông là những người ‘trán vồ, răng hô’ không được ở phía trước này, các ông phải ở phía sau.
Những hành xử bất công vừa mang tính coi khinh người dân, không tuân thủ những qui định mà chính Nhà Nước ban hành, khiến người dân bất mãn, và rồi những biện pháp đàn áp mạnh bằng bạo lực khiến họ phải trốn chạy. Và chỉ nơi xứ tạm gọi là tự do như Thái Lan họ mới dám lên tiếng nói lên thực tiễn áp bức nơi làng quê, xứ đạo Cồn Dầu của họ.
Gia Minh, RFA, Bangkok, Thái Lan.
Thông tin về vụ việc hồi ngày 4 tháng 5 vừa qua tại giáo xứ Cồn Dầu, thành phố Đà Nẵng hầu như chỉ được một số cơ quan truyền thông trong nước loan tải theo quan điểm của phía chính quyền; trong khi đó những người giáo dân tại đó khi được hỏi về vụ việc đều không dám trả lời.
Hiện nay có một nhóm giáo dân Xứ Cồn Dầu trốn chạy sang được Thái Lan, và họ cho biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi biết thực tế của vụ việc xảy ra vào ngày 3 tháng 5 tại giáo xứ của họ.
Sự kiện Cồn Dầu
Cao điểm của tình hình căng thẳng về việc giải tỏa trắng đất đai, nhà cửa của người dân xứ đạo Cồn Dầu, trong số hơn 400 hécta tại xã Hòa Xuân, huyện Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng để làm khu đô thị sinh thái ven sông diễn ra vào ngày 4 tháng 5 khi giáo dân tham gia đưa cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Maria Đặng Thị Tân, về nơi an nghỉ cuối cùng là nghĩa trang của giáo xứ.
Chính quyền địa phương không cho phép thân nhân người chết chôn xác bà Hồ Nhu tại đó bên cạnh mộ chồng bà như ý nguyện. Từ đó xảy ra vụ việc như lời kể của những giáo dân chứng kiến sự việc, cũng như bị đánh đập, bắt bớ vào lúc đó như sau:
Tôi là một giáo dân Cồn Dầu và chứng kiến vụ việc hôm ngày 4 tháng 5 trong đám tang bà cụ Maria Đặng Thị
Tân. Bản cáo phó của gia đình nói rõ là đám tang cụ cử thành tại giáo xứ và chôn tại giáo xứ Cồn Dầu. Con út của Cụ Tân, anh Hồ Tào, nói với giáo dân chúng tôi giúp đỡ để có thể đưa cụ đến chôn tại nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu, chôn tại đó một hai ngày cũng được.
Sau thánh lễ, chúng tôi đưa tang cụ đến nghĩa trang, gần nhà bác Bình, công an đã dùng rào chắn và kẽm gai với mục đích không cho giáo dân đưa xác cụ vào chôn tại nghĩa trang nên đã xảy ra xô xát. Công an đã sử dụng dùi cui và roi điện đánh tới tấp vào đòan người đưa tang, trong đó có đội trợ trang, và tất cả những người tham dự.
Một số giáo dân bị đánh ngất xỉu có cả trẻ nhỏ và người già. Đến chừng 12 giờ thì chính quyền tăng cường lực lượng và đàn áp mạnh hơn với mục đích cướp quan tài. Sau đám ma những người tham dự bị mời lên phạt tiền; còn những người bị bắt giam thì đến nay không biết tình hình thế nào.
Trong biến cố ngày 4 tháng 5, có 66 giáo dân Cồn Dầu bị bắt để thẩm vấn về vụ việc. Sau đó lần lượt họ được thả ra, ngọai trừ sáu người vẫn còn bị biệt giam cho đến nay đó là các ông Nguyễn Hữu Liêm, Nguyễn Hữu Minh, Lê Thanh Lâm, Trần Thanh Việt, Phan Thị Nhẫn, Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Thị Liễu. Một người thuộc diện tại ngọai là ông Đòan Cảng.
Quyền đánh chết người của công an?
Theo lời chứng của những giáo dân tại giáo xứ Cồn Dầu, không khí tại làng quê của họ sau đám tang bà cụ Nhu trở nên căng thẳng, với những vụ tra vấn, đánh đập đối với nhiều người từng tham gia trong cuộc đưa đám cụ bà Hồ Nhu. Một nạn nhân của tình trạng thẩm tra, đánh đập là ông Nguyễn Thành Năm, một thành viên của đội trợ trang của giáo xứ. Ông này đã chết vào ngày 3 tháng 7 vừa qua với những vết thương bị cho
là do bị đánh đập, bị nhận bùn…. Tuy nhiên phía chính quyền thành phồ Đà Nẵng giải thích cái chết là vì đột quỵ.
Những người thân quen của ông Nguyễn Thành Năm tại giáo xứ Cồn Dầu nói về cái chết của ông này:
Có một số giáo dân bị bắt, một số bị kêu lên- trong số này có anh Năm trong đội trợ tang. Anh này bị công an đánh đập nhiều lần. Anh em trong đội trợ tang nói với tôi anh Năm bị dân phòng bắt trói, miệng đầy bùn.
Vợ con van xin. Khi anh Năm chết rồi, anh Đào cũng trong đội trợ tang đến che giúp rạp nhưng thấy công an nhiều quá cũng ngất xỉu, phải đưa đi cấp cứu. Sau vụ anh Năm, công an không cho người dân đến đọc kinh cầu lễ, không cho tập trung đông người.
Qua đám tang, công an gọi anh Nguyễn Thành Năm trong đội trợ tang lên làm việc, đánh đập, tra tấn. Vài ba ngày lại mời; nhưng anh Năm sợ đánh nên không lên đồn. Công an xuống bao vây nhà khiến anh Năm hỏang sợ chạy đến một nhà dân gần đó. Chủ nhà báo cho dân phòng và công an đến bắt. Họ đánh dập anh Năm rất dã man rồi vùi anh Năm xuống bùn. Gia đình, vợ con nghe tin xuống van xin, đem anh Năm về thì ngày hôm sau chết dưới tay của mẹ già.
Một phụ nữ hiện có em đang bị biệt giam bức xúc nói:
Nhà tôi có năm chị em, em tôi là con trai một trong nhà, làm nông xong mùa nên tham gia đám tang bà Cụ Nhu. Không biết sao bị bắt đến nay gần bốn tháng rồi mà không biết lý do. Gia đình lên quận xin gặp, họ đuổi về nói chỉ ít bữa nữa về nhưng nay vẫn chưa về. Tôi sợ khi về em tôi cũng chết thôi vì bị đánh đập. Có luật nào bắt người rồi mới nói đến luật sau?
Cuộc chạy trốn tập thể
Trước tình hình bắt bớ diễn ra hằng ngày tại làng quê của họ, một số giáo dân Côn Dầu sau biến cố ngày 4 tháng 5 đã phải tìm đường lánh nạn sang Thái Lan.
Linh mục Antôn Lê Đức, người từng giúp đỡ số người Cồn Dầu chạy trốn sang Thái Lan cho biết cuộc gặp gỡ với nhóm người đến đầu tiên hồi tháng năm vừa qua:
Có một linh mục bên Mỹ báo tôi biết có nhóm người từ Việt Nam chạy qua; lúc đó tôi tình cờ đang ở Bangkok nên giúp cho họ những nguời có thể tạm trú, và số liên lạc những nơi có thể giúp họ. Từ đó đến nay tôi không gặp họ nữa.
Được biết hiện có gần 40 người gồm người lớn, trẻ con, nam nữ là giáo dân Xứ Cồn Dầu đang lánh nạn tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Người cao tuổi nhất là 70, các cháu nhỏ khác đang độ tuổi mẫu giáo. Có người đi với một số thành viên trong gia đình, có người đi một mình. Họ đang nhờ Cao ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc giúp đỡ vì bị truy bức tại quê nhà.
Số người này cũng như bao người mong muốn tìm kiếm qui chế tỵ nạn khác khi đến Xứ Thái, những người giáo dân Xứ Cồn Dầu phải sống một cách khép kín tại những phòng thuê nhỏ bé ở tại Bangkok.
Một thiếu nữ trong nhóm tỵ nạn trình bày:
Qua tới đây được gần hơn ba tháng, gần bốn tháng. Cuộc sống vô cùng bấp bênh, phải dời nhà nhiều lần- bảy tám chỗ rồi. Không biết tiếng nên chúng tôi khó khăn trong giao tiếp. Hai ba ngày mới đi chợ một lần, đi chợ về thì đóng cửa ở trong nhà. Đi trong đòan có con nít, chúng cần chơi nhưng vì sợ nhòm ngó, nên cũng không cho chúng chơi, dù biết rất tội.
Theo trình bày của những người mà chúng tôi tiếp xúc được, thì ngay cả việc đi lễ ngày chủ nhật là luật buộc đối với người Công giáo, họ vẫn không dám thực hiện vì sợ lộ diện sẽ bị cảnh sát Thái Lan bắt phạt rồi trục xuất về Việt Nam. Như thế đối với họ hiện nay là một thảm họa còn lớn hơn thảm họa đã xảy ra trong những tháng ngày qua tại giáo xứ Cồn Dầu.
Một người khác cho biết những khó khăn hiện tại:
Chúng tôi không ở một chỗ, phải thay đổi để bảo vệ an ninh cho chúng tôi. Được ba tháng rưỡi rồi, mà chúng tôi phải chờ vài ba tháng nữa mới được phỏng vấn lần thứ ba.
Người khác thì kể đọan đường chạy lánh nạn:
Trong gia đình đi mấy cha con. Rất may là mấy năm trước có làm ‘passport’ để qua Lào phụ hồ kiếm tiền. Passport còn hạn nên chạy qua cửa khẩu Lao Bảo ở Đông Hà. Những người khác đi sau, có giấy hay không giấy; nhờ người đưa qua cửa khẩu Lao Bảo hay Cầu Treo.
Khi nói chuyện với chúng tôi tất cả đều rất lo ngại cho chính bản thân họ dù nay đang đã đến được đất Thái với những mối nguy như vừa nêu. Đồng thời họ cũng hết sức lo sợ cho sự an nguy của những thân nhân còn lại ở quê nhà; dù rằng theo họ đa số những người còn ở lại là người lớn tuổi và trẻ nhỏ, hay người bệnh tật. Còn đa phần còn sức lao động đều phải tìm đường trốn tránh ở những nơi khác.
Cần sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế
Và nguyện vọng chung của tất là là mong muốn các tổ chức quốc tế thấy được hòan cảnh ngặt nghèo của họ để cứu xét qui chế tỵ nạn cho họ.
Tôi lên tiếng, nhờ có tiếng nói chung giúp cho chúng tôi và những người còn ở trong tù- giúp cho chúng tôi lấy lại tự do, trong sạch của người giáo dân.
Nguyện vọng của tất cả chúng tôi, những người phải giấu tên vì bị đàn áp buộc phải bỏ quê hương đi lánh nạn, để có quyền tự do làm người và tự do tôn giáo tại một đất nước thứ ba.
Chúng tôi ở đây nhưng mẹ cha, vợ con vẫn ở nhà; trong khi đó lại bị công an rình rập, nên nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chúng tôi mong muốn được đến nước thứ ba để con cái chúng tôi được đi học, vì phải bỏ
sang đây. Mong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ.
Sự bình yên của một làng quê có lịch sử hơn trăm năm, và một xứ đạo chính thức được thành lập cách đây 80 năm, bỗng dưng trở nên bị xáo trộn, rối lọan đến tan tác sau khi chính quyền địa phương Đà Nẵng đưa ra dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Hòa Xuân, rồi chuyển thành dự án khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân. Việc bồi thường không thỏa đáng, trong khi đó nơi tái định cư vẫn chưa được xác định cụ thể khiến người dân xứ đạo Cồn Dầu không đồng thuận.
Tuy nhiên theo lời họ thì, người đứng đầu đảng bộ thành phố Đà Nẵng là ông bí thư Nguyễn Bá Thanh còn tuyên bố thẳng thừng với những người từng mấy đời bỏ công sức để tạo lập nên ruộng vườn, nhà cửa của họ:
Ông này cũng đã tuyên bố nơi này người giàu đến rồi, các ông là những người ‘trán vồ, răng hô’ không được ở phía trước này, các ông phải ở phía sau.
Những hành xử bất công vừa mang tính coi khinh người dân, không tuân thủ những qui định mà chính Nhà Nước ban hành, khiến người dân bất mãn, và rồi những biện pháp đàn áp mạnh bằng bạo lực khiến họ phải trốn chạy. Và chỉ nơi xứ tạm gọi là tự do như Thái Lan họ mới dám lên tiếng nói lên thực tiễn áp bức nơi làng quê, xứ đạo Cồn Dầu của họ.
Gia Minh, RFA, Bangkok, Thái Lan.