HÀ NỘI - Tối Chủ nhật 7/3/2010, đường phố Hà Nội ồn ào, náo nhiệt. Người người vội vã, những quầy bán hoa tươi nhộn nhịp, các hàng lưu niệm đông đúc... dường như cả thành phố tấp nập bất chấp những khó khăn của thị trường, của cuộc sống để mừng ngày Quốc tế Phụ nữ - 8/3.
Chúng tôi, mấy giáo dân, sau khi đi thăm người thân trong Bệnh viện Bạch Mai, ngồi trong một quán cafe nhìn dòng người hối hả xuôi ngược mà thấy vui vui. Thì ra, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, con người vẫn nghĩ tới con người thật nhiều và dành cho nửa nhân loại những điều tốt đẹp nhất.
Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc
Mấy anh em ngồi nói chuyện về giáo lý, giáo luật như lệ thường khi gặp nhau. Bỗng như một sự vô tình cùng nhau nói đến lời kinh “Thương người có mười bốn mối”, một bạn trẻ đọc “Thương xác bảy mối:... thứ bốn viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc...” đọc đến đây, một anh bạn chợt lên tiếng: “Chúng ta vừa đi thăm kẻ liệt, nhưng kẻ tù rạc thì chưa, chúng ta đã thăm nhiều kẻ ốm đau, giúp đỡ một số người đói rách, nhưng đúng là chưa bao giờ đến thăm những kẻ đã và đang ở tù, hình như chúng ta quên mất họ là một trong những thành phần chúng ta cần quan tâm”. Một người tiếp lời: “Thăm kẻ liệt thì còn được, thăm tù nhân thì coi chừng nhà nước lại coi là... liên quan chính trị đấy”.
Một người lên tiếng: “Tại sao lại sợ là liên quan nào, chúng ta chỉ đến thăm họ trong cảnh tù đày, khổ sở vì những lý do cụ thể là con người, còn việc họ ở tù vì sao, đó là việc của chính quyền với bản thân họ. Ai làm, người đó chịu chấp nhận, không có luật pháp nào cấm thăm kẻ tù đày, không luật pháp nào cấm được tình yêu thương, nếu tám giáo dân Thái Hà “được” đi tù thì hôm nay tớ đi thăm ngay”.
Mọi người đều tán thành điều đó, và cùng nghĩ tới Lê Thị Công Nhân, một Kitô hữu mới ra khỏi nhà tù để về với cuộc sống đời thường sau 24 tiếng. Hẳn giờ này, cô ấy còn chịu nhiều những choáng váng, đau khổ và áp lực của ba năm cách biệt với cuộc sống xã hội. Tất cả mọi người nhất trí đến thăm cô ấy nhân ngày phụ nữ 8/3, ngày mà mọi phụ nữ đều đáng được tôn vinh. Gọi chiếc taxi bên đường, ghé qua hàng bán hoa tươi mua một bó, chúng tôi cùng nhau lên đường.
Cuộc viếng thăm không hẹn trước
Chiếc taxi đưa chúng tôi vòng lượn hỏi thăm nhà mất chừng nửa tiếng. Một người làm nghề “xe ôm” hỏi: “Các anh đi thăm cô gì mới ra tù phải không? Phải đi vào ngõ 4 đường Phương Mai”. Cũng buồn cười cái anh xe ôm, đi tù về thì đâu chỉ có một người, nhưng anh ta đã chỉ đúng chỗ. Chiếc taxi đưa chúng tôi vào một ngõ, khi chiếc xe dừng lại, ngạc nhiên thấy Lê Thị Công Nhân đang ở đó, tay cầm mấy chiếc mắc áo trong tay.
Chúng tôi xuống xe, một bạn trẻ ôm bó hoa trên tay và cùng tới chào hỏi. Lê Thị Công Nhân ngạc nhiên: “Chào các anh, em chưa gặp các anh bao giờ”. Cũng đúng thôi, đã gặp nhau bao giờ mà quen được. Chúng tôi trả lời: “Chào em, chúng tôi là những tín hữu Kitô, ngày hôm nay, đến chúc mừng em và thăm em khi nghe tin em vừa mới được ra tù”. Cô nở nụ cười mời chúng tôi về nhà.
Con ngõ nhỏ, hơi tối dẫn chúng tôi đến khu tập thể, Công Nhân nói: “Ngõ tuy tối nhưng không đáng sợ”, qua dãy sân trước nhà tập thể, mấy anh em chúng tôi cùng nhau bước lên cầu thang, ngoài sân, một phụ nữ mặc áo đỏ, đội mũ bảo hiểm đang ngồi trên xe bấm điện thoại gọi đi đâu đó, Công Nhân nói: “Những người này ở vòng trong, là phụ nữ, còn nam giới thì ở vòng ngoài, chắc họ sắp đổi gác”.
Qua hai lần cửa, chúng tôi bước vào căn hộ của gia đình Công Nhân nằm ở cuối tầng 3 khu tập thể, một căn hộ nhỏ nhắn và xinh xắn. Một chiếc bàn giữa hai bên là chiếc ghế ngồi kê đệm. Trên tường nhà có Thánh giá mang tượng Chúa Giêsu và những câu Kinh Thánh được trích ra. Chúng tôi ngồi yên vị và bắt đầu cuộc nói chuyện.
Cuộc viếng thăm khá bất ngờ, chủ và khách đều mới mẻ, tôi giới thiệu: “Chúng tôi, những tín hữu Kitô, được tin em vừa ra khỏi nhà tù, chúng tôi đến thăm em nhân ngày Phụ nữ 8/3 và chúc mừng em đã ra khỏi nhà tù, cách biệt với xã hội để trở lại cuộc sống bình thường”.
Bác Trần Thị Lệ khá ngỡ ngàng khi thấy Công Nhân đưa chúng tôi vào nhà, những người khách không được mời và cũng chưa quen biết. Nhưng dường như sự cảnh giác biến mất, những nụ cười luôn nở trên môi khi biết chúng tôi là những Kitô hữu.
Buổi nói chuyện không dài, chúng tôi chúc mừng em được ra khỏi nhà tù về với gia đình, về với cuộc sống thường ngày của em. Lê Thị Công Nhân kể cho chúng tôi về những ngày tháng, những cảm xúc của em khi ở trong tù, khi được trở về với cộng đồng, với gia đình và em khẳng định rằng: “em không chấp nhận bản án, nghĩa là cái đuôi đằng sau là 3 năm quản chế không có giá trị gì với em”.
Chúa là người Cha, người Thầy và là người bạn đồng hành cùng em
Kể về nỗi sợ hãi khi sống trong nhà tù suốt ba năm, cô nói: “Những năm tháng trong tù, có những khó khăn khi cô đơn, khi ốm đau... tất cả em dần dần đều quen nhưng không tạo cho em nỗi sợ hãi.
Nhưng em đã có lần trải qua nỗi sợ thật sự, đó là khi truyền hình liên tục đưa tin về câu nói của Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, TV đưa đi đưa lại nhiều lần trong các chương trình thời sự, chương trình vì an ninh, cả buồng tù hơn 60 chục con người bắt đầu lên đồng, gào rú đòi đập chết cái lũ ấy đi, đòi chém đòi giết mà trong phòng tù đó, chỉ mỗi mình em là công khai xưng rằng mình là Kitô hữu... em thấy thực sự sợ hãi và báo với quản lý buồng giam. Tuy em chưa được nghe chính thức câu nói đó, nhưng em tin là không phải như thế, em đã có cách xem TV và đọc báo của em, em hiểu rằng, có một sự thật như thế nào đó chưa biết, nhưng không phải là sự thật này.” Và cô kết luận: “Cái đáng sợ chính là sự ngu dốt của con người, nó có thể biến người ta trở thành những con người mất kiểm soát hành vi”.
Câu chuyện của chúng tôi có khi bị ngắt quãng bởi sự xúc động của cô, mắt ngấn lệ khi nói về những điều cô thao thức, những suy nghĩ về thế sự, về thời cuộc...
Để vượt qua ba năm tù tội với một phụ nữ là điều không hề đơn giản như những người chưa trải qua có thể nghĩ. Tuy nhiên, Lê Thị Công Nhân nói: “Để vượt qua ba năm trong nhà tù, em chỉ có mỗi cuốn Kinh Thánh, trang cuối cùng em đọc xong lần thứ nhất là đêm trước ngày em ra tòa Phúc thẩm. Ba năm trong tù, Chúa vừa là người bạn, là người Cha, là người Thầy của em, nâng đỡ, dìu dắt em vượt qua tất cả. Em mới về chưa thể cập nhật được thông tin, nhưng ở trong tù, em thấy trên TV những người giáo dân Thái Hà ra trước vành móng ngựa mặc rất đẹp, áo dài đỏ, áo vét... đó là điều để lại ấn tượng trong em ”. Em tỏ ý nói rằng, khi nghe được có những cuộc đi bộ hàng chục km của giáo dân đến trước phiên tòa, rực rỡ với cành thiên tuếem rất tiếc không được hòa chung vào dòng người đó, vì em nhỏ bé nên chắc chắn em sẽ đi hàng đầu.
Tôi nói với cô rằng: “Tôi không phải là người có thể hoạt động chính trị hay có khả năng làm chính trị, chỉ đơn giản là một tín hữu Kitô, hôm nay đến thăm em vì chúng ta là Kitô hữu, nhưng những câu chuyện em kể đã để lại cho chúng tôi thêm một lần xác tín, một niềm tin được tăng thêm. Khi chúng ta có Thiên Chúa là đấng tối cao, đấng soi sáng và dẫn đường làm Thầy, làm Cha và làm Bạn của chúng ta, chúng ta có thể đi đến bất cứ nơi nào Chúa muốn”.
Chia tay Lê Thị Công Nhân và gia đình cô, chúng tôi ấn tượng mãi về một cô gái, một con người nhỏ nhắn về hình thể, một con người yếu đuối về thể xác, nhưng có một tinh thần thép và một sự hiểu biết, lòng bao dung rộng lớn.
Chúng tôi tin cô sẽ vượt qua tất cả, vì trong cô có một niềm tin – Một Đức Tin, cô chữa lại.
Hà Nội ngoài kia vẫn dập dìu những chiếc xe với những bó hoa lớn, những hàng quán vẫn tấp nập... Chúng tôi ra về từ một ngõ nhỏ dưới trời lấp phất mưa xuân.
(Nguồn: nuvuongcongly.net)
Chúng tôi, mấy giáo dân, sau khi đi thăm người thân trong Bệnh viện Bạch Mai, ngồi trong một quán cafe nhìn dòng người hối hả xuôi ngược mà thấy vui vui. Thì ra, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, con người vẫn nghĩ tới con người thật nhiều và dành cho nửa nhân loại những điều tốt đẹp nhất.
Công Nhân, một tín hữu Kitô mới trở về nhà của mình |
Mấy anh em ngồi nói chuyện về giáo lý, giáo luật như lệ thường khi gặp nhau. Bỗng như một sự vô tình cùng nhau nói đến lời kinh “Thương người có mười bốn mối”, một bạn trẻ đọc “Thương xác bảy mối:... thứ bốn viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc...” đọc đến đây, một anh bạn chợt lên tiếng: “Chúng ta vừa đi thăm kẻ liệt, nhưng kẻ tù rạc thì chưa, chúng ta đã thăm nhiều kẻ ốm đau, giúp đỡ một số người đói rách, nhưng đúng là chưa bao giờ đến thăm những kẻ đã và đang ở tù, hình như chúng ta quên mất họ là một trong những thành phần chúng ta cần quan tâm”. Một người tiếp lời: “Thăm kẻ liệt thì còn được, thăm tù nhân thì coi chừng nhà nước lại coi là... liên quan chính trị đấy”.
Một người lên tiếng: “Tại sao lại sợ là liên quan nào, chúng ta chỉ đến thăm họ trong cảnh tù đày, khổ sở vì những lý do cụ thể là con người, còn việc họ ở tù vì sao, đó là việc của chính quyền với bản thân họ. Ai làm, người đó chịu chấp nhận, không có luật pháp nào cấm thăm kẻ tù đày, không luật pháp nào cấm được tình yêu thương, nếu tám giáo dân Thái Hà “được” đi tù thì hôm nay tớ đi thăm ngay”.
Mọi người đều tán thành điều đó, và cùng nghĩ tới Lê Thị Công Nhân, một Kitô hữu mới ra khỏi nhà tù để về với cuộc sống đời thường sau 24 tiếng. Hẳn giờ này, cô ấy còn chịu nhiều những choáng váng, đau khổ và áp lực của ba năm cách biệt với cuộc sống xã hội. Tất cả mọi người nhất trí đến thăm cô ấy nhân ngày phụ nữ 8/3, ngày mà mọi phụ nữ đều đáng được tôn vinh. Gọi chiếc taxi bên đường, ghé qua hàng bán hoa tươi mua một bó, chúng tôi cùng nhau lên đường.
Cuộc viếng thăm không hẹn trước
Chiếc taxi đưa chúng tôi vòng lượn hỏi thăm nhà mất chừng nửa tiếng. Một người làm nghề “xe ôm” hỏi: “Các anh đi thăm cô gì mới ra tù phải không? Phải đi vào ngõ 4 đường Phương Mai”. Cũng buồn cười cái anh xe ôm, đi tù về thì đâu chỉ có một người, nhưng anh ta đã chỉ đúng chỗ. Chiếc taxi đưa chúng tôi vào một ngõ, khi chiếc xe dừng lại, ngạc nhiên thấy Lê Thị Công Nhân đang ở đó, tay cầm mấy chiếc mắc áo trong tay.
Chúng tôi xuống xe, một bạn trẻ ôm bó hoa trên tay và cùng tới chào hỏi. Lê Thị Công Nhân ngạc nhiên: “Chào các anh, em chưa gặp các anh bao giờ”. Cũng đúng thôi, đã gặp nhau bao giờ mà quen được. Chúng tôi trả lời: “Chào em, chúng tôi là những tín hữu Kitô, ngày hôm nay, đến chúc mừng em và thăm em khi nghe tin em vừa mới được ra tù”. Cô nở nụ cười mời chúng tôi về nhà.
Con ngõ nhỏ, hơi tối dẫn chúng tôi đến khu tập thể, Công Nhân nói: “Ngõ tuy tối nhưng không đáng sợ”, qua dãy sân trước nhà tập thể, mấy anh em chúng tôi cùng nhau bước lên cầu thang, ngoài sân, một phụ nữ mặc áo đỏ, đội mũ bảo hiểm đang ngồi trên xe bấm điện thoại gọi đi đâu đó, Công Nhân nói: “Những người này ở vòng trong, là phụ nữ, còn nam giới thì ở vòng ngoài, chắc họ sắp đổi gác”.
Qua hai lần cửa, chúng tôi bước vào căn hộ của gia đình Công Nhân nằm ở cuối tầng 3 khu tập thể, một căn hộ nhỏ nhắn và xinh xắn. Một chiếc bàn giữa hai bên là chiếc ghế ngồi kê đệm. Trên tường nhà có Thánh giá mang tượng Chúa Giêsu và những câu Kinh Thánh được trích ra. Chúng tôi ngồi yên vị và bắt đầu cuộc nói chuyện.
Cuộc viếng thăm khá bất ngờ, chủ và khách đều mới mẻ, tôi giới thiệu: “Chúng tôi, những tín hữu Kitô, được tin em vừa ra khỏi nhà tù, chúng tôi đến thăm em nhân ngày Phụ nữ 8/3 và chúc mừng em đã ra khỏi nhà tù, cách biệt với xã hội để trở lại cuộc sống bình thường”.
Bác Trần Thị Lệ khá ngỡ ngàng khi thấy Công Nhân đưa chúng tôi vào nhà, những người khách không được mời và cũng chưa quen biết. Nhưng dường như sự cảnh giác biến mất, những nụ cười luôn nở trên môi khi biết chúng tôi là những Kitô hữu.
Buổi nói chuyện không dài, chúng tôi chúc mừng em được ra khỏi nhà tù về với gia đình, về với cuộc sống thường ngày của em. Lê Thị Công Nhân kể cho chúng tôi về những ngày tháng, những cảm xúc của em khi ở trong tù, khi được trở về với cộng đồng, với gia đình và em khẳng định rằng: “em không chấp nhận bản án, nghĩa là cái đuôi đằng sau là 3 năm quản chế không có giá trị gì với em”.
Cuộc viếng thăm không hẹn trước tại ngôi nhà nhỏ của cô |
Kể về nỗi sợ hãi khi sống trong nhà tù suốt ba năm, cô nói: “Những năm tháng trong tù, có những khó khăn khi cô đơn, khi ốm đau... tất cả em dần dần đều quen nhưng không tạo cho em nỗi sợ hãi.
Nhưng em đã có lần trải qua nỗi sợ thật sự, đó là khi truyền hình liên tục đưa tin về câu nói của Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, TV đưa đi đưa lại nhiều lần trong các chương trình thời sự, chương trình vì an ninh, cả buồng tù hơn 60 chục con người bắt đầu lên đồng, gào rú đòi đập chết cái lũ ấy đi, đòi chém đòi giết mà trong phòng tù đó, chỉ mỗi mình em là công khai xưng rằng mình là Kitô hữu... em thấy thực sự sợ hãi và báo với quản lý buồng giam. Tuy em chưa được nghe chính thức câu nói đó, nhưng em tin là không phải như thế, em đã có cách xem TV và đọc báo của em, em hiểu rằng, có một sự thật như thế nào đó chưa biết, nhưng không phải là sự thật này.” Và cô kết luận: “Cái đáng sợ chính là sự ngu dốt của con người, nó có thể biến người ta trở thành những con người mất kiểm soát hành vi”.
Câu chuyện của chúng tôi có khi bị ngắt quãng bởi sự xúc động của cô, mắt ngấn lệ khi nói về những điều cô thao thức, những suy nghĩ về thế sự, về thời cuộc...
Để vượt qua ba năm tù tội với một phụ nữ là điều không hề đơn giản như những người chưa trải qua có thể nghĩ. Tuy nhiên, Lê Thị Công Nhân nói: “Để vượt qua ba năm trong nhà tù, em chỉ có mỗi cuốn Kinh Thánh, trang cuối cùng em đọc xong lần thứ nhất là đêm trước ngày em ra tòa Phúc thẩm. Ba năm trong tù, Chúa vừa là người bạn, là người Cha, là người Thầy của em, nâng đỡ, dìu dắt em vượt qua tất cả. Em mới về chưa thể cập nhật được thông tin, nhưng ở trong tù, em thấy trên TV những người giáo dân Thái Hà ra trước vành móng ngựa mặc rất đẹp, áo dài đỏ, áo vét... đó là điều để lại ấn tượng trong em ”. Em tỏ ý nói rằng, khi nghe được có những cuộc đi bộ hàng chục km của giáo dân đến trước phiên tòa, rực rỡ với cành thiên tuếem rất tiếc không được hòa chung vào dòng người đó, vì em nhỏ bé nên chắc chắn em sẽ đi hàng đầu.
Tôi nói với cô rằng: “Tôi không phải là người có thể hoạt động chính trị hay có khả năng làm chính trị, chỉ đơn giản là một tín hữu Kitô, hôm nay đến thăm em vì chúng ta là Kitô hữu, nhưng những câu chuyện em kể đã để lại cho chúng tôi thêm một lần xác tín, một niềm tin được tăng thêm. Khi chúng ta có Thiên Chúa là đấng tối cao, đấng soi sáng và dẫn đường làm Thầy, làm Cha và làm Bạn của chúng ta, chúng ta có thể đi đến bất cứ nơi nào Chúa muốn”.
Chia tay Lê Thị Công Nhân và gia đình cô, chúng tôi ấn tượng mãi về một cô gái, một con người nhỏ nhắn về hình thể, một con người yếu đuối về thể xác, nhưng có một tinh thần thép và một sự hiểu biết, lòng bao dung rộng lớn.
Chúng tôi tin cô sẽ vượt qua tất cả, vì trong cô có một niềm tin – Một Đức Tin, cô chữa lại.
Hà Nội ngoài kia vẫn dập dìu những chiếc xe với những bó hoa lớn, những hàng quán vẫn tấp nập... Chúng tôi ra về từ một ngõ nhỏ dưới trời lấp phất mưa xuân.
(Nguồn: nuvuongcongly.net)