Trong tuần qua, tin tức liên quan đến việc luật sư trẻ tuổi Lê Thị Công Nhân ra khỏi ngục tù Csvn đã lan tỏa đi khắp nơi (tất nhiên là ngoại trừ mấy trăm tờ ‘lề phải’ của những kẻ đã bỏ tù cô) được nhiều người trong lẫn ngoài nước đón nhận như một tin vui.
Thế rồi cũng vẫn với cách mà hầu hết các báo đài đưa tin, bình luận trước nay về vị nữ luật sư này, mọi người lại tiếp tục ca ngợi tinh thần đấu tranh kiên cường không khoan nhượng của cô trước, trong và sau lao tù cộng sản. Sự cảm phục càng tăng thêm bội phần khi thấy một Lê Thị Công Nhân trước sự ‘săn đón’ của báo giới, hâm một của dư luận vẫn luôn tỏ ra hết sức khiêm tốn. Chẳng những không chịu nhận lấy những lời khen tặng như “Anh Thư nước Việt”, “Bông Hồng có ánh thép” hay “Thiên thần trong bóng tối”… ngược lại cô còn tỏ ra bị bối rối khi tự nhận mình là “không thành công, chưa thành công, cuộc đời bị dở dang v.v…”
Sự kỳ diệu trong ngày trở về này của luật sư theo chúng tôi là ở chỗ, ba năm tù ngục với không biết là bao nhiêu nhục hình đọa đày vẫn không thể biến Công Nhân trở nên chai sạn. Đoạn video trả lời phỏng vấn hôm 6/3 trên đài SBTN cho thấy mặc dù tinh thần luật sư luôn rất vững vàng nhưng khi đề cập đến hiện tại đen tối của 90 triệu dân Việt đang bị bao phủ bởi những đám mây u ám của bạo quyền, nước mắt vẫn cứ rơi đều đều như đứa trẻ. Chính những đoạn thước film như vậy nói lên sự ‘phá sản’ hoàn toàn của lao tù cộng sản đối với Lê Thị Công Nhân, sau lần thất bại không thuyết phục nổi cô chấp nhận đi ra nước ngoài tỵ nạn chính trị lúc còn bị giam cầm khoảng tháng 6/2008.
Tuy nhiên, phải đến khi nghe được cuộc phỏng vấn đầy thú vị trên đài VOA “Luật sư Công Nhân: 'Đã hy sinh phải hy sinh đến cùng'” do phóng viên Trà Mi thực hiện mấy hôm sau (9/3) và trước đó là bản tin thuật lại chuyến “thăm viếng kẻ tù rạc” Ls.Lê Thị Công Nhân của các bạn giáo dân Hà Nội nhân ngày Phụ nữ 8/3 bởi anh JB. Nguyễn Hữu Vinh, tôi đã nhận ra dường như đã có một sự thay đổi lớn lao nơi vị nữ luật sư này so với lúc trước khi cô đi tù. Đó là bây giờ sau khi ra tù, Công Nhân không chỉ nói đến nhân quyền, tự do không thôi, mà rất nhiều lần cô nhắc đến Chúa cùng quyển Kinh Thánh mà Ủy ban Tôn giáo Hoa Kỳ gởi tặng lúc còn ở nhà tù Hỏa Lò (và cũng khá là lạ lùng cho số phận của quyển kinh thánh này khi nó lại được chính tay một trong số những ‘ông tổ’ vô thần của CSvn có quyền giam giữ bất cứ ai, là ông Nguyễn Văn Hưởng - Thứ trưởng Bộ công an, chuyển giao tận tay Công Nhân).
Là những người có đạo, khi đọc những bản tin này hẳn chúng ta cảm nhận một cách sâu sắc trong con người của Ls.Lê Thị Công Nhân lúc này không đơn thuần chỉ có mỗi khí tiết của các bậc nữ lưu anh hùng, giúp cô xứng đáng nhận được những lời khen tặng của mọi người mà chúng ta xác tín rằng, nếu Ls.Công Nhân không có một Đức Tin vững mạnh vào Chúa, thật khó tin một thiếu nữ vóc dáng nhỏ bé khuôn mặt bầu bĩnh như búp bê kia lại có thể chịu đựng nổi những hơn 1.000 ngày sống giữa chốn lao tù cộng sản vừa qua?
Vâng! Chúng ta chỉ còn có thể lý giải sự vững vàng giữa lao tù của Ls. Công Nhân chính là nhờ cô đã được hưởng hồng ân, tình thương cùng sự chở che của Thiên Chúa một cách hết sức đặc biệt.
Nói cách khác, ‘hiện tượng’ Lê Thị Công Nhân trong con mắt đức tin của người có đạo không đơn thuần là một tấm gương đấu tranh can đảm, mà vị nữ luật sư trẻ tuổi này còn là một chứng nhân sống Kitô giáo khi đã biết cách dùng Kinh Thánh như một vũ khí tinh thần để chống lại và đã chiến thắng khỏi bị qụy ngã trong ngục tù của bạo quyền cộng sản.
Điều này cũng còn có thể dùng để lý giải được vì sao cũng trong thời gian Công Nhân ở tù, ngoài xã hội trong khi hàng triệu triệu người sợ hãi chấp nhận im lặng để được yên thân trong một xã hội ‘đảng trị’, ‘công an trị’ bao phủ đầy sự sợ hãi như ở VN, thì những vụ “nổi loạn” gần đây đều xuất phát từ nguồn gốc tôn giáo, như Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Bát Nhã, Đồng Chiêm v.v… hầu hết đều do những người không có trình độ lấy gì là ‘cao siêu’ vì chỉ là những tu sĩ giáo dân hết sức bình dị, thế nhưng họ lại là những người dám đi đầu trong việc gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh chế độ về nạn cường quyền hiếp đáp dân lành, bất công, tệ nạn tràn lan xã hội… thay vì lẽ ra nhiệm vụ ấy trước hết phải là của những bậc ‘trượng phu trí thức’?
Ls.Lê Thị Công Nhân có lẽ là trường hợp kết hợp hết sức hiếm hoi nơi một con người vừa có tri thức cao và đồng thời lại vừa có một Đức Tin Kitô giáo hết sức mạnh mẽ.
Hãy nghe cô giải thích vì sao từ chối dàn xếp của công an VN và Ngài đại sứ Hoa Kỳ hồi tháng 6/2008 với đài VOA: “Chúa an bài cho tôi một cuộc sống ở một nơi khác thì tôi sẽ vui mừng trong sự an bài đó, nhưng bây giờ tôi không cảm thấy điều đấy.”
Công Nhân muốn noí Chúa đã để cô sinh ra ở VN thì cảm thấy không có lý do gì để chối bỏ đất nước này ra đi, dù đang bị bạc đãi!
Quả là một đức tin mạnh mẽ thật ‘kinh khủng’ đáng để chúng ta, những người cũng tin vào Chúa như Ls.Công Nhân phải ‘ghen tị’ với cô.
Có nhận ra trường hợp hội tụ ‘Trí Thức + Đức tin Kitô giáo’ hiếm có này nơi Ls.Lê Thị Công Nhân chúng ta mới không còn ngạc nhiên và nghi ngờ khi nhớ lại những lời tuyên bố đanh thép của cô trước đây, như “Csvn đừng mong gì nơi cô một sự thỏa hiệp nào từ nơi tôi” hoặc “tôi sẽ chiến đấu tới cùng dù chỉ còn lại một mình v.v…”
Bỏ tù một tinh hoa đất nước như vậy, nhà cầm quyền Csvn rõ ràng chỉ tổ ‘rước họa vào thân’.
Sàigòn, 10/3/2010
Thế rồi cũng vẫn với cách mà hầu hết các báo đài đưa tin, bình luận trước nay về vị nữ luật sư này, mọi người lại tiếp tục ca ngợi tinh thần đấu tranh kiên cường không khoan nhượng của cô trước, trong và sau lao tù cộng sản. Sự cảm phục càng tăng thêm bội phần khi thấy một Lê Thị Công Nhân trước sự ‘săn đón’ của báo giới, hâm một của dư luận vẫn luôn tỏ ra hết sức khiêm tốn. Chẳng những không chịu nhận lấy những lời khen tặng như “Anh Thư nước Việt”, “Bông Hồng có ánh thép” hay “Thiên thần trong bóng tối”… ngược lại cô còn tỏ ra bị bối rối khi tự nhận mình là “không thành công, chưa thành công, cuộc đời bị dở dang v.v…”
Sự kỳ diệu trong ngày trở về này của luật sư theo chúng tôi là ở chỗ, ba năm tù ngục với không biết là bao nhiêu nhục hình đọa đày vẫn không thể biến Công Nhân trở nên chai sạn. Đoạn video trả lời phỏng vấn hôm 6/3 trên đài SBTN cho thấy mặc dù tinh thần luật sư luôn rất vững vàng nhưng khi đề cập đến hiện tại đen tối của 90 triệu dân Việt đang bị bao phủ bởi những đám mây u ám của bạo quyền, nước mắt vẫn cứ rơi đều đều như đứa trẻ. Chính những đoạn thước film như vậy nói lên sự ‘phá sản’ hoàn toàn của lao tù cộng sản đối với Lê Thị Công Nhân, sau lần thất bại không thuyết phục nổi cô chấp nhận đi ra nước ngoài tỵ nạn chính trị lúc còn bị giam cầm khoảng tháng 6/2008.
Tuy nhiên, phải đến khi nghe được cuộc phỏng vấn đầy thú vị trên đài VOA “Luật sư Công Nhân: 'Đã hy sinh phải hy sinh đến cùng'” do phóng viên Trà Mi thực hiện mấy hôm sau (9/3) và trước đó là bản tin thuật lại chuyến “thăm viếng kẻ tù rạc” Ls.Lê Thị Công Nhân của các bạn giáo dân Hà Nội nhân ngày Phụ nữ 8/3 bởi anh JB. Nguyễn Hữu Vinh, tôi đã nhận ra dường như đã có một sự thay đổi lớn lao nơi vị nữ luật sư này so với lúc trước khi cô đi tù. Đó là bây giờ sau khi ra tù, Công Nhân không chỉ nói đến nhân quyền, tự do không thôi, mà rất nhiều lần cô nhắc đến Chúa cùng quyển Kinh Thánh mà Ủy ban Tôn giáo Hoa Kỳ gởi tặng lúc còn ở nhà tù Hỏa Lò (và cũng khá là lạ lùng cho số phận của quyển kinh thánh này khi nó lại được chính tay một trong số những ‘ông tổ’ vô thần của CSvn có quyền giam giữ bất cứ ai, là ông Nguyễn Văn Hưởng - Thứ trưởng Bộ công an, chuyển giao tận tay Công Nhân).
Là những người có đạo, khi đọc những bản tin này hẳn chúng ta cảm nhận một cách sâu sắc trong con người của Ls.Lê Thị Công Nhân lúc này không đơn thuần chỉ có mỗi khí tiết của các bậc nữ lưu anh hùng, giúp cô xứng đáng nhận được những lời khen tặng của mọi người mà chúng ta xác tín rằng, nếu Ls.Công Nhân không có một Đức Tin vững mạnh vào Chúa, thật khó tin một thiếu nữ vóc dáng nhỏ bé khuôn mặt bầu bĩnh như búp bê kia lại có thể chịu đựng nổi những hơn 1.000 ngày sống giữa chốn lao tù cộng sản vừa qua?
Vâng! Chúng ta chỉ còn có thể lý giải sự vững vàng giữa lao tù của Ls. Công Nhân chính là nhờ cô đã được hưởng hồng ân, tình thương cùng sự chở che của Thiên Chúa một cách hết sức đặc biệt.
Nói cách khác, ‘hiện tượng’ Lê Thị Công Nhân trong con mắt đức tin của người có đạo không đơn thuần là một tấm gương đấu tranh can đảm, mà vị nữ luật sư trẻ tuổi này còn là một chứng nhân sống Kitô giáo khi đã biết cách dùng Kinh Thánh như một vũ khí tinh thần để chống lại và đã chiến thắng khỏi bị qụy ngã trong ngục tù của bạo quyền cộng sản.
Điều này cũng còn có thể dùng để lý giải được vì sao cũng trong thời gian Công Nhân ở tù, ngoài xã hội trong khi hàng triệu triệu người sợ hãi chấp nhận im lặng để được yên thân trong một xã hội ‘đảng trị’, ‘công an trị’ bao phủ đầy sự sợ hãi như ở VN, thì những vụ “nổi loạn” gần đây đều xuất phát từ nguồn gốc tôn giáo, như Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Bát Nhã, Đồng Chiêm v.v… hầu hết đều do những người không có trình độ lấy gì là ‘cao siêu’ vì chỉ là những tu sĩ giáo dân hết sức bình dị, thế nhưng họ lại là những người dám đi đầu trong việc gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh chế độ về nạn cường quyền hiếp đáp dân lành, bất công, tệ nạn tràn lan xã hội… thay vì lẽ ra nhiệm vụ ấy trước hết phải là của những bậc ‘trượng phu trí thức’?
Ls.Lê Thị Công Nhân có lẽ là trường hợp kết hợp hết sức hiếm hoi nơi một con người vừa có tri thức cao và đồng thời lại vừa có một Đức Tin Kitô giáo hết sức mạnh mẽ.
Hãy nghe cô giải thích vì sao từ chối dàn xếp của công an VN và Ngài đại sứ Hoa Kỳ hồi tháng 6/2008 với đài VOA: “Chúa an bài cho tôi một cuộc sống ở một nơi khác thì tôi sẽ vui mừng trong sự an bài đó, nhưng bây giờ tôi không cảm thấy điều đấy.”
Công Nhân muốn noí Chúa đã để cô sinh ra ở VN thì cảm thấy không có lý do gì để chối bỏ đất nước này ra đi, dù đang bị bạc đãi!
Quả là một đức tin mạnh mẽ thật ‘kinh khủng’ đáng để chúng ta, những người cũng tin vào Chúa như Ls.Công Nhân phải ‘ghen tị’ với cô.
Có nhận ra trường hợp hội tụ ‘Trí Thức + Đức tin Kitô giáo’ hiếm có này nơi Ls.Lê Thị Công Nhân chúng ta mới không còn ngạc nhiên và nghi ngờ khi nhớ lại những lời tuyên bố đanh thép của cô trước đây, như “Csvn đừng mong gì nơi cô một sự thỏa hiệp nào từ nơi tôi” hoặc “tôi sẽ chiến đấu tới cùng dù chỉ còn lại một mình v.v…”
Bỏ tù một tinh hoa đất nước như vậy, nhà cầm quyền Csvn rõ ràng chỉ tổ ‘rước họa vào thân’.
Sàigòn, 10/3/2010