Mẹ tôi,
Mẹ tôi gốc giản dị từ nông dân
Đọc thơ con phải bập bẹ đánh vần
Thuở bé mẹ tôi gần ruộng hơn bảng phấn
Chữ viết ngoằn ngèo như gà bới trước sân
Những đêm xưa tôi ngồi bên đèn học
Vẫn ngâm nga đến làu thuộc câu Kiều
Mẹ ưa nghe thành ra thường hay biểu
Tôi đọc lớn lên, lúc mẹ ngồi vá thêu
Mẹ tôi, một cuộc đời vất vả
Tuổi thanh xuân lấm lúa mạ ngoài đồng
Rồi cưới ba tôi, mẹ xuất giá phu tòng
Bỏ nương ruộng về phố đông xa lạ
Cha mẹ tôi chải bương tất tả
Xây mái nhà rồi con cái sinh ra
Mỗi hai năm, đến bảy đứa tất cả
Con gái được bốn, trai thì ba
Tôi chưa thấy mẹ bao giờ đánh phấn
Hay nhớ ra có tốt áo, đẹp quần
Áo dài lành mẹ mặc khi lễ, giỗ, Tết nhất
Dăm bộ bà ba có chiếc rách tứ thân!
Thuở còn bé hay đón mẹ chợ về
Chẳng quà, tôi ngồi khóc tỉ tê
Mẹ dỗ ngọt, giận mắng, rồi bao giờ cũng thế:
Cho dăm cắc lẻ để làm huề!
Tóc mẹ bạc theo ngày tôi lớn lên
Tiếng đại bác xa vọng phố lẻ đêm đêm
Rồi Một-Chín-Bảy-Lăm bộ đội đến
Tôi cũng vừa trung học nhị-cấp lên
Anh tôi, lính mất tích - ba tôi đi tù
Mẹ tôi chợt già hẳn hình như
Tôi muốn bỏ học ở nhà giúp mẹ
Mẹ bảo “còn nước, còn tát” cứ từ từ!
Đời khúc này mẹ tôi thấm khổ
Tuổi hoàng hôn đơn lẻ nuôi con
Đi thăm ba tôi, người tù già đành đoạn
Đành phó thác trên đôi vai vợ gầy mòn
Những bữa cơm đổi đời, khoai độn gạo
Mọt sắn sượng pha lấm tấm nâu
Mẹ tôi tằn tiện từng đồng xu nhúm gạo…
Để thăm chồng tù hun hút rừng sâu
Gia đình “Ngụy” mẹ phải làm kiểm thảo
Hằng tuần, hằng tháng, hoặc bất cứ lúc nào
Hết khu phố rồi phường, theo hoan hô đả đảo
Mẹ tôi rũ người thời cách mạng dâng cao!
Tôi thương mẹ, đi nhưng thường trốn học
Cô thầy mới thay từ Bắc vào Nam
Chữ nghĩa dốt đứt đuôi con nòng nọc
Chủ nghĩa hung hăng nhà giáo tựa công an!
Tôi sẽ viết sao để nói lên khốn khổ
Của mẹ tôi tủi hổ khóc ròng
Cái ngày chúng đến bắt chồng
Kiểm kê tài sản cướp không còn gì!
Ấy thế! mẹ tôi dấu vàng đâu rất kỹ
Gia sản dăm lượng chỉ phòng can qua
Mẹ bảo tôi chắc con phải đi xa
Ở nơi này chắc chết thôi con ạ!
Chiều hôm cuối cùng bữa cơm trắng, cá
Mẹ đãi thằng con giờ đành buông nó ra
Mấy đứa em vui vì hôm nay khác lạ
Riêng mẹ trộn cơm với nước mắt nhạt nhòa!
Mẹ cắt vải nâu từ chiếc áo rách bà ba
May vội cho tôi khăn tay, quần lót đi xa
Mẹ khâu vào lai hai chỉ vàng lá
Dặn dò dù ở đâu, thế nào…cũng biết xót mẹ thương cha!
Rưng rưng tôi chẳng dám nhìn mẹ tôi
Quá đỗi bi thương chẳng thể đứng, phải ngồi
Huống hồ mà đoạn đành đi sao nổi
Hình ảnh cuối cùng của mẹ tôi!
Tôi ra đi hoàng hôn chưa tắt hẳn
Nắng phố chìm, sót nắng cuối đồi xa
Đèn ai thắp sớm hắt bên đường vắng
Tiếng hụ còi tàu xé cõi lòng ra!
Xình xịch con tàu khói mịt tung
Bám trên trần toa, chắc là chuyến cuối cùng
Nhìn về phía nhà một thời đã sống
Tôi biết mẹ tôi giờ nước mắt rưng rưng!
Đời mẹ tôi chẳng áo đỏ áo vàng
Chỉ đơn sơ một màu áo lầm than
Cảnh khổ mẹ tôi như muôn ngàn khốn khổ
Của bao mẹ già thời ly loạn hợp tan
Mẹ tôi nông dân biết chi là chính trị
Mầu nào cũng mặc, mặc được thôi
Mặc áo, mặc quần, mặt người, mặt khỉ
Mới rõ mặt thật giá trị buổi đổi thời!
Đêm lên tàu tôi tháo vàng gởi lại
Chết rủi sống may, biển lớn thuyền con
Đã bỏ hết, thì mang chi của cải
Chẳng nhiều gì nhưng để mẹ thì hơn
Mẹ càng khổ đời khi tôi đi
Phường khóm bắt lên gạn tra kỹ
Suốt tháng trời cơm nắm lên phường chỉ
Nghe công an nhiếc móc chẳng ra gì!
Người ta hỏi mẹ: “con bà đi đâu? tại sao…”
-“Tôi nào biết! nó thất lạc nơi đâu?
Lý lịch ba đời dòng họ nhà nó
Có ở lại đây chẳng biết sống thể nào!”
Có lẽ bây giờ người ta đã quen
Những bất công, bất chính của uy quyền
Dối gian nói riết cũng trơn miệng
Nghe mãi rồi tai quen đảo điên!
Mẹ tôi ra đi trong tuổi già hiu quạnh
Đôi lệ trào trên da mặt nhăn nheo
Bờ vai xuôi chất một đời gồng gánh
Cho chồng, cho con, bao dằn vặt thương yêu!
Chắc mẹ nhớ chúng con ngày đi lắm phải không?
Đàn con mẹ một thuở ẳm bồng
Mà ngày mất, mẹ được nào thấy bóng
Giờ phút cuối sau thôi thế đành lòng!
Chiếc khăn nâu xưa giờ nhạt mầu
Mẹ tôi nhắm mắt còn khổ đau
Nhớ đàn con, mơ tiếng cười bầy cháu
Suốt cuộc đời đầy nghĩa nặng ân sâu!
Nhớ quay quắt chiều nay mẹ ơi
Ước mơ bên mộ mẹ con ngồi
Những câu Kiều xưa mẹ vẫn nói
Đọc lớn mẹ nghe mấy thuở xa xôi!
Mẹ tôi gốc giản dị từ nông dân
Đọc thơ con phải bập bẹ đánh vần
Thuở bé mẹ tôi gần ruộng hơn bảng phấn
Chữ viết ngoằn ngèo như gà bới trước sân
Những đêm xưa tôi ngồi bên đèn học
Vẫn ngâm nga đến làu thuộc câu Kiều
Mẹ ưa nghe thành ra thường hay biểu
Tôi đọc lớn lên, lúc mẹ ngồi vá thêu
Mẹ tôi, một cuộc đời vất vả
Tuổi thanh xuân lấm lúa mạ ngoài đồng
Rồi cưới ba tôi, mẹ xuất giá phu tòng
Bỏ nương ruộng về phố đông xa lạ
Cha mẹ tôi chải bương tất tả
Xây mái nhà rồi con cái sinh ra
Mỗi hai năm, đến bảy đứa tất cả
Con gái được bốn, trai thì ba
Tôi chưa thấy mẹ bao giờ đánh phấn
Hay nhớ ra có tốt áo, đẹp quần
Áo dài lành mẹ mặc khi lễ, giỗ, Tết nhất
Dăm bộ bà ba có chiếc rách tứ thân!
Thuở còn bé hay đón mẹ chợ về
Chẳng quà, tôi ngồi khóc tỉ tê
Mẹ dỗ ngọt, giận mắng, rồi bao giờ cũng thế:
Cho dăm cắc lẻ để làm huề!
Tóc mẹ bạc theo ngày tôi lớn lên
Tiếng đại bác xa vọng phố lẻ đêm đêm
Rồi Một-Chín-Bảy-Lăm bộ đội đến
Tôi cũng vừa trung học nhị-cấp lên
Anh tôi, lính mất tích - ba tôi đi tù
Mẹ tôi chợt già hẳn hình như
Tôi muốn bỏ học ở nhà giúp mẹ
Mẹ bảo “còn nước, còn tát” cứ từ từ!
Đời khúc này mẹ tôi thấm khổ
Tuổi hoàng hôn đơn lẻ nuôi con
Đi thăm ba tôi, người tù già đành đoạn
Đành phó thác trên đôi vai vợ gầy mòn
Những bữa cơm đổi đời, khoai độn gạo
Mọt sắn sượng pha lấm tấm nâu
Mẹ tôi tằn tiện từng đồng xu nhúm gạo…
Để thăm chồng tù hun hút rừng sâu
Gia đình “Ngụy” mẹ phải làm kiểm thảo
Hằng tuần, hằng tháng, hoặc bất cứ lúc nào
Hết khu phố rồi phường, theo hoan hô đả đảo
Mẹ tôi rũ người thời cách mạng dâng cao!
Tôi thương mẹ, đi nhưng thường trốn học
Cô thầy mới thay từ Bắc vào Nam
Chữ nghĩa dốt đứt đuôi con nòng nọc
Chủ nghĩa hung hăng nhà giáo tựa công an!
Tôi sẽ viết sao để nói lên khốn khổ
Của mẹ tôi tủi hổ khóc ròng
Cái ngày chúng đến bắt chồng
Kiểm kê tài sản cướp không còn gì!
Ấy thế! mẹ tôi dấu vàng đâu rất kỹ
Gia sản dăm lượng chỉ phòng can qua
Mẹ bảo tôi chắc con phải đi xa
Ở nơi này chắc chết thôi con ạ!
Chiều hôm cuối cùng bữa cơm trắng, cá
Mẹ đãi thằng con giờ đành buông nó ra
Mấy đứa em vui vì hôm nay khác lạ
Riêng mẹ trộn cơm với nước mắt nhạt nhòa!
Mẹ cắt vải nâu từ chiếc áo rách bà ba
May vội cho tôi khăn tay, quần lót đi xa
Mẹ khâu vào lai hai chỉ vàng lá
Dặn dò dù ở đâu, thế nào…cũng biết xót mẹ thương cha!
Rưng rưng tôi chẳng dám nhìn mẹ tôi
Quá đỗi bi thương chẳng thể đứng, phải ngồi
Huống hồ mà đoạn đành đi sao nổi
Hình ảnh cuối cùng của mẹ tôi!
Tôi ra đi hoàng hôn chưa tắt hẳn
Nắng phố chìm, sót nắng cuối đồi xa
Đèn ai thắp sớm hắt bên đường vắng
Tiếng hụ còi tàu xé cõi lòng ra!
Xình xịch con tàu khói mịt tung
Bám trên trần toa, chắc là chuyến cuối cùng
Nhìn về phía nhà một thời đã sống
Tôi biết mẹ tôi giờ nước mắt rưng rưng!
Đời mẹ tôi chẳng áo đỏ áo vàng
Chỉ đơn sơ một màu áo lầm than
Cảnh khổ mẹ tôi như muôn ngàn khốn khổ
Của bao mẹ già thời ly loạn hợp tan
Mẹ tôi nông dân biết chi là chính trị
Mầu nào cũng mặc, mặc được thôi
Mặc áo, mặc quần, mặt người, mặt khỉ
Mới rõ mặt thật giá trị buổi đổi thời!
Đêm lên tàu tôi tháo vàng gởi lại
Chết rủi sống may, biển lớn thuyền con
Đã bỏ hết, thì mang chi của cải
Chẳng nhiều gì nhưng để mẹ thì hơn
Mẹ càng khổ đời khi tôi đi
Phường khóm bắt lên gạn tra kỹ
Suốt tháng trời cơm nắm lên phường chỉ
Nghe công an nhiếc móc chẳng ra gì!
Người ta hỏi mẹ: “con bà đi đâu? tại sao…”
-“Tôi nào biết! nó thất lạc nơi đâu?
Lý lịch ba đời dòng họ nhà nó
Có ở lại đây chẳng biết sống thể nào!”
Có lẽ bây giờ người ta đã quen
Những bất công, bất chính của uy quyền
Dối gian nói riết cũng trơn miệng
Nghe mãi rồi tai quen đảo điên!
Mẹ tôi ra đi trong tuổi già hiu quạnh
Đôi lệ trào trên da mặt nhăn nheo
Bờ vai xuôi chất một đời gồng gánh
Cho chồng, cho con, bao dằn vặt thương yêu!
Chắc mẹ nhớ chúng con ngày đi lắm phải không?
Đàn con mẹ một thuở ẳm bồng
Mà ngày mất, mẹ được nào thấy bóng
Giờ phút cuối sau thôi thế đành lòng!
Chiếc khăn nâu xưa giờ nhạt mầu
Mẹ tôi nhắm mắt còn khổ đau
Nhớ đàn con, mơ tiếng cười bầy cháu
Suốt cuộc đời đầy nghĩa nặng ân sâu!
Nhớ quay quắt chiều nay mẹ ơi
Ước mơ bên mộ mẹ con ngồi
Những câu Kiều xưa mẹ vẫn nói
Đọc lớn mẹ nghe mấy thuở xa xôi!