MỤC VỤ VĂN THƠ CÔNG GIÁO (4) : NHỮNG CHIA SẺ CỦA CÁC TÁC GIẢ
Đây là nội dung thứ tư trong 5 nội dung đã được thông báo về mục vụ văn thơ Công giáo:
I. Bản tin sự kiện: Lễ trao giải Nhánh Huệ Nước Trời tại ba Giáo tỉnh
II. Những chia sẻ của các Chủ Chăn
III. Những chia sẻ của các Câu Lạc Bộ
IV. Những chia sẻ của các tác giả
V. Những chia sẻ của Ban Tổ Chức
Sau khi phát hành nội dung thứ nhất, có ý kiến xin thêm một nội dung thứ sáu: Những chia sẻ của độc giả. Đây là một ý kiến rất hay. Ước mong quý độc giả và cả các vị tác giả chưa phát biểu trong dịp trao giải Nhánh Huệ Nước Trời tham gia đóng góp suy tư và sáng kiến cho mục vụ văn thơ Công giáo Việt Nam. Xin vui lòng gởi bài về gopnhattho@yahoo.com trước ngày 05-8-2011 để có thể kịp biên tập và phát hành vào ngày Lễ Chúa Biến Hình, 06-8-2011. Xin ghi rõ quý vị thuộc giáo phận nào. Xin chân thành cám ơn.
Nội dung thứ tư quý độc giả đang theo dõi là những phát biểu của một số tác giả đạt giải Nhánh Huệ Nước Trời và của một vị trong các giám khảo.
Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
1. TÁC GIẢ CAO GIA AN, TU SĨ DÒNG TÊN
(Thư hiệp thông viết từ Ý)
“Điều gì chảy ra từ con tim này mới có thể chảy vào những con tim khác.” Đây là câu tâm niệm con vẫn thường dùng để nhắc mình mỗi khi đặt bút viết một điều gì đó cho các bạn trẻ. Là một người trẻ, có cơ hội đụng chạm đến tâm hồn của những người trẻ qua các cuộc tĩnh tâm, con xác tín rằng trong con tim của người trẻ luôn có rất nhiều những khao khát thánh thiện.
Ngày nay, một trong những khao khát thánh thiện bị thách đố nhiều nhất là việc sống trong sạch. Con người thì yếu mềm như những nhóm rơm khô dễ cháy, mà bao mời mọc của thế giới hiện đại thì mạnh mẽ và quyến rũ như những ngọn lửa thiêu. Những người trẻ sống nghiêm túc luôn phải kinh nghiệm nhiều níu kéo ngược chiều trong lòng mình: giữa sáng và tối, giữa cao thượng và trần tục, giữa bản năng kéo ghì và những khát vọng vươn lên… Thế nên họ luôn cần có một ai đó hiểu họ, đồng cảm với họ và đồng hành cùng họ trên hành trình sống đẹp.
Cám ơn hai cuộc thi viết “Sen Giữa Lầy” và “Nhánh Huệ Nước Trời” đã can đảm xoay quanh chủ đề thật tế nhị nhưng hết sức thực tế, là sống khiết tịnh. Bằng sự nhạy cảm và tinh tế của thơ văn, hai cuộc thi viết đã đụng chạm đến những góc rất sâu và những thao thức rất thực trong tâm hồn các bạn trẻ, đồng thời gởi gắm vào đó nhiều sứ điệp đắt giá…
Riêng phần mình, con đã nhận được rất nhiều niềm vui từ hai cuộc thi viết này. Đó không chỉ là niềm vui từ những giải thưởng. Giải thưởng lớn nhất của con chính là sự đồng cảm, đón nhận và một chút thay đổi nào đó nơi tâm hồn của các bạn trẻ, như chia sẻ mà con thường nhận được: “Thật cám ơn Thầy, những chia sẻ trong các bài viết của Thầy đã giúp con thật nhiều…”
Và sẽ thật nghịch lý nếu những bài viết có thể giúp người đọc sống tốt, nhưng lại không làm thay đổi được gì nơi… người viết ra những điều ấy! Cám ơn những cuộc thi viết với chủ đề đặc biệt thế này, đã cho con cơ hội để cầu nguyện nghiêm túc hơn và suy niệm sâu xa hơn, để đọc lại những rung động trong lòng mình và làm mới lại những khao khát tốt lành nơi con tim của mình.
Ước gì những sứ điệp gởi đi từ hai cuộc thi viết này được không ngừng tiêu hóa, để biến thành chính lý tưởng và chính cuộc sống của những người trẻ ngày nay.
Lưu Minh Gian – Cao Gia An, S.J.
Genova – Italia 26.07.2011
2. TÁC GIẢ AN THIỆN MINH, GIÁO PHẬN SÀI GÒN
Cuộc thi “Nhánh Huệ Nước Trời” như một ánh hoả châu sáng lên trên văn đàn Công Giáo Việt Nam sau bao năm ẩn mình trong thinh lặng. Đây là đốm sáng nhỏ nhoi nhưng sức lan toả của nó đang âm ỉ mạnh mẽ trong lòng giới văn học Công Giáo.
Thật vậy, từ khắp ba Tổng Giáo Phận đã nhận được tín hiệu cho một cách viết về mảng Văn Học Thánh: “Nghệ Thuật Vị Tâm Linh”. Qua các tác phẩm với nhiều thể loại trong “Nhánh Huệ Nước Trời”, người đọc cảm nhận về một Thiên Chúa rất gần gũi, một cách nên Thánh rất “con người”, một đời sống luân lý rất thanh cao phản ánh qua mẫu gương của Thánh Giuse trong Đức Khiết Tịnh. Mặc dù, còn một số khiếm khuyết về ngôn ngữ, nội dung chưa sáng và chưa trong lắm, nhưng một cách nào đó đã khơi dậy cho mọi người nhận ra một dòng văn học “Hướng Thiên” đang khởi sắc.
Ý nghĩa quan trọng nhất được nhận thấy qua “Nhánh Huệ Nước Trời” đó là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thật sự đã và đang định hướng cho sự phát triển nền văn học Công Giáo, biểu hiện qua sự lên tiếng chuẩn thuận của Uỷ Ban Văn Hoá Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (UBVH HĐGMVN) đối với cuộc thi này. Đây là tín hiệu rất tích cực để vực dậy những mầm chồi tươi sáng của Giáo Hội Việt Nam.
Viết về tâm linh luôn là mảng văn chương thật khó cho người viết lẫn người đọc, nếu không phải là cả hai có một chút gì đó của đời sống nội tâm làm tiếng nói chung. Càng khó hơn nữa khi chuyển tải nội dung siêu nhiên qua nghệ thuật ngôn ngữ Việt hiện đại. Vì thế, một khi được định hướng rõ ràng (về mặt tín lý chẳng hạn), các tác phẩm sẽ phong phú hơn trong tính sáng tạo để tạo nên những tác phẩm cao đẹp, hướng tâm trí con người lên Đấng Hoàn Thiện – Hoàn Mỹ.
Việc định hướng là điều kiện “Cần” nhưng việc chọn lọc và hỗ trợ cho một tác phẩm ra đời mới thật sự là điều kiện “Đủ” để văn học Công Giáo có vị trí vững vàng trong nền văn hoá dân tộc.
Một số góp ý nhỏ tạo tiền đề cho việc phát triển văn học Thánh:
- Uỷ Ban Văn Hoá Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trực tiếp hoặc uỷ thác để tổ chức các cuộc thi lớn về văn học Công Giáo trong sự định hướng về tín lý và luân lý. Điều này giúp khám phá các tác giả mới, tạo thêm nhiều tác phẩm giá trị, tạo dòng chảy văn chương liên tục trong cộng đồng Dân Chúa, nâng cao hiệu quả của việc sống hướng Thiện, đặc biệt tạo động lực trong việc phát huy tính sáng tạo của các thành phần Dân Chúa và các tác giả muốn biết về Thiên Chúa. Việc tổ chức tản mạn và manh múm sẽ không đem lại hiệu quả cao nhưng lại tốn nhiều thời gian và công sức.
- Song song đó, Uỷ Ban Văn Hoá Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nên có một nguồn quỹ để chọn lọc, hỗ trợ, cũng như “đặt hàng” cho các tác giả sáng tác các tác phẩm riêng về văn học Công Giáo. Nếu có chừng 10- 20 tác phẩm lớn cho mỗi năm, thì trong vòng 5 năm, số lượng sách văn học Công Giáo đủ để mọi người nhận định được tầm vóc phát triển văn học Công Giáo trên văn đàn dân tộc.
Mong thay và đáng mong thay một tương lai tươi sáng cho nền văn học Công Giáo Việt Nam, trong sự quan tâm thật sự của Giáo Hội Việt Nam!
AN THIỆN MINH
3. TÁC GIẢ CAO DANH VIỆN, GIÁO PHẬN XUÂN LỘC
Thuở nhỏ, tôi được sống trong Tiểu chủng viện. Những bài Thánh Thi, Thánh Vịnh của những giờ Kinh Phụng Vụ đã hình thành trong tôi một giòng thơ với Chúa. Tôi rất thích đọc những bài thơ có chiều sâu thánh thiện, và nhờ những bài thơ ấy tôi được gặp Chúa gần hơn trong tận lòng mình. Thế nhưng những bài thơ như thế không nhiều. Các tác giả viết như thế lại càng ít. Các bài văn như truyện ngắn, hồi ký, tùy bút lại càng ít hơn.
Gần đây, qua các trang mạng Công giáo, tôi được đọc nhiều những bài thơ văn nhà đạo, tôi rất vui mừng. Mỗi người một vẻ làm cho văn thơ công giáo đang dần dần khởi sắc. Tuy nhiên, đấy cũng vẫn còn là một con số rất khiêm tốn. Hơn nữa, các tác giả trẻ tuổi chua thấy xuất hiện nhiều.
Tôi rất tâm đắc với tựa đề bài viết của Cha Trăng Thập Tự: “Mục vụ văn thơ công giáo”. Vâng! Nếu thơ văn công giáo được quan tâm xứng tầm như thế thì tôi hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều tác giả mạnh dạn đóng góp cho nền văn học công giáo phát triển hơn.
Nhìn lại hai cuộc thi viết “Sen Giữa Lầy” và “Nhánh Huệ Nước Trời” tôi thấy được sự quan tâm của các chủ chăn, sự nỗ lực của ban tổ chức và nhất là lòng nhiệt thành của anh chị em cầm bút công giáo.
Ước mong một tương lai gần đây trên các kệ sách sẽ có thật nhiều những tác phẩm văn học công giáo nhằm phục vụ cho giới trẻ hôm nay, những người đang trong tình trạng bị bào mòn vì sự thiếu vắng của văn hóa của sự sống và văn hóa của niềm tin.
4. TÁC GIẢ GIUSE NGUYỄN VĂN SƯỚNG, GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG
Trọng kính Đức Tổng, Đức Cha Phụ Tá, quý Cha và quý vị,
Được sự gợi ý và cho phép của BTC, đại diện cho những tác giả đạt giải cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời thuộc giáo tỉnh Huế, con xin có đôi lời. Trước hết, xin chân thành cám ơn quý Đức Cha, quý Cha và BTC đã quan tâm giúp đỡ chúng con, có được một sân chơi đạo đức, một buổi giao lưu ấm cúng, một buổi trao giải trang trọng và cùng hiện diện để chia sẻ niềm vui với chúng con. Với những quan tâm ấy, chúng con càng thấy rõ sự quan trọng của văn hóa và nghệ thuật trên mặt trận rao giảng Tin Mừng. Chúng con tự biết mình tài hèn sức mọn, chưa xứng với sự mong đợi của các đấng bậc, nhưng chúng con vẫn mạnh dạn và tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa trên tuyến đầu internet, nơi đang tràn lan văn hóa độc hại.
Trọng kính Đức Tổng, Đức Cha Phụ Tá, quý Cha và quý vị,
Một lần nữa, chúng con xin hứa luôn đứng dưới cờ của Giáo quyền trên mặt trận văn hóa nghệ thuật này. Chúng con xin chân thành cám ơn và xin Chúa cùng Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse ban nhiều ơn lành xuống trên Quý Đức Cha, Quý Cha cùng toàn thể quý vị. Chúng con xin trân trọng.
4. TÁC GIẢ LÊ MINH SƠN, GIÁO PHẬN KONTUM:
MỘT ƯỚC MƠ CHÂN THÀNH GIẢN DỊ
Cầm tuyển tập thơ văn “Thánh Cả Giuse Nhánh Huệ Nước Trời” trên tay, tôi thật sự xúc động và cảm phục những người tổ chức cuộc thi đã thực hiện một việc đầy ý nghĩa. Ý nghĩa không chỉ vì đã tập hợp được một số lượng các tác phẩm thơ văn công giáo có giá trị văn học nhất định, như nhận xét của ban tổ chức, mà còn vì cùng với thơ văn, là bao nhiêu tâm tình được chia sẻ, những lời nói việc làm thể hiện sự cộng tác, khích lệ, nâng đỡ, những tình cảm vui buồn… từ các vị Chủ chăn, ban tổ chức, đến các nhà văn, nhà thơ, các văn thi hữu và cả các em thiếu nhi đang tập tành tìm đến với nguồn cảm hứng thi ca văn học này. Tất cả cũng chỉ vì một mục đích mong sao cho xã hội tốt đẹp hơn, tâm hồn con người thanh cao hơn, mến Chúa yêu người, bớt đi những tiêu cực, tệ nạn. Quả đúng như người ta vẫn nói: “Thơ là cuộc đời, là con người”, “văn học là nhân học”.v.v.
Ngay lời giới thiệu đầu sách, Đức Cha Mátthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục phó GP Qui Nhơn đã gởi gắm mong ước, sao cho kết quả của cuộc thi “góp phần gây ý thức và động viên mọi người giữ đức khiết tịnh trong bậc sống của mình, bằng tâm tình tin cậy mến đối với Thiên Chúa và bằng sự tự chủ đối với bản thân”. Đức Cha Mátthêu đã phác họa nhân cách thanh cao của hoa huệ bằng 4 câu lục bát gọn gàng và đẹp đẽ, đối xứng với 4 câu ca dao về sen trong đầm. Đến cuối bài giới thiệu, Đức Cha còn “trình làng” một bài thơ họa lại bài xướng mang tựa đề Giuse Thánh Cả, dưới bút danh Người Viễn Khách. Quí Đức Tổng và Đức Cha phụ tá GP Huế, Đức Cha Hải Phòng, Đức Cha Chủ tịch UBVH HĐGMVN, Đức Cha Ban Mê Thuột, Đức Cha Kon Tum, Đức Cha Đà Nẵng .v.v., và quí linh mục, tu sĩ, giáo dân, mỗi người theo cách của mình đã thể hiện quan tâm nâng đỡ cho sinh hoạt nghệ thuật công giáo thơ-văn này. Bấy nhiêu điều nêu trên đã làm cho mọi người cảm thấy vui và an lòng. Vì cuộc thi thật sự không còn là cuộc chơi nữa, mặc dù cha Trăng Thập Tự có nói rằng cuộc thi lần này vừa chơi vừa thật!
Tại TTMV TGP Huế, lần đầu tiên gặp những nhà thơ nhà văn, những người trong ban tổ chức cuộc thi: cha Trăng Thập Tự, các anh Cao Huy Hoàng, Nguyễn Thanh Xuân, Trần Ngọc Hạnh, Nguyễn Văn Tường, Dzuy Sơn Tuyền, vv... Trong căn phòng ngủ trên lầu 3, đêm đã khuya và trời Huế rất nóng, thấy các anh dù mệt nhọc vì phải di chuyển xa và liên tục, nhưng vẫn cần mẫn làm việc: người thì lo chấm những bài thơ mà các em thiếu nhi Qui Nhơn sáng tác trên đường đến viếng Đức Mẹ La Vang, người thì lo chuẩn bị các phần việc cho lễ trao giải ngày mai… Các anh như mọi người khác, đều phải hàng ngày vật lộn với cuộc mưu sinh, nhưng đã trót nặng lòng với văn thơ. Các anh tâm sự: “Cũng chạy ngược chạy xuôi dữ lắm! Phải lo từ A đến Z, nào là bài xướng, rồi chấm bài, rồi lo cho có phần thưởng, mời người cộng tác, lo lễ trao giải, vv... Trong phần sâu lắng hơn, các anh giãi bày: “Tổ chức những cuộc thi như thế này nhắm vào các bạn trẻ, chúng tôi không mong ước gì cao xa, hay mong tìm ra những nhà thơ nhà văn xuất chúng nổi tiếng như Hàn Mạc Tử, như Linh mục nhà thơ Nguyễn Văn Xuân, Đức Ông Xuân Ly Băng, hay Linh mục Trăng Thập Tự… Chúng tôi chỉ có mục đích khiêm tốn và giản dị, là mong sao thế hệ trẻ biết yêu mến văn học, quí mến và tôn trọng tiếng nói của dân tộc mình, nhờ đó góp phần làm giảm thiểu đi những cái xấu, cái tiêu cực vốn dĩ tràn lan trong xã hội hôm nay. Khi các em biết trân trọng sự trong sáng của tiếng Việt, biết suy tư Tin Mừng để sáng tạo văn thơ, chắc chắc nơi giới trẻ sẽ bớt đi những kiểu “đầu xanh, đầu đỏ”, chạy đua tốc độ, hút xách nghiện ngập, cờ bạc bói toán, hay buông mình theo những cám dỗ hưởng thụ thấp hèn… Trái lại, giới trẻ sẽ biết sống tốt hơn, đạo đức hơn, trong sáng hơn, biết làm chủ mình hơn”.
Nghe chia sẻ của các anh, tôi cũng có một ước mơ nhỏ: mong sao nơi các xứ đạo, bên cạnh những bài học giáo lý dành cho thiếu nhi, nên chăng có những khơi gợi để làm triển nở những mầm mống văn thơ nhà đạo. Trước hết, cần thành lập các câu lạc bộ văn thơ “mini” cấp giáo phận, cấp giáo xứ, do một linh mục hay nữ tu làm linh hướng. Không có gì phải gây ồn ào, phô trương, nhưng cần sự sâu lắng, chắt lọc. Bởi trước hết, mục đích chắc chắn không phải là để tìm kiếm những nhà thơ nhà văn công giáo nổi tiếng, nhưng là nhằm bồi dưỡng tâm hồn người trẻ hướng về đạo đức, về cái đẹp, về siêu nhiên. Khi đã có nền tảng vững chắn và một mặt bằng thuận lợi, ắt sẽ làm phát sinh những lớp văn thi sĩ công giáo kế thừa, và những ngôi sao sáng cũng sẽ từ đó mà phát lộ. Một ước mơ chân thành và giản dị, nhưng cần bằng hành động và quyết tâm đồng hành từ nhiều thành phần dân Chúa trong Giáo Hội.
Kon Tum 25.7.2011
MINH SƠN
5. TÁC GIẢ ĐÌNH CHẨN TRẦN VĂN ĐỈNH, CHỦNG SINH GP PHÁT DIỆM:
VUI NIỀM VUI CỦA ĐỒNG BÀO - BUỒN NỖI BUỒN CỦA DÂN TỘC
(Thư hiệp thông viết từ Rôma)
Trọng kính quý Đức Cha trong Tổng giáo phận Hà Nội,
Kính thưa BTC cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời, quý tác giả đạt giải cùng tất cả quý vị.
Con là Đình Chẩn, một thành viên của ban giám khảo cuộc thi NHNT, thành viên của ĐXT Dũng Lạc, cũng là người con của Tổng Giáo phận nhà. Vì điều kiện xa quê hương không thể tham dự buổi lễ trao giải này, con xin phép gửi tới quý Đức Cha, BTC cùng tất cả quý vị lời chào trân trọng nhất và chút tâm tình gợi hứng từ hai câu thơ “Vui niềm vui của đồng bào/ Buồn nỗi buồn của dân tộc” của Tôi tớ Chúa là Đức Cố Hồng Y Phanxincô Nguyễn Văn Thuận. Con xin mượn tâm tình trên để chia sẻ trong khuôn khổ cuộc thi: chia vui với quý tác giả đạt giải và chia sẻ nỗi niềm thao thức về khả năng tiếng Việt yếu kém nơi giới trẻ chúng con hiện nay, qua đó gửi gắm một ước nguyện nho nhỏ cho tương lai.
a. Vui niềm vui của đồng bào
Trước tiên, Đình Chẩn xin chúc mừng quý tác giả Hương Lúa, Tuệ Tâm, Cỏ Dại, Maria Khánh Vân, và Long Hương, đã đạt giải, mang lại niềm vui và tia hy vọng cho phong trào văn thơ trong Giáo tỉnh nhà. Thực vậy, có dịp tham gia ĐXT ngay từ số đầu tiên ra đời dịp Tết Đinh Hợi, con nhận thấy: trong khi quý thi hữu phía Nam đã tham gia sôi nổi, dần dần hình thành các Câu lạc bộ, thì suốt mấy chục số đầu, cả miền Bắc chỉ có lèo tèo vài người tham dự. Những tưởng rằng văn học Công giáo chốn ngàn năm văn vật nay trở nên cằn cỗi. Nhưng thời gian gần đây, đặc biệt là sau Cuộc chơi xướng họa Sen Giữa Lầy, và cuộc thi NHNT, đã xuất hiện thêm một số gương mặt trẻ, ngoài 5 tác giả đạt giải còn có: MP Hồng Nhung, Phan Hoài Nam, hạt Nho Nhỏ Bé, Mùa Xuân Hy vọng, Maria Vũ Thương, Faviland, Vũ Đoàn, Thái Hà, Hoàng Thị Sim...vv. Trong số đó, một số chưa vào ĐXT, nhưng hy vọng rằng những mầm non đó sẽ phát triển thành ĐXT tươi tốt. Không vui mừng sao được khi con số lèo tèo lạc lõng kia hôm nay đã được đổi thành con số 5 tác giả đạt giải và hàng chục thi hữu trẻ tuổi đầy triển vọng như thế?!
Lời thơ của thi sĩ Tuyết Mai trong bài “Bài Thơ Viết Tiếp” trên ĐXT số 4 diễn tả thật khéo tâm tình đó.
“…Quê hương ơi ta vẫn còn ngôn ngữ
Còn tiếng nói còn người ham học chữ
Để viết tình yêu lên đọt lá chuối non…
Viết tình yêu vào những trái tim son
Bằng nỗi nhớ, nỗi đau và nỗi khát…”
b. Buồn nỗi buồn của dân tộc
Nỗi nhớ, nỗi đau và nỗi khát của dân tộc Việt Nam hiện nay thật là nhiều. Nhưng một trong những thao thức của BTC là khả năng tiếng Việt của chính người Việt. Trong thư gửi các vị phụ trách đào tạo trong Giáo Hội, cha Trăng Thập Tự ký tên ngày 23 tháng 9 năm 2010 có đoạn: “Cùng lúc, đâu đâu những người phụ trách đào tạo các ơn gọi trẻ cũng đều phải đối đầu với khả năng viết tiếng Việt quá kém của nhiều ứng sinh. Lắm em đã tốt nghiệp Đại Học mà viết văn vẫn đầy lỗi chính tả, đặt câu sai, không biết diễn ý, không biết xây dựng dàn bài”.
Đó là thực trạng đáng buồn hiện nay. Chính con là một ví dụ. Sau khi gần tốt nghiệp đại học, được cha đồng hành động viên, con mới bắt đầu học lại tiếng Việt. Cũng từ thời gian đó con tập làm thơ và sau đó tham gia ĐXT . Thiết nghĩ đó không chỉ là nỗi buồn, nỗi khát của BTC, nhưng là vấn đề chung của toàn xã hội, và cách riêng của Giáo Hội Công giáo Việt Nam trong công cuộc loan báo Tin Mừng.
Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ, cách riêng của giới trẻ Công giáo cũng thật đáng buồn. Thực vậy, hiện nay ngoại ngữ đã được dạy ròng rã từ cấp trung học cơ sở, đại học và rồi chủng viện. Nhưng dù học cả chục năm trời, không thiếu phương tiện nghe nhìn, thế mà phần lớn giới trẻ vẫn không nói được những câu đơn giản nhất. Cả những người được gửi đi du học cũng kém xa anh em nước khác về khả năng ngôn ngữ. Ngoại ngữ được coi là chìa khóa để mở cánh cửa tri thức nhân loại. Nhưng làm sao có thể mở được cánh cửa đó để thu hẹp khoảng cách tụt hậu, khi dân ta vẫn cứ loay hoay với chiếc chìa khóa yếu như thế?!
Trong khi đó, các vị truyền giáo xưa chỉ học tiếng Việt trong vài tháng là có thể giao tiếp được rồi, nhiều vị còn sáng tác thơ văn, và thậm chí là sáng tạo ra chữ viết mới. Cha Alexandre De Rhodes chính là một nhân chứng hùng hồn. Theo sử liệu, chỉ sau bốn tháng học tiếng Việt, Ngài đã có thể giảng dạy, giải tội bằng tiếng Việt. Chưa hết, Ngài còn có công tổng hợp các công trình của những người đi trước và sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Lẽ dĩ nhiên, mục đích đầu tiên các Ngài tạo ra chữ Quốc ngữ là để rao giảng Tin Mừng. Thật là kỳ diệu, người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ lại không phải là người Việt! Công trình của các Ngài đã mở ra trang sử mới cho cả dân tộc Việt Nam. Trong một lần đến thăm nơi Ngài cập bến Cửa Bạng Ba Làng, con có cảm tác bài “Kỷ Niệm Cửa Bạng”, trong đó có mấy câu thơ sau:
Đây Bung, Mê, cửa Sập tư bề
Cửa Bạng còn ghi bóng Người xưa
Dâng tặng quê mình từng con chữ,
Nước Trời nguồn sống thỏa niềm mơ
(Đình Chẩn, Kỷ niệm Cửa Bạng, ĐXT 17)
Quả thực, các Ngài không chỉ dâng tặng quê mình từng con chữ, mà điều quan trọng hơn là “những con chữ” ấy chứa đựng mầu nhiệm “Nước Trời” chứa đựng “Nguồn sống” thỏa niềm mơ ước. Văn dĩ tải Đạo là thế! Trải qua bốn thế kỷ rao giảng Tin Mừng, chữ Quốc ngữ đã được phổ cập trên toàn quốc vậy mà vẫn còn hơn 90% đồng bào Việt Nam chưa biết Chúa. Điều đó thật đáng suy nghĩ. Các vị truyền giáo đã từ bỏ tất cả, thậm chí cả mạng sống mình, thao thức “dâng tặng quê mình từng con chữ” vậy mà phần lớn con cháu thời nay, dù đã tốt nghiệp đại học, lại không viết nổi câu văn cho ra hồn hay sao?! Thực trạng đó chẳng đáng hổ thẹn nếu không muốn nói là nhục nhã lắm ư?! Không những thế, chúng ta còn chưa sống trọn đạo Hiếu với các Ngài đó sao?!
c. Ước nguyện thay lời kết
Chắc hẳn dư âm cuộc Hội Thảo về Thân Thế và Sự Nghiệp của Cha L. Cadière mới diễn ra ở Huế, vẫn còn vang vọng trong tâm trí những người tham dự, cách riêng quý Đức Cha, và quý học giả Công giáo. Cũng trong Hội Thảo này, khi kết thúc bài tham luận, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã đặt ra câu hỏi như lời trăn trở mời gọi: “Cadière đã kết hợp hài hòa giữa nhà thừa sai với nhà nghiên cứu, giữa hội nhập văn hóa với sứ vụ loan báo Tin Mừng. Phải chăng đã đến lúc Giáo Hội Công giáo Việt Nam cần can đảm dấn thân vào con đường này?”.
Bên cạnh đó, đầu năm nay, Tòa Thánh đã phê chuẩn việc dạy triết học trong tất cả các chủng viện Công giáo, theo đó thời gian học triết sẽ tăng từ hai năm lên ba năm. Nghị định mới cũng quy định các môn học: gồm các môn bắt buộc, như lịch sử triết học; tiếp đến là những môn bắt buộc bổ túc, như phương pháp luận, sinh ngữ, và sau cùng là các môn bổ túc khác như: văn chương (x.Vietvatican.net 22.03.2011).
Nhưng làm sao giới trẻ chúng con có thể dấn thân vào con đường vừa hội nhập văn hóa vừa loan báo Tin Mừng, cũng như làm sao có thể lĩnh hội được những tư tưởng triết học cao siêu trong chương trình mới, một khi chúng con chưa viết nổi bài văn thậm chí là đoạn văn cho ra hồn, cũng như chưa biết sử dụng ngoại ngữ?!
Cha Cadière viết: “Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu cách nghĩ của một dân tộc. Nó phản ánh tất cả các khái niệm của con người. Chính qua ngôn ngữ, con người học suy tư, và cũng chính qua ngôn ngữ, con người diễn tả điều mình cảm nhận và điều con người nghĩ. Ngôn ngữ vừa là khuôn đúc, vừa là thông dịch viên của bộ óc. Bởi vậy, nếu muốn biết người Việt Nam nghĩ gì, chúng ta cần phải tìm hiểu nơi ngôn ngữ của họ” (Philosophie populaire annamite, 1907, phần dẫn nhập).
Cũng chính Đức Cha Phaolô đã nhắc lại lời của Cố Cả Cadière rằng: “Tôi đã học tiếng Việt ngay từ khi mới đặt chân đến nơi đây và hiện nay tôi vẫn tiếp tục học, và tôi nhận thức rằng tiếng Việt rất tế nhị về phương diện cấu trúc, rất phong phú về phương diện ngữ vựng, mà đến nay nhiều người vẫn lầm tưởng coi thường…”. Thực vậy:
“...Tiếng Việt đâu phải tầm thường
Học đi để biết yêu thương quê mình...”
Thiết nghĩ, chúng con cần phải được hướng dẫn bước theo chân các vị tiền bối, tức là phải bắt đầu học lại tiếng Việt, đồng thời phải được đổi mới cách dạy và học ngoại ngữ sao cho có hiệu quả. Kinh nghiệm nhiều người cho thấy, nắm vững tiếng Mẹ đẻ sẽ giúp học ngoại ngữ dễ dàng hơn. Đồng thời, học ngoại ngữ cũng giúp ta nhận ra cái tinh tế độc đáo chỉ có ở tiếng Việt, để từ đó thêm yêu mến tiếng Việt và nhất là để “Vui niềm vui của đồng bào / Buồn nỗi buồn của dân tộc” như tấm gương Đức cố Hồng Y Phanxicô đã viết và đã sống.
Cuối cùng, con xin cảm ơn và kính chúc quý Đức Cha, và tất cả quý vị an mạnh.
Kính thư,
Đình Chẩn, 09.07.2011
6. TÁC GIẢ MARIA KHÁNH VÂN – GIÁO PHẬN VINH
Con rất vui vì hôm nay con được hiện diện ở đây, được tham dự lễ trao giải Nhánh Huệ Nước Trời và con cũng thấy mình thật hạnh phúc khi được nhận giải thưởng.
Trước hết, con xin tạ ơn Thiên Chúa, vì Ngài đã ban cho con biết cảm nhận cuộc sống quanh mình bằng tâm tình của một người Công giáo, ban cho con chút ít khả năng ngôn ngữ để diễn đạt những tâm tình và ý nguyện của mình. Con đã cố gắng viết, như một sự trả nghĩa cho tình yêu thương và hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho con.
Sau nữa, con rất biết ơn BTC, sau cuộc thi xướng hoạ thơ Đường luật, nhằm tôn vinh Mẹ Maria, đã đề ra cuộc thi tôn vinh Thánh Giu se và cổ vũ đức khiết tịnh. Đó là một chủ đề có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống hiện nay. Xã hội đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn: vấn nạn nạo phá thai trong giới trẻ do lối sống buông thả mình, vấn nạn tan vỡ gia đình do thiếu chung thuỷ trong hôn nhân... Phải chăng, những vấn nạn đó có nguồn gốc từ quan niệm xem nhẹ đức khiết tịnh?
Cuộc thi đã tạo nên một diễn đàn lành mạnh và bổ ích, thu hút được nhiều người tham gia, không phải hoàn toàn do giải thưởng, mà con nghĩ, phần nhiều do chủ đề của cuộc thi đã động chạm đến nhiều vấn đề của xã hội, động chạm đến mối quan tâm, sự trăn trở và thao thức của nhiều người. Con tin rằng cuộc thi với các tác phẩm của nó đã giúp cho nhiều người hiểu hơn, khâm phục hơn và yêu mến thánh Giu se và Đức Mẹ hơn, đồng thời cũng thấy rõ hơn tầm quan trọng của đức khiết tịnh trong xã hội nói chung và trong đời sống gia đình nói riêng.
Không những thế, diễn đàn đã khuyến khích được nhiều người mạnh dạn cầm bút, thể hiện khả năng có thể còn tiềm ẩn của mình, để rồi qua đó, biết dùng khả năng Chúa ban cho mình để xây dựng Giáo Hội, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, đời sống tâm linh phong phú hơn.
Con xin trân trọng cảm ơn quý Đức giám mục, quý linh mục. Sự quan tâm của các Ngài là một sự khích lệ lớn lao, là một nguồn động lực tinh thần vô cùng quý giá cho BTC và cho cả những người cầm bút chúng con.
Về phương diện cá nhân, con muốn nói điều này, giải thưởng mà con đạt được hôm nay, nhờ có sự hậu thuẫn lớn từ những người thân, bạn bè..... của con, họ là những người đã động viên con rất nhiều khi con cầm bút. Đặc biệt là chồng con, anh ấy luôn quan tâm, khuyến khích và tin tưởng con. Đôi khi, sự tin tưởng của người thân, gia đình khiến con cảm thấy xấu hổ vì mình không được như niềm tin ấy, nhưng cũng đồng thời làm con thấy cần phải cố gắng hơn để không phụ lòng họ.
Cũng trong dịp lễ trao giải này, con cũng xin chia sẻ một vài suy nghĩ của con. Con được biết ý nguyện của BTC cuộc thi là muốn thành lập ở mỗi giáo phận một Câu lạc bộ thơ văn Công giáo. Con thấy đó là một ý nguyện rất tốt đẹp và thiết thực. Một thực tế cho thấy là trong đời sống hiện nay, khi con người nghiêng nhiều hơn về những điều thực dụng, văn chương không còn nhận được sự mặn mà của xã hội, không mấy ai dám dựa vào văn chương để sống. “Văn chương hạ giới rẻ như bèo” mà. Nhưng con tin rằng, không ai có thể phủ nhận được ý nghĩa và tầm quan trọng của văn chương trong cuộc sống. Con từng nghĩ rằng, nếu như nhiều người yêu văn chương hơn, yêu vẻ đẹp đích thực của văn chương hơn, hẳn xã hội đã bớt đi rất nhiều những tội ác, bởi tâm hồn của con người đã được hướng Thiện. Nếu người Công giáo thực sự yêu thơ văn với tâm tình của người Công giáo, con cũng tin rằng đời sống tâm linh của chúng ta cũng sẽ phong phú và sâu sắc hơn.
Con cũng được biết rằng ở giáo tỉnh ta, việc thành lập các câu lạc bộ thơ văn trong các giáo phận đang rất ít ỏi, hiện nay chỉ có một câu lạc bộ thơ văn Tâm Nguyện ở Hải phòng, còn các giáo phận khác chưa thành lập được. Con nghĩ, để có thể thành lập được CLB thơ văn ở mỗi giáo phận, cần có sự quan tâm rất lớn từ Đức giám mục và các linh mục trong giáo phận. Như ở giáo phận Vinh chúng con, con nghĩ, người đứng ra tổ chức hẳn phải là người có uy tín trong Giáo phận, mới có thể quy tụ được nhiều cây bút, thu hút được sự chú ý và tham gia của nhiều người.
Con cũng được biết trong dịp trao giải Nhánh Huệ Nước Trời tại Sài Gòn, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa HĐGMVN, đã ngỏ ý mong Ban Tổ chức tiến hành một cuộc thi viết kỷ niệm 100 năm Hàn Mạc Tử. Nguyện vọng của BTC là muốn tổ chức giải thưởng ấy ở quy mô các Giáo tỉnh. Con nghĩ, điều đó thật chính đáng và hợp lí. Nếu tổ chức được như thế, thì sẽ làm dấy lên một phong trào văn thơ sôi nổi trong các Giáo tỉnh, đồng thời cũng thúc đẩy được sinh hoạt các Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ Văn Công Giáo ở các Giáo phận. Vâng, nếu chúng ta có thể dùng miệng lưỡi và ngòi bút để ca tụng Chúa, để xây dựng xã hội và Giáo hội, chúmg ta đừng im lặng. Phải chăng, đó cũng là cách ta làm cho nén bạc mà Chúa giao cho chúng ta được sinh năm, sinh mười...
Cuối cùng, con nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta. Xin mọi người cầu nguyện cho con.
7. TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN TUYÊN – PHÓ TẾ, GIÁO PHẬN THÁI BÌNH
Trọng kính quí Đức Cha,
Kính thưa quí cha, quí nam nữ tu sĩ,
Kính thưa quí nhà văn, nhà thơ, thưa các anh chị em văn nghệ sĩ công giáo và toàn thể cộng đoàn hiện diện,
Có thể nói, cuộc thi “Sen giữa lầy” nhằm tôn vinh Mẹ Maria cùng cuộc thi “Nhánh Huệ Nước Trời” để tôn vinh Thánh Giuse và cổ võ đời sống khiết tịnh quả không chỉ mang tính thời sự mà còn tạo một sân chơi lành mạnh và bổ ích.
Cuộc thi mang tính thời sự: vì nó đề cập đến những vấn đề hết sức nhạy cảm hiện nay. Giữa một thế giới đang đề cao đời sống hưởng thụ và sự xuống cấp của những giá trị đạo đức, tình trạng sống thử, coi thường sự thủy chung trong hôn nhân... cuộc thi đã như một tiếng chuông cảnh tỉnh, mời gọi con người hôm nay hãy trả lại cho hôn nhân phẩm giá cao quí như nó vốn có mẫu gương của Đức Trinh Nữ Maria và người gia trưởng Giuse.
Cuộc thi lành mạnh và bổ ích: không những giúp cho những cây bút kỳ cựu có điều kiện thể hiện mình mà còn tạo điều kiện cho những cây bút trẻ, mới chập chững bước vào “nghề” có điệu kiện học hỏi nơi các bậc tiền bối. Hơn nữa, cuộc thi còn là dịp thuận lợi để người trẻ nói lên những tâm tư, nguyện vọng của mình thông của những tác phẩm.
Cá nhân con đến với cuộc thi “Nhánh huệ Nước Trời” như một sự tình cờ. Tình cờ bởi chỉ qua sự giới thiệu của cha Pr. Đặng Xuân Thành, là cha Giám học Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, đồng thời cũng là cha giáo chủ nhiệm của con cùng với tập thơ “Sen giữa lầy” mà chính tay ngài trao tặng. Được sự gọi hứng của ngài, con cũng đánh liều viết, như một cơ hội để cọ sát và học hỏi các bậc tiền bối.
Con đường đến với văn chương của con không biết có phải là cái “duyên” hay không, nhưng xuất phát từ một thực tế là: trong quá trình làm công tác mục vụ cho các bạn trẻ, cách riêng là các bạn sinh viên công giáo, con không khỏi băn khoăn về vốn hiểu biết tiếng Việt trong giao tiếp và đặc biệt hơn là trong khả năng viết của một bộ phận không nhỏ những người trẻ. Thêm vào đó, ngày hôm nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm được những truyện ngắn hay thuộc đủ mọi thể loại ở bất cứ nhà sách nào trên toàn quốc, trong khi lại khó khăn trong việc tìm một truyện ngắn đáp ứng cho nhu cầu của các bạn trẻ Công giáo. Theo con được biết, hiện chỉ có một số tác phẩm truyện ngắn Công giáo mang tính nhỏ lẻ và tự phát, trong khi nhu cầu đọc của người Công giáo thì không phải là ít. Công đồng Vaticano II trong Sắc Lệnh về Truyền Thông (INTER MIRIFICA) đã không ngừng khẳng định vai trò không thể thiếu của truyền thông xã hội trong việc loan báo Tin Mừng, mà văn học nghệ thuật là một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Đó cũng là lý do khiến con bắt tay vào thử viết truyện, bắt đầu từ những truyện rất ngắn, với mục đích ban đầu phục vụ cho các bạn trẻ Công Giáo. Vẫn biết rằng: “Một cánh én, chẳng làm nên mùa Xuân”, nhưng nếu có nhiều người cùng chung tay góp sức, chắc hẳn sẽ có một mùa xuân mới, ít ra, chúng ta có quyền hy vọng.
Câu hỏi: làm sao để phát triển vốn tiếng Việt? làm sao để ngày càng có nhiều tác phẩm văn chương Công Giáo? làm sao để nhiều người yêu mến và cổ võ cho phong trào này? thiết tưởng, đó không phải là công việc của riêng Ban Tổ Chức hay của một vài nhà chuyên môn, mà là công việc của tất cả mọi người, cách riêng là những ai ước mong “chắp cánh” cho tiếng Việt được bay cao, bay xa hơn nữa, hay ít ra là giúp tiếng Việt trở về đúng tầm mức nó vốn có.
Theo báo cáo tổng kết của Ban Tổ chức giải, những thành quả mà hai cuộc thi “Sen giữa lầy” và “Nhánh Huệ Nước Trời” đã đạt được, vượt ra ngoài dự tính của Ban Tổ Chức. Sự tham dự đông đảo về số người cũng như lượng bài viết gửi về Ban Tổ Chức, sự phong phú về thành phần tham dự (các Đức Giám Mục, các Linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh, giáo dân (chuyên và không chuyên)…) đã là những con số “biết nói”, chứng tỏ sự thành công rực rỡ của cuộc thi này. Tuy nhiên, nếu xét về toàn cục, thực tế giữa cung và cầu trong lĩnh vực văn học nghệ thuật Công Giáo thì những gì vừa đạt được cũng mới chỉ là những con số còn khiêm tốn.
Ước mong rằng, cùng với việc cuộc thi khép lại, đồng thời, cũng là việc mở ra cho những sân chơi mới, bởi vì, sau mỗi hạt giống mục nát, sẽ lại có những mầm xanh được mọc lên.
Sau cùng, con xin được chúc mừng và chung vui cùng với quí Ban tổ chức vì sự thành công của giải. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho những nỗ lực của quí cha và quí vị trong Ban Tổ Chức.
Một lần nữa, con xin chân thành cảm ơn Ban Tổ Chức, xin cảm ơn quí Đức Cha, quí cha và toàn thể quí vị đã kiên nhẫn lắng nghe.
Jos. Nguyễn Văn Tuyên
8. TÁC GIẢ TRẦN PHƯƠNG NHÃ – GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG
(Thư hiệp thông viết từ nước Đức)
Trọng kính quý Đức Cha, kính thưa quý Cha và toàn thể cộng đoàn.
Trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý cha và toàn thể cộng đoàn đã luôn quan tâm, nâng đỡ con trong suốt thời gian vừa qua. Thật đáng tiếc khi con không được tham dự buổi họp mặt quan trọng ngày hôm nay. Từ nơi xa, con kính xin quý cha và cộng đoàn chung ý cầu nguyện cho con, một người con đang ở xa nhà, luôn tìm thấy niềm tin vào Thiên Chúa và con người để cảm nhận được tình yêu của Chúa trong mỗi sự kiện diễn ra thường ngày. Con cũng xin Ơn Chúa tuôn đổ xuống trên quý cha và cộng đoàn – những người đang cộng tác vào công cuộc truyền giáo nói chung và sự phát triển của thơ ca Công giáo nói riêng. Với tâm tình của một người yêu thơ, con không dám nhận mình là một thi sĩ, con chỉ là người hát lên khúc tình ca mà người thợ mộc Giêsu đã viết lên trong tâm hồn con. Khúc tình ca về một tình yêu đợi chờ, chung thuỷ của Thiên Chúa giành cho con người mà con đã cảm nhận được trong cuộc sống hàng ngày. Có những lúc con nhận ra Chúa ở bên con gần đến nỗi con có thể chạm vào Ngài và Ngài đang dựa vào con khi Ngài vác cây Thập Gía nặng trên vai, nhưng lại có những lúc con không dám tin sự tồn tại của Thiên Chúa vô hình, và con cảm thấy mình đánh mất niềm tin. Và con gửi tất cả vào những vần thơ của mình như một cách để đối diện với tình yêu và cuộc sống. Ngày hôm nay nhờ sự quan tâm của quý Cha và cộng đoàn, đặc biệt là sự quan tâm của nhóm thơ Tâm Nguyện Hải Phòng và ban tổ chức cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời, con đã đạt được vinh dự lớn lao này. Con xin bày tỏ tâm tình cảm tạ sâu sắc tới quý Cha, quý cộng đoàn và tới gia đình, cha mẹ. Đặc biệt con xin cảm ơn chú Duy Sơn Tuyền, tác giả bài thơ xướng của cuộc thi đã động viên nâng đỡ tinh thần cho con trong suốt thời gian tham gia cuộc thi. Dù con đang ở nơi xa nhưng trong tình yêu thương hiệp nhất con vẫn được tham dự buổi hợp mặt đầy ý nghĩa này qua lời cầu nguyện. Xin Chúa chúc lành cho tất cả những gì đang diễn ra để mọi sự được tốt đẹp theo đúng con đường Chúa Cha mong muốn.
9. BÀI PHÁT BIỂU CỦA TÁC GIẢ KIM DẠ – DỰ TÒNG THUỘC GIÁO PHẬN HÀ NỘI
Sự thật là trong hơn 1 tháng từ khi biết tin nhận giải cuộc thi NHNT tôi vẫn băn khoăn không biết liệu mình có thể chia sẻ điều gì đây? Thậm chí tôi còn rất băn khoăn không biết liệu mình có thật sự xứng đáng với giải thưởng này không? Mãi cho đến những ngày cuối cùng trước khi đi nhận giải, nhờ sự động viên của anh chị em, nhờ ơn Chúa đối sự thinh lặng trong nội tâm, tôi mới thấy rõ điều mình muốn nói.
Vì sao chúng ta có mặt ở đây ngày hôm nay? Rõ ràng đây không đơn thuần là để kết thúc một cuộc thi mà như ý nguyện của ban tổ chức cũng như mong muốn của Giáo Hội là mở ra một tương lai mới cho việc chấn hưng ngôn ngữ dân tộc và nói riêng và phát triển nền văn thơ Công giáo nói chung.
Là một người biết và yêu mến Chúa Kitô, đồng thời cũng là một người đang được học và nghiên cứu văn học, tôi xin đóng góp một vài ý kiến như sau.
Thứ nhất, đó là trả lời câu hỏi vì sao phát triển nền văn thơ Công giáo và chấn hưng ngôn ngữ dân tộc lại quan trọng đến thế? Tất cả chúng ta đều hiểu rõ từ lâu trong lịch sử, thịnh hưng của mỗi chế độ hay triều đại đều ít nhiều gắn bó với sự phát triển của văn học. Văn học không chỉ là tấm gương phản ánh hiện thực mà còn tác động trở lại hiện thực ấy.
Nhìn vào nền văn thơ Công giáo của chúng ta từ khi Tin Mừng được truyền tới Việt Nam đến nay, không cần phải là một nhà nghiên cứu mới thấy sự nghèo nàn của nền văn học ấy. Chúng ta khoan hãy nhắc đến những lý do của lịch sử để lại mà hãy nhìn vào thời điểm hiện tại.
Tôi đã rất đau lòng khi nghe một tờ báo nước ngoài nhận xét rằng: Giáo hội Việt Nam dường như đang ngày càng nghiêng về thờ phượng và lễ hội. Quả thật nhà thờ bị tước đoạt đất đai, hạn chế hoạt động xã hội thì tất yếu sẽ lui về với việc thờ phượng và lễ hội. Điều ấy hạn chế vô cùng khả năng sao giảng Tin Mừng, là sứ mệnh vô cùng quan trọng của Giáo hội. Nhưng nói như thể chỉ để nhấn mạnh rằng: nếu trên mảnh đất vật chất chúng ta bị thu nhỏ, áp chế, thì trên mảnh đất tinh thần chúng ta lại càng phải ra sức cày xới và vun đắp hơn nữa. Tôi nhiều lúc lo sợ rằng một ngày nào thế hệ các bậc tiền bối không còn, lớp trẻ ngày càng xa lạ với ý nghĩa sâu xa của việc thờ phụng, thì chúng ta chẳng lẽ chỉ còn lại là Giáo hội của những lễ hội thôi sao?
Có lẽ cái điều lo sợ của tôi khá viển vông nhưng cũng không phải là không có cơ sở thực tế. Bởi vì tôi tin tôi ở gần cái lớp trẻ ấy hơn lúc nào hết. Tôi cũng tin tôi ở ngoài hơn bao giờ hết. Ở ngoài ở đây có nghĩa là có cái nhìn khách quan hơn. Bởi vì tôi chỉ là một dự tòng chập chững bước vào cánh cửa Giáo hội. Một người khách lạ thì bao giờ cũng dễ thấy được rõ hơn gia chủ những điều tưởng đã quá quen.
Đó là lý do chúng ta khiến trông chờ và vun đắp nền văn thơ Công giáo. Bởi đó là người thư ký trung thành nhất, là kho tàng lưu trữ và bảo tồn một cách sống động, phong phú và vĩnh cửu nhất những giá trị tốt đẹp mà không thể bị tước đoạt hay dập tắt dễ dàng.
Giá trị đầu tiên và quan trọng nhất của văn học chính là thanh lọc. Thanh lọc cả người viết và người đọc, bởi vì viết và sống khó có thể là hai hành động tách rời nhau. Muốn sửa trang viết sao cho thơm cho đẹp thì cũng phải sửa mình sao cho sạch cho trong. Vì nghệ thuật suy cho cùng chính là sự hoá thân. Khi người hoạ sĩ muốn vẽ một bông hoa, thì ông cũng phải hoá thân thành đài hoa, cánh hoa, nhuỵ hoa, đến cả giọt sương đọng trên hoa để cảm cho bằng hết những cái mong manh, tinh khiết của hoa. Khi nhà văn muốn viết về một bông hoa, nhất là khi đó lại là một bông hoa lòng, hoa chân, hoa thiện, hoa mỹ thì nhà văn ấy cũng phải chắt lọc từng giọt trong máu huyết mà ra.
Tất nhiên, nói đến văn thơ còn phải kể đến năng khiếu, đến khả năng thiên bẩm của mỗi con người. Nhưng dù là năng khiếu thì vẫn cần phải có sự quan tâm ủng hộ, sự rèn luyện phấn đấu và đặc biệt là tâm huyết. Những cái ấy rõ ràng không thể chỉ là việc một vài cá nhân có thể làm.
Tôi rất thích mỗi lần được về tham dự thánh lễ tại xứ Cầu Rầm thuộc giáo phận Vinh, quê hương tôi. Giáo dân ở đó phần đông là người lao động nhưng không khí nhà thờ bao giờ cũng giữ được vẻ ấm áp gần gũi trong sự trang nghiêm. Tôi nghĩ có lẽ phần nhiều cũng bởi sự chặn dắt tận tình của Cha quản xứ. Ngài đồng hành với giáo dân từ trước giờ lễ 30 phút bằng cách cùng lắng nghe giáo dân tập các bài hát trong Thánh lễ. Nhà thờ trang bị máy chiếu với màn hình rất lớn để tất cả giáo dân có thể ngân nga, vang lời ca tụng. Rồi các bài giảng của Ngài luôn được chêm xen những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ, gần gũi và hấp dẫn, giàu hình ảnh. Điều tôi muốn nói đó là, có thể chúng ta chỉ có được 10 cây bút có tài năng thực sự nhưng điều quan trọng không phải là ở 10 hay 100 cây bút ấy mà là ở chính nơi độc giả. Bởi vì mục đích lớn nhất của chúng ta vẫn là sao giảng Tin Mừng, là đưa con người ngày càng nhiều lại gần hơn với chân lý Tuyệt Đối. 10 hay 100 cây bút có tài ấy, trong khi viết, đã ít nhiều được hưởng Hồng Ân của Chúa Thánh Thần là sự Thanh lọc, nhưng điều quan trọng là còn phải để cho sự thanh lọc ấy có sức lan toả va lay động.
Tôi chợt nhớ đến câu hát mà tôi rất thích “ Tình yêu như vết cứa xót xa…”. Lần đầu tiên nghe câu hát ấy tôi đã không hiểu và lấy làm lạ, tại sao lại nói tình yêu như một vết cứa khiến ta đau đớn? Hoá ra, càng sống, càng yêu tôi càng hiểu vết cứa ấy thật ra là vết cứa nhắc nhở ta, khiến ta lúc nào cũng phải quay quắt, phải nhớ, phải mang nó đi theo mỗi ngày đời của ta. Vết cứa còn ở đó thì ta còn phải nhớ ta đã có một tình yêu và phải sống thế nào cho xứng đáng với tình yêu ấy.
Nếu mỗi tác phẩm là một tình yêu và nếu mỗi người sẵn sàng để cho tình yêu ấy cứa vào tim thì chẳng phải cuộc sống của chúng ta sẽ được biến đổi đến tận cốt lõi rồi sao? Chẳng phải chính Ngôi Lời cũng đã làm cách ấy để cứa vào tim chúng ta, để chúng ta ngồi cùng nhau ngày hôm nay đây sao?
Đây là nội dung thứ tư trong 5 nội dung đã được thông báo về mục vụ văn thơ Công giáo:
I. Bản tin sự kiện: Lễ trao giải Nhánh Huệ Nước Trời tại ba Giáo tỉnh
II. Những chia sẻ của các Chủ Chăn
III. Những chia sẻ của các Câu Lạc Bộ
IV. Những chia sẻ của các tác giả
V. Những chia sẻ của Ban Tổ Chức
Sau khi phát hành nội dung thứ nhất, có ý kiến xin thêm một nội dung thứ sáu: Những chia sẻ của độc giả. Đây là một ý kiến rất hay. Ước mong quý độc giả và cả các vị tác giả chưa phát biểu trong dịp trao giải Nhánh Huệ Nước Trời tham gia đóng góp suy tư và sáng kiến cho mục vụ văn thơ Công giáo Việt Nam. Xin vui lòng gởi bài về gopnhattho@yahoo.com trước ngày 05-8-2011 để có thể kịp biên tập và phát hành vào ngày Lễ Chúa Biến Hình, 06-8-2011. Xin ghi rõ quý vị thuộc giáo phận nào. Xin chân thành cám ơn.
Nội dung thứ tư quý độc giả đang theo dõi là những phát biểu của một số tác giả đạt giải Nhánh Huệ Nước Trời và của một vị trong các giám khảo.
Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
1. TÁC GIẢ CAO GIA AN, TU SĨ DÒNG TÊN
(Thư hiệp thông viết từ Ý)
“Điều gì chảy ra từ con tim này mới có thể chảy vào những con tim khác.” Đây là câu tâm niệm con vẫn thường dùng để nhắc mình mỗi khi đặt bút viết một điều gì đó cho các bạn trẻ. Là một người trẻ, có cơ hội đụng chạm đến tâm hồn của những người trẻ qua các cuộc tĩnh tâm, con xác tín rằng trong con tim của người trẻ luôn có rất nhiều những khao khát thánh thiện.
Ngày nay, một trong những khao khát thánh thiện bị thách đố nhiều nhất là việc sống trong sạch. Con người thì yếu mềm như những nhóm rơm khô dễ cháy, mà bao mời mọc của thế giới hiện đại thì mạnh mẽ và quyến rũ như những ngọn lửa thiêu. Những người trẻ sống nghiêm túc luôn phải kinh nghiệm nhiều níu kéo ngược chiều trong lòng mình: giữa sáng và tối, giữa cao thượng và trần tục, giữa bản năng kéo ghì và những khát vọng vươn lên… Thế nên họ luôn cần có một ai đó hiểu họ, đồng cảm với họ và đồng hành cùng họ trên hành trình sống đẹp.
Cám ơn hai cuộc thi viết “Sen Giữa Lầy” và “Nhánh Huệ Nước Trời” đã can đảm xoay quanh chủ đề thật tế nhị nhưng hết sức thực tế, là sống khiết tịnh. Bằng sự nhạy cảm và tinh tế của thơ văn, hai cuộc thi viết đã đụng chạm đến những góc rất sâu và những thao thức rất thực trong tâm hồn các bạn trẻ, đồng thời gởi gắm vào đó nhiều sứ điệp đắt giá…
Riêng phần mình, con đã nhận được rất nhiều niềm vui từ hai cuộc thi viết này. Đó không chỉ là niềm vui từ những giải thưởng. Giải thưởng lớn nhất của con chính là sự đồng cảm, đón nhận và một chút thay đổi nào đó nơi tâm hồn của các bạn trẻ, như chia sẻ mà con thường nhận được: “Thật cám ơn Thầy, những chia sẻ trong các bài viết của Thầy đã giúp con thật nhiều…”
Và sẽ thật nghịch lý nếu những bài viết có thể giúp người đọc sống tốt, nhưng lại không làm thay đổi được gì nơi… người viết ra những điều ấy! Cám ơn những cuộc thi viết với chủ đề đặc biệt thế này, đã cho con cơ hội để cầu nguyện nghiêm túc hơn và suy niệm sâu xa hơn, để đọc lại những rung động trong lòng mình và làm mới lại những khao khát tốt lành nơi con tim của mình.
Ước gì những sứ điệp gởi đi từ hai cuộc thi viết này được không ngừng tiêu hóa, để biến thành chính lý tưởng và chính cuộc sống của những người trẻ ngày nay.
Lưu Minh Gian – Cao Gia An, S.J.
Genova – Italia 26.07.2011
2. TÁC GIẢ AN THIỆN MINH, GIÁO PHẬN SÀI GÒN
Cuộc thi “Nhánh Huệ Nước Trời” như một ánh hoả châu sáng lên trên văn đàn Công Giáo Việt Nam sau bao năm ẩn mình trong thinh lặng. Đây là đốm sáng nhỏ nhoi nhưng sức lan toả của nó đang âm ỉ mạnh mẽ trong lòng giới văn học Công Giáo.
Thật vậy, từ khắp ba Tổng Giáo Phận đã nhận được tín hiệu cho một cách viết về mảng Văn Học Thánh: “Nghệ Thuật Vị Tâm Linh”. Qua các tác phẩm với nhiều thể loại trong “Nhánh Huệ Nước Trời”, người đọc cảm nhận về một Thiên Chúa rất gần gũi, một cách nên Thánh rất “con người”, một đời sống luân lý rất thanh cao phản ánh qua mẫu gương của Thánh Giuse trong Đức Khiết Tịnh. Mặc dù, còn một số khiếm khuyết về ngôn ngữ, nội dung chưa sáng và chưa trong lắm, nhưng một cách nào đó đã khơi dậy cho mọi người nhận ra một dòng văn học “Hướng Thiên” đang khởi sắc.
Ý nghĩa quan trọng nhất được nhận thấy qua “Nhánh Huệ Nước Trời” đó là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thật sự đã và đang định hướng cho sự phát triển nền văn học Công Giáo, biểu hiện qua sự lên tiếng chuẩn thuận của Uỷ Ban Văn Hoá Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (UBVH HĐGMVN) đối với cuộc thi này. Đây là tín hiệu rất tích cực để vực dậy những mầm chồi tươi sáng của Giáo Hội Việt Nam.
Viết về tâm linh luôn là mảng văn chương thật khó cho người viết lẫn người đọc, nếu không phải là cả hai có một chút gì đó của đời sống nội tâm làm tiếng nói chung. Càng khó hơn nữa khi chuyển tải nội dung siêu nhiên qua nghệ thuật ngôn ngữ Việt hiện đại. Vì thế, một khi được định hướng rõ ràng (về mặt tín lý chẳng hạn), các tác phẩm sẽ phong phú hơn trong tính sáng tạo để tạo nên những tác phẩm cao đẹp, hướng tâm trí con người lên Đấng Hoàn Thiện – Hoàn Mỹ.
Việc định hướng là điều kiện “Cần” nhưng việc chọn lọc và hỗ trợ cho một tác phẩm ra đời mới thật sự là điều kiện “Đủ” để văn học Công Giáo có vị trí vững vàng trong nền văn hoá dân tộc.
Một số góp ý nhỏ tạo tiền đề cho việc phát triển văn học Thánh:
- Uỷ Ban Văn Hoá Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trực tiếp hoặc uỷ thác để tổ chức các cuộc thi lớn về văn học Công Giáo trong sự định hướng về tín lý và luân lý. Điều này giúp khám phá các tác giả mới, tạo thêm nhiều tác phẩm giá trị, tạo dòng chảy văn chương liên tục trong cộng đồng Dân Chúa, nâng cao hiệu quả của việc sống hướng Thiện, đặc biệt tạo động lực trong việc phát huy tính sáng tạo của các thành phần Dân Chúa và các tác giả muốn biết về Thiên Chúa. Việc tổ chức tản mạn và manh múm sẽ không đem lại hiệu quả cao nhưng lại tốn nhiều thời gian và công sức.
- Song song đó, Uỷ Ban Văn Hoá Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nên có một nguồn quỹ để chọn lọc, hỗ trợ, cũng như “đặt hàng” cho các tác giả sáng tác các tác phẩm riêng về văn học Công Giáo. Nếu có chừng 10- 20 tác phẩm lớn cho mỗi năm, thì trong vòng 5 năm, số lượng sách văn học Công Giáo đủ để mọi người nhận định được tầm vóc phát triển văn học Công Giáo trên văn đàn dân tộc.
Mong thay và đáng mong thay một tương lai tươi sáng cho nền văn học Công Giáo Việt Nam, trong sự quan tâm thật sự của Giáo Hội Việt Nam!
AN THIỆN MINH
3. TÁC GIẢ CAO DANH VIỆN, GIÁO PHẬN XUÂN LỘC
Thuở nhỏ, tôi được sống trong Tiểu chủng viện. Những bài Thánh Thi, Thánh Vịnh của những giờ Kinh Phụng Vụ đã hình thành trong tôi một giòng thơ với Chúa. Tôi rất thích đọc những bài thơ có chiều sâu thánh thiện, và nhờ những bài thơ ấy tôi được gặp Chúa gần hơn trong tận lòng mình. Thế nhưng những bài thơ như thế không nhiều. Các tác giả viết như thế lại càng ít. Các bài văn như truyện ngắn, hồi ký, tùy bút lại càng ít hơn.
Gần đây, qua các trang mạng Công giáo, tôi được đọc nhiều những bài thơ văn nhà đạo, tôi rất vui mừng. Mỗi người một vẻ làm cho văn thơ công giáo đang dần dần khởi sắc. Tuy nhiên, đấy cũng vẫn còn là một con số rất khiêm tốn. Hơn nữa, các tác giả trẻ tuổi chua thấy xuất hiện nhiều.
Tôi rất tâm đắc với tựa đề bài viết của Cha Trăng Thập Tự: “Mục vụ văn thơ công giáo”. Vâng! Nếu thơ văn công giáo được quan tâm xứng tầm như thế thì tôi hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều tác giả mạnh dạn đóng góp cho nền văn học công giáo phát triển hơn.
Nhìn lại hai cuộc thi viết “Sen Giữa Lầy” và “Nhánh Huệ Nước Trời” tôi thấy được sự quan tâm của các chủ chăn, sự nỗ lực của ban tổ chức và nhất là lòng nhiệt thành của anh chị em cầm bút công giáo.
Ước mong một tương lai gần đây trên các kệ sách sẽ có thật nhiều những tác phẩm văn học công giáo nhằm phục vụ cho giới trẻ hôm nay, những người đang trong tình trạng bị bào mòn vì sự thiếu vắng của văn hóa của sự sống và văn hóa của niềm tin.
4. TÁC GIẢ GIUSE NGUYỄN VĂN SƯỚNG, GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG
Trọng kính Đức Tổng, Đức Cha Phụ Tá, quý Cha và quý vị,
Được sự gợi ý và cho phép của BTC, đại diện cho những tác giả đạt giải cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời thuộc giáo tỉnh Huế, con xin có đôi lời. Trước hết, xin chân thành cám ơn quý Đức Cha, quý Cha và BTC đã quan tâm giúp đỡ chúng con, có được một sân chơi đạo đức, một buổi giao lưu ấm cúng, một buổi trao giải trang trọng và cùng hiện diện để chia sẻ niềm vui với chúng con. Với những quan tâm ấy, chúng con càng thấy rõ sự quan trọng của văn hóa và nghệ thuật trên mặt trận rao giảng Tin Mừng. Chúng con tự biết mình tài hèn sức mọn, chưa xứng với sự mong đợi của các đấng bậc, nhưng chúng con vẫn mạnh dạn và tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa trên tuyến đầu internet, nơi đang tràn lan văn hóa độc hại.
Trọng kính Đức Tổng, Đức Cha Phụ Tá, quý Cha và quý vị,
Một lần nữa, chúng con xin hứa luôn đứng dưới cờ của Giáo quyền trên mặt trận văn hóa nghệ thuật này. Chúng con xin chân thành cám ơn và xin Chúa cùng Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse ban nhiều ơn lành xuống trên Quý Đức Cha, Quý Cha cùng toàn thể quý vị. Chúng con xin trân trọng.
4. TÁC GIẢ LÊ MINH SƠN, GIÁO PHẬN KONTUM:
MỘT ƯỚC MƠ CHÂN THÀNH GIẢN DỊ
Cầm tuyển tập thơ văn “Thánh Cả Giuse Nhánh Huệ Nước Trời” trên tay, tôi thật sự xúc động và cảm phục những người tổ chức cuộc thi đã thực hiện một việc đầy ý nghĩa. Ý nghĩa không chỉ vì đã tập hợp được một số lượng các tác phẩm thơ văn công giáo có giá trị văn học nhất định, như nhận xét của ban tổ chức, mà còn vì cùng với thơ văn, là bao nhiêu tâm tình được chia sẻ, những lời nói việc làm thể hiện sự cộng tác, khích lệ, nâng đỡ, những tình cảm vui buồn… từ các vị Chủ chăn, ban tổ chức, đến các nhà văn, nhà thơ, các văn thi hữu và cả các em thiếu nhi đang tập tành tìm đến với nguồn cảm hứng thi ca văn học này. Tất cả cũng chỉ vì một mục đích mong sao cho xã hội tốt đẹp hơn, tâm hồn con người thanh cao hơn, mến Chúa yêu người, bớt đi những tiêu cực, tệ nạn. Quả đúng như người ta vẫn nói: “Thơ là cuộc đời, là con người”, “văn học là nhân học”.v.v.
Ngay lời giới thiệu đầu sách, Đức Cha Mátthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục phó GP Qui Nhơn đã gởi gắm mong ước, sao cho kết quả của cuộc thi “góp phần gây ý thức và động viên mọi người giữ đức khiết tịnh trong bậc sống của mình, bằng tâm tình tin cậy mến đối với Thiên Chúa và bằng sự tự chủ đối với bản thân”. Đức Cha Mátthêu đã phác họa nhân cách thanh cao của hoa huệ bằng 4 câu lục bát gọn gàng và đẹp đẽ, đối xứng với 4 câu ca dao về sen trong đầm. Đến cuối bài giới thiệu, Đức Cha còn “trình làng” một bài thơ họa lại bài xướng mang tựa đề Giuse Thánh Cả, dưới bút danh Người Viễn Khách. Quí Đức Tổng và Đức Cha phụ tá GP Huế, Đức Cha Hải Phòng, Đức Cha Chủ tịch UBVH HĐGMVN, Đức Cha Ban Mê Thuột, Đức Cha Kon Tum, Đức Cha Đà Nẵng .v.v., và quí linh mục, tu sĩ, giáo dân, mỗi người theo cách của mình đã thể hiện quan tâm nâng đỡ cho sinh hoạt nghệ thuật công giáo thơ-văn này. Bấy nhiêu điều nêu trên đã làm cho mọi người cảm thấy vui và an lòng. Vì cuộc thi thật sự không còn là cuộc chơi nữa, mặc dù cha Trăng Thập Tự có nói rằng cuộc thi lần này vừa chơi vừa thật!
Tại TTMV TGP Huế, lần đầu tiên gặp những nhà thơ nhà văn, những người trong ban tổ chức cuộc thi: cha Trăng Thập Tự, các anh Cao Huy Hoàng, Nguyễn Thanh Xuân, Trần Ngọc Hạnh, Nguyễn Văn Tường, Dzuy Sơn Tuyền, vv... Trong căn phòng ngủ trên lầu 3, đêm đã khuya và trời Huế rất nóng, thấy các anh dù mệt nhọc vì phải di chuyển xa và liên tục, nhưng vẫn cần mẫn làm việc: người thì lo chấm những bài thơ mà các em thiếu nhi Qui Nhơn sáng tác trên đường đến viếng Đức Mẹ La Vang, người thì lo chuẩn bị các phần việc cho lễ trao giải ngày mai… Các anh như mọi người khác, đều phải hàng ngày vật lộn với cuộc mưu sinh, nhưng đã trót nặng lòng với văn thơ. Các anh tâm sự: “Cũng chạy ngược chạy xuôi dữ lắm! Phải lo từ A đến Z, nào là bài xướng, rồi chấm bài, rồi lo cho có phần thưởng, mời người cộng tác, lo lễ trao giải, vv... Trong phần sâu lắng hơn, các anh giãi bày: “Tổ chức những cuộc thi như thế này nhắm vào các bạn trẻ, chúng tôi không mong ước gì cao xa, hay mong tìm ra những nhà thơ nhà văn xuất chúng nổi tiếng như Hàn Mạc Tử, như Linh mục nhà thơ Nguyễn Văn Xuân, Đức Ông Xuân Ly Băng, hay Linh mục Trăng Thập Tự… Chúng tôi chỉ có mục đích khiêm tốn và giản dị, là mong sao thế hệ trẻ biết yêu mến văn học, quí mến và tôn trọng tiếng nói của dân tộc mình, nhờ đó góp phần làm giảm thiểu đi những cái xấu, cái tiêu cực vốn dĩ tràn lan trong xã hội hôm nay. Khi các em biết trân trọng sự trong sáng của tiếng Việt, biết suy tư Tin Mừng để sáng tạo văn thơ, chắc chắc nơi giới trẻ sẽ bớt đi những kiểu “đầu xanh, đầu đỏ”, chạy đua tốc độ, hút xách nghiện ngập, cờ bạc bói toán, hay buông mình theo những cám dỗ hưởng thụ thấp hèn… Trái lại, giới trẻ sẽ biết sống tốt hơn, đạo đức hơn, trong sáng hơn, biết làm chủ mình hơn”.
Nghe chia sẻ của các anh, tôi cũng có một ước mơ nhỏ: mong sao nơi các xứ đạo, bên cạnh những bài học giáo lý dành cho thiếu nhi, nên chăng có những khơi gợi để làm triển nở những mầm mống văn thơ nhà đạo. Trước hết, cần thành lập các câu lạc bộ văn thơ “mini” cấp giáo phận, cấp giáo xứ, do một linh mục hay nữ tu làm linh hướng. Không có gì phải gây ồn ào, phô trương, nhưng cần sự sâu lắng, chắt lọc. Bởi trước hết, mục đích chắc chắn không phải là để tìm kiếm những nhà thơ nhà văn công giáo nổi tiếng, nhưng là nhằm bồi dưỡng tâm hồn người trẻ hướng về đạo đức, về cái đẹp, về siêu nhiên. Khi đã có nền tảng vững chắn và một mặt bằng thuận lợi, ắt sẽ làm phát sinh những lớp văn thi sĩ công giáo kế thừa, và những ngôi sao sáng cũng sẽ từ đó mà phát lộ. Một ước mơ chân thành và giản dị, nhưng cần bằng hành động và quyết tâm đồng hành từ nhiều thành phần dân Chúa trong Giáo Hội.
Kon Tum 25.7.2011
MINH SƠN
5. TÁC GIẢ ĐÌNH CHẨN TRẦN VĂN ĐỈNH, CHỦNG SINH GP PHÁT DIỆM:
VUI NIỀM VUI CỦA ĐỒNG BÀO - BUỒN NỖI BUỒN CỦA DÂN TỘC
(Thư hiệp thông viết từ Rôma)
Trọng kính quý Đức Cha trong Tổng giáo phận Hà Nội,
Kính thưa BTC cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời, quý tác giả đạt giải cùng tất cả quý vị.
Con là Đình Chẩn, một thành viên của ban giám khảo cuộc thi NHNT, thành viên của ĐXT Dũng Lạc, cũng là người con của Tổng Giáo phận nhà. Vì điều kiện xa quê hương không thể tham dự buổi lễ trao giải này, con xin phép gửi tới quý Đức Cha, BTC cùng tất cả quý vị lời chào trân trọng nhất và chút tâm tình gợi hứng từ hai câu thơ “Vui niềm vui của đồng bào/ Buồn nỗi buồn của dân tộc” của Tôi tớ Chúa là Đức Cố Hồng Y Phanxincô Nguyễn Văn Thuận. Con xin mượn tâm tình trên để chia sẻ trong khuôn khổ cuộc thi: chia vui với quý tác giả đạt giải và chia sẻ nỗi niềm thao thức về khả năng tiếng Việt yếu kém nơi giới trẻ chúng con hiện nay, qua đó gửi gắm một ước nguyện nho nhỏ cho tương lai.
a. Vui niềm vui của đồng bào
Trước tiên, Đình Chẩn xin chúc mừng quý tác giả Hương Lúa, Tuệ Tâm, Cỏ Dại, Maria Khánh Vân, và Long Hương, đã đạt giải, mang lại niềm vui và tia hy vọng cho phong trào văn thơ trong Giáo tỉnh nhà. Thực vậy, có dịp tham gia ĐXT ngay từ số đầu tiên ra đời dịp Tết Đinh Hợi, con nhận thấy: trong khi quý thi hữu phía Nam đã tham gia sôi nổi, dần dần hình thành các Câu lạc bộ, thì suốt mấy chục số đầu, cả miền Bắc chỉ có lèo tèo vài người tham dự. Những tưởng rằng văn học Công giáo chốn ngàn năm văn vật nay trở nên cằn cỗi. Nhưng thời gian gần đây, đặc biệt là sau Cuộc chơi xướng họa Sen Giữa Lầy, và cuộc thi NHNT, đã xuất hiện thêm một số gương mặt trẻ, ngoài 5 tác giả đạt giải còn có: MP Hồng Nhung, Phan Hoài Nam, hạt Nho Nhỏ Bé, Mùa Xuân Hy vọng, Maria Vũ Thương, Faviland, Vũ Đoàn, Thái Hà, Hoàng Thị Sim...vv. Trong số đó, một số chưa vào ĐXT, nhưng hy vọng rằng những mầm non đó sẽ phát triển thành ĐXT tươi tốt. Không vui mừng sao được khi con số lèo tèo lạc lõng kia hôm nay đã được đổi thành con số 5 tác giả đạt giải và hàng chục thi hữu trẻ tuổi đầy triển vọng như thế?!
Lời thơ của thi sĩ Tuyết Mai trong bài “Bài Thơ Viết Tiếp” trên ĐXT số 4 diễn tả thật khéo tâm tình đó.
“…Quê hương ơi ta vẫn còn ngôn ngữ
Còn tiếng nói còn người ham học chữ
Để viết tình yêu lên đọt lá chuối non…
Viết tình yêu vào những trái tim son
Bằng nỗi nhớ, nỗi đau và nỗi khát…”
b. Buồn nỗi buồn của dân tộc
Nỗi nhớ, nỗi đau và nỗi khát của dân tộc Việt Nam hiện nay thật là nhiều. Nhưng một trong những thao thức của BTC là khả năng tiếng Việt của chính người Việt. Trong thư gửi các vị phụ trách đào tạo trong Giáo Hội, cha Trăng Thập Tự ký tên ngày 23 tháng 9 năm 2010 có đoạn: “Cùng lúc, đâu đâu những người phụ trách đào tạo các ơn gọi trẻ cũng đều phải đối đầu với khả năng viết tiếng Việt quá kém của nhiều ứng sinh. Lắm em đã tốt nghiệp Đại Học mà viết văn vẫn đầy lỗi chính tả, đặt câu sai, không biết diễn ý, không biết xây dựng dàn bài”.
Đó là thực trạng đáng buồn hiện nay. Chính con là một ví dụ. Sau khi gần tốt nghiệp đại học, được cha đồng hành động viên, con mới bắt đầu học lại tiếng Việt. Cũng từ thời gian đó con tập làm thơ và sau đó tham gia ĐXT . Thiết nghĩ đó không chỉ là nỗi buồn, nỗi khát của BTC, nhưng là vấn đề chung của toàn xã hội, và cách riêng của Giáo Hội Công giáo Việt Nam trong công cuộc loan báo Tin Mừng.
Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ, cách riêng của giới trẻ Công giáo cũng thật đáng buồn. Thực vậy, hiện nay ngoại ngữ đã được dạy ròng rã từ cấp trung học cơ sở, đại học và rồi chủng viện. Nhưng dù học cả chục năm trời, không thiếu phương tiện nghe nhìn, thế mà phần lớn giới trẻ vẫn không nói được những câu đơn giản nhất. Cả những người được gửi đi du học cũng kém xa anh em nước khác về khả năng ngôn ngữ. Ngoại ngữ được coi là chìa khóa để mở cánh cửa tri thức nhân loại. Nhưng làm sao có thể mở được cánh cửa đó để thu hẹp khoảng cách tụt hậu, khi dân ta vẫn cứ loay hoay với chiếc chìa khóa yếu như thế?!
Trong khi đó, các vị truyền giáo xưa chỉ học tiếng Việt trong vài tháng là có thể giao tiếp được rồi, nhiều vị còn sáng tác thơ văn, và thậm chí là sáng tạo ra chữ viết mới. Cha Alexandre De Rhodes chính là một nhân chứng hùng hồn. Theo sử liệu, chỉ sau bốn tháng học tiếng Việt, Ngài đã có thể giảng dạy, giải tội bằng tiếng Việt. Chưa hết, Ngài còn có công tổng hợp các công trình của những người đi trước và sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Lẽ dĩ nhiên, mục đích đầu tiên các Ngài tạo ra chữ Quốc ngữ là để rao giảng Tin Mừng. Thật là kỳ diệu, người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ lại không phải là người Việt! Công trình của các Ngài đã mở ra trang sử mới cho cả dân tộc Việt Nam. Trong một lần đến thăm nơi Ngài cập bến Cửa Bạng Ba Làng, con có cảm tác bài “Kỷ Niệm Cửa Bạng”, trong đó có mấy câu thơ sau:
Đây Bung, Mê, cửa Sập tư bề
Cửa Bạng còn ghi bóng Người xưa
Dâng tặng quê mình từng con chữ,
Nước Trời nguồn sống thỏa niềm mơ
(Đình Chẩn, Kỷ niệm Cửa Bạng, ĐXT 17)
Quả thực, các Ngài không chỉ dâng tặng quê mình từng con chữ, mà điều quan trọng hơn là “những con chữ” ấy chứa đựng mầu nhiệm “Nước Trời” chứa đựng “Nguồn sống” thỏa niềm mơ ước. Văn dĩ tải Đạo là thế! Trải qua bốn thế kỷ rao giảng Tin Mừng, chữ Quốc ngữ đã được phổ cập trên toàn quốc vậy mà vẫn còn hơn 90% đồng bào Việt Nam chưa biết Chúa. Điều đó thật đáng suy nghĩ. Các vị truyền giáo đã từ bỏ tất cả, thậm chí cả mạng sống mình, thao thức “dâng tặng quê mình từng con chữ” vậy mà phần lớn con cháu thời nay, dù đã tốt nghiệp đại học, lại không viết nổi câu văn cho ra hồn hay sao?! Thực trạng đó chẳng đáng hổ thẹn nếu không muốn nói là nhục nhã lắm ư?! Không những thế, chúng ta còn chưa sống trọn đạo Hiếu với các Ngài đó sao?!
c. Ước nguyện thay lời kết
Chắc hẳn dư âm cuộc Hội Thảo về Thân Thế và Sự Nghiệp của Cha L. Cadière mới diễn ra ở Huế, vẫn còn vang vọng trong tâm trí những người tham dự, cách riêng quý Đức Cha, và quý học giả Công giáo. Cũng trong Hội Thảo này, khi kết thúc bài tham luận, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã đặt ra câu hỏi như lời trăn trở mời gọi: “Cadière đã kết hợp hài hòa giữa nhà thừa sai với nhà nghiên cứu, giữa hội nhập văn hóa với sứ vụ loan báo Tin Mừng. Phải chăng đã đến lúc Giáo Hội Công giáo Việt Nam cần can đảm dấn thân vào con đường này?”.
Bên cạnh đó, đầu năm nay, Tòa Thánh đã phê chuẩn việc dạy triết học trong tất cả các chủng viện Công giáo, theo đó thời gian học triết sẽ tăng từ hai năm lên ba năm. Nghị định mới cũng quy định các môn học: gồm các môn bắt buộc, như lịch sử triết học; tiếp đến là những môn bắt buộc bổ túc, như phương pháp luận, sinh ngữ, và sau cùng là các môn bổ túc khác như: văn chương (x.Vietvatican.net 22.03.2011).
Nhưng làm sao giới trẻ chúng con có thể dấn thân vào con đường vừa hội nhập văn hóa vừa loan báo Tin Mừng, cũng như làm sao có thể lĩnh hội được những tư tưởng triết học cao siêu trong chương trình mới, một khi chúng con chưa viết nổi bài văn thậm chí là đoạn văn cho ra hồn, cũng như chưa biết sử dụng ngoại ngữ?!
Cha Cadière viết: “Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu cách nghĩ của một dân tộc. Nó phản ánh tất cả các khái niệm của con người. Chính qua ngôn ngữ, con người học suy tư, và cũng chính qua ngôn ngữ, con người diễn tả điều mình cảm nhận và điều con người nghĩ. Ngôn ngữ vừa là khuôn đúc, vừa là thông dịch viên của bộ óc. Bởi vậy, nếu muốn biết người Việt Nam nghĩ gì, chúng ta cần phải tìm hiểu nơi ngôn ngữ của họ” (Philosophie populaire annamite, 1907, phần dẫn nhập).
Cũng chính Đức Cha Phaolô đã nhắc lại lời của Cố Cả Cadière rằng: “Tôi đã học tiếng Việt ngay từ khi mới đặt chân đến nơi đây và hiện nay tôi vẫn tiếp tục học, và tôi nhận thức rằng tiếng Việt rất tế nhị về phương diện cấu trúc, rất phong phú về phương diện ngữ vựng, mà đến nay nhiều người vẫn lầm tưởng coi thường…”. Thực vậy:
“...Tiếng Việt đâu phải tầm thường
Học đi để biết yêu thương quê mình...”
Thiết nghĩ, chúng con cần phải được hướng dẫn bước theo chân các vị tiền bối, tức là phải bắt đầu học lại tiếng Việt, đồng thời phải được đổi mới cách dạy và học ngoại ngữ sao cho có hiệu quả. Kinh nghiệm nhiều người cho thấy, nắm vững tiếng Mẹ đẻ sẽ giúp học ngoại ngữ dễ dàng hơn. Đồng thời, học ngoại ngữ cũng giúp ta nhận ra cái tinh tế độc đáo chỉ có ở tiếng Việt, để từ đó thêm yêu mến tiếng Việt và nhất là để “Vui niềm vui của đồng bào / Buồn nỗi buồn của dân tộc” như tấm gương Đức cố Hồng Y Phanxicô đã viết và đã sống.
Cuối cùng, con xin cảm ơn và kính chúc quý Đức Cha, và tất cả quý vị an mạnh.
Kính thư,
Đình Chẩn, 09.07.2011
6. TÁC GIẢ MARIA KHÁNH VÂN – GIÁO PHẬN VINH
Con rất vui vì hôm nay con được hiện diện ở đây, được tham dự lễ trao giải Nhánh Huệ Nước Trời và con cũng thấy mình thật hạnh phúc khi được nhận giải thưởng.
Trước hết, con xin tạ ơn Thiên Chúa, vì Ngài đã ban cho con biết cảm nhận cuộc sống quanh mình bằng tâm tình của một người Công giáo, ban cho con chút ít khả năng ngôn ngữ để diễn đạt những tâm tình và ý nguyện của mình. Con đã cố gắng viết, như một sự trả nghĩa cho tình yêu thương và hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho con.
Sau nữa, con rất biết ơn BTC, sau cuộc thi xướng hoạ thơ Đường luật, nhằm tôn vinh Mẹ Maria, đã đề ra cuộc thi tôn vinh Thánh Giu se và cổ vũ đức khiết tịnh. Đó là một chủ đề có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống hiện nay. Xã hội đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn: vấn nạn nạo phá thai trong giới trẻ do lối sống buông thả mình, vấn nạn tan vỡ gia đình do thiếu chung thuỷ trong hôn nhân... Phải chăng, những vấn nạn đó có nguồn gốc từ quan niệm xem nhẹ đức khiết tịnh?
Cuộc thi đã tạo nên một diễn đàn lành mạnh và bổ ích, thu hút được nhiều người tham gia, không phải hoàn toàn do giải thưởng, mà con nghĩ, phần nhiều do chủ đề của cuộc thi đã động chạm đến nhiều vấn đề của xã hội, động chạm đến mối quan tâm, sự trăn trở và thao thức của nhiều người. Con tin rằng cuộc thi với các tác phẩm của nó đã giúp cho nhiều người hiểu hơn, khâm phục hơn và yêu mến thánh Giu se và Đức Mẹ hơn, đồng thời cũng thấy rõ hơn tầm quan trọng của đức khiết tịnh trong xã hội nói chung và trong đời sống gia đình nói riêng.
Không những thế, diễn đàn đã khuyến khích được nhiều người mạnh dạn cầm bút, thể hiện khả năng có thể còn tiềm ẩn của mình, để rồi qua đó, biết dùng khả năng Chúa ban cho mình để xây dựng Giáo Hội, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, đời sống tâm linh phong phú hơn.
Con xin trân trọng cảm ơn quý Đức giám mục, quý linh mục. Sự quan tâm của các Ngài là một sự khích lệ lớn lao, là một nguồn động lực tinh thần vô cùng quý giá cho BTC và cho cả những người cầm bút chúng con.
Về phương diện cá nhân, con muốn nói điều này, giải thưởng mà con đạt được hôm nay, nhờ có sự hậu thuẫn lớn từ những người thân, bạn bè..... của con, họ là những người đã động viên con rất nhiều khi con cầm bút. Đặc biệt là chồng con, anh ấy luôn quan tâm, khuyến khích và tin tưởng con. Đôi khi, sự tin tưởng của người thân, gia đình khiến con cảm thấy xấu hổ vì mình không được như niềm tin ấy, nhưng cũng đồng thời làm con thấy cần phải cố gắng hơn để không phụ lòng họ.
Cũng trong dịp lễ trao giải này, con cũng xin chia sẻ một vài suy nghĩ của con. Con được biết ý nguyện của BTC cuộc thi là muốn thành lập ở mỗi giáo phận một Câu lạc bộ thơ văn Công giáo. Con thấy đó là một ý nguyện rất tốt đẹp và thiết thực. Một thực tế cho thấy là trong đời sống hiện nay, khi con người nghiêng nhiều hơn về những điều thực dụng, văn chương không còn nhận được sự mặn mà của xã hội, không mấy ai dám dựa vào văn chương để sống. “Văn chương hạ giới rẻ như bèo” mà. Nhưng con tin rằng, không ai có thể phủ nhận được ý nghĩa và tầm quan trọng của văn chương trong cuộc sống. Con từng nghĩ rằng, nếu như nhiều người yêu văn chương hơn, yêu vẻ đẹp đích thực của văn chương hơn, hẳn xã hội đã bớt đi rất nhiều những tội ác, bởi tâm hồn của con người đã được hướng Thiện. Nếu người Công giáo thực sự yêu thơ văn với tâm tình của người Công giáo, con cũng tin rằng đời sống tâm linh của chúng ta cũng sẽ phong phú và sâu sắc hơn.
Con cũng được biết rằng ở giáo tỉnh ta, việc thành lập các câu lạc bộ thơ văn trong các giáo phận đang rất ít ỏi, hiện nay chỉ có một câu lạc bộ thơ văn Tâm Nguyện ở Hải phòng, còn các giáo phận khác chưa thành lập được. Con nghĩ, để có thể thành lập được CLB thơ văn ở mỗi giáo phận, cần có sự quan tâm rất lớn từ Đức giám mục và các linh mục trong giáo phận. Như ở giáo phận Vinh chúng con, con nghĩ, người đứng ra tổ chức hẳn phải là người có uy tín trong Giáo phận, mới có thể quy tụ được nhiều cây bút, thu hút được sự chú ý và tham gia của nhiều người.
Con cũng được biết trong dịp trao giải Nhánh Huệ Nước Trời tại Sài Gòn, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa HĐGMVN, đã ngỏ ý mong Ban Tổ chức tiến hành một cuộc thi viết kỷ niệm 100 năm Hàn Mạc Tử. Nguyện vọng của BTC là muốn tổ chức giải thưởng ấy ở quy mô các Giáo tỉnh. Con nghĩ, điều đó thật chính đáng và hợp lí. Nếu tổ chức được như thế, thì sẽ làm dấy lên một phong trào văn thơ sôi nổi trong các Giáo tỉnh, đồng thời cũng thúc đẩy được sinh hoạt các Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ Văn Công Giáo ở các Giáo phận. Vâng, nếu chúng ta có thể dùng miệng lưỡi và ngòi bút để ca tụng Chúa, để xây dựng xã hội và Giáo hội, chúmg ta đừng im lặng. Phải chăng, đó cũng là cách ta làm cho nén bạc mà Chúa giao cho chúng ta được sinh năm, sinh mười...
Cuối cùng, con nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta. Xin mọi người cầu nguyện cho con.
7. TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN TUYÊN – PHÓ TẾ, GIÁO PHẬN THÁI BÌNH
Trọng kính quí Đức Cha,
Kính thưa quí cha, quí nam nữ tu sĩ,
Kính thưa quí nhà văn, nhà thơ, thưa các anh chị em văn nghệ sĩ công giáo và toàn thể cộng đoàn hiện diện,
Có thể nói, cuộc thi “Sen giữa lầy” nhằm tôn vinh Mẹ Maria cùng cuộc thi “Nhánh Huệ Nước Trời” để tôn vinh Thánh Giuse và cổ võ đời sống khiết tịnh quả không chỉ mang tính thời sự mà còn tạo một sân chơi lành mạnh và bổ ích.
Cuộc thi mang tính thời sự: vì nó đề cập đến những vấn đề hết sức nhạy cảm hiện nay. Giữa một thế giới đang đề cao đời sống hưởng thụ và sự xuống cấp của những giá trị đạo đức, tình trạng sống thử, coi thường sự thủy chung trong hôn nhân... cuộc thi đã như một tiếng chuông cảnh tỉnh, mời gọi con người hôm nay hãy trả lại cho hôn nhân phẩm giá cao quí như nó vốn có mẫu gương của Đức Trinh Nữ Maria và người gia trưởng Giuse.
Cuộc thi lành mạnh và bổ ích: không những giúp cho những cây bút kỳ cựu có điều kiện thể hiện mình mà còn tạo điều kiện cho những cây bút trẻ, mới chập chững bước vào “nghề” có điệu kiện học hỏi nơi các bậc tiền bối. Hơn nữa, cuộc thi còn là dịp thuận lợi để người trẻ nói lên những tâm tư, nguyện vọng của mình thông của những tác phẩm.
Cá nhân con đến với cuộc thi “Nhánh huệ Nước Trời” như một sự tình cờ. Tình cờ bởi chỉ qua sự giới thiệu của cha Pr. Đặng Xuân Thành, là cha Giám học Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, đồng thời cũng là cha giáo chủ nhiệm của con cùng với tập thơ “Sen giữa lầy” mà chính tay ngài trao tặng. Được sự gọi hứng của ngài, con cũng đánh liều viết, như một cơ hội để cọ sát và học hỏi các bậc tiền bối.
Con đường đến với văn chương của con không biết có phải là cái “duyên” hay không, nhưng xuất phát từ một thực tế là: trong quá trình làm công tác mục vụ cho các bạn trẻ, cách riêng là các bạn sinh viên công giáo, con không khỏi băn khoăn về vốn hiểu biết tiếng Việt trong giao tiếp và đặc biệt hơn là trong khả năng viết của một bộ phận không nhỏ những người trẻ. Thêm vào đó, ngày hôm nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm được những truyện ngắn hay thuộc đủ mọi thể loại ở bất cứ nhà sách nào trên toàn quốc, trong khi lại khó khăn trong việc tìm một truyện ngắn đáp ứng cho nhu cầu của các bạn trẻ Công giáo. Theo con được biết, hiện chỉ có một số tác phẩm truyện ngắn Công giáo mang tính nhỏ lẻ và tự phát, trong khi nhu cầu đọc của người Công giáo thì không phải là ít. Công đồng Vaticano II trong Sắc Lệnh về Truyền Thông (INTER MIRIFICA) đã không ngừng khẳng định vai trò không thể thiếu của truyền thông xã hội trong việc loan báo Tin Mừng, mà văn học nghệ thuật là một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Đó cũng là lý do khiến con bắt tay vào thử viết truyện, bắt đầu từ những truyện rất ngắn, với mục đích ban đầu phục vụ cho các bạn trẻ Công Giáo. Vẫn biết rằng: “Một cánh én, chẳng làm nên mùa Xuân”, nhưng nếu có nhiều người cùng chung tay góp sức, chắc hẳn sẽ có một mùa xuân mới, ít ra, chúng ta có quyền hy vọng.
Câu hỏi: làm sao để phát triển vốn tiếng Việt? làm sao để ngày càng có nhiều tác phẩm văn chương Công Giáo? làm sao để nhiều người yêu mến và cổ võ cho phong trào này? thiết tưởng, đó không phải là công việc của riêng Ban Tổ Chức hay của một vài nhà chuyên môn, mà là công việc của tất cả mọi người, cách riêng là những ai ước mong “chắp cánh” cho tiếng Việt được bay cao, bay xa hơn nữa, hay ít ra là giúp tiếng Việt trở về đúng tầm mức nó vốn có.
Theo báo cáo tổng kết của Ban Tổ chức giải, những thành quả mà hai cuộc thi “Sen giữa lầy” và “Nhánh Huệ Nước Trời” đã đạt được, vượt ra ngoài dự tính của Ban Tổ Chức. Sự tham dự đông đảo về số người cũng như lượng bài viết gửi về Ban Tổ Chức, sự phong phú về thành phần tham dự (các Đức Giám Mục, các Linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh, giáo dân (chuyên và không chuyên)…) đã là những con số “biết nói”, chứng tỏ sự thành công rực rỡ của cuộc thi này. Tuy nhiên, nếu xét về toàn cục, thực tế giữa cung và cầu trong lĩnh vực văn học nghệ thuật Công Giáo thì những gì vừa đạt được cũng mới chỉ là những con số còn khiêm tốn.
Ước mong rằng, cùng với việc cuộc thi khép lại, đồng thời, cũng là việc mở ra cho những sân chơi mới, bởi vì, sau mỗi hạt giống mục nát, sẽ lại có những mầm xanh được mọc lên.
Sau cùng, con xin được chúc mừng và chung vui cùng với quí Ban tổ chức vì sự thành công của giải. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho những nỗ lực của quí cha và quí vị trong Ban Tổ Chức.
Một lần nữa, con xin chân thành cảm ơn Ban Tổ Chức, xin cảm ơn quí Đức Cha, quí cha và toàn thể quí vị đã kiên nhẫn lắng nghe.
Jos. Nguyễn Văn Tuyên
8. TÁC GIẢ TRẦN PHƯƠNG NHÃ – GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG
(Thư hiệp thông viết từ nước Đức)
Trọng kính quý Đức Cha, kính thưa quý Cha và toàn thể cộng đoàn.
Trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý cha và toàn thể cộng đoàn đã luôn quan tâm, nâng đỡ con trong suốt thời gian vừa qua. Thật đáng tiếc khi con không được tham dự buổi họp mặt quan trọng ngày hôm nay. Từ nơi xa, con kính xin quý cha và cộng đoàn chung ý cầu nguyện cho con, một người con đang ở xa nhà, luôn tìm thấy niềm tin vào Thiên Chúa và con người để cảm nhận được tình yêu của Chúa trong mỗi sự kiện diễn ra thường ngày. Con cũng xin Ơn Chúa tuôn đổ xuống trên quý cha và cộng đoàn – những người đang cộng tác vào công cuộc truyền giáo nói chung và sự phát triển của thơ ca Công giáo nói riêng. Với tâm tình của một người yêu thơ, con không dám nhận mình là một thi sĩ, con chỉ là người hát lên khúc tình ca mà người thợ mộc Giêsu đã viết lên trong tâm hồn con. Khúc tình ca về một tình yêu đợi chờ, chung thuỷ của Thiên Chúa giành cho con người mà con đã cảm nhận được trong cuộc sống hàng ngày. Có những lúc con nhận ra Chúa ở bên con gần đến nỗi con có thể chạm vào Ngài và Ngài đang dựa vào con khi Ngài vác cây Thập Gía nặng trên vai, nhưng lại có những lúc con không dám tin sự tồn tại của Thiên Chúa vô hình, và con cảm thấy mình đánh mất niềm tin. Và con gửi tất cả vào những vần thơ của mình như một cách để đối diện với tình yêu và cuộc sống. Ngày hôm nay nhờ sự quan tâm của quý Cha và cộng đoàn, đặc biệt là sự quan tâm của nhóm thơ Tâm Nguyện Hải Phòng và ban tổ chức cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời, con đã đạt được vinh dự lớn lao này. Con xin bày tỏ tâm tình cảm tạ sâu sắc tới quý Cha, quý cộng đoàn và tới gia đình, cha mẹ. Đặc biệt con xin cảm ơn chú Duy Sơn Tuyền, tác giả bài thơ xướng của cuộc thi đã động viên nâng đỡ tinh thần cho con trong suốt thời gian tham gia cuộc thi. Dù con đang ở nơi xa nhưng trong tình yêu thương hiệp nhất con vẫn được tham dự buổi hợp mặt đầy ý nghĩa này qua lời cầu nguyện. Xin Chúa chúc lành cho tất cả những gì đang diễn ra để mọi sự được tốt đẹp theo đúng con đường Chúa Cha mong muốn.
9. BÀI PHÁT BIỂU CỦA TÁC GIẢ KIM DẠ – DỰ TÒNG THUỘC GIÁO PHẬN HÀ NỘI
Sự thật là trong hơn 1 tháng từ khi biết tin nhận giải cuộc thi NHNT tôi vẫn băn khoăn không biết liệu mình có thể chia sẻ điều gì đây? Thậm chí tôi còn rất băn khoăn không biết liệu mình có thật sự xứng đáng với giải thưởng này không? Mãi cho đến những ngày cuối cùng trước khi đi nhận giải, nhờ sự động viên của anh chị em, nhờ ơn Chúa đối sự thinh lặng trong nội tâm, tôi mới thấy rõ điều mình muốn nói.
Vì sao chúng ta có mặt ở đây ngày hôm nay? Rõ ràng đây không đơn thuần là để kết thúc một cuộc thi mà như ý nguyện của ban tổ chức cũng như mong muốn của Giáo Hội là mở ra một tương lai mới cho việc chấn hưng ngôn ngữ dân tộc và nói riêng và phát triển nền văn thơ Công giáo nói chung.
Là một người biết và yêu mến Chúa Kitô, đồng thời cũng là một người đang được học và nghiên cứu văn học, tôi xin đóng góp một vài ý kiến như sau.
Thứ nhất, đó là trả lời câu hỏi vì sao phát triển nền văn thơ Công giáo và chấn hưng ngôn ngữ dân tộc lại quan trọng đến thế? Tất cả chúng ta đều hiểu rõ từ lâu trong lịch sử, thịnh hưng của mỗi chế độ hay triều đại đều ít nhiều gắn bó với sự phát triển của văn học. Văn học không chỉ là tấm gương phản ánh hiện thực mà còn tác động trở lại hiện thực ấy.
Nhìn vào nền văn thơ Công giáo của chúng ta từ khi Tin Mừng được truyền tới Việt Nam đến nay, không cần phải là một nhà nghiên cứu mới thấy sự nghèo nàn của nền văn học ấy. Chúng ta khoan hãy nhắc đến những lý do của lịch sử để lại mà hãy nhìn vào thời điểm hiện tại.
Tôi đã rất đau lòng khi nghe một tờ báo nước ngoài nhận xét rằng: Giáo hội Việt Nam dường như đang ngày càng nghiêng về thờ phượng và lễ hội. Quả thật nhà thờ bị tước đoạt đất đai, hạn chế hoạt động xã hội thì tất yếu sẽ lui về với việc thờ phượng và lễ hội. Điều ấy hạn chế vô cùng khả năng sao giảng Tin Mừng, là sứ mệnh vô cùng quan trọng của Giáo hội. Nhưng nói như thể chỉ để nhấn mạnh rằng: nếu trên mảnh đất vật chất chúng ta bị thu nhỏ, áp chế, thì trên mảnh đất tinh thần chúng ta lại càng phải ra sức cày xới và vun đắp hơn nữa. Tôi nhiều lúc lo sợ rằng một ngày nào thế hệ các bậc tiền bối không còn, lớp trẻ ngày càng xa lạ với ý nghĩa sâu xa của việc thờ phụng, thì chúng ta chẳng lẽ chỉ còn lại là Giáo hội của những lễ hội thôi sao?
Có lẽ cái điều lo sợ của tôi khá viển vông nhưng cũng không phải là không có cơ sở thực tế. Bởi vì tôi tin tôi ở gần cái lớp trẻ ấy hơn lúc nào hết. Tôi cũng tin tôi ở ngoài hơn bao giờ hết. Ở ngoài ở đây có nghĩa là có cái nhìn khách quan hơn. Bởi vì tôi chỉ là một dự tòng chập chững bước vào cánh cửa Giáo hội. Một người khách lạ thì bao giờ cũng dễ thấy được rõ hơn gia chủ những điều tưởng đã quá quen.
Đó là lý do chúng ta khiến trông chờ và vun đắp nền văn thơ Công giáo. Bởi đó là người thư ký trung thành nhất, là kho tàng lưu trữ và bảo tồn một cách sống động, phong phú và vĩnh cửu nhất những giá trị tốt đẹp mà không thể bị tước đoạt hay dập tắt dễ dàng.
Giá trị đầu tiên và quan trọng nhất của văn học chính là thanh lọc. Thanh lọc cả người viết và người đọc, bởi vì viết và sống khó có thể là hai hành động tách rời nhau. Muốn sửa trang viết sao cho thơm cho đẹp thì cũng phải sửa mình sao cho sạch cho trong. Vì nghệ thuật suy cho cùng chính là sự hoá thân. Khi người hoạ sĩ muốn vẽ một bông hoa, thì ông cũng phải hoá thân thành đài hoa, cánh hoa, nhuỵ hoa, đến cả giọt sương đọng trên hoa để cảm cho bằng hết những cái mong manh, tinh khiết của hoa. Khi nhà văn muốn viết về một bông hoa, nhất là khi đó lại là một bông hoa lòng, hoa chân, hoa thiện, hoa mỹ thì nhà văn ấy cũng phải chắt lọc từng giọt trong máu huyết mà ra.
Tất nhiên, nói đến văn thơ còn phải kể đến năng khiếu, đến khả năng thiên bẩm của mỗi con người. Nhưng dù là năng khiếu thì vẫn cần phải có sự quan tâm ủng hộ, sự rèn luyện phấn đấu và đặc biệt là tâm huyết. Những cái ấy rõ ràng không thể chỉ là việc một vài cá nhân có thể làm.
Tôi rất thích mỗi lần được về tham dự thánh lễ tại xứ Cầu Rầm thuộc giáo phận Vinh, quê hương tôi. Giáo dân ở đó phần đông là người lao động nhưng không khí nhà thờ bao giờ cũng giữ được vẻ ấm áp gần gũi trong sự trang nghiêm. Tôi nghĩ có lẽ phần nhiều cũng bởi sự chặn dắt tận tình của Cha quản xứ. Ngài đồng hành với giáo dân từ trước giờ lễ 30 phút bằng cách cùng lắng nghe giáo dân tập các bài hát trong Thánh lễ. Nhà thờ trang bị máy chiếu với màn hình rất lớn để tất cả giáo dân có thể ngân nga, vang lời ca tụng. Rồi các bài giảng của Ngài luôn được chêm xen những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ, gần gũi và hấp dẫn, giàu hình ảnh. Điều tôi muốn nói đó là, có thể chúng ta chỉ có được 10 cây bút có tài năng thực sự nhưng điều quan trọng không phải là ở 10 hay 100 cây bút ấy mà là ở chính nơi độc giả. Bởi vì mục đích lớn nhất của chúng ta vẫn là sao giảng Tin Mừng, là đưa con người ngày càng nhiều lại gần hơn với chân lý Tuyệt Đối. 10 hay 100 cây bút có tài ấy, trong khi viết, đã ít nhiều được hưởng Hồng Ân của Chúa Thánh Thần là sự Thanh lọc, nhưng điều quan trọng là còn phải để cho sự thanh lọc ấy có sức lan toả va lay động.
Tôi chợt nhớ đến câu hát mà tôi rất thích “ Tình yêu như vết cứa xót xa…”. Lần đầu tiên nghe câu hát ấy tôi đã không hiểu và lấy làm lạ, tại sao lại nói tình yêu như một vết cứa khiến ta đau đớn? Hoá ra, càng sống, càng yêu tôi càng hiểu vết cứa ấy thật ra là vết cứa nhắc nhở ta, khiến ta lúc nào cũng phải quay quắt, phải nhớ, phải mang nó đi theo mỗi ngày đời của ta. Vết cứa còn ở đó thì ta còn phải nhớ ta đã có một tình yêu và phải sống thế nào cho xứng đáng với tình yêu ấy.
Nếu mỗi tác phẩm là một tình yêu và nếu mỗi người sẵn sàng để cho tình yêu ấy cứa vào tim thì chẳng phải cuộc sống của chúng ta sẽ được biến đổi đến tận cốt lõi rồi sao? Chẳng phải chính Ngôi Lời cũng đã làm cách ấy để cứa vào tim chúng ta, để chúng ta ngồi cùng nhau ngày hôm nay đây sao?