Myanmar: Sau 50 năm, các công đoàn mới là hợp pháp
Yangon - Trong một động thái khác để mở ra nhiều hình thức dân chủ hơn của chính phủ, nhà cầm quyền Myanmar trao tính hợp pháp và tính hợp lệ cho các tổ chức công đoàn, vốn bị cấm từ năm 1962.
Tổng thống Thein Sein đã ký một đạo luật cho phép công nhân thành lập công đoàn (với tối thiểu là 30 thành viên), ban cho họ quyền đình công và hình phạt khả dĩ cho các người sử dụng lao động.
Chính quyền Myanmar đã tham khảo ý kiến của các chuyên viên Tổ chức Lao động quốc tế (IOL) trước khi ban hành một đạo luật, mà theo đó chính phủ "nên cải thiện tính minh bạch và giúp tăng cường đầu tư nước ngoài".
Theo nguồn tin của Fides ở Myanmar, các bước khác nhau được thực hiện bởi chính phủ trong những tháng gần đây - mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngõ - "trình bày một định hướng rõ ràng hướng tới dân chủ và cải cách": việc trả tự do cho nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ Aung San Suu Kyi, và sự tự do cho phong trào của bà; sự thành lập hai ủy ban đặc biệt, một Uỷ ban các dân tộc thiểu số, và một Uỷ ban Nhân quyền; huỷ bỏ việc xây đập Mytston trên sông Irrawaddy, với các tác động tích cực có thể về hòa bình với đồng bào dân tộc thiểu số; sự trả tự do cho hơn 6.000 tù nhân, trong đó có hơn 100 tù nhân chính trị; sự hợp pháp hoá các tổ chức công đoàn.
Trả lời câu hỏi của Fides, Đức Cha Alexander Cho, Giám mục giáo phận Pyay, nhận xét: "Theo những gì chúng tôi có thể thấy, tổng thống đang cố gắng thực hiện nhiều nỗ lực vì lợi ích của quốc gia. Sự hợp pháp hoá của các công đoàn là một bước quan trọng, một dấu hiệu tốt. Nhân dân, tín hữu, linh mục, các cộng đồng địa phương nghĩ rằng chúng tôi đang đi đúng hướng. Tình hình xã hội đang được cải thiện và chúng tôi rất vui về điều này. Sự tin tưởng vào tương lai là đang tăng lên".
Theo Đức Giám mục, các thách thức tiếp theo là "chặn đứng xung đột với các dân tộc thiểu số và hòa giải quốc gia. Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ sớm trở thành hiện thực". (Agenzia Fides 15-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Yangon - Trong một động thái khác để mở ra nhiều hình thức dân chủ hơn của chính phủ, nhà cầm quyền Myanmar trao tính hợp pháp và tính hợp lệ cho các tổ chức công đoàn, vốn bị cấm từ năm 1962.
Tổng thống Thein Sein đã ký một đạo luật cho phép công nhân thành lập công đoàn (với tối thiểu là 30 thành viên), ban cho họ quyền đình công và hình phạt khả dĩ cho các người sử dụng lao động.
Chính quyền Myanmar đã tham khảo ý kiến của các chuyên viên Tổ chức Lao động quốc tế (IOL) trước khi ban hành một đạo luật, mà theo đó chính phủ "nên cải thiện tính minh bạch và giúp tăng cường đầu tư nước ngoài".
Theo nguồn tin của Fides ở Myanmar, các bước khác nhau được thực hiện bởi chính phủ trong những tháng gần đây - mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngõ - "trình bày một định hướng rõ ràng hướng tới dân chủ và cải cách": việc trả tự do cho nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ Aung San Suu Kyi, và sự tự do cho phong trào của bà; sự thành lập hai ủy ban đặc biệt, một Uỷ ban các dân tộc thiểu số, và một Uỷ ban Nhân quyền; huỷ bỏ việc xây đập Mytston trên sông Irrawaddy, với các tác động tích cực có thể về hòa bình với đồng bào dân tộc thiểu số; sự trả tự do cho hơn 6.000 tù nhân, trong đó có hơn 100 tù nhân chính trị; sự hợp pháp hoá các tổ chức công đoàn.
Trả lời câu hỏi của Fides, Đức Cha Alexander Cho, Giám mục giáo phận Pyay, nhận xét: "Theo những gì chúng tôi có thể thấy, tổng thống đang cố gắng thực hiện nhiều nỗ lực vì lợi ích của quốc gia. Sự hợp pháp hoá của các công đoàn là một bước quan trọng, một dấu hiệu tốt. Nhân dân, tín hữu, linh mục, các cộng đồng địa phương nghĩ rằng chúng tôi đang đi đúng hướng. Tình hình xã hội đang được cải thiện và chúng tôi rất vui về điều này. Sự tin tưởng vào tương lai là đang tăng lên".
Theo Đức Giám mục, các thách thức tiếp theo là "chặn đứng xung đột với các dân tộc thiểu số và hòa giải quốc gia. Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ sớm trở thành hiện thực". (Agenzia Fides 15-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa