TỪ QUAN NIỆM VỀ LIÊN ÐỚI TRONG HIẾN CHẾ ÂU CHÂU
ÐẾN KINH NGHIỆM LIÊN ÐỚI NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁC NGHIỆP ÐOÀN CHỦ
Đại Hội Liên đới Nghề nghiệp lằn thứ 6
tại Giáo Xứ Paris, ngày 01 tháng năm năm 2005
Kính thưa Ban Giám Đốc
Kinh thưa Ban thường vụ của HĐMV
Kinh thưa các Ban Đại diện năm nghành Liên đới
Chuyên gia
Doanh thương
Dịch vụ
Thân hữu Taxi
Xây dựng
Kính thưa toàn thể quí vị hội thảo viên,
Đi vào đại hội lần thứ sáu 01.05.2005 này, có lẽ một trong những vấn đề quan trong nhất mà chúng ta phải đặt ra là hỏi xem ‘Mình đã làm được gì ? Mình sẽ phải làm gì để TìNH LIÊN ĐỚI được thực hiện đằy đủ hơn và hữu hiệu hơn giữa chúng ta ?’.
Để giúp việc thảo luận được xuôi chảy dễ dàng, tôi xin gợi ra ba ý chính sau đây :
Ý kiến của 150 hội thảo viên tham dự đại hội thành lập năm nghành liên đới ngày 01.05.2000.
Quan niệm về liên đới trong Hiến chương Âu Châu.
Kinh nghiệm liên đới nghề nghiệp của các nghiệp đoàn chủ Pháp.
1. Ý kiến của 150 hội thảo viên tham dự đại hội thành lập năm nghành liên đới ngày 01.05.2000
Ngày 01.05.2000, từ 13 giờ 30, tại Giáo Xứ, Đại hội Liên đới Nghề nghiệp lần thư nhất đã được tổ chức với 150 người tham dự, gồm các anh chị em thuộc các nhóm Chuyên gia, Doanh thương, Dịch vụ, Thân hữu Taxi và Xây dựng. Mục đích của Đại Hội là gặp gỡ, làm quen và trao đổi. Nên từ 15g 30 đến 16g 30, năm nhóm đã thảo luận về ba câu hỏi sau đây :
Lý do nào thúc đẩy qui vị tham dự sinh hoạt LĐNN ?
Xin quí vị đề nghị phương thức phối hợp hoạt động giữa năm nhóm LĐNN.
Xin quí vị cho biết cảm tưởng về ngày LĐNN.
Về câu hỏi thứ nhất, 143 ý kiến đã được phát biểu và ghi nhận. Ba lý do chính đã thúc đẩy 150 hội thảo viên tham dự vào sinh hoạt LĐNN là : Để tán đồng và hưởng ứng lời kêu gọi ủa BGĐ và BTV-HĐMV; Để gặp nhau, biết nhau, hiểu nhau và giúp đỡ nhau trong lãnh vực đức tin và trần thế; Để duy trì truyền thống văn hoá dân tộc cho mình và cho thế hệ mai sau.
Về cău hỏi thứ hai, 118 ý kiến đã được phát biểu và ghi nhận. Bốn phương thức đã được 150 hội thảo viên đề nghị để phối hợp hoạt động của năm nhóm LĐNN là : Lập một văn phòng chung với ban đại diện chung cho năm nhóm liên đới nghề nghiệp (BĐDC-LĐNN); Tổ chức đại hội LĐNN một năm một lần vào lễ thánh GIUSE thợ; BGĐ và BTV-HĐMV họp chung với BĐDC-LĐNN một năm vài ba lần để góp ý xây dựng sinh hoạt chung cho LĐNN; Các sinh hoạt này biến đổi tuỳ theo nhu cầu, nhưng căn bản phải lập danh sách, tạo dịp liên lạc, lập hộp thơ, lập Internet, lập ban tư vấn... để giúp nhau có công ăn việc làm, và bảo vệ tốt những công ăn việc làm ấy.
Về câu hỏi thứ ba, 103 ý kiến đã được phát biểu và ghi nhận. Sáu cảm tưởng chính đã được 150 hội thảo viên tham dự vào sinh hoạt LĐNN tỏ bày là : Vui mừng vì tình thân thiện anh em và trong bầu khí cầu nguyện; Phấn khởi vì thấy các bạn góp ý hào hứng, thích thú và sôi nổi; Thích thú vì gặp được nhiều anh em, học hỏi thêm và trao đổi kinh nghiệm; Tiếc vì ít thời giờ quá; Mong sẽ có nhiều bạn trẻ hơn trong các lần tới; Ước sẽ có nhiều buổi họp như thế này.
Sau phần hội thảo chung, Đại hội đã đúc kết và đưa ra ba quyết nghị :
Thành lập năm nhóm LĐNN : Chuyên gia, Doanh thương, Dịch vụ, Thân hữu Taxi và Xây dựng. Ban đai diện mỗi nhóm sẽ tiếp tục ‘qui tụ các thành viên thuộc ngành nghề của mình, trao đổi với các thành viên để đưa ra một chương trình sinh hoạt thích hợp’.
Ban Đồng Hành và Ban Đại Diên năm nhóm sẽ có các buổi họp chung định kỳ nhằm ‘trao đổi kinh nghiệm’ và ‘góp ý xây dựng cho sinh hoạt chung’, để hình thức sinh hoạt này ngày càng phát huy tinh thần ‘tương trợ huynh đệ’ của Giáo Xứ.
Tổ chức Đại Hội LĐNN hàng năm vào lễ thanh GIUSE thợ, nhằm ngày lễ Lao Động 1-5.
Thế là vào ngày 01.05.2000, LĐNN đã được thành lập tại GXVN.
Năm 2001, LĐNN đã cùng nhau lập được một Mạng tin học (Site Internet) cho GXVN.
Năm 2002, LĐNN đã đầu tư mua các máy chụp hình và chiếu hình cho GXVN.
Năm 2003, LĐNN đã ấn hành được cuốn NIÊN GIÁM LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIẼP ở GXVN.
Năm 2004, LĐNN đã gởi 4000e về VN để giúp quỹ truyền gíáo của HĐGM-VN.
Năm 2005 này, LĐNN sẽ làm được gì ? Phát triển mạnh hơn các hoạt động liên đới, đặc biệt là việc giúp nhau có công ăn việc làm tốt, và bảo vệ tốt những công ăn việc làm ấy. Nhiều vị trong cộng đoàn đã đề nghi như vậy, vì cho rằng tình hình kinh tế khó khăn hiện nay đòi hỏi. Và để tìm ra những hoạt động hữu hiệu có thể giúp nhau, các vị này gợi ý nên tìm hiểu những quan niệm và học hỏi kinh nghiệm của các hội đoàn nơi chúng ta đang sống. Đó là lý do khiến tôi xin tóm lược cái quan niêm về liên đới trong Hiến chế Âu châu, hiên đang được sôi nổi bàn cãi tại Pháp.
2. Quan niệm về liên đới trong Hiến chế Âu Châu
Trong hai năm 2002 và 2003, một Uỷ Ban Lập Hiến đã biên soạn một dự án HIẾN CHẾ ÂU CHÂU. Dự án này đã được toàn thể các quốc trưởng các quốc gia Âu châu nhất chí ký nhận vào ngày 29.10.2004 tại thành phố ROMA. Bản Hiến chế này gồm 4 phần. Trong phần 2, viết về những quyền lợi căn bản trong Liên Hiệp Âu Châu, có 7 chương, dề cập đến 7 quyền lợi căn bản. Chương thứ tư đề cập đến QUYỀN ĐƯỢC LIÊN ĐỚI.
12 khoản đã được biên soạn để xác định quyền được liên đới, trong dó, những quyền lợi sau đây đã được trình bày :
Quyền được thông tin và được góp ý của nhân viên lao động trong xí nghiệp.
Quyền được bàn cãi trao đổi và được sinh hoạt tập thể.
Quyền được hưởng các dịch vụ thâu nhận làm việc.
Quyền được bảo vệ khi bị bất công sa thải.
Quyền được hưởng các điều kiện làm việc một cách công bình và chính đáng.
Quyền được bị cấm làm viêc nếu là trẻ em và được bảo vệ nếu là người trẻ đi làm.
Quyền được phân biệt và được bảo vệ đời sống gia đình và đời sống chuyên nghề.
Quyền được an ninh và giúp đỡ xã hội.
Quyền được bảo vệ sức khoẻ.
Quyền được hưởng các dịch vụ kinh tế tổng quát.
Quyền được bảo vệ môi trường.
Quyền được bảo vệ tiêu thụ.
Xem qua cái quan niệm về liên đới trong Hiến chế Âu châu như vậy, một nhận định hiển nhiên nảy ra : Tình liên đới là một cái gì rất cụ thể.
Cụ thể, vì LIÊN ĐỚI là một quyền của mỗi cá nhân và của mỗi tập thể trong Liên Hiêp.
Cụ thể, vì LIÊN ĐỚI là liên đới trong những việc thực tế hàng ngày, đặc biệt là viêc làm ăn. Trong 12 khoản nói về quyền liên đới, thì sáu khoản dầu nói đến công ăn viêc làm và sáu khoản tiếp nói đến đời sống cá nhân và xã hội.
Quyền LIÊN ĐỚI cụ thể này đã được thực hiên thế nào ở trong xã hội Pháp, đặc biệt ở trong môi trường làm viêc ? Trong môi trường làm việc, ở Pháp cũng như ở nhiều quốc gia tân tiến khác, mối giây liên đới được thêu dệt theo nhiều chiều hướng và nhiều mức độ khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở hai giới : giới chủ và giới thợ. Trong bài trình bày này tôi xin dược đề cập đến những kinh nghiêm liên đới mà tôi đã chứng kiến và thưc hiên từ gần 40 năm nay trong môi trường các nghiệp đoàn chủ tại Pháp.
3. Kinh nghiệm liên đới nghề nghiệp của các nghiệp đoàn chủ Pháp.
Trong môi trường làm việc ở Pháp, có 3 nghiêp đoàn chủ : Nghiệp đoàn chủ MEDEF, nghiêp đoàn chủ CGPME (trung và tiểu xí nghiệp) và nghiêp đoàn chủ UPA (Tiểu Công nghệ). Tiêu biêu hơn cả là MEDEF. Sau đây, tôi xin chỉ nói đến MEDEF.
Nghiệp đoàn chủ Pháp, viết tắt là MEDEF (le Mouvement des Entreprises de France), chỉ đã được thành lập từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Trước đó thì có các Đoàn hoặc Liên Đoàn chuyên nghiệp qui tụ lại trong các nghành thương mai và kỹ nghệ.
Vào năm 1919 các Liên Đoàn chuyên nghiệp sát lại với nhau và vào năm 1936 họ lấy tên là Tổng Liên Đoàn Chủ Nhân Pháp Quốc (La Confédération Générale du Patronat Français), nhưng bị chính phủ VICHY giải tán ngày 16.08.1940.
Năm 1945 Các Liên Đoàn lại qui tụ lại và từ ngày 12.06.1946, lấy tên là Hội Đồng Quốc Gia Chủ Nhân Pháp Quốc, (Le Conseil National du Patronat Français).
Ngày 27.10.1998, một tên mới đã được đặt cho nghiệp đoàn chủ Pháp, dó là Phong Trào Các Xí Nghiệp Pháp Quốc (MEDEF).
Nghiêp đoàn chủ MEDEF không thâu nhận các chủ xí nghiệp với tính cách cá nhân xí nghiêp, nhưng với tính cách nhóm xí nghiệp. Có hai mạng nhóm :
Mạng nhóm ngành nghề, gồm 85 Liên Đoàn chuyên nghiệp, qui tụ 600 nghiệp đoàn chủ theo ngành.
Mạng nhóm điạ phương, gồm 155 đơn vị dịa phương, trải khắp các tỉnh, các vùng nước Pháp, qui tụ khoảng 700 000 xí nghiêp, nơi làm việc của khoảng 15 triệu người lao động. Trên 70% số xí nghiệp gia nhập MEDEF là các xí nghiệp nhỏ, có dưới 50 nhân viên.
MEDEF liên đới với nhau làm sao và bắng những sinh hoạt gì ?
Xin lấy MEDEF Paris làm thí dụ.
Không kể cái sứ mệnh căn bản là phuc vụ các xí nghiệp và công việc ước định là chỉ định các ủy quyền đại dìện chủ trong các lãnh vưc xã hội, kinh tế, luật pháp,...MEDEF Paris đưa ra 12 sinh hoạt sau đây để các chủ nhân có thể liên đới và giúp đỡ lẫn nhau :
Các câu lạc bộ chủ.
Các nhóm quản lý tri thức kinh tế
Cac nhóm doanh nhân trẻ
Các buổi gặp gỡ, trao đổi danh thiếp
Các buổi gặp gỡ giữa các xí nghiệp Paris
Cac hộ chợ chuyên nghiệp
Các buổi hội thảovề những ‘cách làm tốt’
Những dịp gặp gỡ đặc biệt (như về 35 giờ, về bầu cử,..)
Những buổi tham quan, khám phá một cảnh đẹp
Những dạ hội hàng năm
Những buổi gặp gỡ chuyên ngành
Nhưng cuộc thảo luận, suy nghĩ về khả năng, về tài cán
Xin lấy một thí dụ khác, một nhóm chủ nhỏ của MEDEF (un groupement patronal) ở ngoại thành Paris.. Nhóm tên là GIABCA, qui tụ khoảng 4000 xí nghiệp của khoảng 9, 10 thành phố. Nhóm lấy khẩu hiệu là ‘phục vụ các xí nghiệp’. Bốn hoạt động đã được nhóm đüa ra từ ngày hiên hữu, 1887.
Hoạt động thân hữu, hội họp, học hiểu về kinh tế và quản trị
Hoạt dộng giúp diều hành nhân viên, bằng cách giúp thâu nhân viên và đào tạo nhân viên
Hoạt dộng giúp quản lý nhân viên, khi gặp những hoàn cảnh khó khăn
Hoạt động giúp thông tin, hiểu biết pháp luật
Kính thưa Ban Giám Đốc
Kính thưa Ban thường vụ của HĐMV
Kinh thưa các Ban Đại diện năm nghành Liên đới
Chuyên gia
Doanh thương
Dịch vụ
Thân hữu Taxi
Xây dựng
Kính thưa toàn thể quí vị hội thảo viên,
Câu hỏi mà tôi dặt ra ở đàu bài ‘‘Mình đã làm được gì ? Mình sẽ phải làm gì ? để TìNH LIÊN ĐỚI được thực hiện đằy đủ hơn, cụ thể hơn và hữu hiệu hơn giữa chúng ta ?" qua ba gợi ý trên, hy vọng sẽ được quí vị tìm ra những trả lời thỏa đáng. Xin cám ơn và kính chào quí vị.(giaoxuvnparis.org)
ÐẾN KINH NGHIỆM LIÊN ÐỚI NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁC NGHIỆP ÐOÀN CHỦ
Đại Hội Liên đới Nghề nghiệp lằn thứ 6
tại Giáo Xứ Paris, ngày 01 tháng năm năm 2005
Kính thưa Ban Giám Đốc
Kinh thưa Ban thường vụ của HĐMV
Kinh thưa các Ban Đại diện năm nghành Liên đới
Chuyên gia
Doanh thương
Dịch vụ
Thân hữu Taxi
Xây dựng
Kính thưa toàn thể quí vị hội thảo viên,
Đi vào đại hội lần thứ sáu 01.05.2005 này, có lẽ một trong những vấn đề quan trong nhất mà chúng ta phải đặt ra là hỏi xem ‘Mình đã làm được gì ? Mình sẽ phải làm gì để TìNH LIÊN ĐỚI được thực hiện đằy đủ hơn và hữu hiệu hơn giữa chúng ta ?’.
Để giúp việc thảo luận được xuôi chảy dễ dàng, tôi xin gợi ra ba ý chính sau đây :
Ý kiến của 150 hội thảo viên tham dự đại hội thành lập năm nghành liên đới ngày 01.05.2000.
Quan niệm về liên đới trong Hiến chương Âu Châu.
Kinh nghiệm liên đới nghề nghiệp của các nghiệp đoàn chủ Pháp.
1. Ý kiến của 150 hội thảo viên tham dự đại hội thành lập năm nghành liên đới ngày 01.05.2000
Ngày 01.05.2000, từ 13 giờ 30, tại Giáo Xứ, Đại hội Liên đới Nghề nghiệp lần thư nhất đã được tổ chức với 150 người tham dự, gồm các anh chị em thuộc các nhóm Chuyên gia, Doanh thương, Dịch vụ, Thân hữu Taxi và Xây dựng. Mục đích của Đại Hội là gặp gỡ, làm quen và trao đổi. Nên từ 15g 30 đến 16g 30, năm nhóm đã thảo luận về ba câu hỏi sau đây :
Lý do nào thúc đẩy qui vị tham dự sinh hoạt LĐNN ?
Xin quí vị đề nghị phương thức phối hợp hoạt động giữa năm nhóm LĐNN.
Xin quí vị cho biết cảm tưởng về ngày LĐNN.
Về câu hỏi thứ nhất, 143 ý kiến đã được phát biểu và ghi nhận. Ba lý do chính đã thúc đẩy 150 hội thảo viên tham dự vào sinh hoạt LĐNN là : Để tán đồng và hưởng ứng lời kêu gọi ủa BGĐ và BTV-HĐMV; Để gặp nhau, biết nhau, hiểu nhau và giúp đỡ nhau trong lãnh vực đức tin và trần thế; Để duy trì truyền thống văn hoá dân tộc cho mình và cho thế hệ mai sau.
Về cău hỏi thứ hai, 118 ý kiến đã được phát biểu và ghi nhận. Bốn phương thức đã được 150 hội thảo viên đề nghị để phối hợp hoạt động của năm nhóm LĐNN là : Lập một văn phòng chung với ban đại diện chung cho năm nhóm liên đới nghề nghiệp (BĐDC-LĐNN); Tổ chức đại hội LĐNN một năm một lần vào lễ thánh GIUSE thợ; BGĐ và BTV-HĐMV họp chung với BĐDC-LĐNN một năm vài ba lần để góp ý xây dựng sinh hoạt chung cho LĐNN; Các sinh hoạt này biến đổi tuỳ theo nhu cầu, nhưng căn bản phải lập danh sách, tạo dịp liên lạc, lập hộp thơ, lập Internet, lập ban tư vấn... để giúp nhau có công ăn việc làm, và bảo vệ tốt những công ăn việc làm ấy.
Về câu hỏi thứ ba, 103 ý kiến đã được phát biểu và ghi nhận. Sáu cảm tưởng chính đã được 150 hội thảo viên tham dự vào sinh hoạt LĐNN tỏ bày là : Vui mừng vì tình thân thiện anh em và trong bầu khí cầu nguyện; Phấn khởi vì thấy các bạn góp ý hào hứng, thích thú và sôi nổi; Thích thú vì gặp được nhiều anh em, học hỏi thêm và trao đổi kinh nghiệm; Tiếc vì ít thời giờ quá; Mong sẽ có nhiều bạn trẻ hơn trong các lần tới; Ước sẽ có nhiều buổi họp như thế này.
Sau phần hội thảo chung, Đại hội đã đúc kết và đưa ra ba quyết nghị :
Thành lập năm nhóm LĐNN : Chuyên gia, Doanh thương, Dịch vụ, Thân hữu Taxi và Xây dựng. Ban đai diện mỗi nhóm sẽ tiếp tục ‘qui tụ các thành viên thuộc ngành nghề của mình, trao đổi với các thành viên để đưa ra một chương trình sinh hoạt thích hợp’.
Ban Đồng Hành và Ban Đại Diên năm nhóm sẽ có các buổi họp chung định kỳ nhằm ‘trao đổi kinh nghiệm’ và ‘góp ý xây dựng cho sinh hoạt chung’, để hình thức sinh hoạt này ngày càng phát huy tinh thần ‘tương trợ huynh đệ’ của Giáo Xứ.
Tổ chức Đại Hội LĐNN hàng năm vào lễ thanh GIUSE thợ, nhằm ngày lễ Lao Động 1-5.
Thế là vào ngày 01.05.2000, LĐNN đã được thành lập tại GXVN.
Năm 2001, LĐNN đã cùng nhau lập được một Mạng tin học (Site Internet) cho GXVN.
Năm 2002, LĐNN đã đầu tư mua các máy chụp hình và chiếu hình cho GXVN.
Năm 2003, LĐNN đã ấn hành được cuốn NIÊN GIÁM LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIẼP ở GXVN.
Năm 2004, LĐNN đã gởi 4000e về VN để giúp quỹ truyền gíáo của HĐGM-VN.
Năm 2005 này, LĐNN sẽ làm được gì ? Phát triển mạnh hơn các hoạt động liên đới, đặc biệt là việc giúp nhau có công ăn việc làm tốt, và bảo vệ tốt những công ăn việc làm ấy. Nhiều vị trong cộng đoàn đã đề nghi như vậy, vì cho rằng tình hình kinh tế khó khăn hiện nay đòi hỏi. Và để tìm ra những hoạt động hữu hiệu có thể giúp nhau, các vị này gợi ý nên tìm hiểu những quan niệm và học hỏi kinh nghiệm của các hội đoàn nơi chúng ta đang sống. Đó là lý do khiến tôi xin tóm lược cái quan niêm về liên đới trong Hiến chế Âu châu, hiên đang được sôi nổi bàn cãi tại Pháp.
2. Quan niệm về liên đới trong Hiến chế Âu Châu
Trong hai năm 2002 và 2003, một Uỷ Ban Lập Hiến đã biên soạn một dự án HIẾN CHẾ ÂU CHÂU. Dự án này đã được toàn thể các quốc trưởng các quốc gia Âu châu nhất chí ký nhận vào ngày 29.10.2004 tại thành phố ROMA. Bản Hiến chế này gồm 4 phần. Trong phần 2, viết về những quyền lợi căn bản trong Liên Hiệp Âu Châu, có 7 chương, dề cập đến 7 quyền lợi căn bản. Chương thứ tư đề cập đến QUYỀN ĐƯỢC LIÊN ĐỚI.
12 khoản đã được biên soạn để xác định quyền được liên đới, trong dó, những quyền lợi sau đây đã được trình bày :
Quyền được thông tin và được góp ý của nhân viên lao động trong xí nghiệp.
Quyền được bàn cãi trao đổi và được sinh hoạt tập thể.
Quyền được hưởng các dịch vụ thâu nhận làm việc.
Quyền được bảo vệ khi bị bất công sa thải.
Quyền được hưởng các điều kiện làm việc một cách công bình và chính đáng.
Quyền được bị cấm làm viêc nếu là trẻ em và được bảo vệ nếu là người trẻ đi làm.
Quyền được phân biệt và được bảo vệ đời sống gia đình và đời sống chuyên nghề.
Quyền được an ninh và giúp đỡ xã hội.
Quyền được bảo vệ sức khoẻ.
Quyền được hưởng các dịch vụ kinh tế tổng quát.
Quyền được bảo vệ môi trường.
Quyền được bảo vệ tiêu thụ.
Xem qua cái quan niệm về liên đới trong Hiến chế Âu châu như vậy, một nhận định hiển nhiên nảy ra : Tình liên đới là một cái gì rất cụ thể.
Cụ thể, vì LIÊN ĐỚI là một quyền của mỗi cá nhân và của mỗi tập thể trong Liên Hiêp.
Cụ thể, vì LIÊN ĐỚI là liên đới trong những việc thực tế hàng ngày, đặc biệt là viêc làm ăn. Trong 12 khoản nói về quyền liên đới, thì sáu khoản dầu nói đến công ăn viêc làm và sáu khoản tiếp nói đến đời sống cá nhân và xã hội.
Quyền LIÊN ĐỚI cụ thể này đã được thực hiên thế nào ở trong xã hội Pháp, đặc biệt ở trong môi trường làm viêc ? Trong môi trường làm việc, ở Pháp cũng như ở nhiều quốc gia tân tiến khác, mối giây liên đới được thêu dệt theo nhiều chiều hướng và nhiều mức độ khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở hai giới : giới chủ và giới thợ. Trong bài trình bày này tôi xin dược đề cập đến những kinh nghiêm liên đới mà tôi đã chứng kiến và thưc hiên từ gần 40 năm nay trong môi trường các nghiệp đoàn chủ tại Pháp.
3. Kinh nghiệm liên đới nghề nghiệp của các nghiệp đoàn chủ Pháp.
Trong môi trường làm việc ở Pháp, có 3 nghiêp đoàn chủ : Nghiệp đoàn chủ MEDEF, nghiêp đoàn chủ CGPME (trung và tiểu xí nghiệp) và nghiêp đoàn chủ UPA (Tiểu Công nghệ). Tiêu biêu hơn cả là MEDEF. Sau đây, tôi xin chỉ nói đến MEDEF.
Nghiệp đoàn chủ Pháp, viết tắt là MEDEF (le Mouvement des Entreprises de France), chỉ đã được thành lập từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Trước đó thì có các Đoàn hoặc Liên Đoàn chuyên nghiệp qui tụ lại trong các nghành thương mai và kỹ nghệ.
Vào năm 1919 các Liên Đoàn chuyên nghiệp sát lại với nhau và vào năm 1936 họ lấy tên là Tổng Liên Đoàn Chủ Nhân Pháp Quốc (La Confédération Générale du Patronat Français), nhưng bị chính phủ VICHY giải tán ngày 16.08.1940.
Năm 1945 Các Liên Đoàn lại qui tụ lại và từ ngày 12.06.1946, lấy tên là Hội Đồng Quốc Gia Chủ Nhân Pháp Quốc, (Le Conseil National du Patronat Français).
Ngày 27.10.1998, một tên mới đã được đặt cho nghiệp đoàn chủ Pháp, dó là Phong Trào Các Xí Nghiệp Pháp Quốc (MEDEF).
Nghiêp đoàn chủ MEDEF không thâu nhận các chủ xí nghiệp với tính cách cá nhân xí nghiêp, nhưng với tính cách nhóm xí nghiệp. Có hai mạng nhóm :
Mạng nhóm ngành nghề, gồm 85 Liên Đoàn chuyên nghiệp, qui tụ 600 nghiệp đoàn chủ theo ngành.
Mạng nhóm điạ phương, gồm 155 đơn vị dịa phương, trải khắp các tỉnh, các vùng nước Pháp, qui tụ khoảng 700 000 xí nghiêp, nơi làm việc của khoảng 15 triệu người lao động. Trên 70% số xí nghiệp gia nhập MEDEF là các xí nghiệp nhỏ, có dưới 50 nhân viên.
MEDEF liên đới với nhau làm sao và bắng những sinh hoạt gì ?
Xin lấy MEDEF Paris làm thí dụ.
Không kể cái sứ mệnh căn bản là phuc vụ các xí nghiệp và công việc ước định là chỉ định các ủy quyền đại dìện chủ trong các lãnh vưc xã hội, kinh tế, luật pháp,...MEDEF Paris đưa ra 12 sinh hoạt sau đây để các chủ nhân có thể liên đới và giúp đỡ lẫn nhau :
Các câu lạc bộ chủ.
Các nhóm quản lý tri thức kinh tế
Cac nhóm doanh nhân trẻ
Các buổi gặp gỡ, trao đổi danh thiếp
Các buổi gặp gỡ giữa các xí nghiệp Paris
Cac hộ chợ chuyên nghiệp
Các buổi hội thảovề những ‘cách làm tốt’
Những dịp gặp gỡ đặc biệt (như về 35 giờ, về bầu cử,..)
Những buổi tham quan, khám phá một cảnh đẹp
Những dạ hội hàng năm
Những buổi gặp gỡ chuyên ngành
Nhưng cuộc thảo luận, suy nghĩ về khả năng, về tài cán
Xin lấy một thí dụ khác, một nhóm chủ nhỏ của MEDEF (un groupement patronal) ở ngoại thành Paris.. Nhóm tên là GIABCA, qui tụ khoảng 4000 xí nghiệp của khoảng 9, 10 thành phố. Nhóm lấy khẩu hiệu là ‘phục vụ các xí nghiệp’. Bốn hoạt động đã được nhóm đüa ra từ ngày hiên hữu, 1887.
Hoạt động thân hữu, hội họp, học hiểu về kinh tế và quản trị
Hoạt dộng giúp diều hành nhân viên, bằng cách giúp thâu nhân viên và đào tạo nhân viên
Hoạt dộng giúp quản lý nhân viên, khi gặp những hoàn cảnh khó khăn
Hoạt động giúp thông tin, hiểu biết pháp luật
Kính thưa Ban Giám Đốc
Kính thưa Ban thường vụ của HĐMV
Kinh thưa các Ban Đại diện năm nghành Liên đới
Chuyên gia
Doanh thương
Dịch vụ
Thân hữu Taxi
Xây dựng
Kính thưa toàn thể quí vị hội thảo viên,
Câu hỏi mà tôi dặt ra ở đàu bài ‘‘Mình đã làm được gì ? Mình sẽ phải làm gì ? để TìNH LIÊN ĐỚI được thực hiện đằy đủ hơn, cụ thể hơn và hữu hiệu hơn giữa chúng ta ?" qua ba gợi ý trên, hy vọng sẽ được quí vị tìm ra những trả lời thỏa đáng. Xin cám ơn và kính chào quí vị.(giaoxuvnparis.org)