Hướng tiến tương lai Cho Liên Đới Nghề Nghiệp
Đại Hội Liên đới Nghề nghiệp lần thứ 9 tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, ngày 01 tháng 05 năm 2008
Kính thưa Ban Giám Đốc
Kinnh thưa Ban thường vụ của Hội Đồng Mục Vụ
Kinh thưa các Ban Đại diện năm nghành Liên đới
• Chuyên gia
• Doanh thương
• Dịch vụ
• Thân hữu Taxi
• Xây dựng
1. Ðường đi đã qua
Năm 2000, với cao trào của thiên niên ký mới, chúng ta đã cùng nhau, trong Đại Hội 01.05.2000 quyết định thành lập PT-LĐNN. Kể từ ngày ấy, phong trào đã hoạt động và đem lại nhiều lợi ích cho Cộng đoàn và cho Giáo Hội Việt Nam. Bảng tổng kết sau đây cho thấy điều đó.
Dại Hội Ðề tài hội học Việc đã làm
2000 Liên đới nghề nghiệp Thành lập 5 nhóm Liên đới nghề nghiệp
2001 Học thuyết xã hội công giáo Mỗi ngành củng cố tổ chức và sinh hoạt nội bộ
2002 Chứng tá đức tin trong nghề nghiệp Lập Internet www.giaoxuvnparis.org
Tiệc gây quĩ mua máy in, chiếu hình
2003 Liên đới trong đời sống hằng ngày, Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN trong cộng đoàn
Niên giám LÐNN 2003 và trong nhóm với nhau
2004 Truyền giáo trong nghề nghiệp Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN
2005 Kinh nghiệm liên đới Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (4000€)
của các nghiệp đoàn chủ và thợ PTVV Tạ Ðình Chung và Gs Trần Văn Cảnh làm đại diện LÐNN
2006 Vấn đề thừa kế Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (2255€)
Dự án LÐNN 2006-2008
Ban tìm việc
2007 Luật lao động và vấn đề kỳ thị Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (3033,00€)
Nhóm Chuyên gia đã được chia làm 3 tiểu ban
Lập Ban tìm việc, Quầy hướng nghiệp
Viết bài hướng nghiệp
Tái bản Niên giám LÐNN 2007
Cải tiến Internet www.giaoxuvnparis.org
Niên khóa 2007/2008, trong lãnh vực từng ngành, các Ðại diện các ngành sẽ lần lượt đích thân phúc trình cùng Ðại Hội liền sau đây. Trong lãnh vực liên ngành, ba công việc đã thành thông lệ: 1- Theo dõi, khích lệ và hỗ trợ sinh hoạt của các ngành; 2- Thực hiện chương trình chung; 3- Tổ chức Ðại Hội LÐNN 01/05. Theo chiều hướng này, các vìệc đã thực hiện trong niên khóa 2007-2008, tiếp nối công việc đã được báo cáo trong Ðại Hội 01/05/2007, tức là:
• Ðại hội 01/05/2007 về đề tài « Luật lao động và vấn đề lao động / do luật sư Andrée trình bày, với sự bổ túc của luật sư Lê Ðình Thông.
• Phổ biến Niên Giám Liên Ðới Nghề Nghiệp, tái bản lần I, 2007.
• Tiệc LÐNN Truyền giáo trưa 08/05/2008, tại nhà hàng OLYMPIA, CHINATOWN, lời 3033€, Ðức Ông Mai Ðức Vinh đã gởi về Hội Ðồ Giám Mục Việt Nam.
• Lập Ban tìm việc và Quầy hướng nghiệp (trong hai ngày thân hữu tháng năm 2007)
• Viết và phổ biến những bài hướng học và hướng nghề
• Ngành Chuyên gia sinh hoạt trong ba nhóm: Nha Y Dược, Kỹ sư, Luật quản trị xã hội
2. Hướng tiến tương lai
Thưa quí vị,
Sau khi đã sinh hoạt 9 năm, hướng đi của LÐNN của chúng ta sẽ phải thế nào ?
Trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình yêu “, ban hành ngày 25.12.2005, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã xác định rằng: “Bản chất Hội Thánh được thể hiện qua một trách nhiệm có ba mặt: rao giảng Lời Chúa (kerygma-martyria) cử hành các Bí tích (leiturgia), phục vụ bác ái (diakonia). Đó là những trách nhiệm lệ thuộc vào nhau và không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ bác ái đối với Hội Thánh không phải là một cách thức hoạt động trợ giúp có thể giao cho người khác, nhưng nó thuộc về bản chất của Hội Thánh, là một biểu lộ bản chất không thể từ bỏ được ”. Trách nhiệm này “trước hết là lời đáp trả nhu cầu khẩn cấp trực tiếp trong một hoàn cảnh cụ thể. Phải cho người đói lương thực, người trần truồng quần áo, bệnh nhân phải được chữa trị, phải thăm viếng tù nhân. ..”. Nhưng “Mỗi ngày chúng ta càng ý thức hơn, có quá nhiều đau khổ trên thế giới do sự thiếu thốn vật chất cũng như tinh thần gây nên, dù cho có nhiều tiến bộ về mặt khoa học và kỹ thuật. Từ đó, ngay trong thời đại chúng ta, đòi hỏi cần có sự sẵn sàng mới mẻ để giúp đỡ người thân cận đang túng quẫn. Công đồng Vatican II đã nói những lời rõ ràng như sau: ''Ngày nay, nhờ những phương tiện truyền thông hoàn thiện hơn, những khoảng cách giữa con người có thể nói là đã vượt qua, [...] hoạt dộng bác ái có thể và phải bao trùm tất cả mọi người và tất cả mọi nhu cầu ".
Giáo xứ Việt Nam Paris, từ ngày thành lập vào năm 1947, đã luôn luôn thực hiện việc bác ái.
1947-1952, Thời Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, việc bác ái nhằm vào việc cứu trợ đồng bào ở Việt Nam trong cảnh chiến tranh đói rách và nhằm vào việc tương thân tương trợ với nhau trong cảnh sống khó khăn sinh viên bên Pháp.
1952-1977, Thời kỳ Tổ chức truyền giáo Việt Nam tại Pháp, việc bác ái tiếp tục chiều hướng tương thân tương trợ với nhau tại Pháp. Và từ những năm 1971, mục vụ xã hội phát triển mạnh mẽ và về nhiều hướng: về đồng bào ở Việt Nam, về đồng hương ở Pháp, về người tỵ nạn Ðông Dương cũ và Việt Nam
1977-1997, Thời kỳ Giáo Xứ Việt Nam tại Pháp, cuối thế kỷ XX, mục vụ xã hội đặc biệt hướng vào việc tiếp đón và ổn định người tỵ nạn đông dương, trong đó nhiều đồng bào việt nam.
Từ 1998, Giáo xứ nhận cơ sở mới, số 38 rue des Epinettes, quận 17, các việc xã hội bác ái vẫn được tiếp tục, nhưng nhu cầu giảm hẳn xuống, vì đồng bào tỵ nạn đã dần dà an cư lạc nghiệp.. Quan sát các sinh hoạt xã hội tại giáo xứ từ 1998 đến 2008 hôm nay, tôi thấy một chiều hướng xã hội mới đã đang được giáo xứ tìm kiếm và mở ra. Chiều hướng xã hội mới này có ba đặc tính sau đây:
a. Mục vụ xã hội mới không quên chia sẻ những thiếu thốn về nhu cầu vật chất căn bản và cổ điển: ăn mặc, nhà ở, sức khoẻ
b. Mục vụ xã hội mới mở ra dưới nhiều hình thức tinh thần, nặng chiều văn hoá giáo dục và hướng về tiên phòng
c. Mục vụ xã hội mới không chỉ đóng khung vào giáo xứ và Việt Nam, nhưng mở ra cho hết mọi người, mọi dân
Phong trào Liên Ðới Nghề Nghiệp, thành lập từ năm 2000, tuy nhỏ nhoi, nhưng đã góp sức vào việc thực hiện công việc mục vụ bác ái mới trong giáo xứ. Nó cũng đang dần dà, dẫu rất khiêm tốn, lan ra bên ngoài qua các thành viên của nó, hoạt động trong những tổ chức xã hội và văn hóa, với người việt nam ở Việt Nam và ở Pháp, cũng như với đủ mọi kiều dân khác ở Pháp.
Ðáp lại lời mời gọi của Ðức Thánh cha Bênêđictô XVI,
1. chúng ta đang cố gắng để « hoạt dộng bác ái có thể và phải bao trùm tất cả mọi người và tất cả mọi nhu cầu ».
2. Chúng ta cũng sẽ góp sức khai phá để hoạt động liên đới mà LÐNN chúng ta đang thực hiện sẽ được sự tiếp tay và liên đới của những hội đoàn và tổ chức khác trong và ngoài giáo xứ.
3. Và nhất là chúng ta phải cố gắng để mỗi ngành nghề tìm được những hoạt động liên đới đáp ứng nhu cầu của cộng đoàn và hợp khả năng của chúng ta.
Ba mục tiêu này, do sức đẩy của 9 năm sinh hoạt và của đường hướng bác ái liên đới mới của giáo xứ, cũng như sức hút của lời mời gọi của chủ chăn là ÐGH Bênêđictô XVI, bổ túc lẫn cho nhau và đáng chúng ta suy nghĩ để vạch hướng tiến cho tương lai.
Xin kính chào và kính chúc Đại Hội gặt hái nhiều kết quả.
Paris, ngày 01.05.2008
Đại Hội Liên đới Nghề nghiệp lần thứ 9 tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, ngày 01 tháng 05 năm 2008
Kính thưa Ban Giám Đốc
Kinnh thưa Ban thường vụ của Hội Đồng Mục Vụ
Kinh thưa các Ban Đại diện năm nghành Liên đới
• Chuyên gia
• Doanh thương
• Dịch vụ
• Thân hữu Taxi
• Xây dựng
1. Ðường đi đã qua
Năm 2000, với cao trào của thiên niên ký mới, chúng ta đã cùng nhau, trong Đại Hội 01.05.2000 quyết định thành lập PT-LĐNN. Kể từ ngày ấy, phong trào đã hoạt động và đem lại nhiều lợi ích cho Cộng đoàn và cho Giáo Hội Việt Nam. Bảng tổng kết sau đây cho thấy điều đó.
Dại Hội Ðề tài hội học Việc đã làm
2000 Liên đới nghề nghiệp Thành lập 5 nhóm Liên đới nghề nghiệp
2001 Học thuyết xã hội công giáo Mỗi ngành củng cố tổ chức và sinh hoạt nội bộ
2002 Chứng tá đức tin trong nghề nghiệp Lập Internet www.giaoxuvnparis.org
Tiệc gây quĩ mua máy in, chiếu hình
2003 Liên đới trong đời sống hằng ngày, Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN trong cộng đoàn
Niên giám LÐNN 2003 và trong nhóm với nhau
2004 Truyền giáo trong nghề nghiệp Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN
2005 Kinh nghiệm liên đới Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (4000€)
của các nghiệp đoàn chủ và thợ PTVV Tạ Ðình Chung và Gs Trần Văn Cảnh làm đại diện LÐNN
2006 Vấn đề thừa kế Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (2255€)
Dự án LÐNN 2006-2008
Ban tìm việc
2007 Luật lao động và vấn đề kỳ thị Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (3033,00€)
Nhóm Chuyên gia đã được chia làm 3 tiểu ban
Lập Ban tìm việc, Quầy hướng nghiệp
Viết bài hướng nghiệp
Tái bản Niên giám LÐNN 2007
Cải tiến Internet www.giaoxuvnparis.org
Niên khóa 2007/2008, trong lãnh vực từng ngành, các Ðại diện các ngành sẽ lần lượt đích thân phúc trình cùng Ðại Hội liền sau đây. Trong lãnh vực liên ngành, ba công việc đã thành thông lệ: 1- Theo dõi, khích lệ và hỗ trợ sinh hoạt của các ngành; 2- Thực hiện chương trình chung; 3- Tổ chức Ðại Hội LÐNN 01/05. Theo chiều hướng này, các vìệc đã thực hiện trong niên khóa 2007-2008, tiếp nối công việc đã được báo cáo trong Ðại Hội 01/05/2007, tức là:
• Ðại hội 01/05/2007 về đề tài « Luật lao động và vấn đề lao động / do luật sư Andrée trình bày, với sự bổ túc của luật sư Lê Ðình Thông.
• Phổ biến Niên Giám Liên Ðới Nghề Nghiệp, tái bản lần I, 2007.
• Tiệc LÐNN Truyền giáo trưa 08/05/2008, tại nhà hàng OLYMPIA, CHINATOWN, lời 3033€, Ðức Ông Mai Ðức Vinh đã gởi về Hội Ðồ Giám Mục Việt Nam.
• Lập Ban tìm việc và Quầy hướng nghiệp (trong hai ngày thân hữu tháng năm 2007)
• Viết và phổ biến những bài hướng học và hướng nghề
• Ngành Chuyên gia sinh hoạt trong ba nhóm: Nha Y Dược, Kỹ sư, Luật quản trị xã hội
2. Hướng tiến tương lai
Thưa quí vị,
Sau khi đã sinh hoạt 9 năm, hướng đi của LÐNN của chúng ta sẽ phải thế nào ?
Trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình yêu “, ban hành ngày 25.12.2005, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã xác định rằng: “Bản chất Hội Thánh được thể hiện qua một trách nhiệm có ba mặt: rao giảng Lời Chúa (kerygma-martyria) cử hành các Bí tích (leiturgia), phục vụ bác ái (diakonia). Đó là những trách nhiệm lệ thuộc vào nhau và không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ bác ái đối với Hội Thánh không phải là một cách thức hoạt động trợ giúp có thể giao cho người khác, nhưng nó thuộc về bản chất của Hội Thánh, là một biểu lộ bản chất không thể từ bỏ được ”. Trách nhiệm này “trước hết là lời đáp trả nhu cầu khẩn cấp trực tiếp trong một hoàn cảnh cụ thể. Phải cho người đói lương thực, người trần truồng quần áo, bệnh nhân phải được chữa trị, phải thăm viếng tù nhân. ..”. Nhưng “Mỗi ngày chúng ta càng ý thức hơn, có quá nhiều đau khổ trên thế giới do sự thiếu thốn vật chất cũng như tinh thần gây nên, dù cho có nhiều tiến bộ về mặt khoa học và kỹ thuật. Từ đó, ngay trong thời đại chúng ta, đòi hỏi cần có sự sẵn sàng mới mẻ để giúp đỡ người thân cận đang túng quẫn. Công đồng Vatican II đã nói những lời rõ ràng như sau: ''Ngày nay, nhờ những phương tiện truyền thông hoàn thiện hơn, những khoảng cách giữa con người có thể nói là đã vượt qua, [...] hoạt dộng bác ái có thể và phải bao trùm tất cả mọi người và tất cả mọi nhu cầu ".
Giáo xứ Việt Nam Paris, từ ngày thành lập vào năm 1947, đã luôn luôn thực hiện việc bác ái.
1947-1952, Thời Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, việc bác ái nhằm vào việc cứu trợ đồng bào ở Việt Nam trong cảnh chiến tranh đói rách và nhằm vào việc tương thân tương trợ với nhau trong cảnh sống khó khăn sinh viên bên Pháp.
1952-1977, Thời kỳ Tổ chức truyền giáo Việt Nam tại Pháp, việc bác ái tiếp tục chiều hướng tương thân tương trợ với nhau tại Pháp. Và từ những năm 1971, mục vụ xã hội phát triển mạnh mẽ và về nhiều hướng: về đồng bào ở Việt Nam, về đồng hương ở Pháp, về người tỵ nạn Ðông Dương cũ và Việt Nam
1977-1997, Thời kỳ Giáo Xứ Việt Nam tại Pháp, cuối thế kỷ XX, mục vụ xã hội đặc biệt hướng vào việc tiếp đón và ổn định người tỵ nạn đông dương, trong đó nhiều đồng bào việt nam.
Từ 1998, Giáo xứ nhận cơ sở mới, số 38 rue des Epinettes, quận 17, các việc xã hội bác ái vẫn được tiếp tục, nhưng nhu cầu giảm hẳn xuống, vì đồng bào tỵ nạn đã dần dà an cư lạc nghiệp.. Quan sát các sinh hoạt xã hội tại giáo xứ từ 1998 đến 2008 hôm nay, tôi thấy một chiều hướng xã hội mới đã đang được giáo xứ tìm kiếm và mở ra. Chiều hướng xã hội mới này có ba đặc tính sau đây:
a. Mục vụ xã hội mới không quên chia sẻ những thiếu thốn về nhu cầu vật chất căn bản và cổ điển: ăn mặc, nhà ở, sức khoẻ
b. Mục vụ xã hội mới mở ra dưới nhiều hình thức tinh thần, nặng chiều văn hoá giáo dục và hướng về tiên phòng
c. Mục vụ xã hội mới không chỉ đóng khung vào giáo xứ và Việt Nam, nhưng mở ra cho hết mọi người, mọi dân
Phong trào Liên Ðới Nghề Nghiệp, thành lập từ năm 2000, tuy nhỏ nhoi, nhưng đã góp sức vào việc thực hiện công việc mục vụ bác ái mới trong giáo xứ. Nó cũng đang dần dà, dẫu rất khiêm tốn, lan ra bên ngoài qua các thành viên của nó, hoạt động trong những tổ chức xã hội và văn hóa, với người việt nam ở Việt Nam và ở Pháp, cũng như với đủ mọi kiều dân khác ở Pháp.
Ðáp lại lời mời gọi của Ðức Thánh cha Bênêđictô XVI,
1. chúng ta đang cố gắng để « hoạt dộng bác ái có thể và phải bao trùm tất cả mọi người và tất cả mọi nhu cầu ».
2. Chúng ta cũng sẽ góp sức khai phá để hoạt động liên đới mà LÐNN chúng ta đang thực hiện sẽ được sự tiếp tay và liên đới của những hội đoàn và tổ chức khác trong và ngoài giáo xứ.
3. Và nhất là chúng ta phải cố gắng để mỗi ngành nghề tìm được những hoạt động liên đới đáp ứng nhu cầu của cộng đoàn và hợp khả năng của chúng ta.
Ba mục tiêu này, do sức đẩy của 9 năm sinh hoạt và của đường hướng bác ái liên đới mới của giáo xứ, cũng như sức hút của lời mời gọi của chủ chăn là ÐGH Bênêđictô XVI, bổ túc lẫn cho nhau và đáng chúng ta suy nghĩ để vạch hướng tiến cho tương lai.
Xin kính chào và kính chúc Đại Hội gặt hái nhiều kết quả.
Paris, ngày 01.05.2008