Ngay từ đầu triều đại của ngài, Đức Phanxicô đã muốn trở thành vị giáo hoàng của hòa bình và trong hai sứ điệp quan trọng trong tuần này, ngài đã đưa ra lời yêu cầu tha thiết giải giới hạch nhân và chấm dứt nạn buôn bán nô lệ.
Giải giới vũ khí hạch nhân
Trong một sứ điệp được một phụ tá đọc lên giữa hội nghị tại Vienna, Áo, trong các ngày 8-9 tháng Mười Hai về chủ đề “Tác Dụng Nhân Đạo của Vũ Khí Hạch Nhân”, ngài viết: “Sự gián chỉ hạch nhân và nỗi đe dọa chắc chắn tiêu diệt lẫn nhau không thể là căn bản cho một nền đạo đức học huynh đệ và sống chung hòa bình giữa các dân tộc và quốc gia”
Hội nghị trên được chính phủ Áo tổ chức và điều khiển với sự cộng tác của nhiều tổ chức nhân đạo. Đây là hội nghị thứ ba thuộc loại này và trong quá khứ, bị nhiều quốc gia sở hữu vũ khí hạch nhân thẳng tay tẩy chay. Tuy nhiên, lần này, Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa đều tham dự, một cách dè dặt.
Trong sứ điệp của ngài, Đức Phanxicô kết án vũ khí hạch nhân như một “vấn nạn hòan cầu” đang tác động lên các quốc gia và gây nguy cơ cho cả các thế hệ tương lai lẫn hành tinh ta.
Ngài viết “Tôi xác tín rằng khát vọng hòa bình và huynh đệ vốn được khắc ghi sâu xa trong trái tim con người sẽ đem lại hoa trái một cách cụ thể để bảo đảm việc các vũ khí hạch nhân được ngăn cấm dứt khoát, vì lợi ích của đại gia đình chúng ta”.
Sứ điệp trên Đức TGM Silvano Maria Tomasi đọc tại Hội Nghị. Ngài là quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh LHQ tại Genève.
Dù đây là tuyên bố đầu tiên của Đức GH Phanxicô về vũ khí hạch nhân, nhưng tuyên bố này phần lớn chỉ xác nhận lại quan điểm cố hữu của Tòa Thánh về việc giải giới hỗ tương có kiểm nghiệm.
Trong văn kiện tựa là Vui Mừng và Hy Vọng, ban hành năm 1965, Công Đồng Vatican II tuyên bố rằng “bất cứ hành vi chiến tranh nào nhằm hủy diệt bừa bãi toàn bộ các thành phố hay những khu vực rộng lớn cùng với dân cư của chúng là một tội ác chống lại Thiên Chúa và con người. Nó đáng bị kết án một cách không do dự”.
Trong lời tuyên bố của mình với Hội Nghị Vienna, Đức GH Phanxicô nói rằng các quốc gia có vũ khí hạch nhân phải hành động không phải chỉ bằng môi bằng mép đối với ý niệm bãi bỏ, đã được phát biểu trong Hiệp Ước năm 1970 về Phi Phổ Biến Vũ Khí Hạch Nhân, trái lại phải đưa ra các biện pháp nhằm biến thứ hứa hẹn môi mép ấy thành hiện thực.
Ngài nói: “các hậu quả nhân đạo của vũ khí hạch nhân là điều có thể tiên đoán và có tính hoàn cầu”.
Đại diện của hơn 150 quốc gia đã tham dự Hội Nghị Vienna, trong đó có Nhóm Hibakusha, gồm các người sống sót các cuộc dội bom nguyên tử tại Hiroshima and Nagasaki, Nhật Bản.
Đức Giáo Hoàng viết thêm: “Hòa bình phải được xây dựng trên công lý, phát triển kinh tế xã hội, tự do, [và] tôn trọng các nhân quyền căn bản”.
Chấm dứt nạn nô lệ
Các ý niệm trên cũng được nhắc tới trong sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới, được Tòa Thánh Công Bố hôm thứ Tư. Sứ điệp này có tựa là “Không còn nô lệ, chỉ còn anh chị em”, yêu cầu phải chấm dứt nạn nô lệ, trong đó, có việc buôn bán bộ phận người, cưỡng bách làm điếm, và tuyển dụng cưỡng chế các vị thành niên làm binh lính.
Đức Giáo Hoàng nói rằng việc buôn bán nói trên phát nguyên từ ý niệm biến con người thành đồ vật; ý niệm này dẫn tới việc “bác bỏ nhân tính nơi người khác” cùng với nghèo đói, kém phát triển, loại trừ, không được giáo dục, ít cơ hội làm việc, tranh chấp vũ trang, bạo lực, hành động phạm pháp, khủng bố, và tham nhũng.
Đối với Đức Phanxicô, người vốn đẩy mạnh cuộc tranh đấu chống nạn buôn người như một trong các cột trụ của triều giáo hoàng của mình, các chính phủ và các cơ quan liên chính phủ không phải là các cơ chế duy nhất có nhiệm vụ phải tận diệt “tội ác chống nhân loại” này.
Tài liệu dài 6 trang nhấn mạnh tới trách nhiệm xã hội của mọi người, chứ không gán mọi trách nhiệm lên các cơ quan chính phủ. Nó kêu gọi người tiêu thụ tránh, đừng mua các sản phẩm do các công nhân bị bóc lột sản xuất.
Đức Phanxicô viết: “mọi người phải ý thức được rằng mua bán là một hành vi luôn có tính luân lý chứ không chỉ có tính kinh tế”.
Ngài viết thêm: “ta phải thừa nhận rằng ta đang đối đầu với một hiện tượng hoàn cầu hiện vượt quá khả năng của bất cứ cộng đồng hay quốc gia nào”. Ngài nói: “để tận diệt nó, ta cần sự động viên có thể so sánh về tầm cỡ với chính hiện tượng này”.
Ngài kết luận: “Vì lý do này, tôi khẩn thiết kêu gọi mọi người nam nữ có thiện chí, và mọi người xa gần, kể cả những vị ở cấp cao nhất của các định chế dân chính, những người vốn chứng kiến tai họa nô lệ hiện đại, đừng trở thành các kẻ đồng loã với tội ác này, đừng ngoảnh mặt trước các đau khổ của anh chị em ta, của các con người đồng nhân bản như ta, họ đang bị tước mất tự do và phẩm giá. Thay vào đó, ta hãy có can đảm rờ mó thân xác đau đớn của Chúa Kitô, được biểu lộ trên gương mặt của không biết bao nhiêu người vốn được Người gọi là “những kẻ bé nhỏ nhất trong anh em Ta” (Mt 25:40, 45).
“Ta biết rằng Thiên Chúa sẽ hỏi mỗi người chúng ta: Ngươi đã làm gì cho người anh em ngươi? (xem St 4:9-10). Hiện tượng hoàn cầu hóa lòng dửng dưng, một hiện tượng hiện đang đè nặng lên cuộc đời của không biết bao nhiêu anh chị em ta, đòi mọi người chúng ta phải rèn đúc một tình liên đới và một tình huynh đệ mới khắp trên thế giới có khả năng đem lại cho các anh chị em ta niềm hy vọng mới giúp họ tiến bước một cách can đảm giữa muôn vàn vấn nạn của thời ta và nhiều chân trời mới mà các vấn nạn này phát hiện ra và là những chân trời Thiên Chúa vốn đặt trong tay ta”.
Giải giới vũ khí hạch nhân
Trong một sứ điệp được một phụ tá đọc lên giữa hội nghị tại Vienna, Áo, trong các ngày 8-9 tháng Mười Hai về chủ đề “Tác Dụng Nhân Đạo của Vũ Khí Hạch Nhân”, ngài viết: “Sự gián chỉ hạch nhân và nỗi đe dọa chắc chắn tiêu diệt lẫn nhau không thể là căn bản cho một nền đạo đức học huynh đệ và sống chung hòa bình giữa các dân tộc và quốc gia”
Hội nghị trên được chính phủ Áo tổ chức và điều khiển với sự cộng tác của nhiều tổ chức nhân đạo. Đây là hội nghị thứ ba thuộc loại này và trong quá khứ, bị nhiều quốc gia sở hữu vũ khí hạch nhân thẳng tay tẩy chay. Tuy nhiên, lần này, Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa đều tham dự, một cách dè dặt.
Trong sứ điệp của ngài, Đức Phanxicô kết án vũ khí hạch nhân như một “vấn nạn hòan cầu” đang tác động lên các quốc gia và gây nguy cơ cho cả các thế hệ tương lai lẫn hành tinh ta.
Ngài viết “Tôi xác tín rằng khát vọng hòa bình và huynh đệ vốn được khắc ghi sâu xa trong trái tim con người sẽ đem lại hoa trái một cách cụ thể để bảo đảm việc các vũ khí hạch nhân được ngăn cấm dứt khoát, vì lợi ích của đại gia đình chúng ta”.
Sứ điệp trên Đức TGM Silvano Maria Tomasi đọc tại Hội Nghị. Ngài là quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh LHQ tại Genève.
Dù đây là tuyên bố đầu tiên của Đức GH Phanxicô về vũ khí hạch nhân, nhưng tuyên bố này phần lớn chỉ xác nhận lại quan điểm cố hữu của Tòa Thánh về việc giải giới hỗ tương có kiểm nghiệm.
Trong văn kiện tựa là Vui Mừng và Hy Vọng, ban hành năm 1965, Công Đồng Vatican II tuyên bố rằng “bất cứ hành vi chiến tranh nào nhằm hủy diệt bừa bãi toàn bộ các thành phố hay những khu vực rộng lớn cùng với dân cư của chúng là một tội ác chống lại Thiên Chúa và con người. Nó đáng bị kết án một cách không do dự”.
Trong lời tuyên bố của mình với Hội Nghị Vienna, Đức GH Phanxicô nói rằng các quốc gia có vũ khí hạch nhân phải hành động không phải chỉ bằng môi bằng mép đối với ý niệm bãi bỏ, đã được phát biểu trong Hiệp Ước năm 1970 về Phi Phổ Biến Vũ Khí Hạch Nhân, trái lại phải đưa ra các biện pháp nhằm biến thứ hứa hẹn môi mép ấy thành hiện thực.
Ngài nói: “các hậu quả nhân đạo của vũ khí hạch nhân là điều có thể tiên đoán và có tính hoàn cầu”.
Đại diện của hơn 150 quốc gia đã tham dự Hội Nghị Vienna, trong đó có Nhóm Hibakusha, gồm các người sống sót các cuộc dội bom nguyên tử tại Hiroshima and Nagasaki, Nhật Bản.
Đức Giáo Hoàng viết thêm: “Hòa bình phải được xây dựng trên công lý, phát triển kinh tế xã hội, tự do, [và] tôn trọng các nhân quyền căn bản”.
Chấm dứt nạn nô lệ
Các ý niệm trên cũng được nhắc tới trong sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới, được Tòa Thánh Công Bố hôm thứ Tư. Sứ điệp này có tựa là “Không còn nô lệ, chỉ còn anh chị em”, yêu cầu phải chấm dứt nạn nô lệ, trong đó, có việc buôn bán bộ phận người, cưỡng bách làm điếm, và tuyển dụng cưỡng chế các vị thành niên làm binh lính.
Đức Giáo Hoàng nói rằng việc buôn bán nói trên phát nguyên từ ý niệm biến con người thành đồ vật; ý niệm này dẫn tới việc “bác bỏ nhân tính nơi người khác” cùng với nghèo đói, kém phát triển, loại trừ, không được giáo dục, ít cơ hội làm việc, tranh chấp vũ trang, bạo lực, hành động phạm pháp, khủng bố, và tham nhũng.
Đối với Đức Phanxicô, người vốn đẩy mạnh cuộc tranh đấu chống nạn buôn người như một trong các cột trụ của triều giáo hoàng của mình, các chính phủ và các cơ quan liên chính phủ không phải là các cơ chế duy nhất có nhiệm vụ phải tận diệt “tội ác chống nhân loại” này.
Tài liệu dài 6 trang nhấn mạnh tới trách nhiệm xã hội của mọi người, chứ không gán mọi trách nhiệm lên các cơ quan chính phủ. Nó kêu gọi người tiêu thụ tránh, đừng mua các sản phẩm do các công nhân bị bóc lột sản xuất.
Đức Phanxicô viết: “mọi người phải ý thức được rằng mua bán là một hành vi luôn có tính luân lý chứ không chỉ có tính kinh tế”.
Ngài viết thêm: “ta phải thừa nhận rằng ta đang đối đầu với một hiện tượng hoàn cầu hiện vượt quá khả năng của bất cứ cộng đồng hay quốc gia nào”. Ngài nói: “để tận diệt nó, ta cần sự động viên có thể so sánh về tầm cỡ với chính hiện tượng này”.
Ngài kết luận: “Vì lý do này, tôi khẩn thiết kêu gọi mọi người nam nữ có thiện chí, và mọi người xa gần, kể cả những vị ở cấp cao nhất của các định chế dân chính, những người vốn chứng kiến tai họa nô lệ hiện đại, đừng trở thành các kẻ đồng loã với tội ác này, đừng ngoảnh mặt trước các đau khổ của anh chị em ta, của các con người đồng nhân bản như ta, họ đang bị tước mất tự do và phẩm giá. Thay vào đó, ta hãy có can đảm rờ mó thân xác đau đớn của Chúa Kitô, được biểu lộ trên gương mặt của không biết bao nhiêu người vốn được Người gọi là “những kẻ bé nhỏ nhất trong anh em Ta” (Mt 25:40, 45).
“Ta biết rằng Thiên Chúa sẽ hỏi mỗi người chúng ta: Ngươi đã làm gì cho người anh em ngươi? (xem St 4:9-10). Hiện tượng hoàn cầu hóa lòng dửng dưng, một hiện tượng hiện đang đè nặng lên cuộc đời của không biết bao nhiêu anh chị em ta, đòi mọi người chúng ta phải rèn đúc một tình liên đới và một tình huynh đệ mới khắp trên thế giới có khả năng đem lại cho các anh chị em ta niềm hy vọng mới giúp họ tiến bước một cách can đảm giữa muôn vàn vấn nạn của thời ta và nhiều chân trời mới mà các vấn nạn này phát hiện ra và là những chân trời Thiên Chúa vốn đặt trong tay ta”.