PHẦN I. TIẾNG NÓI AMAZON
“Thật là tốt đẹp khi, giờ đây, chính các bạn là những người tự xác định chính mình và cho chúng tôi thấy bản sắc của các bạn. Chúng tôi cần lắng nghe các bạn” (Fr.PM)
6. Truyền giảng Tin Mừng tại Châu Mỹ Latinh là một hồng ân Chúa Quan Phòng kêu gọi mọi người tới với sự cứu rỗi trong Chúa Kitô. Bất chấp việc thuộc địa hóa về quân sự, chính trị và văn hóa, và vuợt quá tham vọng và lòng tham của những người thực dân, có nhiều nhà truyền giáo đã hy sinh mạng sống của mình để truyền bá Tin Mừng. Sự nhạy cảm truyền giáo này không chỉ linh hứng cho việc hình thành ra các cộng đồng Kitô hữu, mà cả việc ban hành luật lệ như các Đạo Luật của Vùng Indies nhằm bảo vệ phẩm giá các dân tộc bản địa chống lại sự lạm dụng dân số và lãnh thổ của họ. Những sự lạm dụng như vậy đã làm tổn thương cộng đồng và làm lu mờ thông điệp của Tin mừng; Chúa Kitô thường bị công bố đồng lõa với các thế lực khai thác tài nguyên và đàn áp dân chúng.
7. Ngày nay, để thực thi vai trò tiên tri của mình một cách trong sáng, Giáo hội có cơ hội lịch sử để tự làm cho mình khác biệt rõ ràng với các thế lực thực dân mới bằng cách lắng nghe các dân tộc Amazon. Cuộc khủng hoảng xã hội môi trường hiện nay mở ra những cơ hội mới để trình bày Chúa Kitô trong mọi quyền năng giải phóng và nhân bản hóa của Người. Chương đầu tiên này được cấu trúc quanh bốn khái niệm chủ chốt liên quan chặt chẽ với nhau: sự sống, lãnh thổ, thời gian và đối thoại, trong đó, Giáo hội nhập thể với một khuôn mặt Amazon và truyền giáo.
Chương I: Sự sống
“Tôi đến để chúng được sống và sống dồi dào” (Ga 10:10)
Amazon, nguồn sự sống
8. Thượng Hội Đồng này xoay quanh sự sống: sự sống của lãnh thổ Amazon và của các dân tộc của nó, sự sống của Giáo hội, sự sống của hành tinh. Như được phản ảnh trong các cuộc tham khảo với các cộng đồng Amazon, sự sống ở Amazon được đồng hóa, trong số những thứ khác, với nước. Sông Amazon giống như một động mạch của lục địa và thế giới, nó chảy như những mạch máu cung cấp cho hệ thực vật và động vật của lãnh thổ, giống như một dòng suối cho các dân tộc, các nền văn hóa và những biểu thức linh đạo của nó. Như trong Vườn Địa Đàng (St 2: 6), nước là nguồn sự sống, nhưng cũng là mối liên hệ giữa các biểu hiện khác nhau của sự sống, trong đó mọi thứ đều được nối kết (xem LS, 16, 91, 117, 138, 240). “Dòng sông không phân cách chúng ta, nó hợp nhất chúng ta, nó giúp chúng ta cùng tồn tại giữa các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau” (2).
9. Lưu vực sông Amazon và các khu rừng nhiệt đới bao quanh nuôi dưỡng đất đai và điều hòa các chu trình nước, năng lượng và thán khí ở cấp độ hành tinh, nhờ việc tái chế biến độ ẩm. Chỉ riêng sông Amazon đã chuyển 15% tổng lượng nước ngọt của hành tinh mỗi năm vào Đại Tây Dương [3]. Amazon rất cần thiết cho việc phân phối lượng nước mưa ở các khu vực xa xôi khác của Nam Mỹ và góp phần vào sự chuyển động lớn của không khí quanh khắp hành tinh. Hơn nữa, nó nuôi dưỡng thiên nhiên, sự sống và văn hóa của hàng ngàn cộng đồng bản địa, nông dân, hậu duệ da đen (afro-descendant), sông hồ và đô thị. Nhưng cần lưu ý rằng theo các chuyên gia quốc tế, Amazon là khu vực dễ bị tổn thương thứ hai của hành tinh, sau Bắc Cực, nếu nói đến sự thay đổi khí hậu do con người gây ra.
10. Lãnh thổ Amazon bao gồm một phần của Ba Tây, Bolivia, Peru, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana, Suriname và French Guiana. Nó có tổng cộng 7.8 triệu kilô mét vuông ở trung tâm Nam Mỹ. Các khu rừng Amazon có diện tích khoảng 5.3 triệu kilô mét vuông, chiếm 40% diện tích rừng nhiệt đới hoàn cầu. Đây chỉ là 3.6% diện tích đất của trái đất, chiếm khoảng 149 triệu kilô mét vuông, tương đương khoảng 30% bề mặt hành tinh của chúng ta. Lãnh thổ Amazon chứa một trong những sinh quyển (biospheres) giàu nhất và phức tạp nhất về địa chất trên hành tinh. Sự phong phú tự nhiên của nó về nước, sức nóng và độ ẩm có nghĩa là hệ sinh thái của Amazon làm chủ khoảng 10% đến 15% sự đa dạng sinh học của mặct đất và lưu trữ từ 150 đến 200 tỷ tấn thán khí mỗi năm.
Sự sống dồi dào
11. Chúa Giêsu ban sự sống viên mãn (x. Ga 10,10), một sự sống tràn đầy Thiên Chúa, một sự sống cứu rỗi (zōē), bắt đầu với sáng thế và tự biểu lộ ngay từ đầu trong chiều kích căn bản nhất của sự sống (bios). Ở Amazon, nó được phản ảnh trong sự đa dạng sinh học và văn hóa phong phú của nó. Điều này có nghĩa, một sự sống trọn vẹn và toàn diện, một sự sống ca hát, một bài hát nừng sự sống, giống như những bài ca ngợi dòng sông. Đó là một sự sống nhảy múa và đại diện cho thiên tính và mối liên hệ của chúng ta với thần tính này. “Như các giám mục khẳng định tại Aparecida, việc phục vụ mục vụ của chúng ta là một việc phục vụ “sự sống viên mãn của các dân tộc bản địa [1 điều] đòi phải công bố Chúa Giêsu Kitô và Tin mừng của Nước Thiên Chúa, tố cáo các tình huống tội lỗi, các cơ cấu của chết chóc, bạo lực, và các bất công bên trong và bên ngoài, và cổ vũ đối thoại liên văn hóa, liên tôn giáo và đại kết (DAp 95). Việc công bố và tố cáo như vậy đuợc chúng ta biện phân dưới ánh sáng của Chúa Giêsu Kytô, Đấng Hằng Sống (Kh 1:18), "sự viên mãn của mọi mặc khải” (DV 2).
"Sống tốt” (buen vivir)
12. Việc các dân tộc bản địa Amazon tìm kiếm sự sống dồi dào được phát biểu trong điều họ gọi là “sống tốt” (buen vivir) [4]. Tức là sống “hài hòa với bản thân, với thiên nhiên, với những con người nhân bản và với đấng tối cao, vì có sự thông đạt qua lại giữa toàn bộ vũ trụ, nơi không có người loại trừ hay người bị loại trừ, và giữa mọi người chúng ta, chúng ta có thể khuôn đúc một dự án sống viên mãn” (5).
13. Một cái hiểu như vậy về sự sống có đặc trưng ở tính nối kết và hài hòa các mối liên hệ giữa nước, lãnh thổ và thiên nhiên, đời sống cộng đồng và văn hóa, Thiên Chúa và các lực lượng tâm linh khác nhau. “Sống tốt” nghĩa là hiểu được tính trung tâm của đặc tính tương quan - siêu việt của con người nhân bản và của sáng thế, và bao gồm việc “làm tốt” hay các hành động tốt. Các chiều kích vật chất và tinh thần không thể bị ngắt kết. Cách thức toàn diện này tự phát biểu ra trong việc tự tổ chức cách khác biệt, bắt đầu từ gia đình và cộng đồng, và chấp nhận việc sử dụng có trách nhiệm mọi của cải của sáng thế. Một số người nói đến việc bước tới “vùng đất không có sự ác”, hoặc đi tìm “ngọn đồi linh thánh”, những hình ảnh phản ảnh các chuyển dịch cộng đồng và khái niệm hiện hữu của họ.
Sự sống bị đe dọa
14. Nhưng sự sống ở Amazon đang bị đe dọa bởi sự hủy hoại và khai thác môi trường và bởi sự vi phạm có hệ thống các nhân quyền căn bản của người Amazon. Cách riêng, việc vi phạm các quyền của các dân tộc bản địa, như quyền lãnh thổ, quyền tự quyết, quyền phân định lãnh thổ, được tham khảo và đồng ý trước. Theo các cộng đồng tham gia vào việc lắng nghe có tính đồng nghị này, mối đe dọa đối với sự sống xuất phát từ lợi ích kinh tế và chính trị của các nhóm thống trị trong xã hội ngày nay, đặc biệt là các công ty khai khoáng tài nguyên, thường có sự thông đồng hoặc được dung túng bởi chính quyền địa phương và quốc gia cũng như các nhà lãnh đạo bản địa truyền thống. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định, những người theo đuổi những lợi ích như vậy dường như đã bị ngắt kết hoặc thờ ơ trước các tiếng kêu than của người nghèo và của trái đất (x. LS 49, 91).
15. Nhiều cuộc tham khảo được tổ chức khắp Amazon cho thấy các cộng đồng cho rằng sự sống ở Amazon bị đe dọa đặc biệt bởi: (a) kết tội và ám sát các nhà lãnh đạo và người bảo vệ lãnh thổ; (b) chiếm đoạt và tư nhân hóa các của cải tự nhiên, chẳng hạn như nước; (c) cả nhượng bộ khai thác gỗ hợp pháp và khai thác gỗ bất hợp pháp; (d) săn bắn và câu cá có tính trấn lột, chủ yếu ở các dòng sông; (e) các siêu dự án: các nhượng quyền thủy điện và rừng, khai thác gỗ để sản xuất độc canh, xây dựng đường bộ và đường sắt, hoặc các dự án khai thác và dầu khí; (f) ô nhiễm do toàn bộ ngành công nghiệp khai khoáng gây ra, tạo nên nhiều vấn đề và bệnh tật, nhất là nơi trẻ em và thanh thiếu niên; (g) buôn bán ma túy; (h) các vấn đề xã hội do đó mà ra liên quan đến các mối đe dọa như nghiện rượu, bạo lực chống phụ nữ, mại dâm, buôn người, mất văn hóa và bản sắc gốc (ngôn ngữ, các thực hành và phong tục tâm linh), và mọi điều kiện nghèo đói mà người dân Amazon bị kết án (xem Fr.PM).
16. Hiện nay, biến đổi khí hậu và việc gia tăng sự can thiệp của con người (phá rừng, hỏa hoạn và thay đổi sử dụng đất) đang đẩy Amazon đến một điểm không thể quay trở lại, với tỷ lệ mất rừng cao, dân số bị buộc phải di dời và ô nhiễm. Chúng đang đặt các hệ sinh thái của nó vào nguy cơ và gây áp lực lên các nền văn hóa địa phương. Mức 4 độ bách phân của việc nóng lên hoặc 40% nạn phá rừng là “những điểm quá độ” (tipping points) của quần thể sinh vật Amazon theo hướng sa mạc hóa, nghĩa là một quá độ sang trạng thái sinh học mới thường là không thể đảo ngược. Và quả là điều đáng lo ngại khi nạn phá rừng hiện nay đã đạt tới từ 15 đến 20%.
Bảo vệ sự sống, đối đầu với bóc lột
17. Các cộng đồng được tham khảo ý kiến cũng nhấn mạnh mối liên hệ giữa sự đe dọa đối với sự sống sinh học và sự sống tinh thần, nghĩa là mối đe dọa toàn diện tổng thể. Sự phá hủy nhiều mặt lưu vực sông Amazon tạo ra sự mất cân bằng: mất cân bằng về lãnh thổ địa phương và hoàn cầu, mất cân bằng trong các mùa, mất cân bằng về khí hậu. Một trong những điều bị điều này ảnh hưởng là năng động lực sinh sản và tái sinh động vật và thực vật, gây khốn khổ cho mọi cộng đồng Amazon. Ví dụ, việc phá hủy và ô nhiễm thiên nhiên ảnh hưởng đến sản xuất, tiếp cận và phẩm chất thực phẩm. Vì vậy, việc chăm sóc có trách nhiệm đối với sự sống và “sống tốt” gắn liền với việc khẩn trương đối đầu với các mối đe dọa, xâm lược và thờ ơ trong lĩnh vực này. Việc chăm sóc sự sống trái ngược với nền văn hóa vứt bỏ, với nền văn hóa bóc lột, áp bức và dối trá. Đồng thời, điều này có nghĩa là chống lại viễn kiến vô độ phải gia tăng không giới hạn, thờ ngẫu thần tiền bạc, một thế giới bị cắt rời khỏi cội nguồn và môi trường của nó, một nền văn hóa chết chóc. Nói tóm lại, việc bảo vệ sự sống ngụ ý bảo vệ lãnh thổ và các tài nguyên hoặc của cải tự nhiên của nó; nó cũng ngụ ý bảo vệ sự sống và nền văn hóa của các dân tộc của nó, củng cố các tổ chức của họ, khả năng thực thi đầy đủ các quyền của họ và khả thể được lắng nghe. Theo lời của chính người dân bản địa: “Chúng tôi, người bản địa Guaviare (Colombia), là một phần của thiên nhiên bởi vì chúng tôi là nước, không khí, trái đất và sự sống của môi trường do Thiên Chúa tạo dựng. Do đó, chúng tôi yêu cầu chấm dứt việc ngược đãi và hủy diệt ‘Mẹ Trái đất’. Trái đất có máu và đang chảy máu, các công ty đa quốc gia đã cắt đứt các tĩnh mạch của ‘Mẹ Trái đất’ của chúng tôi. Chúng tôi muốn tiếng khóc bản địa của chúng tôi được cả thế giới lắng nghe” (6).
Khóc cho sự sống
18. Sự xâm lược và các mối đe dọa chống lại sự sống tạo ra các tiếng kêu khóc, cả từ người dân lẫn từ trái đất. Bắt đầu từ tiếng kêu khóc này như một chủ đề thần học (một nguồn cứ liệu [locus] để suy nghĩ về đức tin), người ta có thể khởi xướng các nẻo đường hoán cải, hiệp thông và đối thoại, những nẻo đường của Chúa Thánh Thần, của sự dồi dào và “sống tốt”. Hình ảnh sự sống và “sống tốt” như “cách lên đồi linh thánh”, ngụ ý hiệp thông với những người cùng hành hương và với thiên nhiên nói chung, nghĩa là một con đường hòa nhập với sự dồi dào sự sống, với lịch sử và với tương lai. Những nẻo đường mới này là điều cần thiết vì, từ góc độ mục vụ, khoảng cách địa dư lớn lao và sự đa dạng văn hóa phong phú của Amazon vẫn chưa được đề cập về phương diện mục vụ. Các nẻo đường mới đặt căn bản “trên các mối liên hệ liên văn hóa trong đó, sự đa dạng không có nghĩa đe dọa và không biện minh cho các phẩm trật quyền lực của một số người đối với những người khác, mà là đối thoại từ các viễn kiến văn hóa khác nhau, các cử hành, mối liên hệ qua lại và sự hồi sinh hy vọng” (DAp 97).
Chương II: Lãnh thổ
“Hãy cởi đôi dép của ngươi ra khỏi đôi chân của Ngươi, vì nơi ngươi bước lên là nơi thánh thiêng (Xh 3: 5)
Lãnh thổ, sự sống và mặc khải Thiên Chúa
19. Tại Amazon, sự sống được lồng, liên kết và tích hợp vào lãnh thổ. Không gian vật chất quan yếu và nuôi dưỡng này cung cấp khả thể, duy trì và giới hạn sự sống. Hơn nữa, chúng ta có thể nói rằng Amazon - hoặc một lãnh thổ hoặc cộng đồng bản địa khác - không chỉ là một ubi hoặc một nơi (một không gian địa dư), mà còn là một quid hay một điều gì đó, một nơi có ý nghĩa đối với đức tin hoặc kinh nghiệm về Thiên Chúa trong lịch sử. Do đó, lãnh thổ là một cứ liệu thần học nơi đức tin được sống, và cũng là một nguồn mặc khải đặc biệt của Thiên Chúa: những nơi hiển dung (epiphanic) trong đó, dự trữ sự sống và sự khôn ngoan dành cho hành tinh này được biểu lộ, một sự sống và sự khôn ngoan nói về Thiên Chúa. Ở Amazon, “những cái vuốt ve của Thiên Chúa” trở thành hiển hiện và nhập thể vào lịch sử (x. LS 84, “Đất, nước, núi non: mọi thứ đều như thể một sự vuốt ve của Thiên Chúa).
Một lãnh thổ trong đó mọi sự được nối kết
20. Một cái nhìn chiêm niệm, chăm chú và tôn kính vào anh chị em của mình, và cả thiên nhiên nữa - anh cây, chị hoa, chị em chim, anh em cá, và thậm chí cả những chị em nhỏ nhất như kiến, ấu trùng, nấm hoặc côn trùng ( xem LS 233) - cho phép các cộng đồng Amazon khám phá ra mọi sự được nối kết với nhau ra sao, trân qúy từng sinh vật, thấy mầu nhiệm vẻ đẹp của Thiên Chúa được mặc khải trong chúng (xem LS 84, 88) và sống với nhau một cách thân thiện.
21. Không có phần nào của lãnh thổ Amazon có thể tự mình tồn tại. Các bộ phận không những liên hệ với nhau ở bên ngoài, đúng hơn, chúng là các chiều kích từ cơ cấu, vốn hiện hữu trong tương quan, tạo thành một tổng thể quan yếu. Do đó, lãnh thổ Amazon cung cấp một giáo lý quan yếu để ta hiểu một cách toàn diện các tương quan của chúng ta với những người khác, với thiên nhiên và với Thiên Chúa, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nói (xem LS 66).
Vẻ đẹp và mối đe dọa đối với lãnh thổ
22. Khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của lãnh thổ Amazon, chúng ta khám phá ra một kiệt tác sáng tạo của Thiên Chúa Sự Sống. Các chân trời vô tận với vẻ đẹp vô biên là một bài ca, một bài thánh ca dâng lên Đấng Tạo Hóa. “Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, Chúa muôn trùng cao cả! Áo Ngài mặc : toàn oai phong lẫm liệt, cẩm bào Ngài khoác : muôn vạn ánh hào quang” (Tv 104 (3): 1-2). Biểu thức muôn mầu của sự sống là một bức tranh ghép của Thiên Chúa, Đấng ban cho chúng ta một “di sản nhưng không mà chúng ta nhận được để bảo vệ, như một không gian quý giá dành cho cuộc sống chung của con người” và trách nhiệm chung “đối với lợi ích của mọi người” (DAp. 471). Lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Puerto Maldonado để bảo vệ khu vực bị đe dọa này, để bảo tồn và khôi phục nó vì lợi ích của mọi người, đem lại cho chúng ta niềm hy vọng vào khả năng của mình để xây dựng lợi ích chung và ngôi nhà chung của chúng ta.
23. Ngày nay, Amazon đang bị thương, vẻ đẹp của nó bị biến dạng, một nơi đau đớn và bạo lực, như các báo cáo của các Giáo hội địa phương đã chỉ ra một cách hùng hồn: “Rừng hoang không phải là một tài nguyên để khai thác, nó là một hữu thể hoặc nhiều hữu thể khác nhau để ta có tương quan với” [7]. “Chúng ta bị tổn thương bởi việc hủy hoại thiên nhiên, hủy hoại rừng nhiệt đới, sự sống, con cái chúng ta và các thế hệ tương lai” [8]. Sự hủy hoại đa dạng sự sống con người và môi trường, các bệnh tật và ô nhiễm sông ngòi và đất đai, đốn và đốt cây, mất đa dạng sinh học một cách ồ ạt, nhiều loài diệt chủng (hơn một triệu trong số tám triệu động vật và thực vật đang gặp nguy cơ) [9], tạo thành một thực tại tàn bạo thách thức mọi người chúng ta.
Bạo lực, hỗn loạn và tham nhũng tràn lan. Lãnh thổ đã trở thành một không gian bất hòa và hủy diệt các dân tộc, văn hóa và các thế hệ. Những người bị buộc phải rời khỏi đất đai của họ thường rơi vào bẫy của mafias, buôn bán ma túy và buôn người (chủ yếu là phụ nữ), lao động trẻ em và mãi dâm trẻ em [10]. Thực tại bi thảm và phức tạp này nằm bên ngoài giới hạn của luật pháp và nhân quyền. Tiếng khóc than đau đớn của Amazon vang vọng lại tiếng khóc than của dân bị làm nô lệ ở Ai Cập, những người không bị Thiên Chúa bỏ rơi: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Aicập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập” (Xh 3: 7-8).
Lãnh thổ của hy vọng và “sống tốt”
24. Amazon là nơi có khả thể “sống tốt”, và hứa hẹn cùng hy vọng có những nẻo đường mới cho sự sống. Sự sống ở Amazon được hòa nhập và hợp nhất với lãnh thổ; không có sự phân tách hoặc phân chia giữa các bộ phận. Sự hợp nhất này bao gồm trọn hiện sinh: việc làm, nghỉ ngơi, các liên hệ nhân bản, các nghi thức và cử hành. Mọi sự đều được chia sẻ; không gian tư riêng, rất đặc trưng của thời hiện đại, là điều tối thiểu. Sự sống diễn tiến trên nẻo đường cộng đồng nơi các nhiệm vụ và trách nhiệm được phân phối và chia sẻ vì lợi ích chung. Không có chỗ cho ý niệm cá nhân tách rời khỏi cộng đồng hoặc lãnh thổ của nó.
25. Cuộc sống của các cộng đồng Amazon chưa bị ảnh hưởng bởi nền văn minh phương Tây được phản ảnh trong các niềm tin và nghi thức liên quan đến các hành động của các thần linh, của 1 thần tính được đằt bằng nhiều tên gọi khác nhau hành động với và trong lãnh thổ, với và trong tương quan với thiên nhiên. Thế giới quan này được nắm bắt trong ‘câu thần chú’ của Đức Phanxicô: “mọi sự được nối kết với nhau” (LS 16, 91, 117, 138, 240).
26. Sự hòa nhập của sáng thế, của sự sống được coi như một tổng thể bao trùm trọn hiện sinh, là nền tảng của nền văn hóa truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ nọ qua việc lắng nghe túi khôn của tổ tiên - một kho dự trữ sống động của nền linh đạo và văn hóa bản địa. Sự khôn ngoan này linh hứng cho việc quan tâm và tôn trọng sáng thế, vì ý thức rõ ràng được các giới hạn của nó và ngăn cấm việc lạm dụng nó. Lạm dụng thiên nhiên là lạm dụng tổ tiên, anh chị em mình, sáng thế và Đấng Tạo hóa. Lạm dụng tất cả những điều này là thế chấp tương lai.
27. Vũ trụ quan của Amazon và thế giới quan Kitô giáo đều đang gặp khủng hoảng do việc áp đặt chủ nghĩa trọng thương, thế tục hóa, nền văn hóa vứt bỏ và việc thờ ngẫu thần tiền bạc (x. EG 54-55). Cuộc khủng hoảng này đặc biệt ảnh hưởng đến những người trẻ và bối cảnh đô thị vốn đánh mất gốc rễ vững chắc của truyền thống họ.
Kỳ tới: Phần I, ch. 3&4
“Thật là tốt đẹp khi, giờ đây, chính các bạn là những người tự xác định chính mình và cho chúng tôi thấy bản sắc của các bạn. Chúng tôi cần lắng nghe các bạn” (Fr.PM)
6. Truyền giảng Tin Mừng tại Châu Mỹ Latinh là một hồng ân Chúa Quan Phòng kêu gọi mọi người tới với sự cứu rỗi trong Chúa Kitô. Bất chấp việc thuộc địa hóa về quân sự, chính trị và văn hóa, và vuợt quá tham vọng và lòng tham của những người thực dân, có nhiều nhà truyền giáo đã hy sinh mạng sống của mình để truyền bá Tin Mừng. Sự nhạy cảm truyền giáo này không chỉ linh hứng cho việc hình thành ra các cộng đồng Kitô hữu, mà cả việc ban hành luật lệ như các Đạo Luật của Vùng Indies nhằm bảo vệ phẩm giá các dân tộc bản địa chống lại sự lạm dụng dân số và lãnh thổ của họ. Những sự lạm dụng như vậy đã làm tổn thương cộng đồng và làm lu mờ thông điệp của Tin mừng; Chúa Kitô thường bị công bố đồng lõa với các thế lực khai thác tài nguyên và đàn áp dân chúng.
7. Ngày nay, để thực thi vai trò tiên tri của mình một cách trong sáng, Giáo hội có cơ hội lịch sử để tự làm cho mình khác biệt rõ ràng với các thế lực thực dân mới bằng cách lắng nghe các dân tộc Amazon. Cuộc khủng hoảng xã hội môi trường hiện nay mở ra những cơ hội mới để trình bày Chúa Kitô trong mọi quyền năng giải phóng và nhân bản hóa của Người. Chương đầu tiên này được cấu trúc quanh bốn khái niệm chủ chốt liên quan chặt chẽ với nhau: sự sống, lãnh thổ, thời gian và đối thoại, trong đó, Giáo hội nhập thể với một khuôn mặt Amazon và truyền giáo.
Chương I: Sự sống
“Tôi đến để chúng được sống và sống dồi dào” (Ga 10:10)
Amazon, nguồn sự sống
8. Thượng Hội Đồng này xoay quanh sự sống: sự sống của lãnh thổ Amazon và của các dân tộc của nó, sự sống của Giáo hội, sự sống của hành tinh. Như được phản ảnh trong các cuộc tham khảo với các cộng đồng Amazon, sự sống ở Amazon được đồng hóa, trong số những thứ khác, với nước. Sông Amazon giống như một động mạch của lục địa và thế giới, nó chảy như những mạch máu cung cấp cho hệ thực vật và động vật của lãnh thổ, giống như một dòng suối cho các dân tộc, các nền văn hóa và những biểu thức linh đạo của nó. Như trong Vườn Địa Đàng (St 2: 6), nước là nguồn sự sống, nhưng cũng là mối liên hệ giữa các biểu hiện khác nhau của sự sống, trong đó mọi thứ đều được nối kết (xem LS, 16, 91, 117, 138, 240). “Dòng sông không phân cách chúng ta, nó hợp nhất chúng ta, nó giúp chúng ta cùng tồn tại giữa các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau” (2).
9. Lưu vực sông Amazon và các khu rừng nhiệt đới bao quanh nuôi dưỡng đất đai và điều hòa các chu trình nước, năng lượng và thán khí ở cấp độ hành tinh, nhờ việc tái chế biến độ ẩm. Chỉ riêng sông Amazon đã chuyển 15% tổng lượng nước ngọt của hành tinh mỗi năm vào Đại Tây Dương [3]. Amazon rất cần thiết cho việc phân phối lượng nước mưa ở các khu vực xa xôi khác của Nam Mỹ và góp phần vào sự chuyển động lớn của không khí quanh khắp hành tinh. Hơn nữa, nó nuôi dưỡng thiên nhiên, sự sống và văn hóa của hàng ngàn cộng đồng bản địa, nông dân, hậu duệ da đen (afro-descendant), sông hồ và đô thị. Nhưng cần lưu ý rằng theo các chuyên gia quốc tế, Amazon là khu vực dễ bị tổn thương thứ hai của hành tinh, sau Bắc Cực, nếu nói đến sự thay đổi khí hậu do con người gây ra.
10. Lãnh thổ Amazon bao gồm một phần của Ba Tây, Bolivia, Peru, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana, Suriname và French Guiana. Nó có tổng cộng 7.8 triệu kilô mét vuông ở trung tâm Nam Mỹ. Các khu rừng Amazon có diện tích khoảng 5.3 triệu kilô mét vuông, chiếm 40% diện tích rừng nhiệt đới hoàn cầu. Đây chỉ là 3.6% diện tích đất của trái đất, chiếm khoảng 149 triệu kilô mét vuông, tương đương khoảng 30% bề mặt hành tinh của chúng ta. Lãnh thổ Amazon chứa một trong những sinh quyển (biospheres) giàu nhất và phức tạp nhất về địa chất trên hành tinh. Sự phong phú tự nhiên của nó về nước, sức nóng và độ ẩm có nghĩa là hệ sinh thái của Amazon làm chủ khoảng 10% đến 15% sự đa dạng sinh học của mặct đất và lưu trữ từ 150 đến 200 tỷ tấn thán khí mỗi năm.
Sự sống dồi dào
11. Chúa Giêsu ban sự sống viên mãn (x. Ga 10,10), một sự sống tràn đầy Thiên Chúa, một sự sống cứu rỗi (zōē), bắt đầu với sáng thế và tự biểu lộ ngay từ đầu trong chiều kích căn bản nhất của sự sống (bios). Ở Amazon, nó được phản ảnh trong sự đa dạng sinh học và văn hóa phong phú của nó. Điều này có nghĩa, một sự sống trọn vẹn và toàn diện, một sự sống ca hát, một bài hát nừng sự sống, giống như những bài ca ngợi dòng sông. Đó là một sự sống nhảy múa và đại diện cho thiên tính và mối liên hệ của chúng ta với thần tính này. “Như các giám mục khẳng định tại Aparecida, việc phục vụ mục vụ của chúng ta là một việc phục vụ “sự sống viên mãn của các dân tộc bản địa [1 điều] đòi phải công bố Chúa Giêsu Kitô và Tin mừng của Nước Thiên Chúa, tố cáo các tình huống tội lỗi, các cơ cấu của chết chóc, bạo lực, và các bất công bên trong và bên ngoài, và cổ vũ đối thoại liên văn hóa, liên tôn giáo và đại kết (DAp 95). Việc công bố và tố cáo như vậy đuợc chúng ta biện phân dưới ánh sáng của Chúa Giêsu Kytô, Đấng Hằng Sống (Kh 1:18), "sự viên mãn của mọi mặc khải” (DV 2).
"Sống tốt” (buen vivir)
12. Việc các dân tộc bản địa Amazon tìm kiếm sự sống dồi dào được phát biểu trong điều họ gọi là “sống tốt” (buen vivir) [4]. Tức là sống “hài hòa với bản thân, với thiên nhiên, với những con người nhân bản và với đấng tối cao, vì có sự thông đạt qua lại giữa toàn bộ vũ trụ, nơi không có người loại trừ hay người bị loại trừ, và giữa mọi người chúng ta, chúng ta có thể khuôn đúc một dự án sống viên mãn” (5).
13. Một cái hiểu như vậy về sự sống có đặc trưng ở tính nối kết và hài hòa các mối liên hệ giữa nước, lãnh thổ và thiên nhiên, đời sống cộng đồng và văn hóa, Thiên Chúa và các lực lượng tâm linh khác nhau. “Sống tốt” nghĩa là hiểu được tính trung tâm của đặc tính tương quan - siêu việt của con người nhân bản và của sáng thế, và bao gồm việc “làm tốt” hay các hành động tốt. Các chiều kích vật chất và tinh thần không thể bị ngắt kết. Cách thức toàn diện này tự phát biểu ra trong việc tự tổ chức cách khác biệt, bắt đầu từ gia đình và cộng đồng, và chấp nhận việc sử dụng có trách nhiệm mọi của cải của sáng thế. Một số người nói đến việc bước tới “vùng đất không có sự ác”, hoặc đi tìm “ngọn đồi linh thánh”, những hình ảnh phản ảnh các chuyển dịch cộng đồng và khái niệm hiện hữu của họ.
Sự sống bị đe dọa
14. Nhưng sự sống ở Amazon đang bị đe dọa bởi sự hủy hoại và khai thác môi trường và bởi sự vi phạm có hệ thống các nhân quyền căn bản của người Amazon. Cách riêng, việc vi phạm các quyền của các dân tộc bản địa, như quyền lãnh thổ, quyền tự quyết, quyền phân định lãnh thổ, được tham khảo và đồng ý trước. Theo các cộng đồng tham gia vào việc lắng nghe có tính đồng nghị này, mối đe dọa đối với sự sống xuất phát từ lợi ích kinh tế và chính trị của các nhóm thống trị trong xã hội ngày nay, đặc biệt là các công ty khai khoáng tài nguyên, thường có sự thông đồng hoặc được dung túng bởi chính quyền địa phương và quốc gia cũng như các nhà lãnh đạo bản địa truyền thống. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định, những người theo đuổi những lợi ích như vậy dường như đã bị ngắt kết hoặc thờ ơ trước các tiếng kêu than của người nghèo và của trái đất (x. LS 49, 91).
15. Nhiều cuộc tham khảo được tổ chức khắp Amazon cho thấy các cộng đồng cho rằng sự sống ở Amazon bị đe dọa đặc biệt bởi: (a) kết tội và ám sát các nhà lãnh đạo và người bảo vệ lãnh thổ; (b) chiếm đoạt và tư nhân hóa các của cải tự nhiên, chẳng hạn như nước; (c) cả nhượng bộ khai thác gỗ hợp pháp và khai thác gỗ bất hợp pháp; (d) săn bắn và câu cá có tính trấn lột, chủ yếu ở các dòng sông; (e) các siêu dự án: các nhượng quyền thủy điện và rừng, khai thác gỗ để sản xuất độc canh, xây dựng đường bộ và đường sắt, hoặc các dự án khai thác và dầu khí; (f) ô nhiễm do toàn bộ ngành công nghiệp khai khoáng gây ra, tạo nên nhiều vấn đề và bệnh tật, nhất là nơi trẻ em và thanh thiếu niên; (g) buôn bán ma túy; (h) các vấn đề xã hội do đó mà ra liên quan đến các mối đe dọa như nghiện rượu, bạo lực chống phụ nữ, mại dâm, buôn người, mất văn hóa và bản sắc gốc (ngôn ngữ, các thực hành và phong tục tâm linh), và mọi điều kiện nghèo đói mà người dân Amazon bị kết án (xem Fr.PM).
16. Hiện nay, biến đổi khí hậu và việc gia tăng sự can thiệp của con người (phá rừng, hỏa hoạn và thay đổi sử dụng đất) đang đẩy Amazon đến một điểm không thể quay trở lại, với tỷ lệ mất rừng cao, dân số bị buộc phải di dời và ô nhiễm. Chúng đang đặt các hệ sinh thái của nó vào nguy cơ và gây áp lực lên các nền văn hóa địa phương. Mức 4 độ bách phân của việc nóng lên hoặc 40% nạn phá rừng là “những điểm quá độ” (tipping points) của quần thể sinh vật Amazon theo hướng sa mạc hóa, nghĩa là một quá độ sang trạng thái sinh học mới thường là không thể đảo ngược. Và quả là điều đáng lo ngại khi nạn phá rừng hiện nay đã đạt tới từ 15 đến 20%.
Bảo vệ sự sống, đối đầu với bóc lột
17. Các cộng đồng được tham khảo ý kiến cũng nhấn mạnh mối liên hệ giữa sự đe dọa đối với sự sống sinh học và sự sống tinh thần, nghĩa là mối đe dọa toàn diện tổng thể. Sự phá hủy nhiều mặt lưu vực sông Amazon tạo ra sự mất cân bằng: mất cân bằng về lãnh thổ địa phương và hoàn cầu, mất cân bằng trong các mùa, mất cân bằng về khí hậu. Một trong những điều bị điều này ảnh hưởng là năng động lực sinh sản và tái sinh động vật và thực vật, gây khốn khổ cho mọi cộng đồng Amazon. Ví dụ, việc phá hủy và ô nhiễm thiên nhiên ảnh hưởng đến sản xuất, tiếp cận và phẩm chất thực phẩm. Vì vậy, việc chăm sóc có trách nhiệm đối với sự sống và “sống tốt” gắn liền với việc khẩn trương đối đầu với các mối đe dọa, xâm lược và thờ ơ trong lĩnh vực này. Việc chăm sóc sự sống trái ngược với nền văn hóa vứt bỏ, với nền văn hóa bóc lột, áp bức và dối trá. Đồng thời, điều này có nghĩa là chống lại viễn kiến vô độ phải gia tăng không giới hạn, thờ ngẫu thần tiền bạc, một thế giới bị cắt rời khỏi cội nguồn và môi trường của nó, một nền văn hóa chết chóc. Nói tóm lại, việc bảo vệ sự sống ngụ ý bảo vệ lãnh thổ và các tài nguyên hoặc của cải tự nhiên của nó; nó cũng ngụ ý bảo vệ sự sống và nền văn hóa của các dân tộc của nó, củng cố các tổ chức của họ, khả năng thực thi đầy đủ các quyền của họ và khả thể được lắng nghe. Theo lời của chính người dân bản địa: “Chúng tôi, người bản địa Guaviare (Colombia), là một phần của thiên nhiên bởi vì chúng tôi là nước, không khí, trái đất và sự sống của môi trường do Thiên Chúa tạo dựng. Do đó, chúng tôi yêu cầu chấm dứt việc ngược đãi và hủy diệt ‘Mẹ Trái đất’. Trái đất có máu và đang chảy máu, các công ty đa quốc gia đã cắt đứt các tĩnh mạch của ‘Mẹ Trái đất’ của chúng tôi. Chúng tôi muốn tiếng khóc bản địa của chúng tôi được cả thế giới lắng nghe” (6).
Khóc cho sự sống
18. Sự xâm lược và các mối đe dọa chống lại sự sống tạo ra các tiếng kêu khóc, cả từ người dân lẫn từ trái đất. Bắt đầu từ tiếng kêu khóc này như một chủ đề thần học (một nguồn cứ liệu [locus] để suy nghĩ về đức tin), người ta có thể khởi xướng các nẻo đường hoán cải, hiệp thông và đối thoại, những nẻo đường của Chúa Thánh Thần, của sự dồi dào và “sống tốt”. Hình ảnh sự sống và “sống tốt” như “cách lên đồi linh thánh”, ngụ ý hiệp thông với những người cùng hành hương và với thiên nhiên nói chung, nghĩa là một con đường hòa nhập với sự dồi dào sự sống, với lịch sử và với tương lai. Những nẻo đường mới này là điều cần thiết vì, từ góc độ mục vụ, khoảng cách địa dư lớn lao và sự đa dạng văn hóa phong phú của Amazon vẫn chưa được đề cập về phương diện mục vụ. Các nẻo đường mới đặt căn bản “trên các mối liên hệ liên văn hóa trong đó, sự đa dạng không có nghĩa đe dọa và không biện minh cho các phẩm trật quyền lực của một số người đối với những người khác, mà là đối thoại từ các viễn kiến văn hóa khác nhau, các cử hành, mối liên hệ qua lại và sự hồi sinh hy vọng” (DAp 97).
Chương II: Lãnh thổ
“Hãy cởi đôi dép của ngươi ra khỏi đôi chân của Ngươi, vì nơi ngươi bước lên là nơi thánh thiêng (Xh 3: 5)
Lãnh thổ, sự sống và mặc khải Thiên Chúa
19. Tại Amazon, sự sống được lồng, liên kết và tích hợp vào lãnh thổ. Không gian vật chất quan yếu và nuôi dưỡng này cung cấp khả thể, duy trì và giới hạn sự sống. Hơn nữa, chúng ta có thể nói rằng Amazon - hoặc một lãnh thổ hoặc cộng đồng bản địa khác - không chỉ là một ubi hoặc một nơi (một không gian địa dư), mà còn là một quid hay một điều gì đó, một nơi có ý nghĩa đối với đức tin hoặc kinh nghiệm về Thiên Chúa trong lịch sử. Do đó, lãnh thổ là một cứ liệu thần học nơi đức tin được sống, và cũng là một nguồn mặc khải đặc biệt của Thiên Chúa: những nơi hiển dung (epiphanic) trong đó, dự trữ sự sống và sự khôn ngoan dành cho hành tinh này được biểu lộ, một sự sống và sự khôn ngoan nói về Thiên Chúa. Ở Amazon, “những cái vuốt ve của Thiên Chúa” trở thành hiển hiện và nhập thể vào lịch sử (x. LS 84, “Đất, nước, núi non: mọi thứ đều như thể một sự vuốt ve của Thiên Chúa).
Một lãnh thổ trong đó mọi sự được nối kết
20. Một cái nhìn chiêm niệm, chăm chú và tôn kính vào anh chị em của mình, và cả thiên nhiên nữa - anh cây, chị hoa, chị em chim, anh em cá, và thậm chí cả những chị em nhỏ nhất như kiến, ấu trùng, nấm hoặc côn trùng ( xem LS 233) - cho phép các cộng đồng Amazon khám phá ra mọi sự được nối kết với nhau ra sao, trân qúy từng sinh vật, thấy mầu nhiệm vẻ đẹp của Thiên Chúa được mặc khải trong chúng (xem LS 84, 88) và sống với nhau một cách thân thiện.
21. Không có phần nào của lãnh thổ Amazon có thể tự mình tồn tại. Các bộ phận không những liên hệ với nhau ở bên ngoài, đúng hơn, chúng là các chiều kích từ cơ cấu, vốn hiện hữu trong tương quan, tạo thành một tổng thể quan yếu. Do đó, lãnh thổ Amazon cung cấp một giáo lý quan yếu để ta hiểu một cách toàn diện các tương quan của chúng ta với những người khác, với thiên nhiên và với Thiên Chúa, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nói (xem LS 66).
Vẻ đẹp và mối đe dọa đối với lãnh thổ
22. Khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của lãnh thổ Amazon, chúng ta khám phá ra một kiệt tác sáng tạo của Thiên Chúa Sự Sống. Các chân trời vô tận với vẻ đẹp vô biên là một bài ca, một bài thánh ca dâng lên Đấng Tạo Hóa. “Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, Chúa muôn trùng cao cả! Áo Ngài mặc : toàn oai phong lẫm liệt, cẩm bào Ngài khoác : muôn vạn ánh hào quang” (Tv 104 (3): 1-2). Biểu thức muôn mầu của sự sống là một bức tranh ghép của Thiên Chúa, Đấng ban cho chúng ta một “di sản nhưng không mà chúng ta nhận được để bảo vệ, như một không gian quý giá dành cho cuộc sống chung của con người” và trách nhiệm chung “đối với lợi ích của mọi người” (DAp. 471). Lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Puerto Maldonado để bảo vệ khu vực bị đe dọa này, để bảo tồn và khôi phục nó vì lợi ích của mọi người, đem lại cho chúng ta niềm hy vọng vào khả năng của mình để xây dựng lợi ích chung và ngôi nhà chung của chúng ta.
23. Ngày nay, Amazon đang bị thương, vẻ đẹp của nó bị biến dạng, một nơi đau đớn và bạo lực, như các báo cáo của các Giáo hội địa phương đã chỉ ra một cách hùng hồn: “Rừng hoang không phải là một tài nguyên để khai thác, nó là một hữu thể hoặc nhiều hữu thể khác nhau để ta có tương quan với” [7]. “Chúng ta bị tổn thương bởi việc hủy hoại thiên nhiên, hủy hoại rừng nhiệt đới, sự sống, con cái chúng ta và các thế hệ tương lai” [8]. Sự hủy hoại đa dạng sự sống con người và môi trường, các bệnh tật và ô nhiễm sông ngòi và đất đai, đốn và đốt cây, mất đa dạng sinh học một cách ồ ạt, nhiều loài diệt chủng (hơn một triệu trong số tám triệu động vật và thực vật đang gặp nguy cơ) [9], tạo thành một thực tại tàn bạo thách thức mọi người chúng ta.
Bạo lực, hỗn loạn và tham nhũng tràn lan. Lãnh thổ đã trở thành một không gian bất hòa và hủy diệt các dân tộc, văn hóa và các thế hệ. Những người bị buộc phải rời khỏi đất đai của họ thường rơi vào bẫy của mafias, buôn bán ma túy và buôn người (chủ yếu là phụ nữ), lao động trẻ em và mãi dâm trẻ em [10]. Thực tại bi thảm và phức tạp này nằm bên ngoài giới hạn của luật pháp và nhân quyền. Tiếng khóc than đau đớn của Amazon vang vọng lại tiếng khóc than của dân bị làm nô lệ ở Ai Cập, những người không bị Thiên Chúa bỏ rơi: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Aicập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập” (Xh 3: 7-8).
Lãnh thổ của hy vọng và “sống tốt”
24. Amazon là nơi có khả thể “sống tốt”, và hứa hẹn cùng hy vọng có những nẻo đường mới cho sự sống. Sự sống ở Amazon được hòa nhập và hợp nhất với lãnh thổ; không có sự phân tách hoặc phân chia giữa các bộ phận. Sự hợp nhất này bao gồm trọn hiện sinh: việc làm, nghỉ ngơi, các liên hệ nhân bản, các nghi thức và cử hành. Mọi sự đều được chia sẻ; không gian tư riêng, rất đặc trưng của thời hiện đại, là điều tối thiểu. Sự sống diễn tiến trên nẻo đường cộng đồng nơi các nhiệm vụ và trách nhiệm được phân phối và chia sẻ vì lợi ích chung. Không có chỗ cho ý niệm cá nhân tách rời khỏi cộng đồng hoặc lãnh thổ của nó.
25. Cuộc sống của các cộng đồng Amazon chưa bị ảnh hưởng bởi nền văn minh phương Tây được phản ảnh trong các niềm tin và nghi thức liên quan đến các hành động của các thần linh, của 1 thần tính được đằt bằng nhiều tên gọi khác nhau hành động với và trong lãnh thổ, với và trong tương quan với thiên nhiên. Thế giới quan này được nắm bắt trong ‘câu thần chú’ của Đức Phanxicô: “mọi sự được nối kết với nhau” (LS 16, 91, 117, 138, 240).
26. Sự hòa nhập của sáng thế, của sự sống được coi như một tổng thể bao trùm trọn hiện sinh, là nền tảng của nền văn hóa truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ nọ qua việc lắng nghe túi khôn của tổ tiên - một kho dự trữ sống động của nền linh đạo và văn hóa bản địa. Sự khôn ngoan này linh hứng cho việc quan tâm và tôn trọng sáng thế, vì ý thức rõ ràng được các giới hạn của nó và ngăn cấm việc lạm dụng nó. Lạm dụng thiên nhiên là lạm dụng tổ tiên, anh chị em mình, sáng thế và Đấng Tạo hóa. Lạm dụng tất cả những điều này là thế chấp tương lai.
27. Vũ trụ quan của Amazon và thế giới quan Kitô giáo đều đang gặp khủng hoảng do việc áp đặt chủ nghĩa trọng thương, thế tục hóa, nền văn hóa vứt bỏ và việc thờ ngẫu thần tiền bạc (x. EG 54-55). Cuộc khủng hoảng này đặc biệt ảnh hưởng đến những người trẻ và bối cảnh đô thị vốn đánh mất gốc rễ vững chắc của truyền thống họ.
Kỳ tới: Phần I, ch. 3&4