GÓP Ý VỀ "NGHI THỨC THÁNH LỂ 2005"

Kính gửi: Hàng Giáo Phẩm và Giáo Sĩ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Kính thưa TOÀN THỂ QUÝ VỊ,

Chúng con vừa nhận được quyển “NGHI THỨC THÁNH LỄ” do HĐGMVN mới phát hành.

Sau khi đọc qua, chúng con cảm thấy rất mừng vì bản dịch này đúng Tín Lý và Thần Học Công Giáo, nhất là dịch sát quyển Missale Romanum của Tòa Thánh. Thêm vào đó chúng con lại được đọc bài: “Trả Lời Của Đức Cha Chủ Tịch UBPT/HĐGMVN Về Cuốn “Nghi Thức Thánh Lễ” năm 2005” trên mạng của Vietcatholic.

Thành thực mà nói, chúng con hết sức ngưỡng mộ đường lối làm việc của Ủy Ban Phụng Tự. Vì Đức Cha Chủ Tịch UBPT đã nhấn mạnh rất nhiều rằng: “Trước hết, chúng tôi luôn ý thức, mình đang làm công tác phiên dịch, chứ không phải phóng tác, nên lúc nào cũng phải cố gắng phiên dịch cho thực trung thành với chính bản, đặc biệt là về nội dung, kẻo lại mang tiếng là “diệt” thay vì “dịch”... Hơn thế, công việc chúng tôi đang làm là thuộc lãnh vực phụng tự, lãnh vực liên quan đến đức tin, nên chúng tôi không dám làm theo ý riêng, mà phải theo sát những chỉ thị của Tòa Thánh liên quan đến vấn đề này, cụ thể là Huấn Thị V của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích ban hành ngày 28. 03. 2001. Chính vì trước đây đã có những khuynh hướng muốn thích nghi bản văn phụng vụ cho hợp với nhu cầu và sắc thái địa phương, với ý muốn “hội nhập văn hóa”, nhiều bản dịch đã đi quá xa với bản văn Latinh, ấn bản mẫu, khiến khi đọc, người ta có cảm tưởng không còn phải của “Rôma” nữa, mà một thứ “sách lễ địa phương” nào đó, như thế ngưới Công giáo ở những địa phương khác nhau được phép sử dụng những sách lễ khác nhau... Tòa Thánh đòi mọi bản dịch phải trung thành với bản gốc Latinh, ấn bản mẫu, đặc biệt về nội dung, không được thêm bớt hay dịch theo lối “diễn nghĩa” (paraphrase) hoặc “giải thích” (glose) (x. Ht V, số 20)…... Giá trị của Thánh lễ và các Bí tích chủ yếu hệ tại làm những điều Chúa truyền và Hội Thánh dạy, chứ không phải những gì người ta bày đặt thêm thắt vào theo sáng kiến riêng của mình hay theo thị hiếu của cộng đồng địa phương..., để biến thành những nghi lễ cá nhân hay cùng lắm là của một cộng đồng riêng lẻ! Về vấn đề này Huấn thị V, số 19 của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích đã nêu ra nguyên tắc căn bản sau: “Trước tiên người ta phải để ý tới nguyên tắc này là phiên dịch các bản văn phụng vụ không phải là công tác sáng tác, nhưng đúng hơn là phải diễn dịch bản văn gốc ra tiếng địa phương cách trung thành và chính xác... không thêm, không bớt vào nội dung, không dùng những lối diễn nghĩa hay giải thích<,b>”.

Ngoài những cố gắng vượt bực là dịch sát nghĩa, nên lúc nào Ủy Ban cũng cố gắng phiên dịch cho trung thực theo bản mẫu Latinh, Ủy Ban còn dùng lối hành văn đơn sơ, dễ hiểu, thông dụng nhưng trang trọng như Ủy Ban đã làm mà Đức Cha Chủ Tịch đã trình bày. Thêm vào đó, Ủy Ban còn khiêm nhường mời đại diện 25 giáo phận, 6 đại chủng viện v.v. góp ý để bản văn được hoàn chỉnh hơn.

Sau cùng, Ủy Ban còn tổ chức những phiên họp Hội nghị toàn quốc để bỏ phiếu theo tinh thần dân chủ. Điển hình trong phiên họp chung ngày 13.3.2003, đại diện 25 giáo phận, 6 đại chủng viện và Ủy Ban Liên Dòng... đã biểu quyết 17/29 giữ lại công thức “Dấu Thánh giá” là “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”; và những cụm từ: “mầu nhiệm thánh”; “nhiều người” v.v. của bản dịch Sách Lễ Rôma 1971 thay cho ấn bản Sách Lễ Rôma 1992 về công thức “Dấu Thánh giá” là “Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”; và những cụm từ: “thánh lễ”; “mọi người” v.v. Quả thực việc làm trên đây của Ủy Ban thật đáng khâm phục. Để nói lên tầm mức quan trọng của bản dịch cần nhiều sự góp ý của mọi tầng lớp cũng như nói lên tinh thần khiêm tốn của Ủy Ban, thêm vào đó, còn nói lên tinh thần dân chủ mà Đức cha Chủ tịch đã xác định: “Tất cả đều dựa vào ý kiến các nơi và cuộc bỏ phiếu chung kết của Hội nghị toàn quốc, chứ chúng tôi không chọn lựa theo ý riêng của Ủy Ban. Cuối cùng, chúng tôi đã đưa bản văn lên Hội Đồng Giám mục để các ngài quyết định trước khi gởi về Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí tích xin phê chuẩn.....”

Tuy nhiên, theo sự hiểu biết khiêm tốn của chúng con, mấy từ sau đây không được sát nghĩa lắm:

HÀNH ĐỘNG THỐNG HỐI (ACTUS PAENITENTIALIS)

“...actus paenitentialis.. .” (Bản mẫu Latinh). Dịch thế nào cho thật ý nghĩa, thật xuôi tai, và có cần in một đề tựa như thế trong sách không?

a. “... actus paenitentialis...”: Nghi thức thống hối (bản dịch 1971).

b. “... actus paenitentialis...”: Hành động thống hối (ấn bản 1992 và bản dịch 2005).

c. “... actus paenitentialis...”: Xin đề nghị dịch là: Lời nguyện thống hối

PHẦN PHỤNG VỤ LỜI CHÚA (LITURGIA VERBI)

“Verbum Dómini.” (Bản mẫu Latinh)

Verbum Dómini”: “ĐÓ là lời Chúa” (Bản dịch 1971, ấn bản 1992, và bản dịch 2005).

Khi thừa tác viên vừa đọc xong bài sách thánh, nhất là thầy sáu hoặc linh mục đọc xong bài Tin Mừng; các ngài hôn kính “Lời Chúa” rồi đưa sách in “Lời Chúa”trong đó lên cao trước cộng đoàn dân Chúa để giới thiệu. Các ngài hôn và cung kính đưa cao “Lời Chúa” in trong đó, chứ các ngài KHÔNG kính cẩn hôn và cung kính đưa cao “Tập giấy trắng mực đen-đỏ” lên để cho mọi người tôn kính. Lời Chúa còn ngay trước mặt, mà mắt lại nhìn về phía xa xa rồi miệng: “Đó là. ....”. Chúa Nhật, ngày 14-05-2006 vừa qua, chúng con đi dâng lễ, một ông khoảng 40 tuổi ngồi bên chúng con, khi nghe câu: “Đó là lời Chúa!”, ông ta mỉm cười, lắc đầu quay sang con nói nhỏ: “Lời Chúa in trên tường hay ở cưối nhà thờ hoặc ở đâu đó. Chứ đâu có in trong Sách Bài Đọc hay Phúc Âm trước mặt họ đâu”.

Tại sao cụm từ “Verbum Dómini” không được dịch sang tiếng Việt là: “Lời Chúa” cho thật sát nghĩa với bản mẫu Latinh? Viết đến đây chúng con sực nhớ, cách nay khoảng 6 năm chúng con đi dâng lễ, sau khi cha khách (đồng tế) công bố đoạn Tin Mừng, ngài cung kính hôn đoạn Tin Mừng đó; ngài quay ngược sách Tin Mừng lại về phía cộng đoàn, rồi ngài dùng ngón tay trỏ của ngài ấn sát vào đoạn Tin Mừng vừa mới đọc và cất tiếng: “ĐÂY là Lời Của Chúa”...

Cùng nghi thức tương tự, sau khi các vị chủ tế dâng Mình và Máu Thánh Chúa lên, các ngài cúi mình sâu kính cẩn thờ lạy rồi cất tiếng: “Mầu nhiệm Đức Tin” hay “ĐÂY là mầu nhiệm Đức Tin”, chứ có vị nào cất tiếng: “Đó là mầu nhiệm đức tin”...

Tiếp đến, khi vị chủ tế cúi mình kính cẩn cầm Mình Thánh Chúa đưa lên rồi cung kính giới thiệu: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”; chứ có vị nào cất tiếng: “Đó Chiên Thiên Chúa, đó Đấng xóa tội trần gian”.

Trong những giây phút huyền nhiệm đó, cộng đoàn dân Chúa cung kính thờ lạy. Thờ lạy rồi đón nhận? Thờ lạy - đón nhận Chúa đang ẩn mình ngự trong “Bánh miến - Rượu nho”. Chứ không phải thờ lạy - đón nhận “miếng bánh miến” và “hớp rượu nho” như có người lầm tưởng, mà bọn “Chủ Nghĩa Đổi Mới” (Modernism) từng âm thầm tuyên truyền rằng: “... chỉ là bánh và rượu được làm phép thôi...”

Trở lại cụm từ: “Lời Của Chúa”, đã từ lâu chúng con rất phân vân nghĩ rằng: “Lời CỦA Chúa” chỉ là những lời do chính miệng Chúa Giêsu phán ra mà bốn thánh sử đã ghi lại trong Tin Mừng. Thí dụ: “Các con chỉ thấy cái rác nơi mắt người khác...” hay: “Ta là đấng chăn chiên...” hoặc “Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất...” v.v.. Còn lại những “Bài Đọc” và những đoạn văn bốn thánh sử thuật lại (do ơn Mặc Khải) những diễn tiến in trong Tin Mừng chỉ mang tính cách “Lời Chúa”, chứ không phải là “Lời CỦA Chúa” thực sự.

Vì thế, theo ý kiến thấp kém của chúng con, cụm từ: “Verbum Dómini” xin được dịch sang tiếng Việt là: “Lời Chúa” hay “Đây là Lời Chúa” để theo sát nghĩa cũng như thực trung thành với bản mẫu Latinh (Missale Romanum) thay cho cụm từ “Đó là lời Chúa!” theo lối “diễn nghĩa” (paraphrase) hoặc “giải thích” (glose).

PHỤNG VỤ THÁNH THỂ (LITURGIA EUCHARISTICA)

“Oráte, fratres: ut meum ac vestrum sacrifícium...”. (Bản mẫu Latinh)

1. “Oráte, fratres: ut meum ac vestrum sacrifícium...”: “Anh chị em hãy cầu nguyện để lễ vật của tôi của anh chị em....” (Bản dịch 1971).

2. “Oráte, fratres: ut meum ac vestrum sacrifícium...”: “Anh chị em hãy cầu nguyện để lễ vật của tôi cũng là của anh chị em....” (Ấn bản 1992).

3. “Oráte, fratres: ut meum ac vestrum sacrifícium...”: “Anh chị em hãy cầu nguyện để hy lễ của tôi cũng là của anh chị em....”. Bản dịch 2005. Chúng con phân vân: Hội Thánh dùng chữ “sacrifícium” ý nói về “bánh miến, rượu nho” hay ý nói về Chúa Giêsu ẩn mình trong hình bánh, hình rượu. Nếu ý nói về Chúa Giêsu, thì lúc đó chủ tế đã đọc lời thánh hiến đâu; bánh miến và rượu nho chưa trở nên Mình và Máu Thánh Chúa. Còn chữ “sacrifícium” ý nói “bánh miến - rượu nho”, làm sao gọi là hy lễ. Hay “sacrifícium” còn nghĩa nào khác như: “lễ tế”...

KINH NGUYỆN THÁNH THỂ (PREX EUCHARISTICA)

I. “HOC EST ENIM CORPUS MEUM, QUOD PRO VOBIS TRADÉTUR.” (Bản mẫu Latinh).

1.“HOC EST ENIM CORPUS MEUM, QUOD PRO VOBIS TRADÉTUR.”: “TẤT CẢ CÁC CON HÃY NHẬN LẤY MÀ ĂN: VÌ NÀY LÀ MÌNH TA, SẼ BỊ NỘP VÌ CÁC CON.”

(Bản dịch 1971)

2. “HOC EST ENIM CORPUS MEUM, QUOD PRO VOBIS TRADÉTUR.”: “Tất cả các con cầm lấy mà ăn: Này là mình Thầy Sẽ bị nộp vì các con.” (Ấn bản 1992)

3. “HOC EST ENIM CORPUS MEUM, QUOD PRO VOBIS TRADÉTUR.”: “TẤT CẢ CÁC CON HÃY NHẬN LẤY MÀ ĂN: VÌ NÀY LÀ MÌNH THẦY, SẼ BỊ NỘP VÌ CÁC CON.”

(Bản dịch 2005)

II. “HIC EST ENIM CALIX SÁNGUINIS MEI NOVI ET AETÉRNI TESTAMÉNTI, QUI PRO VOBIS ET PRO MULTIS EFFUNDÉTUR IN REMISSIÓNEM PECCATÓRUM.

HOC FÁCITE IN MEAM COMMEMORATIÓNEM.” (Bản mẫu Latinh)

1 “HIC EST ENIM CALIX SÁNGUINIS MEI NOVI ET AETÉRNI TESTAMÉNTI, QUI PRO VOBIS ET PRO MULTIS EFFUNDÉTUR IN REMISSIÓNEM PECCATÓRUM.

HOC FÁCITE IN MEAM COMMEMORATIÓNEM.”: “TẤT CẢ CÁC CON HÃY NHẬN LẤY MÀ UỐNG: VÌ NÀY LÀ CHÉN MÁU TA, MÁU TÂN ƯỚC VĨNH CỬU, SẼ ĐỔ RA CHO CÁC CON VÀ NHIỀU NGƯỜI ĐƯỢC THA TỘI. CÁC CON HÃY LÀM VIỆC NÀY MÀ NHỚ ĐẾN TA” (Bản dịch 1971)

2. “HIC EST ENIM CALIX SÁNGUINIS MEI NOVI ET AETÉRNI TESTAMÉNTI, QUI PRO VOBIS ET PRO MULTIS EFFUNDÉTUR IN REMISSIÓNEM PECCATÓRUM.

HOC FÁCITE IN MEAM COMMEMORATIÓNEM.”: “Tất cả các con cầm lấy mà uống: Này là chén Máu Thầy Máu giáo ước mới, giao ước vĩnh cửu Sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội. Các con hãy làm việc này Mà nhớ đến Thầy” (Ấn bản 1992)

3. “HIC EST ENIM CALIX SÁNGUINIS MEI NOVI ET AETÉRNI TESTAMÉNTI, QUI PRO VOBIS ET PRO MULTIS EFFUNDÉTUR IN REMISSIÓNEM PECCATÓRUM.

HOC FÁCITE IN MEAM COMMEMORATIÓNEM.”: “TẤT CẢ CÁC CON HÃY NHẬN LẤY MÀ UỐNG: VÌ NÀY LÀ CHÉN MÁU THẦY, MÁU GIAO ƯỚC MỚI VÀ VĨNH CỬU, SẼ ĐỔ RA CHO CÁC CON VÀ NHIỀU NGƯỜI ĐƯỢC THA TỘI. CÁC CON HÃY LÀM VIỆC NÀY MÀ NHỚ ĐẾN THẦY” (Bản dịch 2005).

Cùng một công thức thánh hiến Mình và Máu Thánh Chúa bằng chữ Latinh in y hệt nhau trong ba bản mẫu Latinh (Missale Romanum phát hành năm 1970, 1975 và 2002). Nhưng ba bản tiếng Việt trên đây không bản nào giống bản nào.

a. “Vì này là Mình THẦY...; Vì này là chén Máu THẦY...”

Chữ “Thầy” tuy rất thân mật, khắng khít; nhưng theo cách xưng hô hay hành văn kiểu tiếng Việt, “Thầy” có thể hiểu và dùng cho ngôi thứ nhất số ít, hay ngôi thứ hai số ít, hoặc ngôi thứ ba số ít đều được cả. Vì thế chữ “Thầy” không xác định vị thế rõ rệt. Hơn nữa, chữ “Thầy” thường chỉ dùng với một số người đang có mặt, chứ không bao quát và mãi mãi.

Hơn nữa chữ “Thầy” ngoài nghĩa là thầy dạy (master, maitre. ..) còn có nghĩa là cha (father, père như một số địa phương miền Bắc và miền Trung VN thường dùng). Ngoài ra, khi nhắc đến tiếng “Thầy” nhiều người còn liên tuởng đến: thầy tướng số X., thầy địa lý Y., thầy lang T. (thuốc Bắc), thầy cảnh sát (miền Nam VN trước năm 1975) thầy đội, thầy cai (quân đội Pháp trước 1954 tại VN).v.v. Ngoài ra, chữ “Thầy” chỉ là danh từ (nom; noun), chứ không phải là đại danh từ thực sự (pronom; pronoun).

Nhiều giáo phái Tin Lành lập luận rằng: Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu chỉ nói với 12 Tông Đồ có mặt ngay lúc đó thôi; và hành động “bẻ bánh – trao rượu” chỉ là nghi thức để tưởng niệm thôi. Nên họ không tin Chúa ẩn mình ngự trong Bí Tích Thánh Thể để ở lại thế gian cho đến Tận Thế.

Chúng con mạn phép giả xử: Nếu trong bản mẫu Latinh hay quyển Vulgata in: “HOC EST ENIM CORPUS MAGISTRI...” và “HIC EST ENIM CALIX SÁNGUINIS MAGISTRI...” thì bản dịch Nghi Thức Thánh Lễ 2005 dịch rất sát nghĩa và chính xác mọi phương diện. Thật tuyệt vời.

b. “Vì này là Mình TA (TÔI) ”:

Chữ “TA (TÔI)” luôn luôn là đại danh từ (pronom; pronoun) ở ngôi thứ nhất số ít; rất rõ rệt, không nhiều nghĩa.

Đối với những tín hữu Công Giáo, cha con chúng ta cùng tin rằng: Chúa Giêsu ẩn mình ngự thật trong Bí Tích Thánh Thể và hằng ở lại thế gian cho đến Tận Thế như NGƯỜI đã phán: “TA ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.(Mt.28:20). Vì thế những lời Chúa phán trong bữa Tiệc Ly là lời Chúa truyền cho tất cả nhân loại và truyền cho đến Tận Thế. Chứ không phải Chúa chỉ nói với các Tông Đồ đang có mặt ngay trong bữa Tiệc Ly đó thôi.

Buồn thay, có người lập luận rằng: Chữ “TA” có vẻ trịch thượng; chỉ hợp với xã hội đế quốc Tây phương xưa kia, chứ không còn hợp với thời đại bây giờ, nhất là với xã hội Việt Nam hiện nay.

Họ có biết và tin rằng: Chúa Giêsu là Đấng tạo thành vũ trụ, Người là Đấng Tạo Hóa, là Chúa Cả trời đất không? Đối với NGƯỜI không có thời gian và không gian như lời NGƯỜI đã nói: Ego sum Alpha et Omega et Finis (Apoc. 1, 8) hay EGO SUM QUI SUM (Exod. 3, 14). “EGO = TA” luôn luôn ở ngôi thứ nhất số ít.

Vậy, nếu không muốn dùng chữ “TA”, xin hãy dùng chữ “TÔI” cũng được. Có sao đâu!

Thế nhưng, có người thường viết hoặc nói: Dân Việt Nam ta. Quê hương đất nước ta. Tổ tiên ta. v.v. Sự thực những câu này nếu viết cho đúng văn phạm và đúng theo phép lịch, cần sửa lại như sau: Dân tộc Việt Nam chúng ta. Quê hương đất nước chúng ta. Tổ tiên chúng ta.v.v. Còn nếu chỉ một người nói với người một người xa lạ thì có thể nói: Quê hương tôi là... hay dân tộc tôi là... hoặc tổ tiên tôi là... v.v. Từ đó cũng có người suy diễn rằng: Chữ “ta” có khi ở số nhiều. Thí dụ: “Cái nhà là nhà của ta” hay “Ta về ta tắm ao ta”. Theo con, khi con tự nhủ (Je me dis; I say to myselt or I say to my heart) về hai câu trên đây, chữ “ta” luôn ở số ít. Nhưng khi con khuyên nhủ người khác theo tinh thần hai câu này, con cũng nói: “Cái nhà là nhà của ta” hay “Ta về ta tắm ao ta”. Nhưng khi con rủ rê người khác, con phải nói: “Cái nhà là nhà của CHÚNG ta” hay “CHÚNG ta về tắm ao CHÚNG ta” mới đúng văn phạm và đúng phép lịch sự. Nếu không, sẽ bị chê là “Ăn nói thách mé (thiếu lịch sự)”. Hơn nữa, không nên đồng nghĩa đại danh từ “ta” với sở hữu tĩnh từ “của ta”.

Vì thế chữ “TA tức là TÔI...” luôn luôn ở ngôi thứ nhất số ít và rất rõ nghĩa là chỉ về chính mình.

Như quý vị quá biết: Trung tâm điểm của Hội Thánh Công Giáo là Thánh Lễ. Mà cao điểm của Thánh Lễ là phép truyền Mình và Máu cực thánh Chúa Giêsu. Nên theo ý kiến thấp kém của chúng con, nếu có thể được xin các quý vị thay chữ “Thầy” bằng chữ “TA hay TÔI” cho thật sát nghĩa, thật rõ rệt, thật bao quát và sát với bản mẫu Latinh...

Hơn nữa, nếu chúng con không lầm, tất cả các sách kinh bổn, các sách giáo lý, các sách Kinh Thánh, Sách Lễ phát hành từ năm 1975 trở về trước đều in lời dịch truyền phép như sau:

“HOC EST ENIM CORPUS MEUM...”: “Vì này là Mình TA...” và:

“HIC EST ENIM CALIX SÁNGUINIS MEI...”: “Vì này là chén Máu TA...”.

Bên cạnh đó, nhiều bản dịch của Giáo Hội Công Giáo thuộc vài dân tộc khác in như sau:

“HOC EST ENIM CORPUS MEUM...”: “Car ceci est MON CORP...” và:

“HIC EST ENIM CALIX SÁNGUINIS MEI...”: “Car ceci est la coupe de MON SANG . ..” (Pháp)

“HOC EST ENIM CORPUS MEUM...”: “This is MY BODY...” và:

“HIC EST ENIM CALIX SÁNGUINIS MEI...”: “This is the cup of MY BLOOD. ..” (Anh & Mỹ - Úc)



“HOC EST ENIM CORPUS MEUM...”: “Das ist MEIN LEIB...” và:

“HIC EST ENIM CALIX SÁNGUINIS MEI...”: “Das ist derkelch des neuen... MEIN BLUT. ..” (Đức)



“HOC EST ENIM CORPUS MEUM...”: “Este es mi cuerpo...” và:

“HIC EST ENIM CALIX SÁNGUINIS MEI...”: “Este es. .. mi sangre” (Tây Ban Nha & Mexico) vân vân.



NHIỀU TỪ NGỪ KHÁC

1. “CỨU CHUỘC” hay “CỨU ĐỘ”?

Theo sự hiểu biết non yếu của chúng con, Chúa Giêsu xuống thế gian để CỨU CHUỘC cả nhân loại thoát khỏi án phạt đời đời. NGƯỜI là Chúa Cứu Thế (Redemptor, Salvator, Redempter, Sauver, Savior...), NGƯỜI là Đức Chúa Trời, là ĐẤNG TẠO HÓA đầy quyền năng. Chứ NGƯỜI không phải là người trần tục (như nhiều bè rối và bọn “Modernism” chủ trương) chỉ CỨU ĐỘ (Auxilium, Aide, Help, Paramita, Paramedic...) chúng sinh. Vì thế, nếu có thể được xin quý vị thay chữ “CỨU ĐỘ” bằng chữ “CỨU CHUỘC” để thật trọn nghĩa và để nói lên quyền phép cùng tình thương vô biên của NGƯỜI.

Cũng ngược dòng lịch sử Hội Thánh Việt Nam trở về trước, tất cả các sách kinh bổn, các sách giáo lý, các sách Kinh Thánh, Sách Lễ từ năm 1975 đều dịch chữ “Salvarer, Redemerer, Leberarer; Salvator, Redemptor, Leberator” sang tiếng Việt là “CỨU CHUỘC, Đấng CỨU CHUỘC”. Vì thế trong kinh nguyện luôn có những lời kinh thật sốt sáng và cảm động như: “Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế”.



Thêm vào đó, cụm từ: “...; et dimítte nobis debita nostra, sicut et nos dimíttimus debitóribus nostris;...” trong Kinh Lạy Cha thì bản dịch 1971 và 2005 dịch là: “...; và tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con;...”. Những bản dịch này dịch sát nghĩa cũng như sát chữ theo bản mầu Latinh, nhưng ý không minh bạch lắm, khiến nhiều người không được cắt nghĩa lầm tưởng rằng “nợ” ở đây “nợ” tiền bạc, “nợ” ơn nghĩa.v.v. Còn ấn bản 1992 in: “; xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con;”. Lối trình bày của ấn bản này, tuy không sát với bản mẫu Latinh, nhưng lời văn trong sáng và trang nhã.

Tuy nhiên, chữ “sicut=như” khiến nhiều người phân vân và thắc mắc rằng: Tại sao lại “... như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con;...”. Như thế chẳng khác nào chúng ta bảo Chúa theo gương, bắt chước chúng ta hay sao...

Rồi tới phần rước lễ, như câu: “Dómine, non sum dignus, ut intres sub tectum meum,...”, bản dịch 1971 và 2005 dịch là: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con (tectum meum=mái nhà con; my roof; mon toit;...)” Lối dịch này thật sát chữ và sát nghĩa theo bản mầu Latinh, nhưng ý không rõ rệt lắm, khiến nhiều người nếu không được giải thích cũng lầm tưởng: “nhà con” là “nhà ở” (My house; ma maison) hay là vợ hoặc chồng (My wife, my husband; Mon époux, mon épouse...) mà một số địa phương miền Bắc hay miền Trung thường dùng rất thân mật, rất tình nghĩa).

Còn ấn bản 1992 in: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự đến cùng con (tectum meum=mái nhà con),...” Lối diễn tả này KHÔNG sát theo bản mầu Latinh, nhưng ý rõ rệt.

Sau hết, cụm từ: “Ite, missa est.”

Bản dịch năm 1971 in như sau: “Lễ xong, chúc anh chị em về bằng-an.”

Ấn bản năm 1992 in như sau: “Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an.”

Bản dịch năm 2005 in như sau: “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an.”

Xin đề nghị như sau: Thánh lễ xong, chúc anh chị em bình an.

Vì theo nhận xét khiêm tốn của chúng con, sau khi tham dự thánh lễ, nhiều người về nhà ngay. Nhưng cũng có nhiều người đi việc này, việc khác... nên họ chưa về nhà; nhất là những người ở nước ngoài lại dự thánh lễ vào những giờ buổi trưa hay buổi chiều. Những người này rất ít khi về nhà ngay. Họ thường đi đây, đi đó theo nhu cầu của họ.

Rồi những chữ như “Amen = Uớc gì được như vậy” (Hội Thánh dùng chữ này sau những lời kinh nguyện), thì khi cử hành nghi thức RỬA TỘI đến phần đổ nước, vị chủ sự đọc: “Tôi (cha...) rửa con (anh, chị... nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” không được phép thưa “Amen = Uớc gì được như vậy”. Nếu thưa “Amen” bí tích rửa tội sẽ không thành vì “Uớc gì được như vậy” là nghi ngờ việc nhân danh “BA NGÔI CỰC TRỌNG” để làm việc này. Nhưng khi rước Mình Máu Thánh Chúa, vị chủ tế hay thừa tác viên dâng Mình Máu Thánh Chúa lên và cung kính giới thiệu: “Mình (hay Máu) Thánh Chúa Kitô”, người nhận lãnh thưa “Amen = Tôi tin như vậy”.

Vậy tại sao cùng một chữ “Amen” lại khác hẳn nghĩa nhau như vậy.

Thế rồi, theo Tín Lý Công Giáo: Ngay khi Ngôi Hai Đức Chúa Trời còn đang ngự trong cung lòng trinh nữ Maria, Người là Đức Chúa Trời rồi. Thế mà trong khi cử hành mầu nhiệm thánh, khi thì đọc là “Đức Giêsu”, khi khác đọc là “Chúa Giêsu”. Tại sao không dùng một chữ “Chúa Giêsu” cho cao trọng và đồng nhất trong thánh lễ?

Ngoài ra còn nhiều chữ khác chúng con thấy ai hiểu thế nào cũng được. Nói cách khác lạc nghĩa xa so với quyển VULGATA, mà chúng con thấy in rải rác trong sách Bài Đọc, nhất là trong Kinh Thánh, nhưng chúng con không dám trình bày thêm, e rằng sẽ va chạm. Tuy nhiên, chúng con xin trưng dẫn một đoạn văn diễn giải về “Tín Điều Một Chúa Ba Ngôi” như sau:

“Sự Hình Thành Của Tín Điều Ba Ngôi.

Hội Thánh sử dụng từ “bản thể” (đôi khi cũng dùng các từ “bản tính” hoặc “yếu tính”) để chỉ sự hiện hữu của Thiên Chúa duy nhất, và sử dụng từ “ngôi” hoặc “vị” để chỉ Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong sự tách biệt nhau, và sử dụng từ “tương quan” để chỉ rằng sự tách biệt của các Ngôi là do các Ngôi quy hướng với nhau.” (Giáo lý Hội Thánh Công giáo số 252)” (Tr. 52).

Trong khi đó các Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo Pháp, Anh, Hoa- Kỳ... in như sau:

* “L’Eglise utilise le terme “substance” (rendu aussi parfois par “essence” ou par “nature”) pour désigner l’être divin dans son unité, le terme “personne” ou “hypostase” pour désigner le Père, le Fils et le Saint Esprit dans leur distinction réelle entre eux, le terme “relation” pour désigner le fait que leur distinction réside dans la référence des uns aux autres”. (Trích Catéchisme de l’Eglise Catholique).

* “The Church uses the term “substance” (rendered also at times by “essence” or “nature”) to designate the divine being in its unity, term “person“ or “hypostasis” to designate the Father, Son, and Holy Spirit in the real distinction among them, and the term “relation” to designate the fact that their distinction lies in the relationship of each to the others”. (Trích Catechism of the Catholic Church).

2. “Tín Điều Thiên Chúa Ba Ngôi.

Ba Ngôi Thiên Chúa thực sự tách biệt nhau: “Thiên Chúa duy nhất nhưng không đơn độc”. Cha, Con và Thánh Thần không chỉ là những danh từ để chỉ những kiểu thức của hữu thể thần linh, vì Ba Ngôi thật sự tách biệt nhau: Ngôi Con không phải là Ngôi Cha, và Ngôi Cha không phải là Ngôi Con, và Thánh Thần không phải là Chúa Cha hoặc Chúa Con”. Ba Ngôi tách biệt nhau do các tương quan nguồn gốc: “Cha là Đấng sinh thành, Con là Đấng được sinh ra, Thánh Thần thì xuất phát”. Thiên Chúa duy nhất lại là Ba.” Giáo lý Hội Thánh Công giáo số 254”. (Tr. 53).

Trong khi đó các Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo Pháp, Anh, Hoa- Kỳ... in như sau:

* “Les personnes divines sont réellement distinctes entre elles. “Dieu est unique mais non pas solitaire” “Père”, “Fils”, “Esprit Saint” ne sont pas simplement des noms désignant des modalités de l’être divin, car Ils sont réellement distincts entre eux: “Celui qui est le Fils n’est pas le Père, et celui qui est le Père n’est pas le Fils, ni le Saint Esprit n’est celui qui est le Père ou le Fils”. Ils sont distincts entre eux par leurs relations d’origine: “C’est le Père qui engendre, le Fils qui est engendré, le Saint Esprit qui procède”. L’Unité divine est TRINE”. (Trích Catéchisme de l’Eglise Catholique).

* “The divine persons are really distinct from one another. “God is one but not solitary.” “Father”, “Son”, “Holy Spirit” are not simply names designating modalities of the divine being, for they are really distinct from one another: “He is not the Father who is the Son, nor is the Son he who is the Father, nor is the Holy Spirit he who is the Father or the Son.” They are distinct from one another in their relations of origin: “It is the Father who generates, the Son who is begotten, and the Holy Spirit who proceeds.” The divine Unity is Triune.” (Trích Catechism of the Catholic Church).

3. Công Đồng Toledô Tuyên Xưng Tín Điều Một Chúa Ba Ngôi

Chúng tôi hết sức ngạc nhiên về lối trình bày trên. Theo như chúng tôi được biết: Công Đồng Toledô XI năm 675 đã xác tín và cắt nghĩa tỉ mỉ về sự phân biệt (distinction) một Đức Chúa Trời Ba Ngôi để lên án các bè rối. Hiện nay Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ vẫn tuân phục Tín Điều Một Đức Chúa Trời Ba Ngôi như Công Đồng Toledô XI đã truyền. Tín Điều này được in trong bản đức tin Denzinger có những đoạn như sau:

*...“Trinitatem igitur in personarum distinctione agnoscimus. Unitatem propter naturam vel substantiám profitemur. Tria ergo ista unum sunt, natura scilicet, non persona. Nec tamen tres istae personae separabiles aestimandae sunt, cum nulla ante aliam, nulla post aliam, nulla sine alia vel exstitisse, vel quidpiam operasse aliquando credatur. Inseparabiles enim inveniuntur et in eo, quod sunt, et in eo quod faciunt...” (Trích Denzinger 281).

“Les Personnes divines sont réellemnent distinctes entre elles.

Nous reconnaissons donc la Trinité dans la distintion des Personnes. Nous professions l’unité à cause de la nature ou substance. Ces trois sont donc un comme Nature, non comme Personne. Cependant il ne faut pas concevoir ces trois Personnes comme séparables, puisque nous croyons qu’aucune n’a jamais existé, n’a jamais accompli quelque oeuvre ni avant l’autre ni après l’autre ni sans l’autre. Elles sont inséparables en ce qu’elles sont et en ce qu’elles font”. (Trích Denzinger 281)

... “We acknowledge, therefore, the Trinity in a distinction of persons; we profess unity on account of the nature or substance. Therefore, the three are one, that is, in nature, not in person. We must not, however, consider these three persons separable, since we believe that no one before the other, no one after the other, no one without the other ever exsited or did anything. For, They are found inseparable both in that which They are and in that which They do...” (Trích Denzinger 281).

Cuốn này được thực hiện với số lượng 100.000 bản (100 ngàn). Tưởng cũng nên nói thêm, trong phần “ĐÍNH CHÍNH” không hề nhắc đến “Ba Ngôi Thiên Chúa thực sự tách biệt nhau” là sơ ý hay nhầm lẫn...

Thêm vào đó, nếu có thể, xin quý vị cố gắng dùng những chữ Việt thay cho chữ “Hán” hay “Nôm” được chừng nào hay chừng đó có thể. Thí dụ:

“Tuần cửu nhật kính Khiết Tâm Từ Mẫu Maria”. Xin thay bằng:

“Tuần chín ngày kính Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ Maria”, hay:

“Thánh Giuse là dưỡng phụ Đức Giêsu”. Xin thay bằng:

“Thánh Giuse là cha nuôi Chúa Giêsu”,

“... chúng ta là con CÁI Chúa...”. Chữ “CÁI” hàm ý gì? Vì thế, để cho thật rõ nghĩa, xin thay bằng:

“... chúng ta là con DÂN Chúa...”, vân vân.

Nếu được như thế, chúng con tin rằng sẽ giúp cho giới trẻ, nhất là giới trẻ đang sống ở nước ngoài dễ hiểu vả cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, còn nói lên tinh thần phong phú của tiếng Việt, nhất là chúng ta cố gắng tìm cách thoát ra ảnh hưởng phụ thuộc quá nhiều vào văn hóa của người Tầu như trước đây.

Kính thưa TOÀN THỂ QUÝ VỊ,

Qua chủ trương dịch sát nghĩa và trung thực theo bản mẫu Latinh như Đức Cha Chủ Tịch đã trình bày, rồi lại kèm theo việc “bỏ phiếu” của toàn thể Hội Nghị mà Ủy Ban Phụng Tự đã tổ chức, chúng con băn khoăn rằng: Trong bản mẫu Latinh (Missale Romanum 2002) in nguyên văn điển hình như sau:

“In nomine Patris, et Filii, et Spiritus Sancti.” = “Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần”

“... sacra mystéria. ..” = “... mầu nhiệm thánh. ..”

“... multis. ..” = “... nhiều. ..”

vân vân...

Bản mẫu Latinh đã in rành rành như trên. Vậy tại sao lại phải “chọn” theo lối bỏ phiếu. Chúng con mạn phép giả xử: Hội nghị toàn quốc ngày 13.3.2003 biểu quyết 15/29 chọn công thức về “Dấu Thánh giá” là “Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”; và những cụm từ: “thánh lễ”; “mọi người”...v.v... của ấn bản 1992. Như vậy quyển “NGHI THỨC THÁNH LỄ” vừa phát hành có sát nghĩa và thực trung thành với ấn bản mẫu Latinh không? Có đúng với tinh thần huấn thị của Tòa Thánh Đức Cha Chủ Tịch đã nêu lên không? Nói mạnh hơn nữa, chúng con cũng chỉ mạn phép giả xử thôi: Để tiện lợi mọi mặt và tiết kiệm mọi phương diện, Hội nghị toàn quốc vào ngày nào đó bỏ phiếu 15/29 chọn ấn bản Sách Lễ 1992, Sách Bài Đọc và Kinh Thánh Trọng Bộ hiện đang lưu hành tại Việt Nam làm Sách Lễ v.v. chính thức cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, như thế việc gì xẩy ra cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam?

Kính thưa TOÀN THỂ QUÝ VỊ,

Như chúng con đã thưa trên, chúng con rất ngưỡng mộ, khâm phục, nhất là rất thông cảm những khó khăn của toàn thể quý vị để Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có quyển “NGHI THƯC THÁNH LỄ” mới này. Chúng con cũng rất quý mến đường lối làm việc cởi mở và dân chủ của quý vị. Tuy nhiên, theo ý kiến thấp kém của chúng con, có những việc cần “bỏ phiếu” để tôn trọng ý kiến đa số. Nhưng có những phần dịch thuật hiển nhiên, chúng ta không phải “bỏ phiếu” theo kiểu dân chủ nữa. Làm như thế, chúng ta vô tình đi vào con đường: “thêm, bớt”, “phóng tác” hay “diễn nghĩa” (paraphrase) hoặc “giải thích” (glose)..., có thể khiến nhiều tín hữu hoang mang không phân biệt rõ ràng trắng đen mà bọn Chủ Nghĩa Đổi Mới (Modernism) đang âm thầm ẩn nấp trong Giáo Hội, chúng rất khéo léo muốn đảo lộn Hội Thánh đến nỗi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trong diễn văn ngày 07-12-1968, nhân cuộc tiếp kiến các tân linh mục và những linh mục trẻ tại Lombardia, như sau:

“Giáo Hội đang phải trải qua một thời kỳ lo âu, tự chỉ trích, có thể nói là tự phá hoại. Đó gần như là một cuộc khuynh đảo bên trong, trầm trọng và phức tạp, không ai ngờ có thể xẩy ra sau Công Đồng”.

VỀ HÌNH THỨC

Để nói lên lòng trung thành với Tòa Thánh cũnh như bản dịch thật sát nghĩa và trung thực với bản mẫu Latinh (Missale Romanum), chúng con mạn phép đề nghị: Nếu có thể, xin quý vị cho in phần tiếng Latinh trên những trang bên trái của bản dịch. Còn phần tiếng Việt in trên những trang bên phải của bản dịch. Bằng không, xin cho in phần Latinh trước hoặc sau phần tiếng Việt của bản dịch.

Đồng thời, để bản dịch tăng thêm phần trang trọng, chúng con mạn phép đề nghị: Nếu có thể, xin quý vị cho in trên giấy khổ 22,5cm x 29,5cm.

Kính thưa TOÀN THỂ QUÝ VỊ,

Khi nêu lên những ý kiến thấp kém trên, chúng con chỉ đáp lại lời kêu gọi của Đức Giám Mục Phêrô Trần Đình Tứ CT/UBPT/HĐGMVN, linh mục nhạc sĩ Kim Long TTK/UBPT/HĐGMVN và linh mục Gioan Trần Công Nghị GĐ/TTXCGVN, cũng như ước mong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sớm hoàn thành bản dịch Sách Lễ Rôma nói riêng và tất cả bản dịch Bài Đọc – Kinh Thánh Trọn Bộ nói chung được hoàn chỉnh hơn. Chứ chúng con không dám chỉ trích, chê bai hoặc tranh luận. Tuy nhiên, chúng con thiết nghĩ: những băn khoăn thấp kém trên đây làm phiền lòng quý vị không ít.

Xin toàn thể quý vị vui lòng bỏ qua.



Nguyện xin Chúa Thánh Thần qua lời cầu bầu của Đức Mẹ, thánh cả Giuse và các Thánh Tử Đạo Việt Nam, luôn ban ơn soi sáng dẫn dắt toàn thể QUÝ Vị cùng Giáo Hội nhà.

Kính thư,

Phan Tan – Trần Văn Minh.

T.B. Nếu có thể được, xin quý vị vui lòng dành cho chúng con sự chỉ giáo qua địa chỉ sau đây: Phan Tan – Trần Văn Minh. Email: tan_chinh@yahoo.com, Xin hết lòng cám ơn.Xin h?t lịng cm on.