ĐHY Joseph Zen, nguyên Tổng Giám mục Hong Kong, dẫn đầu đoàn rước. Sự kiện này nhằm kêu gọi tự do tôn giáo ở Trung quốc (TQ). Có vẻ chính phủ vùng bán tự trị này sợ Bắc kinh về vấn đề này, với sự kiện xảy ra một tuần sau khi bùng phát đợt phản ứng mãnh liệt của TQ vì Giải Nobel Hòa bình được trao cho Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobao), một cựu tù nhân TQ. Chính quyền TQ coi ông Lưu là một phạm nhân chống đối.
Sức nặng chính trị và kinh tế phát triển của TQ đã được dẫn chứng bằng tài liệu. Đầu năm 2010, TQ đã vượt qua Nhật bản để trở thành nước có nền kinh tế to lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa kỳ. Thái độ chính thức của TQ đối với sự tự do về diễn đạt và tôn giáo sẽ có thể trở nên quan yếu hơn mang tầm quốc tế khi sự ảnh hưởng toàn cầu của họ tăng lên.
Đối với người Công giáo, 3 năm sau khi ĐGH Benedict XVI gởi thư cho người Công giáo ở TQ (Letter to Catholics in China), một sự thích nghi giả hiệu có vẻ như đạt được giữa Tòa Thánh và TQ. Nhưng người Công giáo vẫn phải đối mặt với các khó khăn, với 2 vị Giám mục “thầm lặng” được Vatican bổ nhiệm vẫn đang bị giam cầm. Hồi tháng 7, hai bên thỏa thuận việc việc bổ nhiệm LM Antonio Xu Jiwei làm GM giáo phận Taizhou, người được tấn phong bởi 4 GM còn hiệp thông với Rôma, một trong 6 lễ tấn phong tương tự được diễn ra từ tháng 4/2010.
Tuy nhiên, đó chỉ là sự tan chảy sau khi đóng băng đối với việc bắt giữ ĐGM Julius Jia Zhiguo, giáo phận Zhengding tại Bắc kinh vào ngày 30/3, cùng ngày có cuộc họp của Ủy ban TQ (China Commission) mới được thành lập của Vatican. Ủy ban này được ĐGH thành lập từ năm 2007, sau lá thư “cột mốc” của ngài, để “nghiên cứu các vấn đề quan yếu nhất” đối với người Công giáo ở TQ, và ủy ban này mới họp lần thứ hai. Trong một cuộc họp báo ngày 2/4/2010, kết luận được đưa ra sau 2 ngày họp, Tòa Thánh nói rằng việc bắt giữ không là trường hợp riêng biệt, vì các giáo sĩ khác đã “bị tước mất tự do” hoặc “bị áp lực quá mức và bị hạn chế về hoạt động mục vụ”.
Theo Marie-Eve Reny, người hướng dẫn nghiên cứu lĩnh vực này với các Kitô hữu “thầm lặng” ở TQ, người Công giáo và các Kitô hữu khác ở TQ không bị đàn áp hằng ngày như vậy trong quá khứ. Tuy nhiên, “nhiều LM Công giáo thầm lặng vẫn bị hạch sách, tra vấn và giam cầm” nếu họ không tùng phục các tổ chức Giáo Hội “quốc doanh” như Hội Công giáo Ái quốc (CPA – Catholic Patriotic Association) – bà Reny nói thêm.
Sự bất đồng ý kiến cơ bản về mối quan hệ giữa các giáo sĩ Công giáo và nhà nước vẫn tiếp tục gây trở ngại giữa Tòa Thánh và Bộ chính trị TQ. Theo bà Reny, thuộc ĐH Toronto, “trong khi theo cách nhìn của chính phủ trung ương, việc hòa giải hàm ý việc hòa nhập các giáo sĩ thầm lặng trung thành về chính trị vào giới giáo sĩ được chính phủ kiểm soát, Giáo hội thầm lặng tin rằng con đường đi đến hòa giải là một cách tách rời giữa Giáo hội Công giáo và chính phủ TQ”.
Đôi khi việc hiểu văn hóa và lịch sử sẽ mở lối cho các quan niệm bất đồng chính kiến như vậy. TQ biết LM dòng Tên Matteo Ricci, cùng với Marco Polo, là một trong số người ảnh hưởng nhất và là người Tây phương được kính trọng nhất đã gắn bó với TQ trước khi bị nhục nhã dưới bàn tay bạo lực của thực dân. Kỷ niệm 400 năm ngày ngài mất được đánh dấu năm nay bằng nhiều hoạt động làm nổi bật vai trò của ngài là một người đối thoại văn hóa.
Tuy nhiên, như ĐGH Benedict XVI đã nói trong bài phát biểu hồi tháng 5/2010, cha Ricci “đã đến TQ không phải để truyền bá khoa học và văn hóa Tây phương, mà là để rao truyền Phúc âm, để làm cho người ta nhận biết Thiên Chúa”.
Năm 1965, 14 năm sau khi TQ bắt người Công giáo tách khỏi Vatican, Công đồng Vatican II đã phác họa sự tự do tôn giáo là điều cần thiết mà “mọi người phải miễn nhiễm với áp bức (coercion) về phương diện cá nhân hoặc nhóm và với sức mạnh của con người, khôn ngoan như vậy thì không ai bị ép phải hành động ngược lại niềm tin của mình, dù riêng tư hay công khai, dù một mình hoặc với người khác, trong giới hạn cho phép”.
Tuy nhiên, TQ từ lâu đã hạn chế tự do tôn giáo, và theo bản tường trình thường niên 2010 của Ủy ban Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (International Religious Freedom), “chính phủ TQ kiểm soát nhiêm nhặt việc hành đạo và ngăn cấm hoạt động tôn giáo ngoài các tổ chức được chính phủ chấp thuận”.
Đối với chính quyền TQ, nhu cầu duy trì sự ổn định xã hội thì thường có nghĩa là ngăn chặn bất đồng ý kiến hoặc ít ra là quản lý theo cách hạn chế mức căng thẳng xã hội hoặc chống đối chính phủ. Việc tái lập quan hệ là hệ quả trong việc đồng ý về việc bổ nhiệm 6 GM đã thấy theo cách này. LM Bernardo Cervellera, thuộc Viện Giáo hoàng về Ngoại giao, đã hướng dẫn thông tấn xã AsiaNews từ năm 2003 và dạy tại ĐH Bắc kinh, nói rằng quan điểm thích nghi của TQ có thể do nhận thấy “các tín hữu TQ ít có thể chấp nhận các GM không được Vatican chấp thuận”.
Nhiều manh mối hơn đối với sự phát triển mới nhất trong nếp nghĩ của TQ có thể thấy trong bài phát biểu của chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) trước Bộ chính trị vào ngày 1/10/2010, quốc khánh TQ. Trong đó, ông hỏi rằng “các yếu tố hài hòa xã hội tới mức tối đa”. Nhiều người coi cách phê bình đó như cách ngăn cấm của Mao Trạch Đông nhắm vào “việc duy trì sự mâu thuẫn giữa dân chúng” khi dùng thuật ngữ của chính nhà họ Mao.
Các nỗi lo sợ của chính quyền về bất đồng ý kiến cũng có thể giải thích tại sao việc họp Hội CPA đã bị trì hoãn liên tục trong vài tháng qua. Theo LM dòng Tên Michel Marcil, giám đốc Văn phòng Công giáo TQ tại Hoa kỳ, trụ sở đặt tại ĐH Seton: “Càng trì hoãn lâu họp Hội nghị CPA thì càng thiếu sự đồng thuận nội bộ CPA. Và đó là sức mạnh của các GM còn hiệp thông với ĐGH”.
Dù muốn hay không việc trì hoãn cuộc họp thượng đỉnh Hội CPA sẽ là cách thử so với thái độ của chính phủ TQ đối với việc phát triển của Giáo hội Công giáo. Theo LM Cervellera, biên tập viên thông tấn xã AsiaNews, “nếu cuộc họp diễn ra, đó là dấu hiệu chính phủ muốn kiểm soát Giáo hội Công giáo ở TQ. Nếu không, có thể chính phủ muốn đối thoại”.
(Nguồn: Simon Roughneen, ký giả của NCRegister, tường trình từ Hong Kong)
Sức nặng chính trị và kinh tế phát triển của TQ đã được dẫn chứng bằng tài liệu. Đầu năm 2010, TQ đã vượt qua Nhật bản để trở thành nước có nền kinh tế to lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa kỳ. Thái độ chính thức của TQ đối với sự tự do về diễn đạt và tôn giáo sẽ có thể trở nên quan yếu hơn mang tầm quốc tế khi sự ảnh hưởng toàn cầu của họ tăng lên.
Đối với người Công giáo, 3 năm sau khi ĐGH Benedict XVI gởi thư cho người Công giáo ở TQ (Letter to Catholics in China), một sự thích nghi giả hiệu có vẻ như đạt được giữa Tòa Thánh và TQ. Nhưng người Công giáo vẫn phải đối mặt với các khó khăn, với 2 vị Giám mục “thầm lặng” được Vatican bổ nhiệm vẫn đang bị giam cầm. Hồi tháng 7, hai bên thỏa thuận việc việc bổ nhiệm LM Antonio Xu Jiwei làm GM giáo phận Taizhou, người được tấn phong bởi 4 GM còn hiệp thông với Rôma, một trong 6 lễ tấn phong tương tự được diễn ra từ tháng 4/2010.
Tuy nhiên, đó chỉ là sự tan chảy sau khi đóng băng đối với việc bắt giữ ĐGM Julius Jia Zhiguo, giáo phận Zhengding tại Bắc kinh vào ngày 30/3, cùng ngày có cuộc họp của Ủy ban TQ (China Commission) mới được thành lập của Vatican. Ủy ban này được ĐGH thành lập từ năm 2007, sau lá thư “cột mốc” của ngài, để “nghiên cứu các vấn đề quan yếu nhất” đối với người Công giáo ở TQ, và ủy ban này mới họp lần thứ hai. Trong một cuộc họp báo ngày 2/4/2010, kết luận được đưa ra sau 2 ngày họp, Tòa Thánh nói rằng việc bắt giữ không là trường hợp riêng biệt, vì các giáo sĩ khác đã “bị tước mất tự do” hoặc “bị áp lực quá mức và bị hạn chế về hoạt động mục vụ”.
Theo Marie-Eve Reny, người hướng dẫn nghiên cứu lĩnh vực này với các Kitô hữu “thầm lặng” ở TQ, người Công giáo và các Kitô hữu khác ở TQ không bị đàn áp hằng ngày như vậy trong quá khứ. Tuy nhiên, “nhiều LM Công giáo thầm lặng vẫn bị hạch sách, tra vấn và giam cầm” nếu họ không tùng phục các tổ chức Giáo Hội “quốc doanh” như Hội Công giáo Ái quốc (CPA – Catholic Patriotic Association) – bà Reny nói thêm.
Sự bất đồng ý kiến cơ bản về mối quan hệ giữa các giáo sĩ Công giáo và nhà nước vẫn tiếp tục gây trở ngại giữa Tòa Thánh và Bộ chính trị TQ. Theo bà Reny, thuộc ĐH Toronto, “trong khi theo cách nhìn của chính phủ trung ương, việc hòa giải hàm ý việc hòa nhập các giáo sĩ thầm lặng trung thành về chính trị vào giới giáo sĩ được chính phủ kiểm soát, Giáo hội thầm lặng tin rằng con đường đi đến hòa giải là một cách tách rời giữa Giáo hội Công giáo và chính phủ TQ”.
Đôi khi việc hiểu văn hóa và lịch sử sẽ mở lối cho các quan niệm bất đồng chính kiến như vậy. TQ biết LM dòng Tên Matteo Ricci, cùng với Marco Polo, là một trong số người ảnh hưởng nhất và là người Tây phương được kính trọng nhất đã gắn bó với TQ trước khi bị nhục nhã dưới bàn tay bạo lực của thực dân. Kỷ niệm 400 năm ngày ngài mất được đánh dấu năm nay bằng nhiều hoạt động làm nổi bật vai trò của ngài là một người đối thoại văn hóa.
Tuy nhiên, như ĐGH Benedict XVI đã nói trong bài phát biểu hồi tháng 5/2010, cha Ricci “đã đến TQ không phải để truyền bá khoa học và văn hóa Tây phương, mà là để rao truyền Phúc âm, để làm cho người ta nhận biết Thiên Chúa”.
Năm 1965, 14 năm sau khi TQ bắt người Công giáo tách khỏi Vatican, Công đồng Vatican II đã phác họa sự tự do tôn giáo là điều cần thiết mà “mọi người phải miễn nhiễm với áp bức (coercion) về phương diện cá nhân hoặc nhóm và với sức mạnh của con người, khôn ngoan như vậy thì không ai bị ép phải hành động ngược lại niềm tin của mình, dù riêng tư hay công khai, dù một mình hoặc với người khác, trong giới hạn cho phép”.
Tuy nhiên, TQ từ lâu đã hạn chế tự do tôn giáo, và theo bản tường trình thường niên 2010 của Ủy ban Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (International Religious Freedom), “chính phủ TQ kiểm soát nhiêm nhặt việc hành đạo và ngăn cấm hoạt động tôn giáo ngoài các tổ chức được chính phủ chấp thuận”.
Đối với chính quyền TQ, nhu cầu duy trì sự ổn định xã hội thì thường có nghĩa là ngăn chặn bất đồng ý kiến hoặc ít ra là quản lý theo cách hạn chế mức căng thẳng xã hội hoặc chống đối chính phủ. Việc tái lập quan hệ là hệ quả trong việc đồng ý về việc bổ nhiệm 6 GM đã thấy theo cách này. LM Bernardo Cervellera, thuộc Viện Giáo hoàng về Ngoại giao, đã hướng dẫn thông tấn xã AsiaNews từ năm 2003 và dạy tại ĐH Bắc kinh, nói rằng quan điểm thích nghi của TQ có thể do nhận thấy “các tín hữu TQ ít có thể chấp nhận các GM không được Vatican chấp thuận”.
Nhiều manh mối hơn đối với sự phát triển mới nhất trong nếp nghĩ của TQ có thể thấy trong bài phát biểu của chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) trước Bộ chính trị vào ngày 1/10/2010, quốc khánh TQ. Trong đó, ông hỏi rằng “các yếu tố hài hòa xã hội tới mức tối đa”. Nhiều người coi cách phê bình đó như cách ngăn cấm của Mao Trạch Đông nhắm vào “việc duy trì sự mâu thuẫn giữa dân chúng” khi dùng thuật ngữ của chính nhà họ Mao.
Các nỗi lo sợ của chính quyền về bất đồng ý kiến cũng có thể giải thích tại sao việc họp Hội CPA đã bị trì hoãn liên tục trong vài tháng qua. Theo LM dòng Tên Michel Marcil, giám đốc Văn phòng Công giáo TQ tại Hoa kỳ, trụ sở đặt tại ĐH Seton: “Càng trì hoãn lâu họp Hội nghị CPA thì càng thiếu sự đồng thuận nội bộ CPA. Và đó là sức mạnh của các GM còn hiệp thông với ĐGH”.
Dù muốn hay không việc trì hoãn cuộc họp thượng đỉnh Hội CPA sẽ là cách thử so với thái độ của chính phủ TQ đối với việc phát triển của Giáo hội Công giáo. Theo LM Cervellera, biên tập viên thông tấn xã AsiaNews, “nếu cuộc họp diễn ra, đó là dấu hiệu chính phủ muốn kiểm soát Giáo hội Công giáo ở TQ. Nếu không, có thể chính phủ muốn đối thoại”.
(Nguồn: Simon Roughneen, ký giả của NCRegister, tường trình từ Hong Kong)