Khi Tổng Thống Mubarak phải từ chức sau 30 năm cầm quyền, người ta nghĩ rằng cuộc Cách Mạng Hoa Lài bắt đầu ở Tunisia sẽ không dừng lại được nữa và sẽ lây lan khắp vùng Trung Đông.
Có hai giòng tư tưởng đồn đóan về tương lai của vùng này.
Trung Đông sẽ trở thành một Caliphate*?
(*Caliphate = Đất cai trị của người kế thừa Mohamet.)
Nhiều quan sát viên 'bảo thủ' đã đưa ra những tư tưởng bi quan:
Các quốc gia Dân Chủ vì quen có đối lập cho nên thay đổi một chính phủ thường không đưa đến bất ổn. Các quốc gia Trung Đông không có đối lập, những phong trào phản kháng không có người dẫn đầu, sự sụp đổ chính phủ có thể đưa những quốc gia này vào một cuộc tranh giành quyền lực lâu dài kiểu 'sứ quân' mà kết cuộc sau cùng sẽ giúp đạo Hồi thiết lập những chính thể thần quyền theo kiểu Iran.
Có vẻ như Hoa Kỳ đang sử dụng lại bài bản (play book) của những năm '1963' từ Việt Nam hoặc từ cuộc chiến Iraq để áp dụng cho Ai Cập, nghĩa là dựa vào quân đội và viện trợ để dựng nước (nation building).
Cái 'vết xe đổ' của chính sách đối ngọai Hoa Kỳ là sự không bền vững. 'Triều đại' của một Tổng Thống chỉ kéo dài 8 năm không đủ kết thúc một cái kế lớn lao về sự 'trồng người,' (Bách niên chi kế mạc như thụ nhân, Quản Trọng.) Ai cũng hiểu như vậy, cho nên những người 'bạn' của Hoa Kỳ thường không phải là 'bạn chí tình'.
Riêng đối với thành phần Kitô hữu thì sự bất an tại Trung Đông nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của họ.
Kitô giáo nói chung vẫn bị coi là thế lực thù địch của Hồi Giáo. Trong lúc ổn định, Kitô hữu được an toàn một cách tương đối, nhưng khi biến lọan, thừa nước đục thả câu, những nhóm Hồi Giáo cực đoan thường thực hiện những âm mưu để tiêu diệt họ.
Một người trong cuộc, đức Tổng Giám Mục Louis Sako của giáo phận Kirkuk, Iraq, lên tiếng cảnh báo rằng "Người Phương Tây không có khả năng hiểu được đầy đủ về mối đe dọa của 'sự trỗi dậy' (Awakening) của Hồi Giáo tại Trung Đông"
Ngài giải thích rằng Phương Tây có ý niệm phân cách giữa Nhà Nước và Tôn Giáo, nhưng tại Trung Đông chính trị và tôn giáo trộn lẫn với nhau. Ở đây người ta hiểu Phương Tây đồng nghĩa với Thiên Chúa Giáo, và bất kỳ điều gì một nước Tây Phương làm, từ đòi hỏi nhân quyền cho phụ nữ cho đến hí họa về Mohamet, đều là một âm mưu 'Thập Tự Chiến' do Vatican bày ra.
Vùng Trung Đông là một thuở đất mầu mỡ cho những lời tuyên truyền như thế, "vì vậy chúng ta không nên đánh giá thấp khả năng của những nhóm Hồi giáo quá khích", Ngài nói thêm.
Được biết giáo phận của đức Tổng Giám mục Sako đã là nạn nhân của nhiều biến cố bạo lực cực đoan. Mới đây 9 Kitô hữu đã bị sát hại cùng với 104 người bị thương khác tại Kirkuk.
Đức Tổng Giám mục tỏ ý lo sợ cho tương lai của Ai Cập, là nó có thể trở thành "một nước Iraq mới."
Trung Đông sẽ trở thành Tây Phương?
Trái ngược với cái nhìn bi quan trên, một giòng tư tưởng khác có mầu sắc lạc quan hơn:
Cho tới nay thì những biểu tình tại Trung Đông đều tập trung vào những khiếu nại về điều kiện chính trị xã hội kinh tế chứ không phải vì tôn giáo hay sắc tộc.
Nhờ tiếp cận với thế giới bên ngòai, nhờ kỹ thuật truyền thông mới rẻ vững chắc mà chính phủ không có cách kiểm sóat hữu hiệu, người dân đã đạt sự hiểu biết hơn về thế giới bên ngòai, họ có thể điều động nhau để đột xuất biểu tình với một số lượng khổng lồ, cho nên một nhà nước chuyên chế không còn khả năng để lừa dối hoặc đàn áp như xưa.
Những mạng lưới xã hội và điện thọai cầm tay tỏ ra là những vũ khí mới có sức mạnh kinh hồn.
Người ta sẽ bàn cãi lâu dài về tầm quan trọng của lọai vũ khí này. Có vẻ như nó không gây tác hại ở các nước Dân Chủ bởi vì tiếng nói chính thức của chính quyền trên các phương tiện truyền thống (Radio, TV, báo chí) còn được tin cậy, nhưng ở các nước độc tài chuyên chế, sự tuyên truyền của nhà nước không còn được ai tin, hoặc bị diễn giải ngược lại.
Những tổ chức như Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood) hoặc những quốc gia qúa khích như Iran cũng đang lâm vào thế bị động trước tình thế mới và cũng như Hoa Kỳ và Phương Tây, phản ứng một cách vụng về.
Mới đây âm mưu cướp công của Iran đã bị nổ hậu (backfire) tại chính nước họ. Được biết ngay sau khi Ayatollah Ali Khamenei, vị đạo trưởng tối cao của Iran, tuyên bố rằng cuộc biểu tình ở Ai Cập là một 'sự trỗi dậy của Hồi Giáo' nối tiếp cuộc cách mạng của Iran, thì những nhóm đối lập trong nước đã lập tức xin phép biểu tình để ủng hộ dân Ai Cập 'thể theo quan điểm của chính phủ,' và lố bịch thay...đã bị từ chối. Từ đó đến nay Iran đã bắt giữ đối lập, hạn chế thông tin, đàn áp biểu tình và phá rối đám ma để ngăn cản không cho người dân ủng hộ tiếng nói của... 'chính phủ'!
Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo hình như hiểu được cái thế đứng khó khăn mới cho nên đã khiêm nhường mô tả cuộc nổi dậy của Ai Cập là một cuộc nổi dậy đòi Dân Chủ và tuyên bố theo đuổi mục tiêu đó.
Như vậy thì thế giới Hồi Giáo có thể đang ở trong một trạng thái 'trỗi dậy' (Awakening) của tinh thần Dân Chủ Thế Tục. Là cuộc cách mạng kiểu Tây Phương (Western Revolution) mà người Hồi Giáo đã đi trễ khỏang 200 năm.
Những tin tức của cơ quan truyền thông Công Giáo Agenzia Fides từ các nhà truyền giáo dòng Comboni bên trong Ai Cập cung cấp nhiều bằng chứng cho lập luận trên, thí dụ như cha Luciano Verdoscia, đang truyền giáo tại khu ổ chuột Mansheya, cho biết ưu tiên của người dân bây giờ là Kinh Tế và Dân chủ chứ không phải là Tôn Giáo. Điều này giải thích những sự kiện tích cực đã xảy ra tại quảng trường Tahrir (Giài Phóng). Những người Kitô giáo Coptic đã bảo vệ một đền thờ Hồi Giáo khỏi bị cướp phá và đổi lại người Hồi Giáo đã bảo vệ an ninh cho một thánh lễ tại quảng trường Tahrir.
Chỉ là một điểm khởi đầu.
Thực ra khó có ai có thể quả quyết sự gì sẽ xảy ra ngày mai ở Trung Đông, mọi biến cố đều có vẻ đột phát, quá khích, say sưa, là những dấu hiệu của hiện tượng 'đám đông' (mass behavior) và vì thế mà không có 'cá thể' ('individualism'), không bền vững, không phương hướng, bạo phát bạo tàn. Mọi sự đều có thể xảy ra.
Chúng ta đều mong mỏi nhìn thấy một đáp số cho bài tóan chính trị tại ngã ba đường của Trung Đông. Nhưng thực tế cho biết rằng chưa có một cuộc cách mạng Dân Chủ nào mà được định hình một cách rõ rệt ngay từ đầu cả. Thực sự thì đó là một lộ trình, khó hay dễ, nhanh hay chậm tùy theo môi trường xã hội của từng nơi. Cuộc cách mạng Hoa Kỳ khi thành công chỉ đưa Dân Chủ tới cho những người đàn ông da trắng, người da đen và đàn bà phải đợi hằng trăm năm sau. Còn bên Pháp thì con số đầu rơi không phải là nhỏ và nhiều thể chế khác biệt, từ độc tài tới vô chính phủ, từ công xã cho tới đế chế, lần lượt thay phiên nhau làm chủ.
Tuy nhiên cái mẫu số chung của lịch sử là khi người dân đã có ý thức hợp quần và đã thóat khỏi cái sợ, thì con đường dẫn tới một chế độ Dân Chủ là tất yếu không thể cưỡng lại được.
Liệu vùng Trung Đông có thể trở thành một Caliphate không? Trong thực tế vùng này vẫn sống dưới chế độ Hồi Giáo dù danh nghĩa các quốc gia có khác nhau. Mọi thủ lãnh vẫn cai trị như những ông vua hồi (Caliph) và luôn luôn thực hiện chính sách phân biệt đối xử với thành phần 'ngọai đạo.' Cuộc nổi dậy tự phát lần này rõ ràng là cuộc cách mạng để thóat khỏi những thất bại của một nền văn hóa phá sản, vô hình chung là chống lại nền văn minh Hồi Giáo lạc hậu.
Riêng tại Ai Cập, dưới chế độ Mubarak, Kitô hữu đã gánh chịu nhiều bất công và quyền tôn giáo bị chà đạp cho nên bất kỳ một thay đổi nào mà không có Mubarak thì cũng sẽ cải thiện tình cảnh của họ. Trong những ngày biến lọan, tuy giáo chủ (pope) Coptic là Shenouda III chính thức khuyên bảo giáo dân nên đi vào thành đường để cầu nguyên cho Hòa bình, các giáo dân đã ùa ra tham dự biểu tình và tổ chức lễ cầu nguyện ngay giữa quảng trường.
Về phần Công Giáo, Đức Thượng Phụ (Tổng Giám Mục) Hồng Y Antonios Naguib của Cairo cũng lên tiếng ca ngợi cuộc biểu tình ôn hòa và sự cộng tác giữa các tôn giáo, Ngài hy vọng cuộc cách mạng sẽ đem lại môt nhà nước dân sự (civil state) bình đẳng và luật pháp nghiêm minh, đừng để những âm mưu của những thành phần quá khích (Hồi giáo) có thể làm hư hỏng các công trình đã đạt được.
Vậy thì điều tốt nhất trong lúc này có lẽ là theo dõi và hậu thuẫn cho vận hội mới ở Trung Đông và hãy tỉnh thức cầu nguyện như chính ĐGH Benedict, khi chủ tọa ngày cầu nguyện Hòa Bình cho Đất Thánh, đã khuyến khích người dân Ai Cập: "Hãy hướng tất cả lòng và trí vào những công việc có ích cho Hòa Bình".
Có hai giòng tư tưởng đồn đóan về tương lai của vùng này.
Trung Đông sẽ trở thành một Caliphate*?
(*Caliphate = Đất cai trị của người kế thừa Mohamet.)
Nhiều quan sát viên 'bảo thủ' đã đưa ra những tư tưởng bi quan:
Các quốc gia Dân Chủ vì quen có đối lập cho nên thay đổi một chính phủ thường không đưa đến bất ổn. Các quốc gia Trung Đông không có đối lập, những phong trào phản kháng không có người dẫn đầu, sự sụp đổ chính phủ có thể đưa những quốc gia này vào một cuộc tranh giành quyền lực lâu dài kiểu 'sứ quân' mà kết cuộc sau cùng sẽ giúp đạo Hồi thiết lập những chính thể thần quyền theo kiểu Iran.
Có vẻ như Hoa Kỳ đang sử dụng lại bài bản (play book) của những năm '1963' từ Việt Nam hoặc từ cuộc chiến Iraq để áp dụng cho Ai Cập, nghĩa là dựa vào quân đội và viện trợ để dựng nước (nation building).
Cái 'vết xe đổ' của chính sách đối ngọai Hoa Kỳ là sự không bền vững. 'Triều đại' của một Tổng Thống chỉ kéo dài 8 năm không đủ kết thúc một cái kế lớn lao về sự 'trồng người,' (Bách niên chi kế mạc như thụ nhân, Quản Trọng.) Ai cũng hiểu như vậy, cho nên những người 'bạn' của Hoa Kỳ thường không phải là 'bạn chí tình'.
Riêng đối với thành phần Kitô hữu thì sự bất an tại Trung Đông nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của họ.
Kitô giáo nói chung vẫn bị coi là thế lực thù địch của Hồi Giáo. Trong lúc ổn định, Kitô hữu được an toàn một cách tương đối, nhưng khi biến lọan, thừa nước đục thả câu, những nhóm Hồi Giáo cực đoan thường thực hiện những âm mưu để tiêu diệt họ.
Một người trong cuộc, đức Tổng Giám Mục Louis Sako của giáo phận Kirkuk, Iraq, lên tiếng cảnh báo rằng "Người Phương Tây không có khả năng hiểu được đầy đủ về mối đe dọa của 'sự trỗi dậy' (Awakening) của Hồi Giáo tại Trung Đông"
Ngài giải thích rằng Phương Tây có ý niệm phân cách giữa Nhà Nước và Tôn Giáo, nhưng tại Trung Đông chính trị và tôn giáo trộn lẫn với nhau. Ở đây người ta hiểu Phương Tây đồng nghĩa với Thiên Chúa Giáo, và bất kỳ điều gì một nước Tây Phương làm, từ đòi hỏi nhân quyền cho phụ nữ cho đến hí họa về Mohamet, đều là một âm mưu 'Thập Tự Chiến' do Vatican bày ra.
Vùng Trung Đông là một thuở đất mầu mỡ cho những lời tuyên truyền như thế, "vì vậy chúng ta không nên đánh giá thấp khả năng của những nhóm Hồi giáo quá khích", Ngài nói thêm.
Được biết giáo phận của đức Tổng Giám mục Sako đã là nạn nhân của nhiều biến cố bạo lực cực đoan. Mới đây 9 Kitô hữu đã bị sát hại cùng với 104 người bị thương khác tại Kirkuk.
Đức Tổng Giám mục tỏ ý lo sợ cho tương lai của Ai Cập, là nó có thể trở thành "một nước Iraq mới."
Trung Đông sẽ trở thành Tây Phương?
Trái ngược với cái nhìn bi quan trên, một giòng tư tưởng khác có mầu sắc lạc quan hơn:
Cho tới nay thì những biểu tình tại Trung Đông đều tập trung vào những khiếu nại về điều kiện chính trị xã hội kinh tế chứ không phải vì tôn giáo hay sắc tộc.
Nhờ tiếp cận với thế giới bên ngòai, nhờ kỹ thuật truyền thông mới rẻ vững chắc mà chính phủ không có cách kiểm sóat hữu hiệu, người dân đã đạt sự hiểu biết hơn về thế giới bên ngòai, họ có thể điều động nhau để đột xuất biểu tình với một số lượng khổng lồ, cho nên một nhà nước chuyên chế không còn khả năng để lừa dối hoặc đàn áp như xưa.
Những mạng lưới xã hội và điện thọai cầm tay tỏ ra là những vũ khí mới có sức mạnh kinh hồn.
Người ta sẽ bàn cãi lâu dài về tầm quan trọng của lọai vũ khí này. Có vẻ như nó không gây tác hại ở các nước Dân Chủ bởi vì tiếng nói chính thức của chính quyền trên các phương tiện truyền thống (Radio, TV, báo chí) còn được tin cậy, nhưng ở các nước độc tài chuyên chế, sự tuyên truyền của nhà nước không còn được ai tin, hoặc bị diễn giải ngược lại.
Những tổ chức như Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood) hoặc những quốc gia qúa khích như Iran cũng đang lâm vào thế bị động trước tình thế mới và cũng như Hoa Kỳ và Phương Tây, phản ứng một cách vụng về.
Mới đây âm mưu cướp công của Iran đã bị nổ hậu (backfire) tại chính nước họ. Được biết ngay sau khi Ayatollah Ali Khamenei, vị đạo trưởng tối cao của Iran, tuyên bố rằng cuộc biểu tình ở Ai Cập là một 'sự trỗi dậy của Hồi Giáo' nối tiếp cuộc cách mạng của Iran, thì những nhóm đối lập trong nước đã lập tức xin phép biểu tình để ủng hộ dân Ai Cập 'thể theo quan điểm của chính phủ,' và lố bịch thay...đã bị từ chối. Từ đó đến nay Iran đã bắt giữ đối lập, hạn chế thông tin, đàn áp biểu tình và phá rối đám ma để ngăn cản không cho người dân ủng hộ tiếng nói của... 'chính phủ'!
Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo hình như hiểu được cái thế đứng khó khăn mới cho nên đã khiêm nhường mô tả cuộc nổi dậy của Ai Cập là một cuộc nổi dậy đòi Dân Chủ và tuyên bố theo đuổi mục tiêu đó.
Như vậy thì thế giới Hồi Giáo có thể đang ở trong một trạng thái 'trỗi dậy' (Awakening) của tinh thần Dân Chủ Thế Tục. Là cuộc cách mạng kiểu Tây Phương (Western Revolution) mà người Hồi Giáo đã đi trễ khỏang 200 năm.
Những tin tức của cơ quan truyền thông Công Giáo Agenzia Fides từ các nhà truyền giáo dòng Comboni bên trong Ai Cập cung cấp nhiều bằng chứng cho lập luận trên, thí dụ như cha Luciano Verdoscia, đang truyền giáo tại khu ổ chuột Mansheya, cho biết ưu tiên của người dân bây giờ là Kinh Tế và Dân chủ chứ không phải là Tôn Giáo. Điều này giải thích những sự kiện tích cực đã xảy ra tại quảng trường Tahrir (Giài Phóng). Những người Kitô giáo Coptic đã bảo vệ một đền thờ Hồi Giáo khỏi bị cướp phá và đổi lại người Hồi Giáo đã bảo vệ an ninh cho một thánh lễ tại quảng trường Tahrir.
Chỉ là một điểm khởi đầu.
Thực ra khó có ai có thể quả quyết sự gì sẽ xảy ra ngày mai ở Trung Đông, mọi biến cố đều có vẻ đột phát, quá khích, say sưa, là những dấu hiệu của hiện tượng 'đám đông' (mass behavior) và vì thế mà không có 'cá thể' ('individualism'), không bền vững, không phương hướng, bạo phát bạo tàn. Mọi sự đều có thể xảy ra.
Chúng ta đều mong mỏi nhìn thấy một đáp số cho bài tóan chính trị tại ngã ba đường của Trung Đông. Nhưng thực tế cho biết rằng chưa có một cuộc cách mạng Dân Chủ nào mà được định hình một cách rõ rệt ngay từ đầu cả. Thực sự thì đó là một lộ trình, khó hay dễ, nhanh hay chậm tùy theo môi trường xã hội của từng nơi. Cuộc cách mạng Hoa Kỳ khi thành công chỉ đưa Dân Chủ tới cho những người đàn ông da trắng, người da đen và đàn bà phải đợi hằng trăm năm sau. Còn bên Pháp thì con số đầu rơi không phải là nhỏ và nhiều thể chế khác biệt, từ độc tài tới vô chính phủ, từ công xã cho tới đế chế, lần lượt thay phiên nhau làm chủ.
Tuy nhiên cái mẫu số chung của lịch sử là khi người dân đã có ý thức hợp quần và đã thóat khỏi cái sợ, thì con đường dẫn tới một chế độ Dân Chủ là tất yếu không thể cưỡng lại được.
Liệu vùng Trung Đông có thể trở thành một Caliphate không? Trong thực tế vùng này vẫn sống dưới chế độ Hồi Giáo dù danh nghĩa các quốc gia có khác nhau. Mọi thủ lãnh vẫn cai trị như những ông vua hồi (Caliph) và luôn luôn thực hiện chính sách phân biệt đối xử với thành phần 'ngọai đạo.' Cuộc nổi dậy tự phát lần này rõ ràng là cuộc cách mạng để thóat khỏi những thất bại của một nền văn hóa phá sản, vô hình chung là chống lại nền văn minh Hồi Giáo lạc hậu.
Riêng tại Ai Cập, dưới chế độ Mubarak, Kitô hữu đã gánh chịu nhiều bất công và quyền tôn giáo bị chà đạp cho nên bất kỳ một thay đổi nào mà không có Mubarak thì cũng sẽ cải thiện tình cảnh của họ. Trong những ngày biến lọan, tuy giáo chủ (pope) Coptic là Shenouda III chính thức khuyên bảo giáo dân nên đi vào thành đường để cầu nguyên cho Hòa bình, các giáo dân đã ùa ra tham dự biểu tình và tổ chức lễ cầu nguyện ngay giữa quảng trường.
Về phần Công Giáo, Đức Thượng Phụ (Tổng Giám Mục) Hồng Y Antonios Naguib của Cairo cũng lên tiếng ca ngợi cuộc biểu tình ôn hòa và sự cộng tác giữa các tôn giáo, Ngài hy vọng cuộc cách mạng sẽ đem lại môt nhà nước dân sự (civil state) bình đẳng và luật pháp nghiêm minh, đừng để những âm mưu của những thành phần quá khích (Hồi giáo) có thể làm hư hỏng các công trình đã đạt được.
Vậy thì điều tốt nhất trong lúc này có lẽ là theo dõi và hậu thuẫn cho vận hội mới ở Trung Đông và hãy tỉnh thức cầu nguyện như chính ĐGH Benedict, khi chủ tọa ngày cầu nguyện Hòa Bình cho Đất Thánh, đã khuyến khích người dân Ai Cập: "Hãy hướng tất cả lòng và trí vào những công việc có ích cho Hòa Bình".