Mặc Khải của Thiên Chúa trong Hiến Chế Dei Verbum
Dẫn nhập:
Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải là một trong những văn kiện nền tảng quan trọng nhất và được bàn cãi sôi nổi nhất trong Công Đồng Vaticanô II. Văn kiện này bắt đầu được đưa ra vào tháng 12/7/1962, và mãi cho đến ngày 18/11/1965, nghĩa là rất gần ngày bế mạc Công đồng, nội dung của Hiến chế Mặc khải mới được bàn thảo xong và được chính thức công bố cho toàn thể Giáo Hội. Bản văn sau cùng này được đại đa số chấp thuận với 2344 phiếu thuận, 6 phiếu chống. Lược đồ Hiến chế này đã không giải quyết mọi vấn đề, nhưng cũng nói lên một bước tiến rất tích cực trong công cuộc tìm hiểu Mặc Khải, có tầm ảnh hưởng lớn trong nền Thần học Kitô giáo và cuộc đối thoại hiệp nhất. Đáng lẽ hiến chế này được bàn cãi trước tiên trong cuộc họp Công Đồng, nhưng Ðức Gioan XXIII nhận thấy đã có những bất đồng ý kiến trong bản văn “về Mạc Khải”, nên ngài không muốn khởi đầu Công đồng với bản văn gai góc này, và đã quyết định bàn cãi về Phụng vụ trước tiên, vì các nghị phụ dễ đồng ý về vấn đề này hơn. Lược đồ Hiến chế Phụng vụ đã mau chóng tìm được sự đồng thuận chung thì tài liệu về mặc khải lại gặp rất nhiều khó khăn trên nghị trình thảo luận. Cuối cùng lược đồ này đã được đại đa số chấp thuận. Điều này nói lên đức tin của Giáo Hội. Công Đồng đã dung hòa được Kinh Thánh, Truyền Thống và Huấn Quyền, để rồi cả ba mang Lời Chúa theo cách thức riêng và tước vị riêng[1]. Như vậy, thời gian hình thành văn kiện tín lý này cũng gần như là câu chuyện của toàn bộ Công đồng Vaticanô II. Điều đó cho thấy sự phong phú tuyệt mức của Hiến chế Tín lý về Mặc Khải Thiên Chúa. Vậy, mặc khải mà Hiến Chế đề cập là gì? Đâu là khó khăn cho Công Đồng? Mặc khải được hoàn tất khi nào? Mặc khải được chứa đựng ở đâu? Giáo Hội đón nhận mặc khải ấy như thế nào? Sau đây là những giải đáp.
Mặc khải là gì? “Mặc khải là việc Thiên Chúa do tình yêu vô biên, đã tự tỏ mình ra cho con người và cho họ biết mầu nhiệm thánh ý của Ngài, để con người, qua Đức Kitô và trong Thánh Thần, được cứu độ, thông phần vào bản tính Thiên Chúa và được trở nên nghĩa tử của Ngài”[2]. Mặc Khải trong lịch sử, đặc biệt là trong dân Do thái, Thiên Chúa đến với tổ tông, giáo ước với Nôê, tuyển chọn Abraham để thành lập dân riêng, Thiên Chúa dùng Môsê và các ngôn sứ để dạy dỗ. Như thế, qua các thời đại, Ngài đã dọn đường cho Phúc Âm[3]. Thánh Thomas chia các giai đoạn mặc khải của Cựu ước từ: Abraham đến Môsê (ban bố lề luật), rồi đến các ngôn sứ. Thời Tân ước, Thiên Chúa mặc khải qua chính Người Con (Dt 1,1-2)[4]. Edward Schillebeeckx (1914-2009) cho rằng: “Mặc khải là hoạt động cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử, được các tín hữu kinh nghiệm và diễn tả ra khi trả lời vấn nạn về ý nghĩ của cuộc sống”. Thánh Thomas cho rằng: “Saving act by which God provices us with the truth necessary for our salvation”(Hành động cứu độ (cái) mà Thiên Chúa cung cấp cho chúng ta với sự thật cần thiết cho việc cứu độ của chúng ta). Mặc khải luôn lớn hơn tất cả những gì chứa đựng trong Kinh Thánh, Truyền Thống và Huấn Quyền của Giáo Hội. Mặc Khải mang chiều kích thời gian, không gian, lịch sử và phù hợp với kinh nghiệm của con người[5]. Mặc khải không phải là điều xa vời mà là sự gần gủi với con người và con người có thể tiếp cận được bằng đức tin. Mặc khải còn mang chiều kích liên vị, vì Thiên Chúa tôn trọng và yêu thương con người.
Công Đồng Vaticanô II nhấn mạnh rằng: “Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mặc khải chính mình và tỏ cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ý Ngài (Ep 1,9). Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính của Thiên Chúa (Ep 2, 18; 2Pr 1,4). Trong việc mặc khải nầy, với tình thương chan chứa của Ngài, Thiên Chúa vô hình (Cl 1,15; 1Tm 1,17) ngỏ lời với loài người như với bạn hữu (Xh 33,11; Ga 15, 14-15). Ngài đối thoại với họ (Br 3,38) để mời gọi và đón nhận họ hiệp nhất với Ngài. Công cuộc mặc khải nầy được thực hiện bằng các hành động và lời nói liên kết với nhau”[6]. Mặc Khải của Thiên Chúa được ghi khắc trong thời gian và lịch sử nhân loại: một lịch sử trở thành “nơi mà chúng ta có thể nhận thấy hành động của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Ngài gặp gỡ chúng ta trong những gì quen thuộc nhất và dễ dàng xác minh nhất đối với chúng ta vì nó tạo thành cảnh sống hàng ngày của chúng ta, mà không có nó, chúng ta không thể hiểu được”[7]. Qua công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã mặc khải cho loài người (Rm 1, 19; Tv 19,2), nhưng Ngài muốn cho loài người biết sâu xa hơn về bản tính của Ngài và cho loài người tham dự vào đời sống của Ngài nhời Ngôi Lời Nhập thể.
Mặc Khải - một hay hai nguồn? Một trong những vấn đề được giới thần học được tranh luận sôi nổi nhất là “các nguồn mặc khải”. Ngày 14/11/1962, Công Đồng bắt đầu xét lược đồ về Mặc Khải với tựa đề: “Những nguồn suối của Mặc Khải”. Hạn từ số nhiều này đã gây bất bình cho nhiều Nghị Phụ và rất dễ gây hiểu nhầm. Các ngài nhận thấy lược đồ này lấy lại tư tưởng của Công Đồng Triđentinô (1545-1563) với cung điệu cứng nhắc, làm cản trở việc đại kết, đặc biệt là với anh em Tin Lành, nếu Giáo Hội chủ trương hai nguồn mặc khải của Thiên Chúa là Truyền Thống và Kinh Thánh. Trong khi anh em Tin lành chỉ nhìn nhận Kinh Thánh mà thôi[8].
Đức Kitô là nguồn mặc khải, Kinh Thánh và Truyền thống là hai phương tiện. Kinh Thánh và Truyền Thống chẳng những không mâu thuẫn nhau mà còn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Truyền Thống chuyền tải Thánh Kinh cách sống động. Cả hai đều có một nguồn suối mặc khải là Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Chính Phúc Âm đã trả lời “Thiên Chúa chưa ai thấy bao giờ, nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết”(Ga 1,18). Như vậy, Đức Kitô không phải là phương tiện mặc khải là mặc khải: “Chúa Cha đã giao phó mọi sự cho tôi và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha, cũng không ai biết rõ người Cha trừ ra Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho”(Mt11, 27). Như thế, Truyền Thống không chống lại Thánh Kinh và Thánh Kinh cũng không thay thế Truyền Thống. Một mầu nhiệm có hai mặt, một mặt là viết thành văn, mặt kia là dòng suối chuyển động. Thánh Kinh và Truyền Thống vọt ra từ một nguồn mạch suối là Đức Kitô. Nếu Công Đồng chỉ dựa vào Thánh Kinh thôi thì chưa đủ mà còn phải có Truyền Thống[9]. Chúa Kitô mặc khải Cha Người và Chính Mình qua lời nói, việc làm và hoàn tất công trình khi tử nạn, Phục Sinh, lên trời và việc sai Chúa Thánh Thần hiện xuống mà Dei Verbum đã nhắc lại[10]. Công Đồng luôn khẳng định trong hiến chế: “Cả hai vọt ra từ một nguồn suối thiêng liêng duy nhất và chỉ hợp thành một toàn thể”, nguồn suối duy nhất này chính là Đức Giêsu Kitô, Đấng trung gian và là sự viên mãn của toàn mặc khải[11]. Kinh Thánh chính là Truyền Thống hàm chứa Mặc Khải của Thiên Chúa trong lịch sử và lưu truyền trong lịch sử được viết ra, hay Kinh Thánh chính là văn tự đúc kết của Truyền Thống[12].
Đức Giêsu Kitô hoàn tất mặc khải. Mặc khải đến với chúng ta trọn vẹn chỉ qua Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa. Nơi Lời này, Thiên Chúa nói với chúng ta tất cả những gì Ngài muốn nói. Đức Giêsu Kitô là sự viên mãn của tất cả mạc khải[13]. Mặc khải bao gồm không chỉ là lời nói và hành động, nhưng là một Ngôi vị - Đức Giêsu Kitô. Trong Đức Kitô, Thiên Chúa không chỉ thông truyền điều gì đó về chính Ngài và mầu nhiệm của Ngài, nhưng thông ban chính Ngài cho chúng ta. Đó là lý do tại sao Công đồng Vaticanô II nói: Mặc khải đã được hoàn tất với Đức Kitô, và không còn cần chờ đợi một mạc khải công nào mới trước khi Đức Giêsu Kitô- Chúa chúng ta - tỏ lộ trong vinh quang[14]. Thiên Chúa đã tỏ mình ra bằng những lời nói và việc làm trong suốt chiều dài lịch sử và đạt đến tột đỉnh trong việc Nhập Thể của Con Thiên Chúa và trong Mầu Nhiệm Cái Chết và Phục Sinh của Ngài. Thiên Chúa không những đã tỏ mình ra trong lịch sử của một dân tộc, không những đã chỉ nói qua các ngôn sứ, nhưng Ngài đã vượt qua ranh giới của Thiên Đình để vào thế giới của loài người, như một người, để chúng ta có thể gặp gỡ và lắng nghe Ngài’[15].
“Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải” cho ta thấy rằng, mặc khải của Thiên Chúa được lưu trữ trong Kinh Thánh, Truyền Thống và Huấn Quyền của Giáo Hội, là nguồn đức tin của chúng ta. Mặc khải chỉ có một nguồn duy nhất là Thiên Chúa.
Kinh Thánh là những tài liệu viết đã được Thiên Chúa linh ứng. Những tài liệu này được chứa đựng trong chân lý đức tin[16] và bày tỏ cho con người biết ý định của Thiên Chúa. Thiên Chúa, Đấng linh hứng và là tác giả của sách Cựu và Tân ước, đã khôn ngoan xếp đặt cho Tân ước được tiềm ẩn Cựu ước và Cựu ước được tỏ hiện trong Tân ước[17]. Kinh Thánh không hàm chứa toàn bộ mặc khải, mà chỉ là những điều cần thiết thông tri về ơn cứu độ. Kinh Thánh vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của mặc khải. Kinh Thánh được xem như hoa trái của việc tương tác giữa mặc khải và Truyền Thống. Cả hai soi sáng và bổ túc cho nhau[18]. Kinh Thánh là bộ sách chứa đựng mặc khải của Thiên Chúa, gồm những điều Chúa nói và những việc Chúa làm, nhằm đưa con người vào đời sống của Thiên Chúa. Trọng tâm của toàn bộ Kinh Thánh là Chúa Giêsu Kitô, vì toàn bộ Kinh Thánh quy hướng về Ngài và hoàn tất nơi Ngài. Kinh Thánh được gọi là linh hồn của khoa thần học[19], vì Kinh Thánh là nền tảng của đức tin Kitô giáo. Kinh Thánh sẽ què quặt, khô khan, nếu không có Truyền Thống và ngược lại, Truyền Thống sẽ chao đảo và mất hướng nếu không có Kinh Thánh[20]. Kinh Thánh chính là Lời Chúa được mặc khải, vì thế Công Đồng luôn muốn các Kitô hữu ý thức được tầm quan trong của Kinh thánh vì [21]“không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”. Giáo Hội luôn sống nhờ vào Kinh Thánh và cũng đồng thời nhờ vào Truyền Thống mà đem ra các chân lý đức tin đến cho mọi người.
Truyền Thống là những điều mà các tông đồ đã lãnh nhận nơi Chúa Giêsu và truyền lại để giúp dân Thiên Chúa sống một đời thánh thiện và làm tăng trưởng đức tin. Truyền thống ấy tiếp tục tiến triển trong Giáo Hội dưới sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần: các sự việc, các lời nói truyền lại được hiểu biết thấu đáo hơn, nhờ sự chiêm ngưỡng, học hỏi của các tín hữu, sự suy tư và lời giảng dạy của các Giám mục. Nhiệm vụ bảo tồn thánh truyền là chung cho toàn Giáo Hội và truyền đạt một cách chính thức là của giáo quyền[22]. Truyền Thống luôn luôn sống động, nó
không phải là hoạt động thuần túy của con người. Con người luôn nỗ lực tiếp nhận mặc khải của Thiên Chúa. Mặc khải và Truyền Thống luôn hiệp nhất với nhau để trở thành nội dung đức tin Kitô giáo. Truyền Thống phải làm sao cho mặc khải đi vào cuộc sống của con người.
Mặc khải và Truyền Thống luôn luôn có mối tương quan với nhau như “cây” và “đất”. Kinh Thánh và Truyền Thống được nối kết thông giao với nhau cách chặt chẽ và đều phát xuất từ một nguồn mạch Thần Linh, nên có thể nói, cả hai kết hợp thành một và cùng quy hướng về một mục đích”[23]. “Truyền Thống và Kinh Thánh làm thành kho tàng thánh thiêng duy nhất lưu trữ Lời Chúa đã được ký thác cho Giáo Hội”[24]. Truyền Thống có trước Kinh Thánh và lớn hơn Kinh Thánh. Kinh Thánh được viết dưới nhãn quan của Truyền Thống. Có thể nói, Kinh Thánh như là “nhân” của Truyền Thống. Truyền Thống là một thực tại sống (a living reality) kéo dài cho đến ngày cánh chung.
Mặc khải là gia sản của toàn thể dân Chúa. Các tín hữu cũng như các chủ chăn của Giáo Hội phải tỏ ra tích cực trong việc tuân giữ, thực hành và tuyên xưng đức tin lưu truyền. Việc giải thích lời Chúa đã được uỷ thác cho Huấn Quyền sống động của Giáo Hội, quyền này được thi hành nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, Huấn Quyền này không ở trên Lời Chúa, nhưng phục vụ Lời Chúa dưới sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Huấn Quyền lắng nghe, tôn kính, gìn giữ và trung thành trình bày Lời đó, đồng thời từ kho tàng đức tin duy nhất ấy, Huấn Quyền tiếp nhận và truyền lại cho giáo dân tin. Truyền Thống, Kinh Thánh và Huấn Quyền liên kết và phối hợp với nhau: Kinh Thánh không ôm trọn hết Truyền Thống và Truyền Thống không phải là phụ trương cho Kinh Thánh. Truyền Thống và Thánh Kinh soi sáng cho nhau và được phục vụ bởi Huấn Quyền. Huấn Quyền này nối dài sứ vụ của các Tông đồ[25]. Các Tông đồ lãnh nhận mặc khải từ miệng Chúa Giêsu (Tradition of Apostles), còn các Giám mục có trách nhiệm bảo quản và truyền đạt (quyền giáo huấn) mặc khải[26]. Vì thế, mặc khải được gọi là “có tính liên tục”.
Kết luận:
Qua những nhận định trên cho ta thấy, Mặc Khải và Truyền Thống nằm trong chương trình của Thiên Chúa. Cả hai vừa là những thực tại siêu việt, vừa là những thực tại lịch sử. Mặc Khải và Truyền Thống định nghĩa nhau, giải thích cho nhau, và cùng nhau diễn tả tình hiệp thông của Thiên Chúa đối với con người[27]. Giáo Hội sống nhờ Lời Chúa qua Kinh Thánh, đồng thời cũng nhờ Truyền Thống mà đem ra các chân lý đức tin để dạy dỗ như đôi mắt sáng của một thân thể[28]. Mặc khải phải được đón nhận bằng đức tin. Đức tin rất cần thiết cho ơn cứu rỗi. Trước muôn vàn thắc mắc trong cuộc sống, đâu là lối giải thoát cho con người khi tìm về chân lý, nếu không được Thiên Chúa mặc khải cho biết. Mặc khải được gọi là mặc khải khi có đối tượng đón nhận bằng đức tin. Đức tin cho ta thấy những điều mà người khác không thấy, hiểu những điều mà người khác không hiểu, biết những điều mà người khác không biết và kinh nghiệm những điều mà người khác không hề kinh nghiệm, vì đức tin là huyền nhiệm của ân sủng, là tác động và sự sống của Chúa trong tâm hồn những kẻ tin.
[1] Công Đồng Vaticanô II, Lời giới thiệu, trang 479 - 484
[2] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Từ điển Công Giáo 500 mục từ, (Nxb Tôn giáo), trang 229.
[3] Lm Nguyễn Văn Trinh, Học hỏi tín lý về mặc khải của Thiên Chúa, Nxb Tôn giáo, năm 2009, trang 71
[4] Bài giảng tại lớp của Linh Mục Phê rô Nguyễn Văn Viên
[5] Bài giảng tại lớp của Linh Mục Phê rô Nguyễn Văn Viên.
[6] Dei Verbum, số 2
[7] Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thông Điệp Đức Tin và Lý Trí (Fides et Ratio), số 12
[8] Lm Phê rô Nguyễn Chí Thiết, Công Đồng Vaticanô II, kỷ niệm 50 năm (1962-2012), trang 49-50
[9] Lm Phê rô Nguyễn Chí Thiết, Công Đồng Vaticanô II, kỷ niệm 50 năm, trang 57-58
[10] Dei Verbum, số 17
[11] Dei Verbum, số 2
[12] Mặc khải và Truyền Thống Trong Nội Dung Đức Tin Kitô Giáo của Lm Phêrô Nguyễn Văn Viên, trên webside hppt/www.lamhong.org, đăng năm 2012. (truy cập ngày 16/06/2013)
[13] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 65
[14] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 66
[15] Bài Giáo Lý thứ nhất về năm Đức Tin của ĐTC Bênêđictô XVI trên webside: www.gpcantho.com (truy cập ngày 12/05/2013).
[16] Dei Verbum, số 11
[17] Dei Verbum, số 16
[18] Norberto Nguyễn Văn Khanh, OFM, Giáo Hội Với Kho Tàng Mặc Khải, trang 9
[19] Dei Verbum, số 24 (lấy lại lời của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII trong thông điệp Providentissimus Deus, (18/11/1893)
[20] Lm Nguyễn Văn Trinh, Học hỏi tín lý về mặc khải của Thiên Chúa, trang 265
[21] Thánh Jérôm (345-420)
[22] Dei Verbum, 10
[23] Dei Verbum, 9
[24] Dei Verbum, 10
[25] Dei Verbum, 10
[26] Lm Nguyễn Văn Trinh, Học hỏi tín lý về mặc khải của Thiên Chúa, trang 263
[27] Mặc khải và Truyền Thống Trong Nội Dung Đức Tin Kitô Giáo của Lm Phêrô Nguyễn Văn Viên, trên webside hppt/www.lamhong.org, đăng năm 2012. (truy cập ngày 16/06/2013)
[28] Lm Phêrô Nguyễn Chí Thiết, Công Đồng Vatica nô II, kỷ niệm 50 năm, trang 51.
Dẫn nhập:
Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải là một trong những văn kiện nền tảng quan trọng nhất và được bàn cãi sôi nổi nhất trong Công Đồng Vaticanô II. Văn kiện này bắt đầu được đưa ra vào tháng 12/7/1962, và mãi cho đến ngày 18/11/1965, nghĩa là rất gần ngày bế mạc Công đồng, nội dung của Hiến chế Mặc khải mới được bàn thảo xong và được chính thức công bố cho toàn thể Giáo Hội. Bản văn sau cùng này được đại đa số chấp thuận với 2344 phiếu thuận, 6 phiếu chống. Lược đồ Hiến chế này đã không giải quyết mọi vấn đề, nhưng cũng nói lên một bước tiến rất tích cực trong công cuộc tìm hiểu Mặc Khải, có tầm ảnh hưởng lớn trong nền Thần học Kitô giáo và cuộc đối thoại hiệp nhất. Đáng lẽ hiến chế này được bàn cãi trước tiên trong cuộc họp Công Đồng, nhưng Ðức Gioan XXIII nhận thấy đã có những bất đồng ý kiến trong bản văn “về Mạc Khải”, nên ngài không muốn khởi đầu Công đồng với bản văn gai góc này, và đã quyết định bàn cãi về Phụng vụ trước tiên, vì các nghị phụ dễ đồng ý về vấn đề này hơn. Lược đồ Hiến chế Phụng vụ đã mau chóng tìm được sự đồng thuận chung thì tài liệu về mặc khải lại gặp rất nhiều khó khăn trên nghị trình thảo luận. Cuối cùng lược đồ này đã được đại đa số chấp thuận. Điều này nói lên đức tin của Giáo Hội. Công Đồng đã dung hòa được Kinh Thánh, Truyền Thống và Huấn Quyền, để rồi cả ba mang Lời Chúa theo cách thức riêng và tước vị riêng[1]. Như vậy, thời gian hình thành văn kiện tín lý này cũng gần như là câu chuyện của toàn bộ Công đồng Vaticanô II. Điều đó cho thấy sự phong phú tuyệt mức của Hiến chế Tín lý về Mặc Khải Thiên Chúa. Vậy, mặc khải mà Hiến Chế đề cập là gì? Đâu là khó khăn cho Công Đồng? Mặc khải được hoàn tất khi nào? Mặc khải được chứa đựng ở đâu? Giáo Hội đón nhận mặc khải ấy như thế nào? Sau đây là những giải đáp.
Mặc khải là gì? “Mặc khải là việc Thiên Chúa do tình yêu vô biên, đã tự tỏ mình ra cho con người và cho họ biết mầu nhiệm thánh ý của Ngài, để con người, qua Đức Kitô và trong Thánh Thần, được cứu độ, thông phần vào bản tính Thiên Chúa và được trở nên nghĩa tử của Ngài”[2]. Mặc Khải trong lịch sử, đặc biệt là trong dân Do thái, Thiên Chúa đến với tổ tông, giáo ước với Nôê, tuyển chọn Abraham để thành lập dân riêng, Thiên Chúa dùng Môsê và các ngôn sứ để dạy dỗ. Như thế, qua các thời đại, Ngài đã dọn đường cho Phúc Âm[3]. Thánh Thomas chia các giai đoạn mặc khải của Cựu ước từ: Abraham đến Môsê (ban bố lề luật), rồi đến các ngôn sứ. Thời Tân ước, Thiên Chúa mặc khải qua chính Người Con (Dt 1,1-2)[4]. Edward Schillebeeckx (1914-2009) cho rằng: “Mặc khải là hoạt động cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử, được các tín hữu kinh nghiệm và diễn tả ra khi trả lời vấn nạn về ý nghĩ của cuộc sống”. Thánh Thomas cho rằng: “Saving act by which God provices us with the truth necessary for our salvation”(Hành động cứu độ (cái) mà Thiên Chúa cung cấp cho chúng ta với sự thật cần thiết cho việc cứu độ của chúng ta). Mặc khải luôn lớn hơn tất cả những gì chứa đựng trong Kinh Thánh, Truyền Thống và Huấn Quyền của Giáo Hội. Mặc Khải mang chiều kích thời gian, không gian, lịch sử và phù hợp với kinh nghiệm của con người[5]. Mặc khải không phải là điều xa vời mà là sự gần gủi với con người và con người có thể tiếp cận được bằng đức tin. Mặc khải còn mang chiều kích liên vị, vì Thiên Chúa tôn trọng và yêu thương con người.
Công Đồng Vaticanô II nhấn mạnh rằng: “Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mặc khải chính mình và tỏ cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ý Ngài (Ep 1,9). Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính của Thiên Chúa (Ep 2, 18; 2Pr 1,4). Trong việc mặc khải nầy, với tình thương chan chứa của Ngài, Thiên Chúa vô hình (Cl 1,15; 1Tm 1,17) ngỏ lời với loài người như với bạn hữu (Xh 33,11; Ga 15, 14-15). Ngài đối thoại với họ (Br 3,38) để mời gọi và đón nhận họ hiệp nhất với Ngài. Công cuộc mặc khải nầy được thực hiện bằng các hành động và lời nói liên kết với nhau”[6]. Mặc Khải của Thiên Chúa được ghi khắc trong thời gian và lịch sử nhân loại: một lịch sử trở thành “nơi mà chúng ta có thể nhận thấy hành động của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Ngài gặp gỡ chúng ta trong những gì quen thuộc nhất và dễ dàng xác minh nhất đối với chúng ta vì nó tạo thành cảnh sống hàng ngày của chúng ta, mà không có nó, chúng ta không thể hiểu được”[7]. Qua công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã mặc khải cho loài người (Rm 1, 19; Tv 19,2), nhưng Ngài muốn cho loài người biết sâu xa hơn về bản tính của Ngài và cho loài người tham dự vào đời sống của Ngài nhời Ngôi Lời Nhập thể.
Mặc Khải - một hay hai nguồn? Một trong những vấn đề được giới thần học được tranh luận sôi nổi nhất là “các nguồn mặc khải”. Ngày 14/11/1962, Công Đồng bắt đầu xét lược đồ về Mặc Khải với tựa đề: “Những nguồn suối của Mặc Khải”. Hạn từ số nhiều này đã gây bất bình cho nhiều Nghị Phụ và rất dễ gây hiểu nhầm. Các ngài nhận thấy lược đồ này lấy lại tư tưởng của Công Đồng Triđentinô (1545-1563) với cung điệu cứng nhắc, làm cản trở việc đại kết, đặc biệt là với anh em Tin Lành, nếu Giáo Hội chủ trương hai nguồn mặc khải của Thiên Chúa là Truyền Thống và Kinh Thánh. Trong khi anh em Tin lành chỉ nhìn nhận Kinh Thánh mà thôi[8].
Đức Kitô là nguồn mặc khải, Kinh Thánh và Truyền thống là hai phương tiện. Kinh Thánh và Truyền Thống chẳng những không mâu thuẫn nhau mà còn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Truyền Thống chuyền tải Thánh Kinh cách sống động. Cả hai đều có một nguồn suối mặc khải là Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Chính Phúc Âm đã trả lời “Thiên Chúa chưa ai thấy bao giờ, nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết”(Ga 1,18). Như vậy, Đức Kitô không phải là phương tiện mặc khải là mặc khải: “Chúa Cha đã giao phó mọi sự cho tôi và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha, cũng không ai biết rõ người Cha trừ ra Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho”(Mt11, 27). Như thế, Truyền Thống không chống lại Thánh Kinh và Thánh Kinh cũng không thay thế Truyền Thống. Một mầu nhiệm có hai mặt, một mặt là viết thành văn, mặt kia là dòng suối chuyển động. Thánh Kinh và Truyền Thống vọt ra từ một nguồn mạch suối là Đức Kitô. Nếu Công Đồng chỉ dựa vào Thánh Kinh thôi thì chưa đủ mà còn phải có Truyền Thống[9]. Chúa Kitô mặc khải Cha Người và Chính Mình qua lời nói, việc làm và hoàn tất công trình khi tử nạn, Phục Sinh, lên trời và việc sai Chúa Thánh Thần hiện xuống mà Dei Verbum đã nhắc lại[10]. Công Đồng luôn khẳng định trong hiến chế: “Cả hai vọt ra từ một nguồn suối thiêng liêng duy nhất và chỉ hợp thành một toàn thể”, nguồn suối duy nhất này chính là Đức Giêsu Kitô, Đấng trung gian và là sự viên mãn của toàn mặc khải[11]. Kinh Thánh chính là Truyền Thống hàm chứa Mặc Khải của Thiên Chúa trong lịch sử và lưu truyền trong lịch sử được viết ra, hay Kinh Thánh chính là văn tự đúc kết của Truyền Thống[12].
Đức Giêsu Kitô hoàn tất mặc khải. Mặc khải đến với chúng ta trọn vẹn chỉ qua Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa. Nơi Lời này, Thiên Chúa nói với chúng ta tất cả những gì Ngài muốn nói. Đức Giêsu Kitô là sự viên mãn của tất cả mạc khải[13]. Mặc khải bao gồm không chỉ là lời nói và hành động, nhưng là một Ngôi vị - Đức Giêsu Kitô. Trong Đức Kitô, Thiên Chúa không chỉ thông truyền điều gì đó về chính Ngài và mầu nhiệm của Ngài, nhưng thông ban chính Ngài cho chúng ta. Đó là lý do tại sao Công đồng Vaticanô II nói: Mặc khải đã được hoàn tất với Đức Kitô, và không còn cần chờ đợi một mạc khải công nào mới trước khi Đức Giêsu Kitô- Chúa chúng ta - tỏ lộ trong vinh quang[14]. Thiên Chúa đã tỏ mình ra bằng những lời nói và việc làm trong suốt chiều dài lịch sử và đạt đến tột đỉnh trong việc Nhập Thể của Con Thiên Chúa và trong Mầu Nhiệm Cái Chết và Phục Sinh của Ngài. Thiên Chúa không những đã tỏ mình ra trong lịch sử của một dân tộc, không những đã chỉ nói qua các ngôn sứ, nhưng Ngài đã vượt qua ranh giới của Thiên Đình để vào thế giới của loài người, như một người, để chúng ta có thể gặp gỡ và lắng nghe Ngài’[15].
“Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải” cho ta thấy rằng, mặc khải của Thiên Chúa được lưu trữ trong Kinh Thánh, Truyền Thống và Huấn Quyền của Giáo Hội, là nguồn đức tin của chúng ta. Mặc khải chỉ có một nguồn duy nhất là Thiên Chúa.
Kinh Thánh là những tài liệu viết đã được Thiên Chúa linh ứng. Những tài liệu này được chứa đựng trong chân lý đức tin[16] và bày tỏ cho con người biết ý định của Thiên Chúa. Thiên Chúa, Đấng linh hứng và là tác giả của sách Cựu và Tân ước, đã khôn ngoan xếp đặt cho Tân ước được tiềm ẩn Cựu ước và Cựu ước được tỏ hiện trong Tân ước[17]. Kinh Thánh không hàm chứa toàn bộ mặc khải, mà chỉ là những điều cần thiết thông tri về ơn cứu độ. Kinh Thánh vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của mặc khải. Kinh Thánh được xem như hoa trái của việc tương tác giữa mặc khải và Truyền Thống. Cả hai soi sáng và bổ túc cho nhau[18]. Kinh Thánh là bộ sách chứa đựng mặc khải của Thiên Chúa, gồm những điều Chúa nói và những việc Chúa làm, nhằm đưa con người vào đời sống của Thiên Chúa. Trọng tâm của toàn bộ Kinh Thánh là Chúa Giêsu Kitô, vì toàn bộ Kinh Thánh quy hướng về Ngài và hoàn tất nơi Ngài. Kinh Thánh được gọi là linh hồn của khoa thần học[19], vì Kinh Thánh là nền tảng của đức tin Kitô giáo. Kinh Thánh sẽ què quặt, khô khan, nếu không có Truyền Thống và ngược lại, Truyền Thống sẽ chao đảo và mất hướng nếu không có Kinh Thánh[20]. Kinh Thánh chính là Lời Chúa được mặc khải, vì thế Công Đồng luôn muốn các Kitô hữu ý thức được tầm quan trong của Kinh thánh vì [21]“không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”. Giáo Hội luôn sống nhờ vào Kinh Thánh và cũng đồng thời nhờ vào Truyền Thống mà đem ra các chân lý đức tin đến cho mọi người.
Truyền Thống là những điều mà các tông đồ đã lãnh nhận nơi Chúa Giêsu và truyền lại để giúp dân Thiên Chúa sống một đời thánh thiện và làm tăng trưởng đức tin. Truyền thống ấy tiếp tục tiến triển trong Giáo Hội dưới sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần: các sự việc, các lời nói truyền lại được hiểu biết thấu đáo hơn, nhờ sự chiêm ngưỡng, học hỏi của các tín hữu, sự suy tư và lời giảng dạy của các Giám mục. Nhiệm vụ bảo tồn thánh truyền là chung cho toàn Giáo Hội và truyền đạt một cách chính thức là của giáo quyền[22]. Truyền Thống luôn luôn sống động, nó
không phải là hoạt động thuần túy của con người. Con người luôn nỗ lực tiếp nhận mặc khải của Thiên Chúa. Mặc khải và Truyền Thống luôn hiệp nhất với nhau để trở thành nội dung đức tin Kitô giáo. Truyền Thống phải làm sao cho mặc khải đi vào cuộc sống của con người.
Mặc khải và Truyền Thống luôn luôn có mối tương quan với nhau như “cây” và “đất”. Kinh Thánh và Truyền Thống được nối kết thông giao với nhau cách chặt chẽ và đều phát xuất từ một nguồn mạch Thần Linh, nên có thể nói, cả hai kết hợp thành một và cùng quy hướng về một mục đích”[23]. “Truyền Thống và Kinh Thánh làm thành kho tàng thánh thiêng duy nhất lưu trữ Lời Chúa đã được ký thác cho Giáo Hội”[24]. Truyền Thống có trước Kinh Thánh và lớn hơn Kinh Thánh. Kinh Thánh được viết dưới nhãn quan của Truyền Thống. Có thể nói, Kinh Thánh như là “nhân” của Truyền Thống. Truyền Thống là một thực tại sống (a living reality) kéo dài cho đến ngày cánh chung.
Mặc khải là gia sản của toàn thể dân Chúa. Các tín hữu cũng như các chủ chăn của Giáo Hội phải tỏ ra tích cực trong việc tuân giữ, thực hành và tuyên xưng đức tin lưu truyền. Việc giải thích lời Chúa đã được uỷ thác cho Huấn Quyền sống động của Giáo Hội, quyền này được thi hành nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, Huấn Quyền này không ở trên Lời Chúa, nhưng phục vụ Lời Chúa dưới sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Huấn Quyền lắng nghe, tôn kính, gìn giữ và trung thành trình bày Lời đó, đồng thời từ kho tàng đức tin duy nhất ấy, Huấn Quyền tiếp nhận và truyền lại cho giáo dân tin. Truyền Thống, Kinh Thánh và Huấn Quyền liên kết và phối hợp với nhau: Kinh Thánh không ôm trọn hết Truyền Thống và Truyền Thống không phải là phụ trương cho Kinh Thánh. Truyền Thống và Thánh Kinh soi sáng cho nhau và được phục vụ bởi Huấn Quyền. Huấn Quyền này nối dài sứ vụ của các Tông đồ[25]. Các Tông đồ lãnh nhận mặc khải từ miệng Chúa Giêsu (Tradition of Apostles), còn các Giám mục có trách nhiệm bảo quản và truyền đạt (quyền giáo huấn) mặc khải[26]. Vì thế, mặc khải được gọi là “có tính liên tục”.
Kết luận:
Qua những nhận định trên cho ta thấy, Mặc Khải và Truyền Thống nằm trong chương trình của Thiên Chúa. Cả hai vừa là những thực tại siêu việt, vừa là những thực tại lịch sử. Mặc Khải và Truyền Thống định nghĩa nhau, giải thích cho nhau, và cùng nhau diễn tả tình hiệp thông của Thiên Chúa đối với con người[27]. Giáo Hội sống nhờ Lời Chúa qua Kinh Thánh, đồng thời cũng nhờ Truyền Thống mà đem ra các chân lý đức tin để dạy dỗ như đôi mắt sáng của một thân thể[28]. Mặc khải phải được đón nhận bằng đức tin. Đức tin rất cần thiết cho ơn cứu rỗi. Trước muôn vàn thắc mắc trong cuộc sống, đâu là lối giải thoát cho con người khi tìm về chân lý, nếu không được Thiên Chúa mặc khải cho biết. Mặc khải được gọi là mặc khải khi có đối tượng đón nhận bằng đức tin. Đức tin cho ta thấy những điều mà người khác không thấy, hiểu những điều mà người khác không hiểu, biết những điều mà người khác không biết và kinh nghiệm những điều mà người khác không hề kinh nghiệm, vì đức tin là huyền nhiệm của ân sủng, là tác động và sự sống của Chúa trong tâm hồn những kẻ tin.
[1] Công Đồng Vaticanô II, Lời giới thiệu, trang 479 - 484
[2] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Từ điển Công Giáo 500 mục từ, (Nxb Tôn giáo), trang 229.
[3] Lm Nguyễn Văn Trinh, Học hỏi tín lý về mặc khải của Thiên Chúa, Nxb Tôn giáo, năm 2009, trang 71
[4] Bài giảng tại lớp của Linh Mục Phê rô Nguyễn Văn Viên
[5] Bài giảng tại lớp của Linh Mục Phê rô Nguyễn Văn Viên.
[6] Dei Verbum, số 2
[7] Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thông Điệp Đức Tin và Lý Trí (Fides et Ratio), số 12
[8] Lm Phê rô Nguyễn Chí Thiết, Công Đồng Vaticanô II, kỷ niệm 50 năm (1962-2012), trang 49-50
[9] Lm Phê rô Nguyễn Chí Thiết, Công Đồng Vaticanô II, kỷ niệm 50 năm, trang 57-58
[10] Dei Verbum, số 17
[11] Dei Verbum, số 2
[12] Mặc khải và Truyền Thống Trong Nội Dung Đức Tin Kitô Giáo của Lm Phêrô Nguyễn Văn Viên, trên webside hppt/www.lamhong.org, đăng năm 2012. (truy cập ngày 16/06/2013)
[13] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 65
[14] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 66
[15] Bài Giáo Lý thứ nhất về năm Đức Tin của ĐTC Bênêđictô XVI trên webside: www.gpcantho.com (truy cập ngày 12/05/2013).
[16] Dei Verbum, số 11
[17] Dei Verbum, số 16
[18] Norberto Nguyễn Văn Khanh, OFM, Giáo Hội Với Kho Tàng Mặc Khải, trang 9
[19] Dei Verbum, số 24 (lấy lại lời của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII trong thông điệp Providentissimus Deus, (18/11/1893)
[20] Lm Nguyễn Văn Trinh, Học hỏi tín lý về mặc khải của Thiên Chúa, trang 265
[21] Thánh Jérôm (345-420)
[22] Dei Verbum, 10
[23] Dei Verbum, 9
[24] Dei Verbum, 10
[25] Dei Verbum, 10
[26] Lm Nguyễn Văn Trinh, Học hỏi tín lý về mặc khải của Thiên Chúa, trang 263
[27] Mặc khải và Truyền Thống Trong Nội Dung Đức Tin Kitô Giáo của Lm Phêrô Nguyễn Văn Viên, trên webside hppt/www.lamhong.org, đăng năm 2012. (truy cập ngày 16/06/2013)
[28] Lm Phêrô Nguyễn Chí Thiết, Công Đồng Vatica nô II, kỷ niệm 50 năm, trang 51.