4. TÍNH HỖ TƯƠNG GIỮA ĐỨC TIN VÀ BÍ TÍCH HÔN NHÂN
132. [Vấn đề]. Nếu có một bí tích trong đó tính hỗ tương thiết yếu giữa đức tin và bí tích được đưa vào thử nghiệm, thì đó là bí tích hôn nhân, vì nhiều lý do. Theo Giáo hội Latinh, trong chính định nghĩa của bí tích hôn nhân, đức tin không có vẻ gì là minh nhiên cả (xem § 143). Có thể nói, nó được giả định, qua hành động rửa tội trước đó, vốn là bí tích tuyệt vời nhất của đức tin. Hơn nữa, để hôn nhân giữa những người đã chịu phép rửa trong Giáo hội Latinh được thành hiệu (valid), không đòi phải ý định cử hành một bí tích [151]; không đòi phải có lòng mong muốn hoặc ý thức được tính bí tích của việc kết hợp hôn nhân, nhưng chỉ cần có ý định ký kết một cuộc hôn nhân tự nhiên, điều này có nghĩa là theo trật tự tạo dựng, với các đặc tính mà Giáo hội vốn coi là cố hữu trong hôn nhân tự nhiên. Trong lối hiểu hôn nhân này, nhiệm vụ của thần học là làm sáng tỏ trường hợp hôn nhân phức tạp giữa những người “đã chịu phép rửa nhưng không tin”. Một sự bảo vệ triệt để tính bí tích của các cuộc kết hợp như vậy sẽ làm suy yếu tính hỗ tương thiết yếu giữa đức tin và các bí tích, vốn là đặc điểm của nhiệm cục bí tích; sẽ hỗ trợ, vì đã ủng hộ, ít nhất trong trường hợp hôn nhân, một chủ nghĩa tự động bí tích (sacramental automatism) mà chúng ta đã bác bỏ vì không xứng với đức tin Kitô giáo (xem chương 2 trên đây).
133. [Phương thức]. Với việc biết được sự khó khăn của các vấn nạn nêu lên dưới tiêu đề “tính hỗ tương giữa đức tin và hôn nhân”, chúng ta sẽ tiến hành như sau. Trước nhất, vì, dù chúng ta có chung một gốc, nhưng vẫn có những khác biệt đáng chú ý trong thần học về hôn nhân giữa truyền thống Latinh và truyền thống Đông phương, chúng ta sẽ chỉ tập chú vào lối hiểu của truyền thống Latinh. Truyền thống phong phú Đông phương có diện mạo riêng của họ. Chúng ta làm rõ một số khía cạnh khác biệt giữa hai truyền thống. Trong khi, trong thần học Latinh, người ta chủ yếu hiểu rằng vợ chồng là các thừa tác viên của bí tích và bí tích diễn ra qua sự thuận tình tự do và hỗ tương của vợ chồng, thì đối với truyền thống Đông phương, việc ban phước lành của giám mục hoặc linh mục, tự nó, thuộc về chính yếu tính của bí tích [152]. Chỉ có thừa tác viên thánh mới được ban phép khẩn cầu Chúa Thánh Thần (epiclesis) để hoàn tất việc thánh hóa vốn cố hữu trong bí tích. Nó có quy định giáo luật hoàn chỉnh của riêng nó [153]. Điều này là do quan niệm về bí tích hôn nhân bắt nguồn từ một nền thần học có nhân cách và khuôn mạo riêng của nó, trong đó các hiệu quả thánh hóa của bí tích được đặt lên hàng đầu [154].
134. Thứ hai, theo phương pháp luận thông thường (xem § 80), với ít nhiều thích nghi, chúng ta sẽ bàn đến trường hợp thông thường của bí tích hôn nhân. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề nghi ngờ tính chất bí tích của các cuộc hôn nhân giữa những người “ đã chịu phép rửa nhưng không tin”, theo cách tiếp cận hai mặt. Trước nhất, chúng ta xem xét tình trạng của vấn đề và sau đó, chúng ta đưa ra một đề nghị thần học để giải quyết, phù hợp với tính hỗ tương giữa đức tin và các bí tích, không bác bỏ nền thần học hiện nay về hôn nhân.
4.1. Bí tích hôn nhân
a) Nền tảng Kinh Thánh
135. [Hôn nhân trong kế hoạch Thiên Chúa]. Mặc dù mỗi bí tích có đặc điểm riêng của nó, nhưng trường hợp hôn nhân nổi bật vì tính đặc thù của nó. Hôn nhân đúng nghĩa thuộc về trật tự tạo dựng, trong kế hoạch Thiên Chúa (x. GS 48). Thực tại tạo dựng của hôn nhân hệ ở khả năng tương quan giữa những con người thuộc giới tính khác nhau, nam và nữ (St 1:27), được liên kết chặt chẽ với khả năng sinh sản (St 1:28), mà đỉnh cao là một hình thức kết hợp đặc biệt đến nỗi họ tạo thành “một thân xác” (xem St 2: 23-24). Cuộc đàm thoại bí tích của Thiên Chúa suốt trong nhiệm cục cứu độ của Người tìm thấy ở đây một thực tại, được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh Người, giống hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi [155], rất có khả năng tự phát biểu mối tương quan yêu thương, giao ước giữa Thiên Chúa và dân Người, người phối ngẫu của Người, luôn được diễn tả một cách tượng trưng bởi một người đàn bà. Theo quan điểm Kitô giáo, thực tại tạo vật này trở thành một bí tích, nghĩa là một dấu hiệu hữu hình của tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo hội (Eph 5:25, 31-32).
136. [Hôn nhân trong giáo huấn của Chúa Giêsu]. Trước việc thực hành rẫy vợ (Đnl 22:19, 29; 24: 1-4), Chúa Giêsu nhắc lại kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa: “Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ” (Mc 10: 9 và Mt 19: 6; xem St 2:24; 1 Cr 6:16); Người minh xác rằng ly dị là một sự nhượng bộ do sự cứng lòng (Mc 10: 5 và Mt 19: 8). Trong suốt lịch sử, việc giải thích mệnh đề Mátthêu đã gây tranh cãi rất nhiều: “Người nào rẫy bỏ vợ mình, không phải vì kết hợp bất hợp pháp (πορνεία, porneia), và kết hôn với người khác, là phạm tội ngoại tình” (Mt 19: 9; xem 5:32). Sau vô số cuộc thảo luận, không có sự đồng thuận nào đạt được cả về vấn đề porneia lẫn về hậu quả chính xác mà nó có thể gây ra. Truyền thống Latinh luôn loại trừ khả thể cuộc kết hợp thứ hai vì lý do này [156], sau cuộc kết hợp thành hiệu thứ nhất (x. Mc 10: 10-11), nhất quán với sự bối rối của các môn đệ theo bản văn trong Tin Mừng Mátthêu (Mt 19:10).
137. [Hôn nhân và “Mysterion” (mầu nhiệm)]. Chính sự hiện diện của Chúa Giêsu tại tiệc cưới Cana (Ga 2: 1-12), với tất cả ý nghĩa tiệc cưới thiên sai của nó, cùng với những ám chỉ khác của bản chất hôn nhân (Mt 9:15 và tương tự; Mt 25: 5-6), nêu bật khả năng mối quan hệ vợ chồng có thể phát biểu các khía cạnh sâu sắc của mầu nhiệm Thiên Chúa, chẳng hạn như, lòng trung thành của Người đối với sự bất trung của chúng ta với giao ước của Người (x. Edk 16 và 23; Hs 2; Grm 3: 1-10; Is 54). Thư gửi tín hữu Êphêsô (5: 31-32) liên kết giao ước hôn nhân một cách minh nhiên với tính “mysterion” (sacramentum) của giao ước bất khả thu hồi giữa Chúa Kitô và Giáo hội. Căn cứ vào toàn bộ chứng tá Kinh Thánh, Giáo hội luôn coi tính bất khả hủy tiêu như yếu tố nền tảng của cả hôn nhân tự nhiên lẫn hôn nhân Kitô giáo. Sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà, từ bản chất vốn không thể hủy tiêu, thể hiện sự thật của nó trong lòng chung thủy và thiện ích con cái. Sau việc lãnh nhận bí tích rửa tội (việc đồng hình đồng dạng của các người phối ngẫu với Chúa Kitô và việc nên thánh của họ nhờ sự cư ngụ của Chúa Thánh Thần), một cách nào đó, tự nó trở thành một đại biểu bí tích cho lòng trung thành của Chúa Kitô [157]. Tình yêu giữa vợ chồng không xa lạ gì với nguồn sống mới và đức tin Kitô giáo của họ. Trong đời sống Kitô hữu, đức tin và tình yêu không thể tách rời nhau một cách tuyệt đối.
138. [Hôn nhân: được Đức tin lên đặc điểm]. Theo Thánh Phaolô, Giáo hội cũng hiểu tương quan vợ chồng như một điều có đặc điểm cao nhờ sự hiện diện của đức tin (x. 1Cr 7: 12-16). Trong hôn nhân của một Kitô hữu với một người ngoài Kitô giáo, Thánh Phaolô nói như sau: “Người chồng không có đức tin được thánh hóa nhờ vợ, và người vợ không có đức tin được thánh hóa nhờ người chồng có đức tin” (1 Cr 7:14). Điều gọi là đặc ân Thánh Phaolô được đặt căn bản trên đoạn văn này (nhất là 1 Cr 7:15), trong đó ta phân định được một phẩm chất cao hơn của hôn nhân bí tích so với hôn nhân tự nhiên, trong trật tự ơn thánh.
b) Ánh sáng từ Thánh truyền
139. Việc “kết hôn trong Chúa”, một đặc điểm của các Kitô hữu, đã được phát biểu nhiều cách khác nhau trong suốt lịch sử. Theo Thư gửi Diognetus, lúc ban đầu, các Kitô hữu không phân biệt: “Họ kết hôn như mọi người khác” [158]. Tuy nhiên, việc này chẳng bao lâu sau đã có sự biến chuyển. Thánh Inhaxiô Thành Antiôkia chủ trương nên có cơ hội liên hệ việc này với giám mục [159]. Về phần ông, Tertullianô ca ngợi các cuộc kết hợp được Giáo hội chúc phúc [160]. Vượt ra ngoài cách giải thích chính xác đối với phạm vi phát biểu của các nhà thần học tiên khởi này, người ta nhấn mạnh rằng biến cố kết hôn không xa lạ đối với cả đức tin của cô dâu và chú rể lẫn cộng đồng giáo hội. Từ thế kỷ thứ tư và thứ năm trở đi, việc chúc phúc của giáo hội, qua một thừa tác viên, trở thành một phong tục hẳn hoi [161]. Từ thời kỳ này trở đi, một nền phụng vụ Kitô giáo đã tự hình thành [162], tích hợp các phong tục đặc trưng ngoại giáo và biến đổi chúng, như trong việc “trùm khăn” [velatio], [163] đội triều thiên (coronatio) [164], việc bàn giao cô dâu, việc cột các bàn tay [165], việc làm phép các chiếc nhẫn, của hồi môn (arras) hay hôn người đã hứa hôn; đồng thời, nó thêm vào nhiều điều khác, như cho vợ chồng “uống chén chung” vốn đặc trưng đối với phụng vụ Byzantine [166]. Phụng vụ hôn nhân, trong các lời cầu nguyện và giải thích các cử chỉ, nói lên vị trí độc đáo của hôn nhân trong nhiệm cục thần linh, với nhiều ám chỉ đến các bản văn Kinh thánh về hôn nhân. Cả Peter Lombard lẫn Công đồng Lateranô thứ hai đều coi hôn nhân như một bí tích; một điều được cả Công đồng Florence và Công đồng Trent tán thành một cách đầy xác tín [167]. Trong Công đồng cuối cùng vừa kể này, sự cần thiết của hình thức giáo luật để bí tích được thành hiệu đã được ấn định, mà không sửa đổi cách hiểu tín lý về bí tích, do đó cho thấy đây là một thực tại giáo hội, thuộc trật tự đức tin diễn ra “in facie Ecclesiae” (trước mặt Giáo Hội) [168] trái với học thuyết của các nhà cải cách coi hôn nhân chỉ là vấn đề dân sự đơn thuần [169]. Theo cách này, đặc tính giáo hội của hôn nhân được công nhận, khác xa với việc hiểu nó như một vấn đề riêng tư giữa hai vợ chồng.
c) Hôn nhân như một bí tích
140. Nếu các bí tích giả thiết phải có đức tin (SC 59), thì hôn nhân cũng không ngoại lệ: “Các đấng chăn chiên, được tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy, luôn cố gắng đón nhận cô dâu chú rể và trước hết nuôi dưỡng và củng cố đức tin của họ: vì bí tích Hôn nhân giả thiết phải có nó và đòi hỏi nó" [170]. Một cuộc kết hợp hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, cả hai đều không được rửa tội, theo quan điểm của đức tin Kitô giáo, là một thực tại tạo vật rất có giá trị, có khả năng được nâng lên trật tự siêu nhiên, như, trong trường hợp trở lại sau này của vợ chồng. Nói cách khác, trong cuộc hôn nhân “tự nhiên”, có một thực tại có ý nghĩa, sẵn sàng được hiện thực hóa và hoàn thành trọn vẹn trong Chúa Kitô. Trong các cộng đồng tiên khởi, thực tại hôn nhân vốn không bị sống ở bên lề đức tin. Kitô hữu vốn sống giao ước vợ chồng của họ “trong Chúa” (1 Cr 7:39). Một số tác phong công khai trái với đức tin trong bối cảnh mối tương quan vợ chồng có thể dẫn đến việc bị tuyệt thông (1 Cr 5). Vì tình yêu phu phụ giữa vợ chồng Kitô hữu đã trở thành một dấu chỉ, một bí tích, nói lên tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo hội của Người. Dấu hiệu của mối tình yêu bất khả thu hồi này chỉ có thể nói lên điều nó biểu thị nếu chính mối dây này không thể hủy tiêu. Tính bất khả hủy tiêu là một khía cạnh đã hiện diện từ “ngay ban đầu” trong kế hoạch thần linh và do đó, trong yếu tính, vốn cấu hình cho thực tại của mọi cuộc hôn nhân đích thực trong cốt lõi thần học của nó. Nhờ cách này, thực tại nhân bản sâu sắc như tình yêu của cặp vợ chồng, rất đặc trưng của hữu thể tương quan của chúng ta, khả năng tự hiến cho nhau giữa vợ chồng và con cái, nói lên phần sâu sắc nhất của mầu nhiệm thần linh: tình yêu.
141. Hai người Công Giáo đã được rửa tội, thêm sức và có thói quen lãnh nhận Thánh Thể, tiến một bước đẹp đẽ và có ý nghĩa trong cuộc sống đức tin của họ khi họ cử hành bí tích hôn nhân. Họ lãnh nhận được ơn thánh của bí tích hôn nhân, một ơn, về căn bản, hệ ở việc nay họ “biểu lộ và tham dự vào mầu nhiệm hiệp nhất của tình yêu sinh hoa trái giữa Chúa Kitô và Giáo hội (Eph 5:32), họ giúp nhau tự thánh hóa trong đời sống vợ chồng và trong việc sinh con cái” [171]. Các nẻo đường đức tin của họ đã gặp nhau để làm chứng cho sức mạnh của tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo hội, để làm phong phú cho nhau, để giáo dục Kitô giáo cho con cái và để thánh hóa lẫn nhau [172]. Họ tạo nên “một Giáo hội tại gia” [173]. “Họ được củng cố và thánh hiến bởi một bí tích đặc biệt” (GS 48). Nhờ cách này, họ nói lên một cách cụ thể tính trưởng thành của đức tin đã lãnh nhận lúc chịu Phép Thêm Sức, bằng cách đảm nhiệm một bậc sống Kitô hữu (x. LG 11) và một số trách nhiệm trong cộng đồng Kitô hữu. Trong lúc cử hành cuộc hôn nhân của họ, đức tin của họ được giả thiết, phát biểu, nuôi dưỡng và củng cố bởi hành động của Chúa Kitô trong bí tích, Đấng “cư ngụ với họ” (GS 48), với giao ước hôn nhân và với cuộc sống gia đình mà giờ đây họ đảm nhiệm dưới sự chúc phúc của Thiên Chúa và Giáo hội. Hôn nhân Công Giáo phát biểu một cách thâm hậu rằng nó là một dự án sống được đức tin thai nghén và khuyến khích [174] như một cách thánh hóa lẫn nhau, trong đó vợ chồng thực hiện chức tư tế chung bằng cách trao cho nhau bí tích [175] (x. LG 10). Ý thức và mục đích trở thành bí tích của Tình yêu Thiên Chúa giả thiết và phát biểu đức tin bản thân của mỗi người phối ngẫu. Do đó, nó thực sự xuất hiện như một bí tích đức tin, trong đó Chúa Giêsu Kitô và Chúa Thánh Thần, Thánh Thần tình yêu (x. Rm 5: 5), hành động một cách hữu hiệu. Tình yêu mà vợ chồng tuyên bố cho nhau đã được xác định bởi thực tại của họ như những người đã chịu phép rửa. Sự thánh hóa do bí tích mang lại sẽ thúc đẩy tình yêu siêu nhiên này trong việc hiện thực hóa cộng đồng phu thê và gia đình.
d) Đức tin và các thiện ích của hôn nhân
142. Sự hiện diện của đức tin và hành động hữu hiệu của ơn thánh bí tích thúc đẩy vợ chồng thể hiện các thiện ích riêng của hôn nhân: “Như một hiến thân cho nhau của hai người, sự kết hợp thân mật này và thiện ích con cái buộc vợ chồng phải có lòng chung thủy hoàn toàn và đòi phải có sự hợp nhất bền vững giữa họ với nhau” (GS 48). Theo quan điểm đức tin, tính bất khả tiêu (xem GS 49) được hiểu như đặc điểm yếu tính của tương quan vợ chồng, bởi nếu không nó sẽ đi chệch khỏi kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa (St 2: 23-24) và sẽ không còn là dấu hiệu hữu hình của Tình yêu bất khả thu hồi của Chúa Kitô dành cho Giáo hội của Người. Lòng chung thủy giữa các người phối ngẫu và việc quảng đại tìm kiếm thiện ích của người phối ngẫu kia (x. GS 49) được sống như một điều phát xuất một cách nhẹ nhàng và đồng dạng từ đức tin và mối tương quan bản thân với Chúa Giêsu. Vì đức tin đặt chúng ta vào mối tương quan bản thân với Chúa Giêsu Kitô, đồng thời tự trình bày như một kiểu mẫu theo chân Đấng đã hiến mạng sống mình cho tội nhân (thí dụ, Mc 10:45; Rm 5: 6-8; 14:15; Eph 5: 2; 1 Ga 4: 9-10). Nhờ đức tin, những người chồng và những người vợ Kitô hữu cố gắng diễn dịch vào cuộc sống hôn nhân và gia đình của họ câu châm ngôn theo đó, “có nhiều niềm vui trong việc cho đi hơn là nhận lãnh” (Cv 20:35). Nhờ đức tin, chúng ta biết khả năng sinh sản được khắc ghi trong chính kế hoạch của Thiên Chúa (St 1:28), một trong những dấu hiệu của phúc lành là con cái. Qua đức tin, tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi dạy chúng ta rằng tình yêu đích thực luôn bao gồm tính hỗ tương yêu thương tối đa và sự cởi mở tối đa đối với người khác. Vì lý do này, đức tin ngăn cản chúng ta hiểu hôn nhân như một kiểu ích kỷ tính toán của vợ chồng. Một đức tin tích cực của cả hai vợ chồng dẫn họ đến việc hiểu rõ rằng Thiên Chúa, trong tư cách tác giả của hôn nhân, “đã ban cho nó những thiện ích và mục đích khác nhau (GS 48), những điều mà vợ chồng Kitô giáo luôn cố gắng sống và khai mở. Do đó, một đức tin sống động và chia sẻ trong lãnh vực kết hợp hôn nhân sẽ giảm thiểu khả thể này là các xu hướng qui ngã (egocentric) hoặc duy cá nhân có cơ hội bén rễ nơi mỗi người phối ngẫu cũng như nơi vợ chồng, thậm chí bất chấp áp lực môi trường của nền văn hóa xung quanh.
Kỳ sau: 4.2. Một vấn đề gây hoài nghi: Phẩm chất bí tích của cuộc hôn nhân của “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”
132. [Vấn đề]. Nếu có một bí tích trong đó tính hỗ tương thiết yếu giữa đức tin và bí tích được đưa vào thử nghiệm, thì đó là bí tích hôn nhân, vì nhiều lý do. Theo Giáo hội Latinh, trong chính định nghĩa của bí tích hôn nhân, đức tin không có vẻ gì là minh nhiên cả (xem § 143). Có thể nói, nó được giả định, qua hành động rửa tội trước đó, vốn là bí tích tuyệt vời nhất của đức tin. Hơn nữa, để hôn nhân giữa những người đã chịu phép rửa trong Giáo hội Latinh được thành hiệu (valid), không đòi phải ý định cử hành một bí tích [151]; không đòi phải có lòng mong muốn hoặc ý thức được tính bí tích của việc kết hợp hôn nhân, nhưng chỉ cần có ý định ký kết một cuộc hôn nhân tự nhiên, điều này có nghĩa là theo trật tự tạo dựng, với các đặc tính mà Giáo hội vốn coi là cố hữu trong hôn nhân tự nhiên. Trong lối hiểu hôn nhân này, nhiệm vụ của thần học là làm sáng tỏ trường hợp hôn nhân phức tạp giữa những người “đã chịu phép rửa nhưng không tin”. Một sự bảo vệ triệt để tính bí tích của các cuộc kết hợp như vậy sẽ làm suy yếu tính hỗ tương thiết yếu giữa đức tin và các bí tích, vốn là đặc điểm của nhiệm cục bí tích; sẽ hỗ trợ, vì đã ủng hộ, ít nhất trong trường hợp hôn nhân, một chủ nghĩa tự động bí tích (sacramental automatism) mà chúng ta đã bác bỏ vì không xứng với đức tin Kitô giáo (xem chương 2 trên đây).
133. [Phương thức]. Với việc biết được sự khó khăn của các vấn nạn nêu lên dưới tiêu đề “tính hỗ tương giữa đức tin và hôn nhân”, chúng ta sẽ tiến hành như sau. Trước nhất, vì, dù chúng ta có chung một gốc, nhưng vẫn có những khác biệt đáng chú ý trong thần học về hôn nhân giữa truyền thống Latinh và truyền thống Đông phương, chúng ta sẽ chỉ tập chú vào lối hiểu của truyền thống Latinh. Truyền thống phong phú Đông phương có diện mạo riêng của họ. Chúng ta làm rõ một số khía cạnh khác biệt giữa hai truyền thống. Trong khi, trong thần học Latinh, người ta chủ yếu hiểu rằng vợ chồng là các thừa tác viên của bí tích và bí tích diễn ra qua sự thuận tình tự do và hỗ tương của vợ chồng, thì đối với truyền thống Đông phương, việc ban phước lành của giám mục hoặc linh mục, tự nó, thuộc về chính yếu tính của bí tích [152]. Chỉ có thừa tác viên thánh mới được ban phép khẩn cầu Chúa Thánh Thần (epiclesis) để hoàn tất việc thánh hóa vốn cố hữu trong bí tích. Nó có quy định giáo luật hoàn chỉnh của riêng nó [153]. Điều này là do quan niệm về bí tích hôn nhân bắt nguồn từ một nền thần học có nhân cách và khuôn mạo riêng của nó, trong đó các hiệu quả thánh hóa của bí tích được đặt lên hàng đầu [154].
134. Thứ hai, theo phương pháp luận thông thường (xem § 80), với ít nhiều thích nghi, chúng ta sẽ bàn đến trường hợp thông thường của bí tích hôn nhân. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề nghi ngờ tính chất bí tích của các cuộc hôn nhân giữa những người “ đã chịu phép rửa nhưng không tin”, theo cách tiếp cận hai mặt. Trước nhất, chúng ta xem xét tình trạng của vấn đề và sau đó, chúng ta đưa ra một đề nghị thần học để giải quyết, phù hợp với tính hỗ tương giữa đức tin và các bí tích, không bác bỏ nền thần học hiện nay về hôn nhân.
4.1. Bí tích hôn nhân
a) Nền tảng Kinh Thánh
135. [Hôn nhân trong kế hoạch Thiên Chúa]. Mặc dù mỗi bí tích có đặc điểm riêng của nó, nhưng trường hợp hôn nhân nổi bật vì tính đặc thù của nó. Hôn nhân đúng nghĩa thuộc về trật tự tạo dựng, trong kế hoạch Thiên Chúa (x. GS 48). Thực tại tạo dựng của hôn nhân hệ ở khả năng tương quan giữa những con người thuộc giới tính khác nhau, nam và nữ (St 1:27), được liên kết chặt chẽ với khả năng sinh sản (St 1:28), mà đỉnh cao là một hình thức kết hợp đặc biệt đến nỗi họ tạo thành “một thân xác” (xem St 2: 23-24). Cuộc đàm thoại bí tích của Thiên Chúa suốt trong nhiệm cục cứu độ của Người tìm thấy ở đây một thực tại, được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh Người, giống hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi [155], rất có khả năng tự phát biểu mối tương quan yêu thương, giao ước giữa Thiên Chúa và dân Người, người phối ngẫu của Người, luôn được diễn tả một cách tượng trưng bởi một người đàn bà. Theo quan điểm Kitô giáo, thực tại tạo vật này trở thành một bí tích, nghĩa là một dấu hiệu hữu hình của tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo hội (Eph 5:25, 31-32).
136. [Hôn nhân trong giáo huấn của Chúa Giêsu]. Trước việc thực hành rẫy vợ (Đnl 22:19, 29; 24: 1-4), Chúa Giêsu nhắc lại kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa: “Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ” (Mc 10: 9 và Mt 19: 6; xem St 2:24; 1 Cr 6:16); Người minh xác rằng ly dị là một sự nhượng bộ do sự cứng lòng (Mc 10: 5 và Mt 19: 8). Trong suốt lịch sử, việc giải thích mệnh đề Mátthêu đã gây tranh cãi rất nhiều: “Người nào rẫy bỏ vợ mình, không phải vì kết hợp bất hợp pháp (πορνεία, porneia), và kết hôn với người khác, là phạm tội ngoại tình” (Mt 19: 9; xem 5:32). Sau vô số cuộc thảo luận, không có sự đồng thuận nào đạt được cả về vấn đề porneia lẫn về hậu quả chính xác mà nó có thể gây ra. Truyền thống Latinh luôn loại trừ khả thể cuộc kết hợp thứ hai vì lý do này [156], sau cuộc kết hợp thành hiệu thứ nhất (x. Mc 10: 10-11), nhất quán với sự bối rối của các môn đệ theo bản văn trong Tin Mừng Mátthêu (Mt 19:10).
137. [Hôn nhân và “Mysterion” (mầu nhiệm)]. Chính sự hiện diện của Chúa Giêsu tại tiệc cưới Cana (Ga 2: 1-12), với tất cả ý nghĩa tiệc cưới thiên sai của nó, cùng với những ám chỉ khác của bản chất hôn nhân (Mt 9:15 và tương tự; Mt 25: 5-6), nêu bật khả năng mối quan hệ vợ chồng có thể phát biểu các khía cạnh sâu sắc của mầu nhiệm Thiên Chúa, chẳng hạn như, lòng trung thành của Người đối với sự bất trung của chúng ta với giao ước của Người (x. Edk 16 và 23; Hs 2; Grm 3: 1-10; Is 54). Thư gửi tín hữu Êphêsô (5: 31-32) liên kết giao ước hôn nhân một cách minh nhiên với tính “mysterion” (sacramentum) của giao ước bất khả thu hồi giữa Chúa Kitô và Giáo hội. Căn cứ vào toàn bộ chứng tá Kinh Thánh, Giáo hội luôn coi tính bất khả hủy tiêu như yếu tố nền tảng của cả hôn nhân tự nhiên lẫn hôn nhân Kitô giáo. Sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà, từ bản chất vốn không thể hủy tiêu, thể hiện sự thật của nó trong lòng chung thủy và thiện ích con cái. Sau việc lãnh nhận bí tích rửa tội (việc đồng hình đồng dạng của các người phối ngẫu với Chúa Kitô và việc nên thánh của họ nhờ sự cư ngụ của Chúa Thánh Thần), một cách nào đó, tự nó trở thành một đại biểu bí tích cho lòng trung thành của Chúa Kitô [157]. Tình yêu giữa vợ chồng không xa lạ gì với nguồn sống mới và đức tin Kitô giáo của họ. Trong đời sống Kitô hữu, đức tin và tình yêu không thể tách rời nhau một cách tuyệt đối.
138. [Hôn nhân: được Đức tin lên đặc điểm]. Theo Thánh Phaolô, Giáo hội cũng hiểu tương quan vợ chồng như một điều có đặc điểm cao nhờ sự hiện diện của đức tin (x. 1Cr 7: 12-16). Trong hôn nhân của một Kitô hữu với một người ngoài Kitô giáo, Thánh Phaolô nói như sau: “Người chồng không có đức tin được thánh hóa nhờ vợ, và người vợ không có đức tin được thánh hóa nhờ người chồng có đức tin” (1 Cr 7:14). Điều gọi là đặc ân Thánh Phaolô được đặt căn bản trên đoạn văn này (nhất là 1 Cr 7:15), trong đó ta phân định được một phẩm chất cao hơn của hôn nhân bí tích so với hôn nhân tự nhiên, trong trật tự ơn thánh.
b) Ánh sáng từ Thánh truyền
139. Việc “kết hôn trong Chúa”, một đặc điểm của các Kitô hữu, đã được phát biểu nhiều cách khác nhau trong suốt lịch sử. Theo Thư gửi Diognetus, lúc ban đầu, các Kitô hữu không phân biệt: “Họ kết hôn như mọi người khác” [158]. Tuy nhiên, việc này chẳng bao lâu sau đã có sự biến chuyển. Thánh Inhaxiô Thành Antiôkia chủ trương nên có cơ hội liên hệ việc này với giám mục [159]. Về phần ông, Tertullianô ca ngợi các cuộc kết hợp được Giáo hội chúc phúc [160]. Vượt ra ngoài cách giải thích chính xác đối với phạm vi phát biểu của các nhà thần học tiên khởi này, người ta nhấn mạnh rằng biến cố kết hôn không xa lạ đối với cả đức tin của cô dâu và chú rể lẫn cộng đồng giáo hội. Từ thế kỷ thứ tư và thứ năm trở đi, việc chúc phúc của giáo hội, qua một thừa tác viên, trở thành một phong tục hẳn hoi [161]. Từ thời kỳ này trở đi, một nền phụng vụ Kitô giáo đã tự hình thành [162], tích hợp các phong tục đặc trưng ngoại giáo và biến đổi chúng, như trong việc “trùm khăn” [velatio], [163] đội triều thiên (coronatio) [164], việc bàn giao cô dâu, việc cột các bàn tay [165], việc làm phép các chiếc nhẫn, của hồi môn (arras) hay hôn người đã hứa hôn; đồng thời, nó thêm vào nhiều điều khác, như cho vợ chồng “uống chén chung” vốn đặc trưng đối với phụng vụ Byzantine [166]. Phụng vụ hôn nhân, trong các lời cầu nguyện và giải thích các cử chỉ, nói lên vị trí độc đáo của hôn nhân trong nhiệm cục thần linh, với nhiều ám chỉ đến các bản văn Kinh thánh về hôn nhân. Cả Peter Lombard lẫn Công đồng Lateranô thứ hai đều coi hôn nhân như một bí tích; một điều được cả Công đồng Florence và Công đồng Trent tán thành một cách đầy xác tín [167]. Trong Công đồng cuối cùng vừa kể này, sự cần thiết của hình thức giáo luật để bí tích được thành hiệu đã được ấn định, mà không sửa đổi cách hiểu tín lý về bí tích, do đó cho thấy đây là một thực tại giáo hội, thuộc trật tự đức tin diễn ra “in facie Ecclesiae” (trước mặt Giáo Hội) [168] trái với học thuyết của các nhà cải cách coi hôn nhân chỉ là vấn đề dân sự đơn thuần [169]. Theo cách này, đặc tính giáo hội của hôn nhân được công nhận, khác xa với việc hiểu nó như một vấn đề riêng tư giữa hai vợ chồng.
c) Hôn nhân như một bí tích
140. Nếu các bí tích giả thiết phải có đức tin (SC 59), thì hôn nhân cũng không ngoại lệ: “Các đấng chăn chiên, được tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy, luôn cố gắng đón nhận cô dâu chú rể và trước hết nuôi dưỡng và củng cố đức tin của họ: vì bí tích Hôn nhân giả thiết phải có nó và đòi hỏi nó" [170]. Một cuộc kết hợp hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, cả hai đều không được rửa tội, theo quan điểm của đức tin Kitô giáo, là một thực tại tạo vật rất có giá trị, có khả năng được nâng lên trật tự siêu nhiên, như, trong trường hợp trở lại sau này của vợ chồng. Nói cách khác, trong cuộc hôn nhân “tự nhiên”, có một thực tại có ý nghĩa, sẵn sàng được hiện thực hóa và hoàn thành trọn vẹn trong Chúa Kitô. Trong các cộng đồng tiên khởi, thực tại hôn nhân vốn không bị sống ở bên lề đức tin. Kitô hữu vốn sống giao ước vợ chồng của họ “trong Chúa” (1 Cr 7:39). Một số tác phong công khai trái với đức tin trong bối cảnh mối tương quan vợ chồng có thể dẫn đến việc bị tuyệt thông (1 Cr 5). Vì tình yêu phu phụ giữa vợ chồng Kitô hữu đã trở thành một dấu chỉ, một bí tích, nói lên tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo hội của Người. Dấu hiệu của mối tình yêu bất khả thu hồi này chỉ có thể nói lên điều nó biểu thị nếu chính mối dây này không thể hủy tiêu. Tính bất khả hủy tiêu là một khía cạnh đã hiện diện từ “ngay ban đầu” trong kế hoạch thần linh và do đó, trong yếu tính, vốn cấu hình cho thực tại của mọi cuộc hôn nhân đích thực trong cốt lõi thần học của nó. Nhờ cách này, thực tại nhân bản sâu sắc như tình yêu của cặp vợ chồng, rất đặc trưng của hữu thể tương quan của chúng ta, khả năng tự hiến cho nhau giữa vợ chồng và con cái, nói lên phần sâu sắc nhất của mầu nhiệm thần linh: tình yêu.
141. Hai người Công Giáo đã được rửa tội, thêm sức và có thói quen lãnh nhận Thánh Thể, tiến một bước đẹp đẽ và có ý nghĩa trong cuộc sống đức tin của họ khi họ cử hành bí tích hôn nhân. Họ lãnh nhận được ơn thánh của bí tích hôn nhân, một ơn, về căn bản, hệ ở việc nay họ “biểu lộ và tham dự vào mầu nhiệm hiệp nhất của tình yêu sinh hoa trái giữa Chúa Kitô và Giáo hội (Eph 5:32), họ giúp nhau tự thánh hóa trong đời sống vợ chồng và trong việc sinh con cái” [171]. Các nẻo đường đức tin của họ đã gặp nhau để làm chứng cho sức mạnh của tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo hội, để làm phong phú cho nhau, để giáo dục Kitô giáo cho con cái và để thánh hóa lẫn nhau [172]. Họ tạo nên “một Giáo hội tại gia” [173]. “Họ được củng cố và thánh hiến bởi một bí tích đặc biệt” (GS 48). Nhờ cách này, họ nói lên một cách cụ thể tính trưởng thành của đức tin đã lãnh nhận lúc chịu Phép Thêm Sức, bằng cách đảm nhiệm một bậc sống Kitô hữu (x. LG 11) và một số trách nhiệm trong cộng đồng Kitô hữu. Trong lúc cử hành cuộc hôn nhân của họ, đức tin của họ được giả thiết, phát biểu, nuôi dưỡng và củng cố bởi hành động của Chúa Kitô trong bí tích, Đấng “cư ngụ với họ” (GS 48), với giao ước hôn nhân và với cuộc sống gia đình mà giờ đây họ đảm nhiệm dưới sự chúc phúc của Thiên Chúa và Giáo hội. Hôn nhân Công Giáo phát biểu một cách thâm hậu rằng nó là một dự án sống được đức tin thai nghén và khuyến khích [174] như một cách thánh hóa lẫn nhau, trong đó vợ chồng thực hiện chức tư tế chung bằng cách trao cho nhau bí tích [175] (x. LG 10). Ý thức và mục đích trở thành bí tích của Tình yêu Thiên Chúa giả thiết và phát biểu đức tin bản thân của mỗi người phối ngẫu. Do đó, nó thực sự xuất hiện như một bí tích đức tin, trong đó Chúa Giêsu Kitô và Chúa Thánh Thần, Thánh Thần tình yêu (x. Rm 5: 5), hành động một cách hữu hiệu. Tình yêu mà vợ chồng tuyên bố cho nhau đã được xác định bởi thực tại của họ như những người đã chịu phép rửa. Sự thánh hóa do bí tích mang lại sẽ thúc đẩy tình yêu siêu nhiên này trong việc hiện thực hóa cộng đồng phu thê và gia đình.
d) Đức tin và các thiện ích của hôn nhân
142. Sự hiện diện của đức tin và hành động hữu hiệu của ơn thánh bí tích thúc đẩy vợ chồng thể hiện các thiện ích riêng của hôn nhân: “Như một hiến thân cho nhau của hai người, sự kết hợp thân mật này và thiện ích con cái buộc vợ chồng phải có lòng chung thủy hoàn toàn và đòi phải có sự hợp nhất bền vững giữa họ với nhau” (GS 48). Theo quan điểm đức tin, tính bất khả tiêu (xem GS 49) được hiểu như đặc điểm yếu tính của tương quan vợ chồng, bởi nếu không nó sẽ đi chệch khỏi kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa (St 2: 23-24) và sẽ không còn là dấu hiệu hữu hình của Tình yêu bất khả thu hồi của Chúa Kitô dành cho Giáo hội của Người. Lòng chung thủy giữa các người phối ngẫu và việc quảng đại tìm kiếm thiện ích của người phối ngẫu kia (x. GS 49) được sống như một điều phát xuất một cách nhẹ nhàng và đồng dạng từ đức tin và mối tương quan bản thân với Chúa Giêsu. Vì đức tin đặt chúng ta vào mối tương quan bản thân với Chúa Giêsu Kitô, đồng thời tự trình bày như một kiểu mẫu theo chân Đấng đã hiến mạng sống mình cho tội nhân (thí dụ, Mc 10:45; Rm 5: 6-8; 14:15; Eph 5: 2; 1 Ga 4: 9-10). Nhờ đức tin, những người chồng và những người vợ Kitô hữu cố gắng diễn dịch vào cuộc sống hôn nhân và gia đình của họ câu châm ngôn theo đó, “có nhiều niềm vui trong việc cho đi hơn là nhận lãnh” (Cv 20:35). Nhờ đức tin, chúng ta biết khả năng sinh sản được khắc ghi trong chính kế hoạch của Thiên Chúa (St 1:28), một trong những dấu hiệu của phúc lành là con cái. Qua đức tin, tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi dạy chúng ta rằng tình yêu đích thực luôn bao gồm tính hỗ tương yêu thương tối đa và sự cởi mở tối đa đối với người khác. Vì lý do này, đức tin ngăn cản chúng ta hiểu hôn nhân như một kiểu ích kỷ tính toán của vợ chồng. Một đức tin tích cực của cả hai vợ chồng dẫn họ đến việc hiểu rõ rằng Thiên Chúa, trong tư cách tác giả của hôn nhân, “đã ban cho nó những thiện ích và mục đích khác nhau (GS 48), những điều mà vợ chồng Kitô giáo luôn cố gắng sống và khai mở. Do đó, một đức tin sống động và chia sẻ trong lãnh vực kết hợp hôn nhân sẽ giảm thiểu khả thể này là các xu hướng qui ngã (egocentric) hoặc duy cá nhân có cơ hội bén rễ nơi mỗi người phối ngẫu cũng như nơi vợ chồng, thậm chí bất chấp áp lực môi trường của nền văn hóa xung quanh.
Kỳ sau: 4.2. Một vấn đề gây hoài nghi: Phẩm chất bí tích của cuộc hôn nhân của “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”