CHẾT - CHUYẾN ĐI VỀ CÙNG ĐÍCH
LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN
Chết. Một động từ nghe khô khốc, đanh thép.
Chết. Diễn tả sự trần trụi của kiếp người.
Chết. Một mất mát mãi mãi; một bản án rùng rợn.
Chết. Biến tan tất cả. Cả thân xác, dẫu đẹp hay xấu; mạnh hay yếu.
Chết. Không một ai có kinh nghiệm.
Chết. Không một ai thoát khỏi.
Người nhiều bệnh dễ chết; nhưng cái chết cũng không quên kẻ khỏe mạnh.
Người nghèo đói, bởi thiếu thốn, dễ chết; nhưng nhân loại ngày càng chứng kiến nhiều hơn về những cái chết do dư thừa tiền của.
Kẻ bần cùng chết; cứ tưởng người được nhiều ưu đãi khó chết. Không! Cái chết tiêu diệt tất.
Đối diện cái chết, mọi thành phần đều công bằng. Mọi số phận vô phương chống chọi.
I. SỰ KHỐC LIỆT CỦA CÁI CHẾT.
Thánh vịnh từng cho biết: “Cả thường dân lẫn người quyền quý, hạng phú gia với kẻ cơ bần…Mạng người dù giá cao mấy nữa, thì rồi ra cũng chấm dứt đời đời. Nào phàm nhân sống mãi được sao mà chẳng phải đến ngày tận số? Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết, kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong… Ba tấc đất mới thật là nhà, nơi họ ở muôn đời muôn kiếp. Dù sống trong danh vọng, con người cũng không thể trường tồn; thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết (49, 3.9-13.21).
Dù nhiều hay ít thời gian, mỗi người chỉ hiện diện một lần nơi trần thế. Cái chết: Là tổng kết cho sự hiện diện một lần duy nhất ấy; Là câu trả lời chung cuộc cho từng cuộc đời của mỗi con người: đã có sinh, chắc chắn có tử; Là điểm đến cho một hành trình; Là nấc thang cuối cùng của cả một kiếp người bươn chãi leo trèo; Là sự trả công cao nhất của một đời tìm kiếm; Là kết quả cho sự tạm bợ, bất tất, giới hạn; Là phần thưởng tất yếu mà cuộc đời dành tặng mỗi người; Là dấu chấm hết cho một trang đời đã sống…
Sự tàn nhẫn của cái chết, khiến sách Giảng viên xem nó là thảm họa: “Tai họa thảm hại nhất trong tất cả những gì xảy ra dưới ánh mặt trời là hết mọi người đều chịu chung một số phận như nhau” (9, 3).
Sinh ra trong thân phận trần truồng. Chết đi trở nên người trần trụi. “Đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được” (1Tm 6,7-8).
Nhận ra rằng, chỉ mình Chúa mới là thượng trí, con người chỉ mang thân kiếp trần trụi, sách Gióp dạy sống tín thác vào Chúa, biết chúc tụng, biết tạ ơn Chúa: “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về lòng đất cũng trần truồng. Chúa đã ban cho, Chúa lại lấy đi. Người muốn sao nên vậy, xin chúc tụng Danh Chúa. Mình biết đón nhận ơn lành từ thiên Chúa còn điều dữ lại không biết đón nhận sao” (1, 21; 2, 10b).
Nếu sống là mỗi ngày một tiến tới sự tàn phai của thể xác, thì chết là sự tàn phai kinh khủng nhất: mất tất cả, tận diệt tất cả.
Nếu thể xác là bộ mặt để con người hiện diện một thời gian, thì cái chết là sự chấm dứt hiện diện vô hạn thời gian trong cõi đời.
Nếu giây phút làm người là cái chào để bắt đầu nhập cuộc với đời, thì giây phút bước vào sự chết là cái chào để rời đời đến vô hạn thời gian.
Bởi nhận ra sự tàn nhẫn hết sức của cái chết, chẳng khác một cú giập tắt, một sự phủ phàng, một nhát dao cắt đứt, một tên cướp dũng lực, tuốt sạch mọi thứ từ bàn tay con người, mà sách Giảng viên mở đầu và kết thúc bằng những lời não nuột: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân” (1, 2. 12, 8).
II. SỨ ĐIỆP TỪ NẤM MỒ.
1. Trên phần mộ thường có cây Thánh giá. Người tín hữu gắn Thánh giá trên mộ để diễn tả niềm tin: Chúa Giêsu đã hy sinh chịu chết trên đó để cứu chuộc con người khỏi vòng liên lụy của tội lỗi. Thánh giá Chúa Giêsu là ơn cứu độ, là niềm hy vọng của con người.
Vì thế, chết xem ra khốc liệt, xem ra tàn nhẫn, thì tín hữu Kitô vẫn nhìn vào cái chết bằng ánh mắt của niềm bình an, bởi họ mang trong mình niềm hy vọng xuất phát từ lòng tin vào sự phục sinh vinh thắng của Chúa Kitô, Đấng chiến thắng nỗi đau thập giá để mang về và trao ban ơn phục sinh ấy.
2. Trên mỗi phần mộ thường có khắc ba chữ: R. I. P. (Viết tắt của câu Latinh: requiescat in pace - ông, bà, anh, chị, em an giấc ngàn thu). Vượt qua cõi tạm, giờ đây người đã rời xa trần thế chỉ là một cuộc nghỉ ngơi, một sự an giấc.
Trong đức tin, người Công Giáo không bi quan, nhưng tràn trề lạc quan. Họ tạm gởi thân xác nơi lòng đất, linh hồn của họ được Thiên Chúa triệu hồi. Họ tin, chết không chỉ là sự buông bỏ nơi thân xác mà còn là cuộc nghỉ ngơi của linh hồn trong cõi đời đời.
3. Chúa Giêsu, trong bữa Tiệc ly, đã nói lời từ giã trước khi tự nguyện hy sinh chịu chết: “Thầy đi về cùng Cha Thầy!” (Ga 14, 1-14). Lời từ biệt này cho thấy mối dây ràng buộc của lòng mến vào Thiên Chúa.
Như Chúa Giêsu, chính trong lòng mến giữa Thiên Chúa với con người và con người với Thiên Chúa, mà từng người trở về Nhà Cha của Chúa Giêsu, cũng là Cha của mình.
Ra đi cùng Chúa Giêsu, theo Chúa Giêsu, họ để lại di chúc cho tất cả những ai sẽ đi sau họ:
- Dù chỉ là nắm đất, chút tro, nhưng tôi trở về cùng Thiên Chúa, Ðấng sinh thành ra tôi.
- Tôi vẫn hằng hy vọng Thiên Chúa cứu độ tôi. Giờ đây Người cho tôi sống và hưởng đời sống bất diệt như Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
- Tôi khuất mặt hoàn toàn nơi trần thế, nhưng tôi biết Thiên Chúa yêu tôi. Người là Cha tôi. Mãi mãi tôi được hưởng tình yêu vừa khôn cùng, vừa vĩnh cửu của Người.
Còn mỗi chúng ta, Ðứng trước mộ phần của người quá cố, nhìn Thánh giá, nhìn nén hương nghi ngút khói, chúng ta nghe như một lời nhắn nhủ, đó là sứ điệp sau cùng của người chết để lại cho người sống: Tôi đi về cùng đích của đời mình là Thiên Chúa, Ðấng là nguồn sự sống và nguồn tình yêu.
LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN
Chết. Một động từ nghe khô khốc, đanh thép.
Chết. Diễn tả sự trần trụi của kiếp người.
Chết. Một mất mát mãi mãi; một bản án rùng rợn.
Chết. Biến tan tất cả. Cả thân xác, dẫu đẹp hay xấu; mạnh hay yếu.
Chết. Không một ai có kinh nghiệm.
Chết. Không một ai thoát khỏi.
Người nhiều bệnh dễ chết; nhưng cái chết cũng không quên kẻ khỏe mạnh.
Người nghèo đói, bởi thiếu thốn, dễ chết; nhưng nhân loại ngày càng chứng kiến nhiều hơn về những cái chết do dư thừa tiền của.
Kẻ bần cùng chết; cứ tưởng người được nhiều ưu đãi khó chết. Không! Cái chết tiêu diệt tất.
Đối diện cái chết, mọi thành phần đều công bằng. Mọi số phận vô phương chống chọi.
I. SỰ KHỐC LIỆT CỦA CÁI CHẾT.
Thánh vịnh từng cho biết: “Cả thường dân lẫn người quyền quý, hạng phú gia với kẻ cơ bần…Mạng người dù giá cao mấy nữa, thì rồi ra cũng chấm dứt đời đời. Nào phàm nhân sống mãi được sao mà chẳng phải đến ngày tận số? Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết, kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong… Ba tấc đất mới thật là nhà, nơi họ ở muôn đời muôn kiếp. Dù sống trong danh vọng, con người cũng không thể trường tồn; thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết (49, 3.9-13.21).
Dù nhiều hay ít thời gian, mỗi người chỉ hiện diện một lần nơi trần thế. Cái chết: Là tổng kết cho sự hiện diện một lần duy nhất ấy; Là câu trả lời chung cuộc cho từng cuộc đời của mỗi con người: đã có sinh, chắc chắn có tử; Là điểm đến cho một hành trình; Là nấc thang cuối cùng của cả một kiếp người bươn chãi leo trèo; Là sự trả công cao nhất của một đời tìm kiếm; Là kết quả cho sự tạm bợ, bất tất, giới hạn; Là phần thưởng tất yếu mà cuộc đời dành tặng mỗi người; Là dấu chấm hết cho một trang đời đã sống…
Sự tàn nhẫn của cái chết, khiến sách Giảng viên xem nó là thảm họa: “Tai họa thảm hại nhất trong tất cả những gì xảy ra dưới ánh mặt trời là hết mọi người đều chịu chung một số phận như nhau” (9, 3).
Sinh ra trong thân phận trần truồng. Chết đi trở nên người trần trụi. “Đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được” (1Tm 6,7-8).
Nhận ra rằng, chỉ mình Chúa mới là thượng trí, con người chỉ mang thân kiếp trần trụi, sách Gióp dạy sống tín thác vào Chúa, biết chúc tụng, biết tạ ơn Chúa: “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về lòng đất cũng trần truồng. Chúa đã ban cho, Chúa lại lấy đi. Người muốn sao nên vậy, xin chúc tụng Danh Chúa. Mình biết đón nhận ơn lành từ thiên Chúa còn điều dữ lại không biết đón nhận sao” (1, 21; 2, 10b).
Nếu sống là mỗi ngày một tiến tới sự tàn phai của thể xác, thì chết là sự tàn phai kinh khủng nhất: mất tất cả, tận diệt tất cả.
Nếu thể xác là bộ mặt để con người hiện diện một thời gian, thì cái chết là sự chấm dứt hiện diện vô hạn thời gian trong cõi đời.
Nếu giây phút làm người là cái chào để bắt đầu nhập cuộc với đời, thì giây phút bước vào sự chết là cái chào để rời đời đến vô hạn thời gian.
Bởi nhận ra sự tàn nhẫn hết sức của cái chết, chẳng khác một cú giập tắt, một sự phủ phàng, một nhát dao cắt đứt, một tên cướp dũng lực, tuốt sạch mọi thứ từ bàn tay con người, mà sách Giảng viên mở đầu và kết thúc bằng những lời não nuột: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân” (1, 2. 12, 8).
II. SỨ ĐIỆP TỪ NẤM MỒ.
1. Trên phần mộ thường có cây Thánh giá. Người tín hữu gắn Thánh giá trên mộ để diễn tả niềm tin: Chúa Giêsu đã hy sinh chịu chết trên đó để cứu chuộc con người khỏi vòng liên lụy của tội lỗi. Thánh giá Chúa Giêsu là ơn cứu độ, là niềm hy vọng của con người.
Vì thế, chết xem ra khốc liệt, xem ra tàn nhẫn, thì tín hữu Kitô vẫn nhìn vào cái chết bằng ánh mắt của niềm bình an, bởi họ mang trong mình niềm hy vọng xuất phát từ lòng tin vào sự phục sinh vinh thắng của Chúa Kitô, Đấng chiến thắng nỗi đau thập giá để mang về và trao ban ơn phục sinh ấy.
2. Trên mỗi phần mộ thường có khắc ba chữ: R. I. P. (Viết tắt của câu Latinh: requiescat in pace - ông, bà, anh, chị, em an giấc ngàn thu). Vượt qua cõi tạm, giờ đây người đã rời xa trần thế chỉ là một cuộc nghỉ ngơi, một sự an giấc.
Trong đức tin, người Công Giáo không bi quan, nhưng tràn trề lạc quan. Họ tạm gởi thân xác nơi lòng đất, linh hồn của họ được Thiên Chúa triệu hồi. Họ tin, chết không chỉ là sự buông bỏ nơi thân xác mà còn là cuộc nghỉ ngơi của linh hồn trong cõi đời đời.
3. Chúa Giêsu, trong bữa Tiệc ly, đã nói lời từ giã trước khi tự nguyện hy sinh chịu chết: “Thầy đi về cùng Cha Thầy!” (Ga 14, 1-14). Lời từ biệt này cho thấy mối dây ràng buộc của lòng mến vào Thiên Chúa.
Như Chúa Giêsu, chính trong lòng mến giữa Thiên Chúa với con người và con người với Thiên Chúa, mà từng người trở về Nhà Cha của Chúa Giêsu, cũng là Cha của mình.
Ra đi cùng Chúa Giêsu, theo Chúa Giêsu, họ để lại di chúc cho tất cả những ai sẽ đi sau họ:
- Dù chỉ là nắm đất, chút tro, nhưng tôi trở về cùng Thiên Chúa, Ðấng sinh thành ra tôi.
- Tôi vẫn hằng hy vọng Thiên Chúa cứu độ tôi. Giờ đây Người cho tôi sống và hưởng đời sống bất diệt như Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
- Tôi khuất mặt hoàn toàn nơi trần thế, nhưng tôi biết Thiên Chúa yêu tôi. Người là Cha tôi. Mãi mãi tôi được hưởng tình yêu vừa khôn cùng, vừa vĩnh cửu của Người.
Còn mỗi chúng ta, Ðứng trước mộ phần của người quá cố, nhìn Thánh giá, nhìn nén hương nghi ngút khói, chúng ta nghe như một lời nhắn nhủ, đó là sứ điệp sau cùng của người chết để lại cho người sống: Tôi đi về cùng đích của đời mình là Thiên Chúa, Ðấng là nguồn sự sống và nguồn tình yêu.