Lâu nay có điều làm mọi người ngạc nhiên là không có gì để đánh dấu lằn ranh thực sự giữa Israel và bờ Tây, không có trụ hay cột, thậm chí trạm gát cũng không.
Thay vào đó quân đội Israel lập ra nhiều trạm kiểm soát để trông chừng người Palestin ở bờ Tây.
Tuy nhiên họ đã không ngăn chặn được những người Palestin ở bờ Tây thực hiện các vụ tấn công tự sát bên trong Israel.
Israel lập luận rằng trong khi đó nhờ Gaza có rào cản nên không có vụ tấn công nào do người Palestin ở đó thực hiện.
Israel tin rằng nếu xây rào cản bọc quanh bờ Tây họ chặn đứng được các vụ tấn công xuất phát từ đó.
Những người Israel như ông Arnold Roth, có thân nhân bị chết trong các vụ đánh bom tự sát nghĩ rằng nên xây rào cản.
"Chúng tôi tin rằng cần phải làm mọi thứ để bảo vệ sinh mạng của con cái chúng tôi. Chúng tôi đã chờ quá lâu để rào cản được xây lên."
"Tuy không hoàn hảo nhưng rào cản có thể ngăn được những kẻ khát máu. Nếu rào cản có thể cứu được sinh mạng thì những gia đình như chúng tôi sẽ ủng hộ."
Bức tường ô nhục đối với Palestin
Nhưng người Palestin có cái nhìn hoàn toàn khác trước những thước rào chỗ bằng bêtông, chỗ bằng kẽm gai, nhìn đầy đe dọa và không có bao nhiêu cổng thông qua lại.
Rào cản sẽ gây khó khăn cho người Palestin muốn đi làm ở Israel. Tại một số nơi, hàng rào phân chia làng mạc, ngăn cách trẻ con với trường học, nông dân với đồng ruộng.
Những người Palestin như ông Mustapha Barghouti, đang có mặt ở La Haye, gọi rào cản là một hình thức củng cố sự chiếm đóng.
"Người ta có phải đang xây hàng rào đâu, mà là cả một bức tường cao, và dài gấp ba lần bức tường Bá Linh ngày xưa."
"Người Israel đang tìm cách củng cố sự chiếm đóng bằng cách tạo nên một hệ thống phân biệt chủng tộc."
Ảnh hưởng sau này của rào cản
Hiện tại, lằn ranh được công nhận giữa bờ Tây và Israel là cái gọi là "đường xanh" tức biên giới qui định từ sau cuộc chiến 1967.
Nhưng rào cản Israel hiện đang xây không theo lằn ranh đó mà tại nhiều chỗ, lấn sâu vào bên trong đất của người Palestin.
Người Palestin vì vậy tin rằng Israel có âm mưu vẽ ra lằn ranh mới để sau này trở thành biên giới chính thức của Palestin.
Nếu Israel vẫn cứ giữ đúng lằn ranh mới đó thì người Palestin sẽ mất đi hơn 16% lãnh thổ của họ.(BBC)
Thay vào đó quân đội Israel lập ra nhiều trạm kiểm soát để trông chừng người Palestin ở bờ Tây.
Tuy nhiên họ đã không ngăn chặn được những người Palestin ở bờ Tây thực hiện các vụ tấn công tự sát bên trong Israel.
Israel lập luận rằng trong khi đó nhờ Gaza có rào cản nên không có vụ tấn công nào do người Palestin ở đó thực hiện.
Israel tin rằng nếu xây rào cản bọc quanh bờ Tây họ chặn đứng được các vụ tấn công xuất phát từ đó.
Những người Israel như ông Arnold Roth, có thân nhân bị chết trong các vụ đánh bom tự sát nghĩ rằng nên xây rào cản.
"Chúng tôi tin rằng cần phải làm mọi thứ để bảo vệ sinh mạng của con cái chúng tôi. Chúng tôi đã chờ quá lâu để rào cản được xây lên."
"Tuy không hoàn hảo nhưng rào cản có thể ngăn được những kẻ khát máu. Nếu rào cản có thể cứu được sinh mạng thì những gia đình như chúng tôi sẽ ủng hộ."
Bức tường ô nhục đối với Palestin
Nhưng người Palestin có cái nhìn hoàn toàn khác trước những thước rào chỗ bằng bêtông, chỗ bằng kẽm gai, nhìn đầy đe dọa và không có bao nhiêu cổng thông qua lại.
Rào cản sẽ gây khó khăn cho người Palestin muốn đi làm ở Israel. Tại một số nơi, hàng rào phân chia làng mạc, ngăn cách trẻ con với trường học, nông dân với đồng ruộng.
Những người Palestin như ông Mustapha Barghouti, đang có mặt ở La Haye, gọi rào cản là một hình thức củng cố sự chiếm đóng.
"Người ta có phải đang xây hàng rào đâu, mà là cả một bức tường cao, và dài gấp ba lần bức tường Bá Linh ngày xưa."
"Người Israel đang tìm cách củng cố sự chiếm đóng bằng cách tạo nên một hệ thống phân biệt chủng tộc."
Ảnh hưởng sau này của rào cản
Hiện tại, lằn ranh được công nhận giữa bờ Tây và Israel là cái gọi là "đường xanh" tức biên giới qui định từ sau cuộc chiến 1967.
Nhưng rào cản Israel hiện đang xây không theo lằn ranh đó mà tại nhiều chỗ, lấn sâu vào bên trong đất của người Palestin.
Người Palestin vì vậy tin rằng Israel có âm mưu vẽ ra lằn ranh mới để sau này trở thành biên giới chính thức của Palestin.
Nếu Israel vẫn cứ giữ đúng lằn ranh mới đó thì người Palestin sẽ mất đi hơn 16% lãnh thổ của họ.(BBC)