(Giêrusalem 15/04/2004) Các tuyên bố đưa ra hôm 14/4/2004 sau các cuộc hội đàm giữa tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và thủ tướng Do Thái Ariel Sharon trong khi đem lại chiến thắng vinh quang cho cá nhân ông Sharon đã mở ra một trang sử mới với nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho toàn vùng Trung Đông.
Các tuyên bố đưa ra hôm 14/04 gồm hai điểm chính là:
1. Do Thái không buộc phải triệt thoái khỏi những phần lãnh thổ của Palestine để rút về đường biên giới trước cuộc chiến 1967.
2. Những phần lãnh thổ Do Thái chiếm đóng mà có đông dân Do Thái định cư, nay được Hoa Kỳ gọi là "Israeli population centres" (các trung tâm dân cư Do Thái), sẽ được sáp nhập vào Do Thái trong hiệp ước sau này với Palestine và trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng thuộc về Do Thái.
Tất cả hai điều này đều vi phạm trắng trợn công pháp quốc tế. Hiến chương Liên Hiệp Quốc cấm việc sáp nhập các lãnh thổ chiếm được trong chiến tranh. Công ước Geneva Thứ Tư đưa ra năm 1949 cũng cấm các thế lực chiếm đóng thuộc địa hóa các lãnh thổ chiếm được. Các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đưa ra sau cuộc chiến 1967 cũng minh định việc định cư của người Do Thái trong các vùng đất chiếm đóng là bất hợp pháp. Hoa Kỳ cũng chấp nhận những nghị quyết này. Trong các năm gần đây, Hoa Kỳ tránh không nói việc việc định cư của người Do Thái trong các vùng tạm chiếm là bất hợp pháp. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng nhận rằng đó là “cản trở cho hòa bình” trong vùng. Nay thì các “cản trở cho hòa bình” được biến thành “các trung tâm dân cư Do Thái”.
Với những tuyên bố này, hy vọng của người Palestine đã xuống đến mức tuyệt vọng. Những người chủ trương ôn hòa trong chính giới Palestine đang mất dần đi ảnh hưởng của họ. Thay vào đó, tiếng nói hận thù của Hamas và các nhóm Hồi Giáo quá khích sẽ ở thế áp đảo. Người Công Giáo trong vùng đa số theo Hồi Giáo này sẽ ngày càng khó sống hơn.
Ðức Hồng Y Ignace I Daoud, đang có mặt tại Thánh Địa, đã nhận định rằng “Tình hình kinh tế, chính trị và tình hình xã hội tế nhị tại Thánh Ðịa cần đến sự can thiệp tức khắc của toàn thể Giáo Hội Công Giáo”.
Hiện nay, người Kitô Giáo đang dần dần rời bỏ Thánh Ðịa. Còn những người ở lại đang phải vật lộn với những khó khăn kinh tế, bị bạo động đe dọa. Ðức Hồng Y cảnh báo là cứ cái đà này thì chẳng bao lâu nữa Kitô Giáo không còn hiện diện nơi mà Chúa đã sinh sống. Ðức Hồng Y nhắc lại rằng từ đức Giáo Hoàng Leo XIII đến nay, vị nào cũng cố gắng khuyến khích cộng đồng Công Giáo trên thế giới yểm trợ người Kitô Giáo ở Thánh Ðịa để sự hiện diện Kitô Giáo còn tồn tại ở đây.
Các tuyên bố đưa ra hôm 14/04 gồm hai điểm chính là:
1. Do Thái không buộc phải triệt thoái khỏi những phần lãnh thổ của Palestine để rút về đường biên giới trước cuộc chiến 1967.
2. Những phần lãnh thổ Do Thái chiếm đóng mà có đông dân Do Thái định cư, nay được Hoa Kỳ gọi là "Israeli population centres" (các trung tâm dân cư Do Thái), sẽ được sáp nhập vào Do Thái trong hiệp ước sau này với Palestine và trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng thuộc về Do Thái.
Tất cả hai điều này đều vi phạm trắng trợn công pháp quốc tế. Hiến chương Liên Hiệp Quốc cấm việc sáp nhập các lãnh thổ chiếm được trong chiến tranh. Công ước Geneva Thứ Tư đưa ra năm 1949 cũng cấm các thế lực chiếm đóng thuộc địa hóa các lãnh thổ chiếm được. Các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đưa ra sau cuộc chiến 1967 cũng minh định việc định cư của người Do Thái trong các vùng đất chiếm đóng là bất hợp pháp. Hoa Kỳ cũng chấp nhận những nghị quyết này. Trong các năm gần đây, Hoa Kỳ tránh không nói việc việc định cư của người Do Thái trong các vùng tạm chiếm là bất hợp pháp. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng nhận rằng đó là “cản trở cho hòa bình” trong vùng. Nay thì các “cản trở cho hòa bình” được biến thành “các trung tâm dân cư Do Thái”.
Với những tuyên bố này, hy vọng của người Palestine đã xuống đến mức tuyệt vọng. Những người chủ trương ôn hòa trong chính giới Palestine đang mất dần đi ảnh hưởng của họ. Thay vào đó, tiếng nói hận thù của Hamas và các nhóm Hồi Giáo quá khích sẽ ở thế áp đảo. Người Công Giáo trong vùng đa số theo Hồi Giáo này sẽ ngày càng khó sống hơn.
Ðức Hồng Y Ignace I Daoud, đang có mặt tại Thánh Địa, đã nhận định rằng “Tình hình kinh tế, chính trị và tình hình xã hội tế nhị tại Thánh Ðịa cần đến sự can thiệp tức khắc của toàn thể Giáo Hội Công Giáo”.
Hiện nay, người Kitô Giáo đang dần dần rời bỏ Thánh Ðịa. Còn những người ở lại đang phải vật lộn với những khó khăn kinh tế, bị bạo động đe dọa. Ðức Hồng Y cảnh báo là cứ cái đà này thì chẳng bao lâu nữa Kitô Giáo không còn hiện diện nơi mà Chúa đã sinh sống. Ðức Hồng Y nhắc lại rằng từ đức Giáo Hoàng Leo XIII đến nay, vị nào cũng cố gắng khuyến khích cộng đồng Công Giáo trên thế giới yểm trợ người Kitô Giáo ở Thánh Ðịa để sự hiện diện Kitô Giáo còn tồn tại ở đây.