Lúc 8g sáng thứ Hai 25 tháng Ba, Lễ Thiên thần Truyền tin cho Đức Bà Maria, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi hành bằng trực thăng từ sân bay trực thăng Vatican để bay đến Đền Thánh Đức Mẹ Loreto cách Vatican 280km về phía Đông Bắc.
Lúc 9g45, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ trong Nhà Thánh.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã ký Tông huấn Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên. Tông huấn này có tên là “Vive Cristo, esperanza nuestra”, là tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là “Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng của chúng ta”.
Sau nghi thức này, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với cộng đồng tu sĩ dòng Phanxicô Capuchin trong đền thánh. Đức Thánh Cha cũng đã chào đón những người bệnh và chào thăm các tín hữu từ tiền đình của Đền thờ.
Trong diễn từ trước các tín hữu đứng chật quảng trường Đền thờ Nhà Thánh Loreto, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Và cảm ơn anh chị em đã chào đón nồng nhiệt! Cảm ơn anh chị em.
Những lời của Thiên thần Gabriel nói với Đức Maria: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng” (Lc 1: 28), vang vọng một cách độc đáo trong Đền thờ này, một nơi nổi bật để chiêm ngưỡng mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa. Thật vậy, nơi đây bảo tồn những bức tường mà theo truyền thống, đến từ Nagiarét, nơi Đức Trinh Nữ đã nói tiếng “xin vâng” để trở thành Mẹ của Chúa Giêsu. Kể từ khi nơi được gọi là “nhà của Đức Maria” này trở thành một sự hiện diện đáng kính và đáng yêu trên ngọn đồi này, Mẹ Thiên Chúa không bao giờ ngừng ban phát những ơn ích thiêng liêng cho những ai, với đức tin và lòng sùng mộ, đến đây để lắng đọng nguyện cầu. Trong số những người này, hôm nay có bản thân thôi và tôi cảm ơn Chúa, Đấng đã ban cho tôi điều này đúng vào ngày Lễ Truyền tin.
Tôi xin chào các Nhà chức trách, với lòng biết ơn về sự chào đón và hợp tác của các vị. Tôi xin chào Đức Tổng Giám Mục Fabio Dal Cin, là người đã biến mình thành người phiên dịch cho tôi những tình cảm của tất cả các anh chị em. Cùng với ngài, tôi cũng chào hỏi các vị giám mục khác, các linh mục, và những người sống đời thánh hiến, đặc biệt tôi nghĩ đến các Cha dòng Capuchin, là những người được giao phó trách nhiệm quản thủ ngôi đền nổi tiếng và rất thân thương đối với người dân Ý này. Các cha dòng Capuchin là những người rất tốt! Các ngài luôn ở trong tòa giải tội, luôn luôn, đến mức khi anh chị em vào Đền thờ này luôn có ít nhất một vị trong số các ngài đang ngồi tòa, có khi hai hay ba, bốn vị, nhưng luôn luôn anh chị em có thể xưng tội trong ngày và cuối ngày, và đây là một công việc khó khăn. Các cha thật là tốt lành và tôi cảm ơn các ngài cách đặc biệt vì thừa tác vụ giải tội quý giá này, diễn ra liên tục trong suốt cả ngày. Cảm ơn anh chị em! Tôi cũng xin gửi lời chào thân ái đến tất cả anh chị em, là công dân của Loreto này và cả những người hành hương đang tụ tập ở đây.
Nhiều người đến với ốc đảo của sự thinh lặng và lòng đạo đức này, từ Ý và từ khắp nơi trên thế giới, để kín múc sức mạnh và niềm hy vọng. Tôi đang nghĩ đặc biệt đến những người trẻ, các gia đình, và những người bệnh.
Nhà Thánh là nhà của giới trẻ, bởi vì ở đây, Đức Trinh Nữ Maria, người phụ nữ trẻ đầy ân phúc, tiếp tục nói với các thế hệ mới, tiếp tục đồng hành cùng mỗi người trong cuộc tìm kiếm ơn gọi của chính mình. Đây là lý do tại sao ở đây tôi muốn ký Tông huấn này, là hoa trái của Thượng hội đồng dành cho giới trẻ. Nó có tựa đề là “Christus vivit - Chúa Kitô hằng sống”. Trong biến cố Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ, động lực của ơn gọi xuất hiện, và được thể hiện trong ba thời điểm đánh dấu Thượng hội đồng: 1) lắng nghe Lời Chúa và kế hoạch của Ngài 2) phân định; và 3) quyết định.
Khoảnh khắc đầu tiên, đó là sự lắng nghe, được thể hiện qua những lời này của Thiên thần: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu” (Lc 1:30-31). Thiên Chúa luôn luôn chủ động kêu gọi những người theo Ngài. Chính Thiên Chúa là người chủ động: Ngài luôn đi trước chúng ta, Ngài đi trước, Ngài đặt ra con đường trong cuộc sống của chúng ta. Lời kêu gọi đến với đức tin, đến với một con đường nhất quán trong đời sống Kitô hữu, hay đến với một đời sống thánh hiến đặc biệt, là một sự can thiệp kín đáo nhưng mạnh mẽ của Chúa trong cuộc đời của một người trẻ, để dâng tặng tình yêu cho Người như một món quà. Cần phải sẵn sàng, và ao ước lắng nghe, cũng như chào đón tiếng nói của Thiên Chúa, là điều không được nhận ra trong tiếng ồn ào và sự bất an trong tâm hồn. Kế hoạch của Chúa cho đời sống cá nhân và xã hội của chúng ta không được cảm nhận bằng cách cứ mãi đứng trên bề mặt, nhưng bằng cách đi xuống một mức độ sâu hơn, nơi các lực lượng đạo đức và tinh thần hành động. Chính tại đó, Đức Maria mời gọi những người trẻ đi xuống và phối hợp nhịp nhàng với tác động của Chúa.
Khoảnh khắc thứ hai điển hình của mọi ơn gọi là sự phân định, được diễn tả bằng lời của Đức Maria: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào?” (câu 34). Đức Maria không nghi ngờ, câu hỏi của Mẹ không phải là vì thiếu niềm tin, trái lại nó thể hiện chính xác mong muốn của Mẹ muốn khám phá ra “những điều bất ngờ” của Thiên Chúa. Trong Mẹ có sự chú ý để nắm bắt tất cả các yêu cầu trong kế hoạch của Thiên Chúa đối với cuộc sống của Mẹ, để thấu đáo kế hoạch ấy trong tất cả các khía cạnh của nó, để làm cho sự hợp tác của riêng Mẹ có trách nhiệm hơn và hoàn thiện hơn. Đó là thái độ phù hợp đối với người môn đệ: mọi sự cộng tác của con người trong sáng kiến trao ban nhưng không của Thiên Chúa phải được truyền cảm hứng từ việc đào sâu năng lực và thái độ của chính mình, gắn liền với nhận thức rằng luôn luôn là Thiên Chúa, Đấng trao ban, Đấng hành động; theo cách đó, ngay cả sự nghèo hèn và nhỏ bé của những người mà Chúa kêu gọi đi theo Ngài trên con đường Tin Mừng cũng được biến thành sự phong phú nơi sự biểu lộ của Chúa và trong sức mạnh của Đấng toàn năng.
Quyết định là bước thứ ba đặc trưng cho mọi ơn gọi Kitô giáo, và được thể hiện rõ ràng trong câu trả lời của Đức Maria cho Thiên thần: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (câu 38). Tiếng “xin vâng” của Mẹ trước kế hoạch cứu rỗi của Chúa, được thực hiện bằng phương thức Nhập thể, là sự ủy thác cho Ngài toàn bộ cuộc đời của Mẹ. Đó là tiếng “xin vâng” của sự tín thác trọn vẹn và hoàn toàn sẵn sàng theo ý Chúa. Đức Maria là gương mẫu của mọi ơn gọi và là người truyền cảm hứng cho mọi chăm sóc mục vụ về ơn gọi: những người trẻ đang tìm kiếm hoặc tự đặt câu hỏi về tương lai của họ có thể tìm thấy nơi Đức Maria một người giúp họ nhận ra kế hoạch của Chúa dành cho họ và sức mạnh để gắn bó với kế hoạch ấy.
Tôi nghĩ về Loreto như một nơi độc đáo, một nơi những người trẻ có thể tìm kiếm ơn gọi của chính họ, trong trường học của Đức Maria! Đó là một cột mốc tinh thần dành cho việc mục vụ ơn gọi. Do đó, tôi hy vọng rằng Trung tâm “Gioan Phaolô II” có thể được tái ra mắt lại để phục vụ Giáo Hội ở Ý và cả trên bình diện quốc tế, phù hợp với các chỉ dẫn nổi lên từ Thượng hội đồng. Đó là một nơi mà những người trẻ và các nhà giáo dục có thể cảm thấy được chào đón, đồng hành và giúp đỡ để phân định. Về vấn đề này, tôi cũng nhiệt liệt yêu cầu các tu sĩ Capuchin giúp cho thêm một dịch vụ nữa: đó là kéo dài giờ mở cửa của Đền thờ và Nhà Thánh muộn hơn vào buổi chiều và cả lúc chập tối, khi có những nhóm anh chị em trẻ đến để cầu nguyện và phân định ơn gọi của họ. Cũng do vị trí địa lý nằm giữa bán đảo của mình, Đền thờ Nhà Thánh Loreto, thích hợp để trở thành, cho Giáo Hội ở Ý, một nơi để đề xuất tiếp tục các cuộc họp thế giới của những người trẻ và các gia đình. Thực vậy, để đáp ứng sự hăng hái chuẩn bị và cử hành các biến cố này, cần có những thực hành mục vụ giúp hình thành cụ thể những nội dung phong phú, qua những đề nghị đào sâu, cầu nguyện và chia sẻ.
Nhà của Đức Maria cũng là nhà của gia đình. Trong tình hình tế nhị của thế giới ngày nay, gia đình dựa trên cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ đảm nhận một tầm quan trọng và một nhiệm vụ thiết yếu. Cần phải tái khám phá kế hoạch do Thiên Chúa vạch ra cho gia đình, nhắc lại sự vĩ đại và không thể thay thế của gia đình trong việc phục vụ cuộc sống và xã hội. Trong ngôi nhà Nagiarét, Đức Maria sống những mối quan hệ đa dạng trong gia đình trong tư cách là con gái, người hứa hôn, rồi người vợ và người mẹ. Vì lý do này, mỗi gia đình, trong từng thành viên khác nhau, có thể tìm thấy ở đây sự chấp nhận và cảm hứng để sống bản sắc riêng của mình.
Kinh nghiệm trong gia đình của Đức Trinh Nữ chỉ ra rằng gia đình và những người trẻ không thể là hai lĩnh vực chăm sóc mục vụ tách biệt của các cộng đồng chúng ta, nhưng cả hai phải sóng bước bên nhau, bởi vì những người trẻ thường là những gì một gia đình được trao ban trong thời kỳ tăng trưởng. Viễn tượng này tái cấu trúc một mục vụ ơn gọi quan tâm biểu lộ khuôn mặt của Chúa Giêsu qua nhiều khía cạnh khác nhau như vị thượng tế, hôn phu, và mục tử trong một thể thống nhất.
Nhà của Đức Maria là nhà của người bệnh. Ở đây, những người đau khổ trong thể xác và tinh thần có thể được chào đón, và Mẹ mang tất cả đến với lòng thương xót Chúa từ đời này sang đời khác. Bệnh tật làm tổn thương gia đình, và người bệnh phải được chấp nhận trong gia đình. Xin vui lòng, đừng rơi vào nền văn hóa vứt bỏ được đề xuất bởi những thứ thực dân ý thức hệ đang tấn công chúng ta ngày nay. Ngôi nhà và gia đình là phương thuốc đầu tiên cho người bệnh, trong việc yêu thương họ, hỗ trợ họ, khuyến khích họ và chăm sóc họ. Đây là lý do tại sao Đền thờ Nhà Thánh là biểu tượng của mọi ngôi nhà chào đón và là đền thờ của người bệnh. Từ đây, tôi gửi đến tất cả những người này, ở khắp mọi nơi trên thế giới, một ý nghĩ trìu mến và tôi nói với họ: anh chị em là trung tâm công việc của Chúa Kitô, bởi vì anh chị em chia sẻ và mang theo sau Ngài thập giá mỗi ngày một cách cụ thể nhất. Sự đau khổ của anh chị em có thể trở thành sự hợp tác quyết định cho sự ra đời của Nước Chúa.
Anh chị em thân mến! Thiên Chúa, thông qua Đức Maria, giao phó cho anh chị em và những người có liên hệ với Đền thờ này một sứ mệnh trong thời đại này của chúng ta: đó là mang Tin Mừng hòa bình và sự sống đến cho những người đương thời của chúng ta, là những người thường bị phân tâm, tâm trí tràn ngập những lợi ích trần tục hoặc đắm chìm trong một bầu khí khô cằn tâm linh. Cần có những người đơn sơ và khôn ngoan, khiêm tốn và can đảm, nghèo khó nhưng hào phóng. Nói tóm lại, những người theo trường phái Đức Maria, chào đón mà không dấu kín Tin Mừng trong cuộc sống của chính họ. Theo cách này, thông qua sự thánh thiện của dân Chúa, từ nơi này, những chứng tá về sự thánh thiện trong mọi trạng huống của cuộc sống sẽ tiếp tục lan truyền qua Ý, Châu Âu và thế giới, để làm mới Giáo Hội và truyền cảm hứng cho xã hội với men của Nước Chúa.
Xin Đức Trinh Nữ giúp đỡ tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ, biết đi theo con đường hòa bình và tình huynh đệ, dựa trên sự chấp nhận và tha thứ, tôn trọng người khác và tình yêu là món quà trao ban chính bản thân mình. Xin Mẹ chúng ta, là ngôi sao sáng của niềm vui và sự thanh thản, ban cho các gia đình, là những đền thờ của tình yêu, phước lành và niềm vui của cuộc sống. Xin Đức Maria, nguồn mạch của mọi ủi an, mang lại sự giúp đỡ và an ủi cho những người đang gặp khó khăn. Với những ý hướng này, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện qua kinh Truyền Tin.
Source: Libreria Editrice Vaticana VISIT OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS TO LORETO [25 MARCH 2019] MEETING WITH THE FAITHFUL ADDRESS OF HIS HOLINESS Loreto Shrine Monday, 25 March 2019
Lúc 9g45, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ trong Nhà Thánh.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã ký Tông huấn Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên. Tông huấn này có tên là “Vive Cristo, esperanza nuestra”, là tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là “Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng của chúng ta”.
Sau nghi thức này, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với cộng đồng tu sĩ dòng Phanxicô Capuchin trong đền thánh. Đức Thánh Cha cũng đã chào đón những người bệnh và chào thăm các tín hữu từ tiền đình của Đền thờ.
Trong diễn từ trước các tín hữu đứng chật quảng trường Đền thờ Nhà Thánh Loreto, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Và cảm ơn anh chị em đã chào đón nồng nhiệt! Cảm ơn anh chị em.
Những lời của Thiên thần Gabriel nói với Đức Maria: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng” (Lc 1: 28), vang vọng một cách độc đáo trong Đền thờ này, một nơi nổi bật để chiêm ngưỡng mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa. Thật vậy, nơi đây bảo tồn những bức tường mà theo truyền thống, đến từ Nagiarét, nơi Đức Trinh Nữ đã nói tiếng “xin vâng” để trở thành Mẹ của Chúa Giêsu. Kể từ khi nơi được gọi là “nhà của Đức Maria” này trở thành một sự hiện diện đáng kính và đáng yêu trên ngọn đồi này, Mẹ Thiên Chúa không bao giờ ngừng ban phát những ơn ích thiêng liêng cho những ai, với đức tin và lòng sùng mộ, đến đây để lắng đọng nguyện cầu. Trong số những người này, hôm nay có bản thân thôi và tôi cảm ơn Chúa, Đấng đã ban cho tôi điều này đúng vào ngày Lễ Truyền tin.
Tôi xin chào các Nhà chức trách, với lòng biết ơn về sự chào đón và hợp tác của các vị. Tôi xin chào Đức Tổng Giám Mục Fabio Dal Cin, là người đã biến mình thành người phiên dịch cho tôi những tình cảm của tất cả các anh chị em. Cùng với ngài, tôi cũng chào hỏi các vị giám mục khác, các linh mục, và những người sống đời thánh hiến, đặc biệt tôi nghĩ đến các Cha dòng Capuchin, là những người được giao phó trách nhiệm quản thủ ngôi đền nổi tiếng và rất thân thương đối với người dân Ý này. Các cha dòng Capuchin là những người rất tốt! Các ngài luôn ở trong tòa giải tội, luôn luôn, đến mức khi anh chị em vào Đền thờ này luôn có ít nhất một vị trong số các ngài đang ngồi tòa, có khi hai hay ba, bốn vị, nhưng luôn luôn anh chị em có thể xưng tội trong ngày và cuối ngày, và đây là một công việc khó khăn. Các cha thật là tốt lành và tôi cảm ơn các ngài cách đặc biệt vì thừa tác vụ giải tội quý giá này, diễn ra liên tục trong suốt cả ngày. Cảm ơn anh chị em! Tôi cũng xin gửi lời chào thân ái đến tất cả anh chị em, là công dân của Loreto này và cả những người hành hương đang tụ tập ở đây.
Nhiều người đến với ốc đảo của sự thinh lặng và lòng đạo đức này, từ Ý và từ khắp nơi trên thế giới, để kín múc sức mạnh và niềm hy vọng. Tôi đang nghĩ đặc biệt đến những người trẻ, các gia đình, và những người bệnh.
Nhà Thánh là nhà của giới trẻ, bởi vì ở đây, Đức Trinh Nữ Maria, người phụ nữ trẻ đầy ân phúc, tiếp tục nói với các thế hệ mới, tiếp tục đồng hành cùng mỗi người trong cuộc tìm kiếm ơn gọi của chính mình. Đây là lý do tại sao ở đây tôi muốn ký Tông huấn này, là hoa trái của Thượng hội đồng dành cho giới trẻ. Nó có tựa đề là “Christus vivit - Chúa Kitô hằng sống”. Trong biến cố Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ, động lực của ơn gọi xuất hiện, và được thể hiện trong ba thời điểm đánh dấu Thượng hội đồng: 1) lắng nghe Lời Chúa và kế hoạch của Ngài 2) phân định; và 3) quyết định.
Khoảnh khắc đầu tiên, đó là sự lắng nghe, được thể hiện qua những lời này của Thiên thần: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu” (Lc 1:30-31). Thiên Chúa luôn luôn chủ động kêu gọi những người theo Ngài. Chính Thiên Chúa là người chủ động: Ngài luôn đi trước chúng ta, Ngài đi trước, Ngài đặt ra con đường trong cuộc sống của chúng ta. Lời kêu gọi đến với đức tin, đến với một con đường nhất quán trong đời sống Kitô hữu, hay đến với một đời sống thánh hiến đặc biệt, là một sự can thiệp kín đáo nhưng mạnh mẽ của Chúa trong cuộc đời của một người trẻ, để dâng tặng tình yêu cho Người như một món quà. Cần phải sẵn sàng, và ao ước lắng nghe, cũng như chào đón tiếng nói của Thiên Chúa, là điều không được nhận ra trong tiếng ồn ào và sự bất an trong tâm hồn. Kế hoạch của Chúa cho đời sống cá nhân và xã hội của chúng ta không được cảm nhận bằng cách cứ mãi đứng trên bề mặt, nhưng bằng cách đi xuống một mức độ sâu hơn, nơi các lực lượng đạo đức và tinh thần hành động. Chính tại đó, Đức Maria mời gọi những người trẻ đi xuống và phối hợp nhịp nhàng với tác động của Chúa.
Khoảnh khắc thứ hai điển hình của mọi ơn gọi là sự phân định, được diễn tả bằng lời của Đức Maria: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào?” (câu 34). Đức Maria không nghi ngờ, câu hỏi của Mẹ không phải là vì thiếu niềm tin, trái lại nó thể hiện chính xác mong muốn của Mẹ muốn khám phá ra “những điều bất ngờ” của Thiên Chúa. Trong Mẹ có sự chú ý để nắm bắt tất cả các yêu cầu trong kế hoạch của Thiên Chúa đối với cuộc sống của Mẹ, để thấu đáo kế hoạch ấy trong tất cả các khía cạnh của nó, để làm cho sự hợp tác của riêng Mẹ có trách nhiệm hơn và hoàn thiện hơn. Đó là thái độ phù hợp đối với người môn đệ: mọi sự cộng tác của con người trong sáng kiến trao ban nhưng không của Thiên Chúa phải được truyền cảm hứng từ việc đào sâu năng lực và thái độ của chính mình, gắn liền với nhận thức rằng luôn luôn là Thiên Chúa, Đấng trao ban, Đấng hành động; theo cách đó, ngay cả sự nghèo hèn và nhỏ bé của những người mà Chúa kêu gọi đi theo Ngài trên con đường Tin Mừng cũng được biến thành sự phong phú nơi sự biểu lộ của Chúa và trong sức mạnh của Đấng toàn năng.
Quyết định là bước thứ ba đặc trưng cho mọi ơn gọi Kitô giáo, và được thể hiện rõ ràng trong câu trả lời của Đức Maria cho Thiên thần: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (câu 38). Tiếng “xin vâng” của Mẹ trước kế hoạch cứu rỗi của Chúa, được thực hiện bằng phương thức Nhập thể, là sự ủy thác cho Ngài toàn bộ cuộc đời của Mẹ. Đó là tiếng “xin vâng” của sự tín thác trọn vẹn và hoàn toàn sẵn sàng theo ý Chúa. Đức Maria là gương mẫu của mọi ơn gọi và là người truyền cảm hứng cho mọi chăm sóc mục vụ về ơn gọi: những người trẻ đang tìm kiếm hoặc tự đặt câu hỏi về tương lai của họ có thể tìm thấy nơi Đức Maria một người giúp họ nhận ra kế hoạch của Chúa dành cho họ và sức mạnh để gắn bó với kế hoạch ấy.
Tôi nghĩ về Loreto như một nơi độc đáo, một nơi những người trẻ có thể tìm kiếm ơn gọi của chính họ, trong trường học của Đức Maria! Đó là một cột mốc tinh thần dành cho việc mục vụ ơn gọi. Do đó, tôi hy vọng rằng Trung tâm “Gioan Phaolô II” có thể được tái ra mắt lại để phục vụ Giáo Hội ở Ý và cả trên bình diện quốc tế, phù hợp với các chỉ dẫn nổi lên từ Thượng hội đồng. Đó là một nơi mà những người trẻ và các nhà giáo dục có thể cảm thấy được chào đón, đồng hành và giúp đỡ để phân định. Về vấn đề này, tôi cũng nhiệt liệt yêu cầu các tu sĩ Capuchin giúp cho thêm một dịch vụ nữa: đó là kéo dài giờ mở cửa của Đền thờ và Nhà Thánh muộn hơn vào buổi chiều và cả lúc chập tối, khi có những nhóm anh chị em trẻ đến để cầu nguyện và phân định ơn gọi của họ. Cũng do vị trí địa lý nằm giữa bán đảo của mình, Đền thờ Nhà Thánh Loreto, thích hợp để trở thành, cho Giáo Hội ở Ý, một nơi để đề xuất tiếp tục các cuộc họp thế giới của những người trẻ và các gia đình. Thực vậy, để đáp ứng sự hăng hái chuẩn bị và cử hành các biến cố này, cần có những thực hành mục vụ giúp hình thành cụ thể những nội dung phong phú, qua những đề nghị đào sâu, cầu nguyện và chia sẻ.
Nhà của Đức Maria cũng là nhà của gia đình. Trong tình hình tế nhị của thế giới ngày nay, gia đình dựa trên cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ đảm nhận một tầm quan trọng và một nhiệm vụ thiết yếu. Cần phải tái khám phá kế hoạch do Thiên Chúa vạch ra cho gia đình, nhắc lại sự vĩ đại và không thể thay thế của gia đình trong việc phục vụ cuộc sống và xã hội. Trong ngôi nhà Nagiarét, Đức Maria sống những mối quan hệ đa dạng trong gia đình trong tư cách là con gái, người hứa hôn, rồi người vợ và người mẹ. Vì lý do này, mỗi gia đình, trong từng thành viên khác nhau, có thể tìm thấy ở đây sự chấp nhận và cảm hứng để sống bản sắc riêng của mình.
Kinh nghiệm trong gia đình của Đức Trinh Nữ chỉ ra rằng gia đình và những người trẻ không thể là hai lĩnh vực chăm sóc mục vụ tách biệt của các cộng đồng chúng ta, nhưng cả hai phải sóng bước bên nhau, bởi vì những người trẻ thường là những gì một gia đình được trao ban trong thời kỳ tăng trưởng. Viễn tượng này tái cấu trúc một mục vụ ơn gọi quan tâm biểu lộ khuôn mặt của Chúa Giêsu qua nhiều khía cạnh khác nhau như vị thượng tế, hôn phu, và mục tử trong một thể thống nhất.
Nhà của Đức Maria là nhà của người bệnh. Ở đây, những người đau khổ trong thể xác và tinh thần có thể được chào đón, và Mẹ mang tất cả đến với lòng thương xót Chúa từ đời này sang đời khác. Bệnh tật làm tổn thương gia đình, và người bệnh phải được chấp nhận trong gia đình. Xin vui lòng, đừng rơi vào nền văn hóa vứt bỏ được đề xuất bởi những thứ thực dân ý thức hệ đang tấn công chúng ta ngày nay. Ngôi nhà và gia đình là phương thuốc đầu tiên cho người bệnh, trong việc yêu thương họ, hỗ trợ họ, khuyến khích họ và chăm sóc họ. Đây là lý do tại sao Đền thờ Nhà Thánh là biểu tượng của mọi ngôi nhà chào đón và là đền thờ của người bệnh. Từ đây, tôi gửi đến tất cả những người này, ở khắp mọi nơi trên thế giới, một ý nghĩ trìu mến và tôi nói với họ: anh chị em là trung tâm công việc của Chúa Kitô, bởi vì anh chị em chia sẻ và mang theo sau Ngài thập giá mỗi ngày một cách cụ thể nhất. Sự đau khổ của anh chị em có thể trở thành sự hợp tác quyết định cho sự ra đời của Nước Chúa.
Anh chị em thân mến! Thiên Chúa, thông qua Đức Maria, giao phó cho anh chị em và những người có liên hệ với Đền thờ này một sứ mệnh trong thời đại này của chúng ta: đó là mang Tin Mừng hòa bình và sự sống đến cho những người đương thời của chúng ta, là những người thường bị phân tâm, tâm trí tràn ngập những lợi ích trần tục hoặc đắm chìm trong một bầu khí khô cằn tâm linh. Cần có những người đơn sơ và khôn ngoan, khiêm tốn và can đảm, nghèo khó nhưng hào phóng. Nói tóm lại, những người theo trường phái Đức Maria, chào đón mà không dấu kín Tin Mừng trong cuộc sống của chính họ. Theo cách này, thông qua sự thánh thiện của dân Chúa, từ nơi này, những chứng tá về sự thánh thiện trong mọi trạng huống của cuộc sống sẽ tiếp tục lan truyền qua Ý, Châu Âu và thế giới, để làm mới Giáo Hội và truyền cảm hứng cho xã hội với men của Nước Chúa.
Xin Đức Trinh Nữ giúp đỡ tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ, biết đi theo con đường hòa bình và tình huynh đệ, dựa trên sự chấp nhận và tha thứ, tôn trọng người khác và tình yêu là món quà trao ban chính bản thân mình. Xin Mẹ chúng ta, là ngôi sao sáng của niềm vui và sự thanh thản, ban cho các gia đình, là những đền thờ của tình yêu, phước lành và niềm vui của cuộc sống. Xin Đức Maria, nguồn mạch của mọi ủi an, mang lại sự giúp đỡ và an ủi cho những người đang gặp khó khăn. Với những ý hướng này, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện qua kinh Truyền Tin.
Source: Libreria Editrice Vaticana