New York: Chỉ còn đúng 7 ngày khi tất cả các người con khắp nơi trên thế giới vui mừng trong Ngày Hiền Mẫu (Mother's Day 14/5), nhớ tới người cưu mang cho mình được chào đời, dưỡng nuôi và sinh thành, thì Thiên Chúa đã cất đi sự sống của ông Lawrence Lader vào ngày 7/5 sau một thời gian mắc bệnh ung thư ruột, có lẽ tất cả các cánh cửa trên Thiên Quốc đã đóng sập lại và khóa kín buộc Lader phải về chầu diêm vương liền ngay sau đó. Ông hưởng thọ 86 tuổi.
Lawrence Lader, một nhà hoạt động lãnh đạo đòi quyền hợp pháp phá thai qua 4 thập niên và là người muốn đẩy mạnh quyền phá thai đã làm điên đảo đến Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ qua 10 năm tố tụng, đòi Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ phải trả thuế nhưng đã không thành không.
Lader là một trong những người được coi là cha đẻ Tổ Chức Quốc Gia Thỉnh Cầu Luật Phá Thai (National Association for the Repeal of Abortion Laws) vào năm 1969, sau này được đổi tên thành Liên Minh Tiến Hành Quyền Phá Thai Toàn Quốc (National Abortion Rights Action League viết tắt là NARAL) và cuối cùng lấy tên là NARAL Tự Do Chọn Lựa America ( NARAL Pro- Choice America). Ông cũng là tác giả cuổn sách "Abortion" vào năm 1966 và cuốn sách này đã được nhắ c lại 8 lần trong phiên tòa xử vụ Roe v. Wade, là phiên Tòa Thượng Thẩm vào năm 1973 hợp thức hóa việc phá thai tại Hoa Kỳ.
Sau đó Lader cũng rời khỏi Naral vì ông tự nghĩ rằng nó đã đủ lông đủ cánh để hoạt động một mình, để rồi ông lập ra một tổ chức khác lấy tên là "Động Viên Những Quyền Phá Thai " (Abortion Rights Mobilization). Qua tổ chức này ông đã đi vào cuộc chiến tố tụng với Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ liên lỉ trong 10 năm từ 1980 cho tới năm 1990 đòi Sở Thu Thuế (Internal Revenue Service) thâu hồi giấy phép miễn thuế đối với Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ.
Trong hồ sơ tố tụng đã kiện IRS (Sở Thu Thuế) nhân nhượng đến Giáo Hội Hoa Kỳ qua những hành vi bất hợp pháp phò sự sống có mục đích chính trị, và mang đến hoàn cảnh bất lợi về chính trị đối với những người ủng hộ phá thai và tổ chức ARM (Abortion Rights Mobilization)
Cuộc chiến tố tụng giữa ARM và IRS bắt đầu khởi tố vào năm 1980. 4 tháng sau đó Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Toàn Quốc và chi nhánh hoạt động dân sự của Hội Đồng là Hội Đồng Công Giáo Hoa Kỳ bị liên lụy vào phía bị cáo. Hai cơ cấu song đôi của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ là Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Toàn Quốc (National Conference of Catholic Bishops gọi tắt là NCCB) và Hội Đồng Công Giáo Hoa Kỳ (the U.S Catholic Conference gọi tắt là USCC) sau này thống nhất thành một hiện nay là Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ (The U.S Conference of Catholic Bishops viết tắt là USCCB).
Cuộc tố tụng đã trải qua rất nhiều giai đoạn và cuối cùng hai phiên tòa chống án phải được đưa lên Tòa Thượng Thẩm phán quyết.
Vào tháng 5-1986, Thẩm phán liên bang phán quyết rằng NCCB và USCC đã không tuân lệnh tòa án từ chối chiếu theo trát tòa do bên kiện là ARM đưa ra, đòi hỏi phải nộp cả ngàn hồ sơ nội bộ dính líu đến các hoạt động phò sự sống của GiáoHội Hoa Kỳ. Những văn bản hồ sơ này Giáo Hội Hoa Kỳ đã từ chối trao nộp vì dựa vào quyền tự do tôn giáo. Tòa án ra phán quyết Giáo Hội Hoa Kỳ phải nộp tiền phạt cứ tính là 100,000 Mỹ Kim một ngày cho tới ngày trao nộp hoàn toàn đủ hồ sơ (NCCB phải nộp 50,000 Mỹ Kim và USCC phải nộp 50,000 Mỹ Kim mỗi một ngày).
Sau khi chống án, một năm sau đó Tòa Án Liên Bang ra phán quyết giữ nguyên quyết định của Tòa Sơ Thẩm, đã khiến cho Giáo Hội Hoa Kỳ phải điên đầu vì số tiền phạt mỗi ngày đã chồng chất lên quá nhiều (sau một năm số tiền phạt đã lên đến hơn 36 triệu Mỹ Kim). Cho tới tháng 6-1988 khi Tòa Thượng Thẩm với số phiếu thuận 8-1 phán quyết rằng các giám mục Hoa Kỳ có quyền thách thức quyền tài phán của Tòa Án Liên Bang trong vụ kiện, và chính vì thế có quyền thách thức đến những trát tòa đòi trao nộp tất cả hồ sơ liên quan đến hoạt động phò sự sống của Giáo Hội Hoa Kỳ.
Cuối cùng vào tháng 9-1989 Tòa Chống Án số 2 phán quyết rằng ARM và các nguyên đơn không có quyền hợp pháp để tố IRS (Sở Thuế) bởi vì qua những công việc của IRS đã không gây thiệt hại đến cá nhân ai. ARM là làm đơn chống án lên Tòa Thượng Thẩm, nhưng cuối cùng vào tháng 5-1990 Tòa đã ra phán quyết khước từ đơn chống án và cuối cùng Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ vui mừng vì vụ kiện này đã được hoàn toàn chấm dứt ở đây.
Trong 10 năm cuộc chiến nơi tòa án, có thể nói là hoàn toàn dựa vào các tiến trình thủ tục và không hề đưa ra một điểm nào liên hệ để xem Giáo Hội Hoa Kỳ có thực sự phá luật hay IRS có hành động đúng đắn hay không theo những đơn khởi tố.
Lawrence Lader cũng là tác giả của khoảng 40 cuốn sách bao gồm đến cuốn tiểu sử của Margaret Sanger là một người lãnh đạo trong phong trào hạn chế sinh sản, được viết vào năm 1955 coi như là cuốn sách đầu tay của ông; Cuốn "Abortion" vào năm 1966; Cuốn "Breeding Ourselves to Death" vào năm 1971; cuốn "Foolproof Birth Control" vào năm 1972 và cuốn "Abortion II: Making the Revolution" vào năm 1973 cũng là năm hợp thức hóa phá thai theo phiên tòa xử Roe v Wade.
Lawrence Lader, một nhà hoạt động lãnh đạo đòi quyền hợp pháp phá thai qua 4 thập niên và là người muốn đẩy mạnh quyền phá thai đã làm điên đảo đến Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ qua 10 năm tố tụng, đòi Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ phải trả thuế nhưng đã không thành không.
Lader là một trong những người được coi là cha đẻ Tổ Chức Quốc Gia Thỉnh Cầu Luật Phá Thai (National Association for the Repeal of Abortion Laws) vào năm 1969, sau này được đổi tên thành Liên Minh Tiến Hành Quyền Phá Thai Toàn Quốc (National Abortion Rights Action League viết tắt là NARAL) và cuối cùng lấy tên là NARAL Tự Do Chọn Lựa America ( NARAL Pro- Choice America). Ông cũng là tác giả cuổn sách "Abortion" vào năm 1966 và cuốn sách này đã được nhắ c lại 8 lần trong phiên tòa xử vụ Roe v. Wade, là phiên Tòa Thượng Thẩm vào năm 1973 hợp thức hóa việc phá thai tại Hoa Kỳ.
Sau đó Lader cũng rời khỏi Naral vì ông tự nghĩ rằng nó đã đủ lông đủ cánh để hoạt động một mình, để rồi ông lập ra một tổ chức khác lấy tên là "Động Viên Những Quyền Phá Thai " (Abortion Rights Mobilization). Qua tổ chức này ông đã đi vào cuộc chiến tố tụng với Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ liên lỉ trong 10 năm từ 1980 cho tới năm 1990 đòi Sở Thu Thuế (Internal Revenue Service) thâu hồi giấy phép miễn thuế đối với Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ.
Trong hồ sơ tố tụng đã kiện IRS (Sở Thu Thuế) nhân nhượng đến Giáo Hội Hoa Kỳ qua những hành vi bất hợp pháp phò sự sống có mục đích chính trị, và mang đến hoàn cảnh bất lợi về chính trị đối với những người ủng hộ phá thai và tổ chức ARM (Abortion Rights Mobilization)
Cuộc chiến tố tụng giữa ARM và IRS bắt đầu khởi tố vào năm 1980. 4 tháng sau đó Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Toàn Quốc và chi nhánh hoạt động dân sự của Hội Đồng là Hội Đồng Công Giáo Hoa Kỳ bị liên lụy vào phía bị cáo. Hai cơ cấu song đôi của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ là Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Toàn Quốc (National Conference of Catholic Bishops gọi tắt là NCCB) và Hội Đồng Công Giáo Hoa Kỳ (the U.S Catholic Conference gọi tắt là USCC) sau này thống nhất thành một hiện nay là Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ (The U.S Conference of Catholic Bishops viết tắt là USCCB).
Cuộc tố tụng đã trải qua rất nhiều giai đoạn và cuối cùng hai phiên tòa chống án phải được đưa lên Tòa Thượng Thẩm phán quyết.
Vào tháng 5-1986, Thẩm phán liên bang phán quyết rằng NCCB và USCC đã không tuân lệnh tòa án từ chối chiếu theo trát tòa do bên kiện là ARM đưa ra, đòi hỏi phải nộp cả ngàn hồ sơ nội bộ dính líu đến các hoạt động phò sự sống của GiáoHội Hoa Kỳ. Những văn bản hồ sơ này Giáo Hội Hoa Kỳ đã từ chối trao nộp vì dựa vào quyền tự do tôn giáo. Tòa án ra phán quyết Giáo Hội Hoa Kỳ phải nộp tiền phạt cứ tính là 100,000 Mỹ Kim một ngày cho tới ngày trao nộp hoàn toàn đủ hồ sơ (NCCB phải nộp 50,000 Mỹ Kim và USCC phải nộp 50,000 Mỹ Kim mỗi một ngày).
Sau khi chống án, một năm sau đó Tòa Án Liên Bang ra phán quyết giữ nguyên quyết định của Tòa Sơ Thẩm, đã khiến cho Giáo Hội Hoa Kỳ phải điên đầu vì số tiền phạt mỗi ngày đã chồng chất lên quá nhiều (sau một năm số tiền phạt đã lên đến hơn 36 triệu Mỹ Kim). Cho tới tháng 6-1988 khi Tòa Thượng Thẩm với số phiếu thuận 8-1 phán quyết rằng các giám mục Hoa Kỳ có quyền thách thức quyền tài phán của Tòa Án Liên Bang trong vụ kiện, và chính vì thế có quyền thách thức đến những trát tòa đòi trao nộp tất cả hồ sơ liên quan đến hoạt động phò sự sống của Giáo Hội Hoa Kỳ.
Cuối cùng vào tháng 9-1989 Tòa Chống Án số 2 phán quyết rằng ARM và các nguyên đơn không có quyền hợp pháp để tố IRS (Sở Thuế) bởi vì qua những công việc của IRS đã không gây thiệt hại đến cá nhân ai. ARM là làm đơn chống án lên Tòa Thượng Thẩm, nhưng cuối cùng vào tháng 5-1990 Tòa đã ra phán quyết khước từ đơn chống án và cuối cùng Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ vui mừng vì vụ kiện này đã được hoàn toàn chấm dứt ở đây.
Trong 10 năm cuộc chiến nơi tòa án, có thể nói là hoàn toàn dựa vào các tiến trình thủ tục và không hề đưa ra một điểm nào liên hệ để xem Giáo Hội Hoa Kỳ có thực sự phá luật hay IRS có hành động đúng đắn hay không theo những đơn khởi tố.
Lawrence Lader cũng là tác giả của khoảng 40 cuốn sách bao gồm đến cuốn tiểu sử của Margaret Sanger là một người lãnh đạo trong phong trào hạn chế sinh sản, được viết vào năm 1955 coi như là cuốn sách đầu tay của ông; Cuốn "Abortion" vào năm 1966; Cuốn "Breeding Ourselves to Death" vào năm 1971; cuốn "Foolproof Birth Control" vào năm 1972 và cuốn "Abortion II: Making the Revolution" vào năm 1973 cũng là năm hợp thức hóa phá thai theo phiên tòa xử Roe v Wade.