4.2. Vấn đề hoài nghi: Phẩm chất bí tích của cuộc hôn nhân của “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”
a) Tiếp cận vấn đề
143. [Định nghĩa]. Hôn nhân là một thực tại tạo vật. Nhờ phép rửa, mối liên kết tự nhiên này được nâng lên hàng một dấu hiệu siêu nhiên: “"Do hôn ước, người nam và người nữ tạo nên một cộng đồng sống chung suốt đời, tự bản tính hôn ước hướng về thiện ích của đôi vợ chồng và việc sinh sản cùng giáo dục con cái. Chúa Kitô đã nâng hôn ước giữa những người đã chịu phép Thánh Tẩy lên hàng bí tích" [176]. Theo giáo lý thần học và thực hành giáo luật hiện hành, mọi hôn ước hợp lệ giữa những người đã được rửa tội đều “tự nó” là bí tích [177], ngay cả khi không có niềm tin nơi các bên ký kết hôn ước. Điều này có nghĩa: trong trường hợp những người đã chịu phép rửa, tính không thể tách biệt giữa một hợp đồng hôn nhân thành hiệu, theo trật tự tạo dựng, và bí tích được khẳng định. Những người đã chịu phép rửa không thể đồng thời gia nhập trật tự bí tích qua phép rửa, mà điều này không ảnh hưởng đến một thực tại có tính quyết định cuộc sống và có khả năng mang ý nghĩa bí tích, như hôn nhân, đến nỗi họ bị rút khỏi trật tự bí tích, một trật tự mà vợ chồng thuộc về một cách bất thu hồi sau khi đã chịu phép rửa (xem § §166 d và 167 d). Học thuyết này có nên được áp dụng cả vào trường hợp kết hôn giữa những người “đã chịu phép rửa nhưng không tin” không? Trong vấn đề tế nhị này, tính “hỗ tương giữa đức tin và các bí tích” mà chúng ta đang bảo vệ dường như được đưa vào để bàn luận. Để tiếp cận vấn đề này một cách thích đáng, chúng ta cần làm sáng tỏ trạng thái và các điều giới hạn của vấn đề một cách chi tiết hơn.
144. [“Những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”]. Chúng ta hiểu “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin” là những người ở nơi họ không có dấu hiệu nào cho thấy có sự hiện diện đối thoại của đức tin, vốn là đặc điểm của đáp ứng bản thân của tín hữu đối với cuộc đàm đạo bí tích của Thiên Chúa Ba Ngôi, như chúng ta đã giải thích ở chương thứ hai. Phạm trù này bao gồm hai loại người. Những người lãnh nhận phép rửa khi còn thơ bé, nhưng sau đó, vì bất cứ lý do gì, đã không thực hành một hành vi đức tin bản thân nào, liên quan đến trí hiểu và ý chí của họ. Đây là trường hợp rất thường xuyên xẩy ra ở các quốc gia có truyền thống theo Kitô giáo, nơi mà nay việc phi Kitô giáo xã hội rất rộng rãi song song với hiện tượng rất lơ là trong việc giáo dục đức tin. Chúng ta cũng muốn đề cập đến những người đã chịu phép rửa, nhưng nay bác bỏ đức tin một cách rõ ràng, có ý thức và không coi mình là tín hữu Công Giáo hay Kitô giáo. Thậm chí, đôi khi họ còn thực hiện một hành vi chính thức bác bỏ đức tin Công Giáo và tách khỏi Giáo hội, mà không cho biết lý do của hành động chính thức từ bỏ Giáo Hội Công Giáo là để gia nhập một Giáo Hội, một cộng đồng hoặc một giáo phái Kitô giáo khác. Trong cả hai trường hợp, sự hiện diện của một “thiên hướng tin” không được tri nhận [178].
145. [Phát biểu sơ khởi vấn đề]. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là nếu hai người “đã chịu phép rửa nhưng không tin” độc thân thuộc hai giới khác nhau và thuộc một trong hai loại được mô tả trên đây kết hôn bằng một cuộc cử hành bí tích hoặc bằng một hình thức kết hợp thành hiệu nào khác: Liệu một bí tích có diễn ra không? Đề tài này vốn là chủ đề tranh luận và từng tạo ra rất nhiều bài vở sách báo. Giải đáp về nó không rõ ràng, vì một số yếu tố chính cùng một lúc được đưa vào tương tác. Tiếp theo, chúng ta sẽ duyệt qua một số mốc quan trọng về sự phát triển của nó trong những năm gần đây, trong các giáo huấn của các vị giáo hoàng mới đây, cũng như trong các cơ chế chính thức của giáo hội, để diễn tiến một cách có trách nhiệm đối với các điều kiện của vấn đề.
b) Trạng thái và các giới hạn của vấn đề
146. [Ủy ban Thần học Quốc tế]. Năm 1977, Ủy ban Thần học Quốc tế đã công bố một tài liệu mang tên Các Đề nghị về Học thuyết Hôn nhân Kitô giáo. Trong số các đề tài được thảo luận, ta thấy có: tính bí tích của hôn nhân, hôn nhân giữa những người “đã chịu phép rửa nhưng không tin”, và tính không thể tách biệt giữa khế ước và bí tích. Ủy ban ủng hộ một loạt các chủ đề hàm nhiều ý nghĩa khác nhau cho thấy sự căng thẳng giữa xác tín cho rằng cần phải có đức tin để cử hành một bí tích và chủ trương không tuyên bố đức tin là yếu tố quyết định tính bí tích của hôn nhân. Trong số các khẳng định của họ, mà chúng ta không nhắc lại toàn bộ ở đây, những điểm sau đây nổi bật đối với chủ đề của chúng ta.
147. Sự hiện hữu của mối tương quan hệ cấu thành và hỗ tương giữa tính bất khả tiêu và tính bí tích. Và Ủy ban nói rõ: “Tính bí tích tạo nên các cơ sở sau cùng, mặc dù không phải là các cơ sở duy nhất, cho tính bất khả tiêu của nó” (§ 2.2.).
148. Liên quan đến mối tương quan qua lại giữa đức tin và bí tích hôn nhân, Ủy ban cho rằng trong bí tích hôn nhân, nguồn ơn thánh là Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải đức tin của các chủ thể ký kết. Và Ủy ban nói thêm: “Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ơn thánh được ban cho trong bí tích hôn phối ở bên ngoài đức tin hoặc không có đức tin” (§ 2.3.). Đức tin có thể là một “nguyên nhân chuẩn bị” (dispositive cause) để sinh hoa trái chứ không phải để thành hiệu.
149. Về “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”, Ủy ban quả quyết:
"Sự hiện hữu hôm nay của “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin” đã làm nảy sinh một vấn đề thần học mới và một lưỡng nan mục vụ nghiêm trọng, nhất là khi việc thiếu, hay đúng hơn việc bác bỏ, Đức tin xem ra là điều rõ ràng. Ý định thực hiện điều Chúa Kitô và Giáo hội mong muốn là điều kiện tối thiểu cần phải có trước khi sự ưng thuận được xem xét như một “hành động nhân linh thực sự” trên bình diện bí tích. Không được lẫn lộn vấn đề ý định và vấn đề đức tin bản thân của các bên ký kết, nhưng cũng không được tách biệt chúng một cách hoàn toàn. Phân tích đến cùng, ý định thực sự phát sinh từ và được nuôi dưỡng bằng đức tin sống động. Nơi nào không có một dấu vết đức tin nào (theo nghĩa “tin”, có thiên hướng tin), và không thấy ước muốn được hưởng ơn thánh hay ơn cứu rỗi nào, thì một nghi ngờ thực sự xuất hiện về việc liệu ở đó có ý định chung chung và thực sự bí tích nói trên hay không và liệu cuộc hôn nhân đã ký kết có được ký kết thành hiệu hay không. Như đã lưu ý, đức tin bản thân của các bên ký kết không tạo nên tính bí tích của hôn nhân, nhưng việc thiếu đức tin bản thân có thể làm hại tới tính thành hiệu của bí tích" (§2.3. Nhấn mạnh được thêm vào).
Trong bài bình luận của ngài, được công bố cùng với tài liệu, thư ký của Ủy ban, Đức Cha Philippe Delhaye, tuyên bố: “Chìa khóa để hiểu vấn đề nằm ở ý định; ý định làm điều Giáo hội làm bằng cách dâng hiến một bí tích vĩnh viễn ngụ hàm tính bất khả tiêu, lòng trung thành, tính sinh hoa trái” (179).
150. Sau đó, tài liệu của Ủy ban tái khẳng định tính không thể tách biệt giữa khế ước và bí tích: “Đối với Giáo hội, không hôn nhân tự nhiên nào tách biệt khỏi bí tích hiện hữu đối với những người đã chịu phép rửa, nhưng chỉ có hôn nhân tự nhiên được nâng lên phẩm giá bí tích” (§ 3.5.).
151. [Thánh Gioan Phaolô II]. Trong suốt triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, chủ đề hôn nhân của “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin” và việc cần có đức tin để lãnh nhận bí tích hôn phối đã xuất hiện nhiều lần. Đề nghị 12.4 được phê chuẩn bởi Phiên Thường Lệ Lần Thứ Năm của Thượng Hội Đồng Giám Mục, được tổ chức vào năm 1980, bàn về gia đình, viết rằng: “Nên khảo sát một cách nghiêm túc hơn xem liệu lời khẳng định cho rằng một cuộc hôn nhân thành hiệu giữa những người đã chịu phép rửa luôn là một bí tích có được áp dụng cho những người đã mất đức tin hay không. Nên từ đó rút ra các hậu quả pháp lý và mục vụ” (180).
152. Trong Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng, Familiaris consortio, Thánh Gioan Phaolô II lập luận nhất quán rằng hành vi hôn nhân trong bản chất được xác định bởi thực tại siêu nhiên mà người đã chịu phép rửa vốn thuộc về một cách bất khả thu hồi, vượt lên trên cả ý thức minh nhiên về thực tại này [181]. Về chủ đề của chúng ta, tông huấn nói rõ:
"Còn đối với việc mong muốn đặt để các tiêu chuẩn xa hơn để cho phép việc cử hành cuộc hôn nhân trong Giáo Hội, tức các tiêu chuẩn liên quan đến mức độ đức tin của những người sẽ kết hôn, điều này trên hết có liên hệ đến nhiều rủi ro nghiêm trọng. Trước hết, rủi ro đưa ra những phán đoán vô căn cứ và kỳ thị; thứ hai, rủi ro gây nhiều nghi ngờ đối với tính thành hiệu của các cuộc hôn nhân đã được cử hành, gây tác hại trầm trọng cho các cộng đồng Kitô hữu, và gây nhiều lo âu mới và không chính đáng cho lương tâm các cặp vợ chồng; người ta cũng dám rơi vào nguy cơ đặt nghi vấn đối với bản chất bí tích của nhiều cuộc hôn nhân của các anh em không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo, do đó, mâu thuẫn với truyền thống giáo hội" [182].
153. Bất chấp tất cả, ngài vẫn nhận ra khả thể cô dâu và chú rể đồng loạt yêu cầu cử hành hôn lễ trong giáo hội và “cho thấy họ bác bỏ một cách minh nhiên và chính thức điều Giáo hội có ý định làm khi hôn lễ của những người đã chịu phép rửa được cử hành". Trong trường hợp này, ngài quy định: “Mục tử các linh hồn không thể cho phép họ cử hành cuộc hôn nhân” [183]. Chúng ta có thể giải thích rằng vì trong trường hợp này sẽ không có bí tích thực sự. Điều đó có nghĩa là, Thánh Gioan Phaolô II yêu cầu một số mức tối thiểu nào đó, ngay cả nếu đó chỉ là việc không bác bỏ một cách minh nhiên và chính thức điều Giáo hội làm. Do đó, theo cách riêng của mình, ngài cũng bác bỏ điều chúng ta có thể gọi là chủ nghĩa tự động bí tích (sacramental automatism) tuyệt đối [184].
154. Sau đó, trong một diễn văn quan trọng với Tòa Tối Cao Rôma (Roman Rota) (ngày 30 tháng 1 năm 2003), ngài đã cảnh cáo rõ ràng về việc không có hai loại hôn nhân, một tự nhiên và một siêu nhiên: “Giáo Hội không từ chối cử hành hôn nhân đối với người có thiên hướng tốt, ngay cả khi họ được chuẩn bị không hoàn hảo theo quan điểm siêu nhiên, với điều kiện người này có ý định kết hôn đúng theo thực tại tự nhiên của hôn nhân. Thực thế, bên cạnh hôn nhân tự nhiên, người ta không thể mô tả một mô hình khác về hôn nhân Kitô giáo với những điều tiên quyết siêu nhiên chuyên biệt” [185]. Ý kiến này đã được Thánh Gioan Phaolô II bảo vệ rõ ràng trong một diễn văn khác với Tòa Tối Cao Rôma (ngày 1 tháng 2 năm 2001) [ 186]. Năm 2001, ngài nhấn mạnh rằng không nên đòi hỏi đức tin như một yêu cầu tối thiểu, bởi vì nó là một điều xa lạ đối với Thánh truyền [187]. Ngài đã phê chuẩn mục đích tự nhiên của hôn nhân và hôn nhân hệ ở một thực tại tự nhiên, chứ không hoàn toàn chỉ có tính siêu nhiên. Trong bối cảnh này, ngài nói: “Do đó, việc che khuất chiều kích tự nhiên của hôn nhân, cùng với việc giản lược nó vào một trải nghiệm chủ quan đơn thuần, cũng kéo theo việc phủ nhận mặc nhiên tính bí tích của nó” [188]. Điều đó có nghĩa, nền tảng mọi điều hệ ở thực tại tự nhiên, thực tại tạo dựng.
155. [Việc tạo lập Bộ Giáo luật]. Trong công trình dẫn đến việc soạn thảo Bộ Giáo luật, vấn đề tính không thể tách biệt giữa thực tại tự nhiên của hôn nhân và hôn nhân bí tích như một thực tại cứu rỗi đã được thảo luận rộng rãi. Cuối cùng, nhà làm luật đã chọn duy trì học lý phổ biến nhất, mà không tìm cách làm sáng tỏ vấn đề về phương diện tín lý, vì nó không nằm trong năng quyền của mình. Khi làm luật, các giả thiết thần học phổ biến nhất được bao gồm [189]. Tính không thể tách biệt này đã được thảo luận trong Công đồng Trent. Trong số các vị chống đối nó, nhân vật Melchior Cano nổi bật. Nó chưa được định tín, mặc dù nó là ý kiến thường xuyên nhất. Nhiều người coi đó là tín lý Công Giáo [190]. Bộ Giáo luật đã chọn đưa nó vào điều 1055, § 2, như đã được đề cập trên đây [191].
156. [Pháp lệ của Tòa Tối Cao Rôma]. Phù hợp với học lý Công Giáo, pháp lệ của Tòa Tối Cao Rôma coi tính bất khả tiêu là một đặc tính thiết yếu của hôn nhân tự nhiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội và văn hóa bị thế tục hóa cao, trong đó các xác tín rất khác với các xác tín trong Giáo hội rất phổ biến và ăn rễ sâu, câu hỏi đặt ra là liệu trên thực tế, nếu không có đức tin, tính bất khả tiêu của hôn nhân có được chấp nhận hay không. Vì vậy, trong một số năm hiện nay, ngành luật học đã chủ trương rằng việc thiếu đức tin có thể ảnh hưởng đến ý định bước vào cuộc hôn nhân tự nhiên [192]. Một cách nào đó, xem ra nó đang lặp lại sự nhạy cảm được phát biểu trong đề nghị 40 của Phiên Toàn thể Lần Thứ XI của Thượng Hội Đồng, diễn ra hồi tháng 10 năm 2005, dưới triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI, bàn đến Bí tích Thánh Thể. Trong đó, để giải đáp vấn đề ly hôn và tái hôn, đã có đoạn như sau:
"Thượng hội đồng hy vọng rằng mọi cố gắng có thể có sẽ được thực hiện để bảo đảm đặc tính mục vụ, sự hiện diện và hoạt động chính xác và đầy quan tâm của các tòa án giáo hội liên quan đến các nguyên nhân khiến phải tuyên bố hôn nhân vô hiệu (x. “Dignitas connubi”) nhờ cả việc đào sâu thêm các yếu tố thiết yếu đối với tính thành hiệu của hôn nhân, lẫn việc xem xét cả các vấn đề phát sinh từ bối cảnh biến đổi nhân học sâu sắc của thời đại chúng ta, qua đó chính các tín hữu có nguy cơ bị điều kiện hóa, nhất là khi họ thiếu một nền huấn luyện Kitô giáo vững chắc" [193].
157. [Joseph Ratzinger-Đức Bênêđíctô XVI]. Bộ trưởng Giáo lý Đức tin hồi đó, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, đã tuyên bố rõ ràng vào năm 1997: “Cần phải làm rõ liệu mọi cuộc hôn nhân giữa hai người đã chịu phép rửa có 'tự động' là một cuộc hôn nhân bí tích hay không. Thực thế, Bộ Giáo luật quy định rằng chỉ có cuộc hôn nhân 'thành hiệu' giữa những người đã chịu phép rửa mới đồng thời là một Bí tích (x. Bộ Giáo luật, điều 1055 § 2). Đức tin thuộc về yếu tính của bí tích; điều vẫn cần được làm sáng tỏ là vấn đề pháp lý: bằng chứng nào về việc 'thiếu đức tin' sẽ đem lại hậu quả là bí tích không được hình thành” [194]. Một ý kiến mà khi làm Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô XVI, đã nói thêm trong một diễn văn với các linh mục vào năm 2005, khi ngài cho hay: vấn đề này rất khó khăn; và hiện nay, ngài có nhiều nghi ngờ về việc đức tin là một lý do cho tính bất thành hiệu và vấn đề này vẫn cần được đào sâu thêm [195].
158. Trong diễn văn cuối cùng với Tòa Tối Cao Rôma [196], Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI một lần nữa nói rõ về vấn đề này, một vấn đề rất quan trọng đối với ngài. Chúng ta trích dẫn một số đóng góp của ngài. Ở đầu các suy tư của mình, ngài ám chỉ đến vấn đề đức tin và ý định, phù hợp với Ủy ban Thần học Quốc tế, mà ngài có nhắc đến:
"Đối với mục đích của bí tích, giao ước bất khả tiêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà không đòi hỏi đức tin bản thân nơi những người đính hôn sẽ kết hôn; điều nó đòi hỏi, như một điều kiện tối thiểu cần phải có, là ý định làm điều Giáo hội làm. Tuy nhiên, điều quan trọng là không được nhầm lẫn vấn đề ý định với vấn đề đức tin bản thân của những người kết ước hôn nhân, tuy nhiên không thể tách biệt chúng hoàn toàn" [197].
159. Sau đó, ngài giải thích đức tin và sự cởi mở đối với Thiên Chúa quyết định lớn lao ra sao quan niệm sống trong mọi khía cạnh của nó và đặc biệt trong một điều tế nhị như mối ràng buộc suốt đời (tính bất khả tiêu, tính độc chiếm và lòng trung thành). “Thực vậy, việc bác bỏ đề nghị của Thiên Chúa dẫn đến sự mất cân bằng sâu xa trong mọi tương quan nhân bản, bao gồm cả tương quan hôn nhân, và tạo điều kiện cho cái hiểu sai lầm về tự do và việc thành toàn bản thân”. Theo Đức Bênêđíctô XVI, "từ đó phát sinh một sự mất cân bằng sâu xa trong mọi tương quan nhân bản, bao gồm cả tương quan hôn nhân”. Và, nó “tạo điều kiện cho cái hiểu sai lầm về tự do và việc thành toàn bản thân, một cái hiểu, cùng với việc không kiên nhẫn chịu đựng đau khổ, buộc người ta phải rút vào tính quy ngã đầy vị kỷ" [198].
160. Việc thiếu đức tin này không tự động dẫn đến sự bất khả của một cuộc hôn nhân tự nhiên. Tuy nhiên:
"Đức tin vào Thiên Chúa, được nâng đỡ bởi ơn thánh của Người, do đó, là một yếu tố rất quan trọng để sống việc cống hiến cho nhau và thủy chung vợ chồng. (...) Tuy nhiên, việc đóng cửa đối với Thiên Chúa hoặc bác bỏ chiều kích thánh thiêng của kết hợp vợ chồng và giá trị của nó trong trật tự ơn thánh chắc chắn làm cho việc hiện thân thực tế mô hình hôn nhân cao cả nhất được Giáo hội quan niệm theo kế hoạch của Thiên Chúa ra khó khăn và thậm chí có thể làm suy yếu tính thành hiệu thực sự của khế ước, nếu, như pháp lệ lâu đời của Tòa án này giả thiết, nó được phát biểu qua việc bác bỏ chính nguyên tắc nghĩa vụ thủy chung vợ chồng, nghĩa là bác bỏ các yếu tố hoặc đặc tính thiết yếu khác của hôn nhân" [199].
161. Sau đó, ngài thăm dò việc đức tin có ảnh hưởng quyết định ra sao đến thiện ích của vợ chồng: “Thật vậy, trong mục đích của vợ chồng Kitô giáo muốn sống communio coniugalis (hiệp thông vợ chồng) thực sự, ta thấy một tính năng động riêng của đức tin, mà lời tuyên xưng (Confessio) nó, tức đáp ứng chân thành của bản thân đối với việc loan báo ơn cứu rỗi, khiến tín hữu can dự vào sức thúc đẩy của tình yêu Thiên Chúa” [200]. Ngài tiếp tục khẳng định việc tuyên xưng đức tin, không hề ở lại mãi tại mức độ trừu tượng, làm cho người ta can dự hoàn toàn vào đức ái đã tuyên hứa, vì sự thật và đức ái là những điều không thể tách biệt nhau. Và ngài kết luận: “Do đó, người ta không nên coi thường ý kiến cho rằng có thể có những trường hợp, trong đó, chính vì thiếu đức tin, thiện ích của vợ chồng bị nguy hiểm, nghĩa là bị loại khỏi chính sự ưng thuận” [201]. Một cách đến nỗi việc thiếu đức tin “có thể làm hại tới các thiện ích hôn nhân, mặc dù không nhất thiết, vì việc qui chiếu vào trật tự tự nhiên được Thiên Chúa mong muốn vốn cố hữu trong giao ước vợ chồng (xem St 2:24)” [202].
162. [Đức Giáo Hoàng Phanxicô]. Việc cần nghiên cứu thêm, được Đức Bênêđíctô XVI yêu cầu, hiện vẫn còn giá trị, theo các phát hiện trước các Thượng Hội Đồng Giám Mục gần đây về gia đình và các tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Do đó, Tài liệu Làm việc của Phiên Bất thường lần thứ III của Thượng Hội Đồng Giám Mục (2014) đã tóm tắt vấn đề của chúng ta: “Rất nhiều câu trả lời, nhất là ở Châu Âu và Bắc Mỹ... cho thấy cần phải tìm hiểu vấn đề mối tương quan giữa đức tin và Bí tích Hôn phối, như đề nghị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI” [203]. Tường trình của Thượng Hội Đồng (Relatio Synodi), được dùng cả như kết luận của Phiên Bất thường lần thứ III lẫn như Tài liệu Chuẩn bị (Lineamenta) cho Phiên Thường lệ lần thứ XIV của Thượng hội đồng, cũng nhắc đến vấn đề này [ 204]; Tài liệu Làm việc (Intrumentum labis) của Phiên Thường lệ lần thứ XIV (2015) cũng thế [205]. Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Amoris laetitia, trong phần giới thiệu, cảnh báo: “Tính phức tạp của các vấn đề nảy sinh [trong thời gian Thượng Hội Đồng] cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục thảo luận cởi mở về một số vấn đề về tín lý, luân lý, tâm linh và mục vụ” [206]. Và tài liệu cho biết thêm: “Nói thế, nhưng vẫn cần suy nghĩ thêm về hành động của Thiên Chúa trong nghi thức kết hôn; điều này được biểu lộ rõ ràng trong các Giáo hội Đông phương qua tầm quan trọng của việc chúc lành mà đôi vợ chồng lãnh nhận như một dấu chỉ ơn Chúa Thánh Thần” [207] Suy tư này về “tính hỗ tương giữa đức tin và bí tích hôn nhân” được định vị một cách khiêm tốn trên nẻo đường này.
163. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã đề cập đến vấn đề của chúng ta trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trong diễn văn với Tòa Tối Cao Rôma vào ngày 23 tháng 1 năm 2015 [208], ngài đã nhắc đến các khiếm khuyết có thể có về sự ưng thuận, một điều có thể ảnh hưởng đến tính thành hiệu; ngài chỉ ra cách nó có thể được thực hiện “cả một cách trực tiếp qua việc khiếm khuyết ý định tạo nên tính thành hiệu lẫn (một cách gian tiếp) qua việc khiếm khuyết trầm trọng trong việc hiểu biết chính hôn nhân đến mức đây là điều chính ý chí của họ ra lệnh (x. giáo luật điều 1099) [209]. Và ngài nói thêm: “Thật vậy, ở cội rễ cuộc khủng hoảng hôn nhân thường là một cuộc khủng hoảng về nhận thức được đức tin soi sáng, nghĩa là nhận thức được việc gắn bó với Thiên Chúa và kế sách yêu thương của Người hiện thực hóa nơi Chúa Giêsu Kitô dẫn dắt” [210].
164. Theo đường hướng này, tông thư dưới hình thức tự sắc Mitis iudex Dominus Iesus [211] (15 tháng 8 năm 2015), quả quyết: “Trong số các trường hợp về vật và người có thể cho phép trường hợp tuyên bố hôn nhân vô hiệu được xử lý bằng diễn trình ngắn hơn theo các điều giáo luật 1683-1687 ta thấy có, chẳng hạn: khiếm khuyết đức tin có thể tạo ra việc ưng thuận giả vờ hoặc sai lầm ảnh hưởng đến ý chí [212]. Vì vậy, thiếu đức tin có thể có tính quyết định đối với tính thành hiệu.
165. Vào năm sau (ngày 22 tháng 1 năm 2016), khi nói chuyện với Tòa Tối Cao Rôma [213], ngài đã phát biểu theo chiều hướng sau: “Điều đáng làm là nhắc lại một cách rõ ràng rằng thành tố thiết yếu của sự ưng thuận kết hôn không phải là phẩm chất đức tin của người ta, mà, theo học thuyết không thay đổi, nó chỉ có thể bị làm cho suy yếu trên bình diện tự nhiên mà thôi (x. Bộ Giáo Luật, điều 1055 § 1 và 2) [214]. Và ngài biến làm của ngài học thuyết chủ trương sự hiện diện của việc thực hành habitus fidei (thói quen sống đức tin) sau khi lãnh nhận phép rửa, dù không có một đức tin có thể tri nhận được về phương diện tâm lý. Và ngài kết luận: “thiếu việc đào tạo về đức tin và hiểu sai tính hợp nhất, bất khả tiêu và phẩm giá bí tích của hôn nhân chỉ làm mất tính thành hiệu của việc ưng thuận kết hôn nếu chúng ảnh hưởng đến ý chí người ta (xem Bộ Giáo Luật, điều 1099). Chính vì lý do này, các sai sót liên quan đến tính bí tích của hôn nhân phải được lượng giá rất chu đáo.
Kỳ sau: Các giới hạn của vấn đề
a) Tiếp cận vấn đề
143. [Định nghĩa]. Hôn nhân là một thực tại tạo vật. Nhờ phép rửa, mối liên kết tự nhiên này được nâng lên hàng một dấu hiệu siêu nhiên: “"Do hôn ước, người nam và người nữ tạo nên một cộng đồng sống chung suốt đời, tự bản tính hôn ước hướng về thiện ích của đôi vợ chồng và việc sinh sản cùng giáo dục con cái. Chúa Kitô đã nâng hôn ước giữa những người đã chịu phép Thánh Tẩy lên hàng bí tích" [176]. Theo giáo lý thần học và thực hành giáo luật hiện hành, mọi hôn ước hợp lệ giữa những người đã được rửa tội đều “tự nó” là bí tích [177], ngay cả khi không có niềm tin nơi các bên ký kết hôn ước. Điều này có nghĩa: trong trường hợp những người đã chịu phép rửa, tính không thể tách biệt giữa một hợp đồng hôn nhân thành hiệu, theo trật tự tạo dựng, và bí tích được khẳng định. Những người đã chịu phép rửa không thể đồng thời gia nhập trật tự bí tích qua phép rửa, mà điều này không ảnh hưởng đến một thực tại có tính quyết định cuộc sống và có khả năng mang ý nghĩa bí tích, như hôn nhân, đến nỗi họ bị rút khỏi trật tự bí tích, một trật tự mà vợ chồng thuộc về một cách bất thu hồi sau khi đã chịu phép rửa (xem § §166 d và 167 d). Học thuyết này có nên được áp dụng cả vào trường hợp kết hôn giữa những người “đã chịu phép rửa nhưng không tin” không? Trong vấn đề tế nhị này, tính “hỗ tương giữa đức tin và các bí tích” mà chúng ta đang bảo vệ dường như được đưa vào để bàn luận. Để tiếp cận vấn đề này một cách thích đáng, chúng ta cần làm sáng tỏ trạng thái và các điều giới hạn của vấn đề một cách chi tiết hơn.
144. [“Những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”]. Chúng ta hiểu “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin” là những người ở nơi họ không có dấu hiệu nào cho thấy có sự hiện diện đối thoại của đức tin, vốn là đặc điểm của đáp ứng bản thân của tín hữu đối với cuộc đàm đạo bí tích của Thiên Chúa Ba Ngôi, như chúng ta đã giải thích ở chương thứ hai. Phạm trù này bao gồm hai loại người. Những người lãnh nhận phép rửa khi còn thơ bé, nhưng sau đó, vì bất cứ lý do gì, đã không thực hành một hành vi đức tin bản thân nào, liên quan đến trí hiểu và ý chí của họ. Đây là trường hợp rất thường xuyên xẩy ra ở các quốc gia có truyền thống theo Kitô giáo, nơi mà nay việc phi Kitô giáo xã hội rất rộng rãi song song với hiện tượng rất lơ là trong việc giáo dục đức tin. Chúng ta cũng muốn đề cập đến những người đã chịu phép rửa, nhưng nay bác bỏ đức tin một cách rõ ràng, có ý thức và không coi mình là tín hữu Công Giáo hay Kitô giáo. Thậm chí, đôi khi họ còn thực hiện một hành vi chính thức bác bỏ đức tin Công Giáo và tách khỏi Giáo hội, mà không cho biết lý do của hành động chính thức từ bỏ Giáo Hội Công Giáo là để gia nhập một Giáo Hội, một cộng đồng hoặc một giáo phái Kitô giáo khác. Trong cả hai trường hợp, sự hiện diện của một “thiên hướng tin” không được tri nhận [178].
145. [Phát biểu sơ khởi vấn đề]. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là nếu hai người “đã chịu phép rửa nhưng không tin” độc thân thuộc hai giới khác nhau và thuộc một trong hai loại được mô tả trên đây kết hôn bằng một cuộc cử hành bí tích hoặc bằng một hình thức kết hợp thành hiệu nào khác: Liệu một bí tích có diễn ra không? Đề tài này vốn là chủ đề tranh luận và từng tạo ra rất nhiều bài vở sách báo. Giải đáp về nó không rõ ràng, vì một số yếu tố chính cùng một lúc được đưa vào tương tác. Tiếp theo, chúng ta sẽ duyệt qua một số mốc quan trọng về sự phát triển của nó trong những năm gần đây, trong các giáo huấn của các vị giáo hoàng mới đây, cũng như trong các cơ chế chính thức của giáo hội, để diễn tiến một cách có trách nhiệm đối với các điều kiện của vấn đề.
b) Trạng thái và các giới hạn của vấn đề
146. [Ủy ban Thần học Quốc tế]. Năm 1977, Ủy ban Thần học Quốc tế đã công bố một tài liệu mang tên Các Đề nghị về Học thuyết Hôn nhân Kitô giáo. Trong số các đề tài được thảo luận, ta thấy có: tính bí tích của hôn nhân, hôn nhân giữa những người “đã chịu phép rửa nhưng không tin”, và tính không thể tách biệt giữa khế ước và bí tích. Ủy ban ủng hộ một loạt các chủ đề hàm nhiều ý nghĩa khác nhau cho thấy sự căng thẳng giữa xác tín cho rằng cần phải có đức tin để cử hành một bí tích và chủ trương không tuyên bố đức tin là yếu tố quyết định tính bí tích của hôn nhân. Trong số các khẳng định của họ, mà chúng ta không nhắc lại toàn bộ ở đây, những điểm sau đây nổi bật đối với chủ đề của chúng ta.
147. Sự hiện hữu của mối tương quan hệ cấu thành và hỗ tương giữa tính bất khả tiêu và tính bí tích. Và Ủy ban nói rõ: “Tính bí tích tạo nên các cơ sở sau cùng, mặc dù không phải là các cơ sở duy nhất, cho tính bất khả tiêu của nó” (§ 2.2.).
148. Liên quan đến mối tương quan qua lại giữa đức tin và bí tích hôn nhân, Ủy ban cho rằng trong bí tích hôn nhân, nguồn ơn thánh là Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải đức tin của các chủ thể ký kết. Và Ủy ban nói thêm: “Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ơn thánh được ban cho trong bí tích hôn phối ở bên ngoài đức tin hoặc không có đức tin” (§ 2.3.). Đức tin có thể là một “nguyên nhân chuẩn bị” (dispositive cause) để sinh hoa trái chứ không phải để thành hiệu.
149. Về “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”, Ủy ban quả quyết:
"Sự hiện hữu hôm nay của “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin” đã làm nảy sinh một vấn đề thần học mới và một lưỡng nan mục vụ nghiêm trọng, nhất là khi việc thiếu, hay đúng hơn việc bác bỏ, Đức tin xem ra là điều rõ ràng. Ý định thực hiện điều Chúa Kitô và Giáo hội mong muốn là điều kiện tối thiểu cần phải có trước khi sự ưng thuận được xem xét như một “hành động nhân linh thực sự” trên bình diện bí tích. Không được lẫn lộn vấn đề ý định và vấn đề đức tin bản thân của các bên ký kết, nhưng cũng không được tách biệt chúng một cách hoàn toàn. Phân tích đến cùng, ý định thực sự phát sinh từ và được nuôi dưỡng bằng đức tin sống động. Nơi nào không có một dấu vết đức tin nào (theo nghĩa “tin”, có thiên hướng tin), và không thấy ước muốn được hưởng ơn thánh hay ơn cứu rỗi nào, thì một nghi ngờ thực sự xuất hiện về việc liệu ở đó có ý định chung chung và thực sự bí tích nói trên hay không và liệu cuộc hôn nhân đã ký kết có được ký kết thành hiệu hay không. Như đã lưu ý, đức tin bản thân của các bên ký kết không tạo nên tính bí tích của hôn nhân, nhưng việc thiếu đức tin bản thân có thể làm hại tới tính thành hiệu của bí tích" (§2.3. Nhấn mạnh được thêm vào).
Trong bài bình luận của ngài, được công bố cùng với tài liệu, thư ký của Ủy ban, Đức Cha Philippe Delhaye, tuyên bố: “Chìa khóa để hiểu vấn đề nằm ở ý định; ý định làm điều Giáo hội làm bằng cách dâng hiến một bí tích vĩnh viễn ngụ hàm tính bất khả tiêu, lòng trung thành, tính sinh hoa trái” (179).
150. Sau đó, tài liệu của Ủy ban tái khẳng định tính không thể tách biệt giữa khế ước và bí tích: “Đối với Giáo hội, không hôn nhân tự nhiên nào tách biệt khỏi bí tích hiện hữu đối với những người đã chịu phép rửa, nhưng chỉ có hôn nhân tự nhiên được nâng lên phẩm giá bí tích” (§ 3.5.).
151. [Thánh Gioan Phaolô II]. Trong suốt triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, chủ đề hôn nhân của “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin” và việc cần có đức tin để lãnh nhận bí tích hôn phối đã xuất hiện nhiều lần. Đề nghị 12.4 được phê chuẩn bởi Phiên Thường Lệ Lần Thứ Năm của Thượng Hội Đồng Giám Mục, được tổ chức vào năm 1980, bàn về gia đình, viết rằng: “Nên khảo sát một cách nghiêm túc hơn xem liệu lời khẳng định cho rằng một cuộc hôn nhân thành hiệu giữa những người đã chịu phép rửa luôn là một bí tích có được áp dụng cho những người đã mất đức tin hay không. Nên từ đó rút ra các hậu quả pháp lý và mục vụ” (180).
152. Trong Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng, Familiaris consortio, Thánh Gioan Phaolô II lập luận nhất quán rằng hành vi hôn nhân trong bản chất được xác định bởi thực tại siêu nhiên mà người đã chịu phép rửa vốn thuộc về một cách bất khả thu hồi, vượt lên trên cả ý thức minh nhiên về thực tại này [181]. Về chủ đề của chúng ta, tông huấn nói rõ:
"Còn đối với việc mong muốn đặt để các tiêu chuẩn xa hơn để cho phép việc cử hành cuộc hôn nhân trong Giáo Hội, tức các tiêu chuẩn liên quan đến mức độ đức tin của những người sẽ kết hôn, điều này trên hết có liên hệ đến nhiều rủi ro nghiêm trọng. Trước hết, rủi ro đưa ra những phán đoán vô căn cứ và kỳ thị; thứ hai, rủi ro gây nhiều nghi ngờ đối với tính thành hiệu của các cuộc hôn nhân đã được cử hành, gây tác hại trầm trọng cho các cộng đồng Kitô hữu, và gây nhiều lo âu mới và không chính đáng cho lương tâm các cặp vợ chồng; người ta cũng dám rơi vào nguy cơ đặt nghi vấn đối với bản chất bí tích của nhiều cuộc hôn nhân của các anh em không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo, do đó, mâu thuẫn với truyền thống giáo hội" [182].
153. Bất chấp tất cả, ngài vẫn nhận ra khả thể cô dâu và chú rể đồng loạt yêu cầu cử hành hôn lễ trong giáo hội và “cho thấy họ bác bỏ một cách minh nhiên và chính thức điều Giáo hội có ý định làm khi hôn lễ của những người đã chịu phép rửa được cử hành". Trong trường hợp này, ngài quy định: “Mục tử các linh hồn không thể cho phép họ cử hành cuộc hôn nhân” [183]. Chúng ta có thể giải thích rằng vì trong trường hợp này sẽ không có bí tích thực sự. Điều đó có nghĩa là, Thánh Gioan Phaolô II yêu cầu một số mức tối thiểu nào đó, ngay cả nếu đó chỉ là việc không bác bỏ một cách minh nhiên và chính thức điều Giáo hội làm. Do đó, theo cách riêng của mình, ngài cũng bác bỏ điều chúng ta có thể gọi là chủ nghĩa tự động bí tích (sacramental automatism) tuyệt đối [184].
154. Sau đó, trong một diễn văn quan trọng với Tòa Tối Cao Rôma (Roman Rota) (ngày 30 tháng 1 năm 2003), ngài đã cảnh cáo rõ ràng về việc không có hai loại hôn nhân, một tự nhiên và một siêu nhiên: “Giáo Hội không từ chối cử hành hôn nhân đối với người có thiên hướng tốt, ngay cả khi họ được chuẩn bị không hoàn hảo theo quan điểm siêu nhiên, với điều kiện người này có ý định kết hôn đúng theo thực tại tự nhiên của hôn nhân. Thực thế, bên cạnh hôn nhân tự nhiên, người ta không thể mô tả một mô hình khác về hôn nhân Kitô giáo với những điều tiên quyết siêu nhiên chuyên biệt” [185]. Ý kiến này đã được Thánh Gioan Phaolô II bảo vệ rõ ràng trong một diễn văn khác với Tòa Tối Cao Rôma (ngày 1 tháng 2 năm 2001) [ 186]. Năm 2001, ngài nhấn mạnh rằng không nên đòi hỏi đức tin như một yêu cầu tối thiểu, bởi vì nó là một điều xa lạ đối với Thánh truyền [187]. Ngài đã phê chuẩn mục đích tự nhiên của hôn nhân và hôn nhân hệ ở một thực tại tự nhiên, chứ không hoàn toàn chỉ có tính siêu nhiên. Trong bối cảnh này, ngài nói: “Do đó, việc che khuất chiều kích tự nhiên của hôn nhân, cùng với việc giản lược nó vào một trải nghiệm chủ quan đơn thuần, cũng kéo theo việc phủ nhận mặc nhiên tính bí tích của nó” [188]. Điều đó có nghĩa, nền tảng mọi điều hệ ở thực tại tự nhiên, thực tại tạo dựng.
155. [Việc tạo lập Bộ Giáo luật]. Trong công trình dẫn đến việc soạn thảo Bộ Giáo luật, vấn đề tính không thể tách biệt giữa thực tại tự nhiên của hôn nhân và hôn nhân bí tích như một thực tại cứu rỗi đã được thảo luận rộng rãi. Cuối cùng, nhà làm luật đã chọn duy trì học lý phổ biến nhất, mà không tìm cách làm sáng tỏ vấn đề về phương diện tín lý, vì nó không nằm trong năng quyền của mình. Khi làm luật, các giả thiết thần học phổ biến nhất được bao gồm [189]. Tính không thể tách biệt này đã được thảo luận trong Công đồng Trent. Trong số các vị chống đối nó, nhân vật Melchior Cano nổi bật. Nó chưa được định tín, mặc dù nó là ý kiến thường xuyên nhất. Nhiều người coi đó là tín lý Công Giáo [190]. Bộ Giáo luật đã chọn đưa nó vào điều 1055, § 2, như đã được đề cập trên đây [191].
156. [Pháp lệ của Tòa Tối Cao Rôma]. Phù hợp với học lý Công Giáo, pháp lệ của Tòa Tối Cao Rôma coi tính bất khả tiêu là một đặc tính thiết yếu của hôn nhân tự nhiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội và văn hóa bị thế tục hóa cao, trong đó các xác tín rất khác với các xác tín trong Giáo hội rất phổ biến và ăn rễ sâu, câu hỏi đặt ra là liệu trên thực tế, nếu không có đức tin, tính bất khả tiêu của hôn nhân có được chấp nhận hay không. Vì vậy, trong một số năm hiện nay, ngành luật học đã chủ trương rằng việc thiếu đức tin có thể ảnh hưởng đến ý định bước vào cuộc hôn nhân tự nhiên [192]. Một cách nào đó, xem ra nó đang lặp lại sự nhạy cảm được phát biểu trong đề nghị 40 của Phiên Toàn thể Lần Thứ XI của Thượng Hội Đồng, diễn ra hồi tháng 10 năm 2005, dưới triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI, bàn đến Bí tích Thánh Thể. Trong đó, để giải đáp vấn đề ly hôn và tái hôn, đã có đoạn như sau:
"Thượng hội đồng hy vọng rằng mọi cố gắng có thể có sẽ được thực hiện để bảo đảm đặc tính mục vụ, sự hiện diện và hoạt động chính xác và đầy quan tâm của các tòa án giáo hội liên quan đến các nguyên nhân khiến phải tuyên bố hôn nhân vô hiệu (x. “Dignitas connubi”) nhờ cả việc đào sâu thêm các yếu tố thiết yếu đối với tính thành hiệu của hôn nhân, lẫn việc xem xét cả các vấn đề phát sinh từ bối cảnh biến đổi nhân học sâu sắc của thời đại chúng ta, qua đó chính các tín hữu có nguy cơ bị điều kiện hóa, nhất là khi họ thiếu một nền huấn luyện Kitô giáo vững chắc" [193].
157. [Joseph Ratzinger-Đức Bênêđíctô XVI]. Bộ trưởng Giáo lý Đức tin hồi đó, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, đã tuyên bố rõ ràng vào năm 1997: “Cần phải làm rõ liệu mọi cuộc hôn nhân giữa hai người đã chịu phép rửa có 'tự động' là một cuộc hôn nhân bí tích hay không. Thực thế, Bộ Giáo luật quy định rằng chỉ có cuộc hôn nhân 'thành hiệu' giữa những người đã chịu phép rửa mới đồng thời là một Bí tích (x. Bộ Giáo luật, điều 1055 § 2). Đức tin thuộc về yếu tính của bí tích; điều vẫn cần được làm sáng tỏ là vấn đề pháp lý: bằng chứng nào về việc 'thiếu đức tin' sẽ đem lại hậu quả là bí tích không được hình thành” [194]. Một ý kiến mà khi làm Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô XVI, đã nói thêm trong một diễn văn với các linh mục vào năm 2005, khi ngài cho hay: vấn đề này rất khó khăn; và hiện nay, ngài có nhiều nghi ngờ về việc đức tin là một lý do cho tính bất thành hiệu và vấn đề này vẫn cần được đào sâu thêm [195].
158. Trong diễn văn cuối cùng với Tòa Tối Cao Rôma [196], Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI một lần nữa nói rõ về vấn đề này, một vấn đề rất quan trọng đối với ngài. Chúng ta trích dẫn một số đóng góp của ngài. Ở đầu các suy tư của mình, ngài ám chỉ đến vấn đề đức tin và ý định, phù hợp với Ủy ban Thần học Quốc tế, mà ngài có nhắc đến:
"Đối với mục đích của bí tích, giao ước bất khả tiêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà không đòi hỏi đức tin bản thân nơi những người đính hôn sẽ kết hôn; điều nó đòi hỏi, như một điều kiện tối thiểu cần phải có, là ý định làm điều Giáo hội làm. Tuy nhiên, điều quan trọng là không được nhầm lẫn vấn đề ý định với vấn đề đức tin bản thân của những người kết ước hôn nhân, tuy nhiên không thể tách biệt chúng hoàn toàn" [197].
159. Sau đó, ngài giải thích đức tin và sự cởi mở đối với Thiên Chúa quyết định lớn lao ra sao quan niệm sống trong mọi khía cạnh của nó và đặc biệt trong một điều tế nhị như mối ràng buộc suốt đời (tính bất khả tiêu, tính độc chiếm và lòng trung thành). “Thực vậy, việc bác bỏ đề nghị của Thiên Chúa dẫn đến sự mất cân bằng sâu xa trong mọi tương quan nhân bản, bao gồm cả tương quan hôn nhân, và tạo điều kiện cho cái hiểu sai lầm về tự do và việc thành toàn bản thân”. Theo Đức Bênêđíctô XVI, "từ đó phát sinh một sự mất cân bằng sâu xa trong mọi tương quan nhân bản, bao gồm cả tương quan hôn nhân”. Và, nó “tạo điều kiện cho cái hiểu sai lầm về tự do và việc thành toàn bản thân, một cái hiểu, cùng với việc không kiên nhẫn chịu đựng đau khổ, buộc người ta phải rút vào tính quy ngã đầy vị kỷ" [198].
160. Việc thiếu đức tin này không tự động dẫn đến sự bất khả của một cuộc hôn nhân tự nhiên. Tuy nhiên:
"Đức tin vào Thiên Chúa, được nâng đỡ bởi ơn thánh của Người, do đó, là một yếu tố rất quan trọng để sống việc cống hiến cho nhau và thủy chung vợ chồng. (...) Tuy nhiên, việc đóng cửa đối với Thiên Chúa hoặc bác bỏ chiều kích thánh thiêng của kết hợp vợ chồng và giá trị của nó trong trật tự ơn thánh chắc chắn làm cho việc hiện thân thực tế mô hình hôn nhân cao cả nhất được Giáo hội quan niệm theo kế hoạch của Thiên Chúa ra khó khăn và thậm chí có thể làm suy yếu tính thành hiệu thực sự của khế ước, nếu, như pháp lệ lâu đời của Tòa án này giả thiết, nó được phát biểu qua việc bác bỏ chính nguyên tắc nghĩa vụ thủy chung vợ chồng, nghĩa là bác bỏ các yếu tố hoặc đặc tính thiết yếu khác của hôn nhân" [199].
161. Sau đó, ngài thăm dò việc đức tin có ảnh hưởng quyết định ra sao đến thiện ích của vợ chồng: “Thật vậy, trong mục đích của vợ chồng Kitô giáo muốn sống communio coniugalis (hiệp thông vợ chồng) thực sự, ta thấy một tính năng động riêng của đức tin, mà lời tuyên xưng (Confessio) nó, tức đáp ứng chân thành của bản thân đối với việc loan báo ơn cứu rỗi, khiến tín hữu can dự vào sức thúc đẩy của tình yêu Thiên Chúa” [200]. Ngài tiếp tục khẳng định việc tuyên xưng đức tin, không hề ở lại mãi tại mức độ trừu tượng, làm cho người ta can dự hoàn toàn vào đức ái đã tuyên hứa, vì sự thật và đức ái là những điều không thể tách biệt nhau. Và ngài kết luận: “Do đó, người ta không nên coi thường ý kiến cho rằng có thể có những trường hợp, trong đó, chính vì thiếu đức tin, thiện ích của vợ chồng bị nguy hiểm, nghĩa là bị loại khỏi chính sự ưng thuận” [201]. Một cách đến nỗi việc thiếu đức tin “có thể làm hại tới các thiện ích hôn nhân, mặc dù không nhất thiết, vì việc qui chiếu vào trật tự tự nhiên được Thiên Chúa mong muốn vốn cố hữu trong giao ước vợ chồng (xem St 2:24)” [202].
162. [Đức Giáo Hoàng Phanxicô]. Việc cần nghiên cứu thêm, được Đức Bênêđíctô XVI yêu cầu, hiện vẫn còn giá trị, theo các phát hiện trước các Thượng Hội Đồng Giám Mục gần đây về gia đình và các tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Do đó, Tài liệu Làm việc của Phiên Bất thường lần thứ III của Thượng Hội Đồng Giám Mục (2014) đã tóm tắt vấn đề của chúng ta: “Rất nhiều câu trả lời, nhất là ở Châu Âu và Bắc Mỹ... cho thấy cần phải tìm hiểu vấn đề mối tương quan giữa đức tin và Bí tích Hôn phối, như đề nghị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI” [203]. Tường trình của Thượng Hội Đồng (Relatio Synodi), được dùng cả như kết luận của Phiên Bất thường lần thứ III lẫn như Tài liệu Chuẩn bị (Lineamenta) cho Phiên Thường lệ lần thứ XIV của Thượng hội đồng, cũng nhắc đến vấn đề này [ 204]; Tài liệu Làm việc (Intrumentum labis) của Phiên Thường lệ lần thứ XIV (2015) cũng thế [205]. Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Amoris laetitia, trong phần giới thiệu, cảnh báo: “Tính phức tạp của các vấn đề nảy sinh [trong thời gian Thượng Hội Đồng] cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục thảo luận cởi mở về một số vấn đề về tín lý, luân lý, tâm linh và mục vụ” [206]. Và tài liệu cho biết thêm: “Nói thế, nhưng vẫn cần suy nghĩ thêm về hành động của Thiên Chúa trong nghi thức kết hôn; điều này được biểu lộ rõ ràng trong các Giáo hội Đông phương qua tầm quan trọng của việc chúc lành mà đôi vợ chồng lãnh nhận như một dấu chỉ ơn Chúa Thánh Thần” [207] Suy tư này về “tính hỗ tương giữa đức tin và bí tích hôn nhân” được định vị một cách khiêm tốn trên nẻo đường này.
163. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã đề cập đến vấn đề của chúng ta trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trong diễn văn với Tòa Tối Cao Rôma vào ngày 23 tháng 1 năm 2015 [208], ngài đã nhắc đến các khiếm khuyết có thể có về sự ưng thuận, một điều có thể ảnh hưởng đến tính thành hiệu; ngài chỉ ra cách nó có thể được thực hiện “cả một cách trực tiếp qua việc khiếm khuyết ý định tạo nên tính thành hiệu lẫn (một cách gian tiếp) qua việc khiếm khuyết trầm trọng trong việc hiểu biết chính hôn nhân đến mức đây là điều chính ý chí của họ ra lệnh (x. giáo luật điều 1099) [209]. Và ngài nói thêm: “Thật vậy, ở cội rễ cuộc khủng hoảng hôn nhân thường là một cuộc khủng hoảng về nhận thức được đức tin soi sáng, nghĩa là nhận thức được việc gắn bó với Thiên Chúa và kế sách yêu thương của Người hiện thực hóa nơi Chúa Giêsu Kitô dẫn dắt” [210].
164. Theo đường hướng này, tông thư dưới hình thức tự sắc Mitis iudex Dominus Iesus [211] (15 tháng 8 năm 2015), quả quyết: “Trong số các trường hợp về vật và người có thể cho phép trường hợp tuyên bố hôn nhân vô hiệu được xử lý bằng diễn trình ngắn hơn theo các điều giáo luật 1683-1687 ta thấy có, chẳng hạn: khiếm khuyết đức tin có thể tạo ra việc ưng thuận giả vờ hoặc sai lầm ảnh hưởng đến ý chí [212]. Vì vậy, thiếu đức tin có thể có tính quyết định đối với tính thành hiệu.
165. Vào năm sau (ngày 22 tháng 1 năm 2016), khi nói chuyện với Tòa Tối Cao Rôma [213], ngài đã phát biểu theo chiều hướng sau: “Điều đáng làm là nhắc lại một cách rõ ràng rằng thành tố thiết yếu của sự ưng thuận kết hôn không phải là phẩm chất đức tin của người ta, mà, theo học thuyết không thay đổi, nó chỉ có thể bị làm cho suy yếu trên bình diện tự nhiên mà thôi (x. Bộ Giáo Luật, điều 1055 § 1 và 2) [214]. Và ngài biến làm của ngài học thuyết chủ trương sự hiện diện của việc thực hành habitus fidei (thói quen sống đức tin) sau khi lãnh nhận phép rửa, dù không có một đức tin có thể tri nhận được về phương diện tâm lý. Và ngài kết luận: “thiếu việc đào tạo về đức tin và hiểu sai tính hợp nhất, bất khả tiêu và phẩm giá bí tích của hôn nhân chỉ làm mất tính thành hiệu của việc ưng thuận kết hôn nếu chúng ảnh hưởng đến ý chí người ta (xem Bộ Giáo Luật, điều 1099). Chính vì lý do này, các sai sót liên quan đến tính bí tích của hôn nhân phải được lượng giá rất chu đáo.
Kỳ sau: Các giới hạn của vấn đề