BẤT TỬ
“Trước khi có Abraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu!”.
Năm 125 sau Công Nguyên, Aristides giải thích sự thành công lạ thường của ‘một tôn giáo mới’: “Bất kỳ một Kitô hữu chân chính nào rời khỏi thế giới, họ đều hân hoan dâng lời cảm tạ Chúa; họ mang theo thân xác những ca khúc tạ ơn! Như bất tử, họ đang đi từ một nơi này đến một nơi khác gần đó; một sự dịch chuyển không thể phi thường hơn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến sự ‘bất tử’ Aristides đề cập! “Chim sắp chết, chim kêu thống thiết; người sắp chết, người nói lời thiệt!”. Biết mình sắp chết, Chúa Giêsu đưa ra một tuyên bố ‘rất thiệt’ về sự ‘bất tử’ của Ngài, “Trước khi có Abraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu!”.
Ghi lại lời này của Thầy - “Tôi Hằng Hữu!” - tác giả về lại lời tựa Phúc Âm của mình; ở đó, ‘phượng hoàng Gioan’ chấp cánh bay lên tận mút cùng của tạo thành, “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa; và Ngôi Lời là Thiên Chúa”. Cùng Chúa Cha, Ngôi Lời có trước cả Abraham, trước bất cứ ‘nguyên tổ’ của bất kỳ thọ tạo nào! Tuy nhiên, Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, hạ cố làm người để ở với con người, cứu lấy nó dù vẫn ở với Chúa Cha. Và dẫu đã về trời bên Cha, Ngài vẫn ở với loài người. Đây là sự hiện diện tất yếu của một tình yêu ‘bất tử’ nơi một Thiên Chúa ‘bất tử’, một sự hiện diện ‘bất tử!’.
Chúa Giêsu còn nói, “Ai tuân giữ lời tôi, sẽ không bao giờ phải chết!”. Hãy nhìn vào Abraham, một người hoàn toàn “tuân giữ” lời Thiên Chúa và Thiên Chúa đã chúc phúc cho tổ phụ. Abraham ‘bất tử’ với miêu duệ của mình, “Ta sẽ lập giao ước giữa Ta với ngươi từ thế hệ này qua thế hệ khác”; “Ta sẽ là Thiên Chúa của ngươi và của dòng dõi ngươi sau này” - bài đọc một. Giao ước Chúa lập với Abraham; về sau, với Đavít thật bền bỉ, trường tồn, “Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Vì thế, khi nói “sẽ không bao giờ phải chết”, Chúa Giêsu nói đến cái chết linh hồn. Ai giữ lời Ngài, sẽ không biết cái chết ‘kiểu đời đời’ này! Bởi lẽ, họ đã chia sẻ cuộc sống thần linh của Ngài ‘ở đây và lúc này’, một cuộc sống vượt quá cái chết thể xác. Sự hiệp thông với Đấng hằng sống sẽ không bị phá vỡ bởi cái chết; đúng hơn, được đào sâu bởi cái chết!
Anh Chị em,
“Tôi Hằng Hữu!”. Dẫu “hằng hữu”, Con Thiên Chúa vẫn cam lòng chịu chết cho tội lỗi của con người và sống lại cho sự ‘bất tử’ của nó! Ngài đang sống trong bạn, trong tôi, trong thế giới nhiễu nhương này. Vì thế, không chỉ khi còn sống, chúng ta hân hoan ca tụng Ngài, mà cả khi rời khỏi thế giới, bạn và tôi “mang theo thân xác những ca khúc tạ ơn!”. Là con của ‘Đấng Bất Tử’, chúng ta sống sự sống thần linh đời đời của Ngài. Vì thế, đừng để cho sự tẻ nhạt và đơn điệu của cuộc sống với những tân toan kéo ghì chúng ta xuống. Hãy sống tâm thế của con cái Thiên Chúa ngay giữa cuộc sống đời thường này, “Tâm hồn luôn hướng lên cao cùng với lời tạ ơn trong mọi hoàn cảnh”. Và như thế, bạn và tôi đã ‘bất tử!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con ‘trở nên tầm thường’ trong bất cứ công việc lớn nhỏ nào. Cho con thật cao thượng ngay cả trong suy tư và ước muốn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Trước khi có Abraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu!”.
Năm 125 sau Công Nguyên, Aristides giải thích sự thành công lạ thường của ‘một tôn giáo mới’: “Bất kỳ một Kitô hữu chân chính nào rời khỏi thế giới, họ đều hân hoan dâng lời cảm tạ Chúa; họ mang theo thân xác những ca khúc tạ ơn! Như bất tử, họ đang đi từ một nơi này đến một nơi khác gần đó; một sự dịch chuyển không thể phi thường hơn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến sự ‘bất tử’ Aristides đề cập! “Chim sắp chết, chim kêu thống thiết; người sắp chết, người nói lời thiệt!”. Biết mình sắp chết, Chúa Giêsu đưa ra một tuyên bố ‘rất thiệt’ về sự ‘bất tử’ của Ngài, “Trước khi có Abraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu!”.
Ghi lại lời này của Thầy - “Tôi Hằng Hữu!” - tác giả về lại lời tựa Phúc Âm của mình; ở đó, ‘phượng hoàng Gioan’ chấp cánh bay lên tận mút cùng của tạo thành, “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa; và Ngôi Lời là Thiên Chúa”. Cùng Chúa Cha, Ngôi Lời có trước cả Abraham, trước bất cứ ‘nguyên tổ’ của bất kỳ thọ tạo nào! Tuy nhiên, Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, hạ cố làm người để ở với con người, cứu lấy nó dù vẫn ở với Chúa Cha. Và dẫu đã về trời bên Cha, Ngài vẫn ở với loài người. Đây là sự hiện diện tất yếu của một tình yêu ‘bất tử’ nơi một Thiên Chúa ‘bất tử’, một sự hiện diện ‘bất tử!’.
Chúa Giêsu còn nói, “Ai tuân giữ lời tôi, sẽ không bao giờ phải chết!”. Hãy nhìn vào Abraham, một người hoàn toàn “tuân giữ” lời Thiên Chúa và Thiên Chúa đã chúc phúc cho tổ phụ. Abraham ‘bất tử’ với miêu duệ của mình, “Ta sẽ lập giao ước giữa Ta với ngươi từ thế hệ này qua thế hệ khác”; “Ta sẽ là Thiên Chúa của ngươi và của dòng dõi ngươi sau này” - bài đọc một. Giao ước Chúa lập với Abraham; về sau, với Đavít thật bền bỉ, trường tồn, “Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Vì thế, khi nói “sẽ không bao giờ phải chết”, Chúa Giêsu nói đến cái chết linh hồn. Ai giữ lời Ngài, sẽ không biết cái chết ‘kiểu đời đời’ này! Bởi lẽ, họ đã chia sẻ cuộc sống thần linh của Ngài ‘ở đây và lúc này’, một cuộc sống vượt quá cái chết thể xác. Sự hiệp thông với Đấng hằng sống sẽ không bị phá vỡ bởi cái chết; đúng hơn, được đào sâu bởi cái chết!
Anh Chị em,
“Tôi Hằng Hữu!”. Dẫu “hằng hữu”, Con Thiên Chúa vẫn cam lòng chịu chết cho tội lỗi của con người và sống lại cho sự ‘bất tử’ của nó! Ngài đang sống trong bạn, trong tôi, trong thế giới nhiễu nhương này. Vì thế, không chỉ khi còn sống, chúng ta hân hoan ca tụng Ngài, mà cả khi rời khỏi thế giới, bạn và tôi “mang theo thân xác những ca khúc tạ ơn!”. Là con của ‘Đấng Bất Tử’, chúng ta sống sự sống thần linh đời đời của Ngài. Vì thế, đừng để cho sự tẻ nhạt và đơn điệu của cuộc sống với những tân toan kéo ghì chúng ta xuống. Hãy sống tâm thế của con cái Thiên Chúa ngay giữa cuộc sống đời thường này, “Tâm hồn luôn hướng lên cao cùng với lời tạ ơn trong mọi hoàn cảnh”. Và như thế, bạn và tôi đã ‘bất tử!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con ‘trở nên tầm thường’ trong bất cứ công việc lớn nhỏ nào. Cho con thật cao thượng ngay cả trong suy tư và ước muốn!”, Amen.
(Tgp. Huế)