Tinh Thần Phan Sinh Trong Thơ Hàn Mặc Tử
Thơ văn của một tác giả giống như mặt nước hồ phẳng lặng để ta đọc tâm sự của chính mình vào những giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Thích một tác giả có nghĩa là thích những điều tác giả viết hộ mình. Đọc thơ Hàn Mặc Tử, ngoài những xao xuyến nhân gian còn là tam đức đối thần Tin Cậy Mến của người có đạo. Các sáng tác của tác giả Đà Lạt Trăng Mờ ngoài ý tưởng lãng mạn còn toát ra thi tứ đượm màu tôn giáo. Vì vậy, nhiều tác giả đã viết về khía cạnh tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử. Sau đây, ta thử bàn về tinh thần Phan Sinh trong thơ Hàn Mặc Tử.
1 - Tinh thần Phan sinh trong lãnh vực văn học:
Phan sinh là một cách Việt hóa tên thánh Phanxicô Assisi. Thánh nhân còn được nói đến bằng hai tên quen thuộc khác:
Thánh Phanxicô khó khăn: khó nghèo là đức tính cơ bản trong các nhân đức Phan sinh;
Thánh Phanxicô năm dấu thánh: năm 1244, trên núi Alverne, thánh nhân được lãnh nhận năm dấu thánh và mang vết thương này đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Núi Alverne cao 1 269 mét, tên la tinh là Verna do động từ vernare, có nghĩa là lạnh giá. Việc thánh nhân nhận dấu thánh trên núi Alvere (Hàn Sơn) nhắc lại việc Chúa Kitô bị đóng đinh trên núi Calvaire.
Trong số công trình của thánh nhân, ngoài việc sáng lập dòng các anh em khiêm hạ (O.F.M.: Ordo fratrum minorum), còn phải kể những bài tụng ca Thiên Chúa (Laudes Domini), khai triển từ kinh Lạy Cha, các bài Laudes Dei altissimi v.v. Các thi phẩm này được giới thiệu trong Oeuvres spirituelles de Saint François d’Assise. Trong số các bài Laudes của thánh nhân, bài Laudes Domini de creaturi được coi là nổi tiếng hơn cả, thường được nhắc đến với một tựa đề ngắn hơn: Cantico di Sole (Bài ca mặt trời). Tác phẩm này được sáng tác vào những năm cuối của cuộc đời khổ hạnh, sau khi thánh nhân lãnh nhận năm dấu thánh và hầu như bị mù hẳn, sống cô đơn trong túp lều nhỏ lợp bằng lau sậy. Bài ca mặt trời được gợi hứng từ thánh vịnh 150: ‘‘Hỡi toàn thể chúng sinh, ca tụng Chúa đi nào '’ (Cv 150,5).
Trong ‘‘Bài ca mặt trời’’, thánh Phanxicô mời gọi mọi loài thọ tạo chúc tụng Thiên Chúa (Sources franciscaines, 263). Thánh Phaolô mời gọi ta: ‘‘Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh nhạc do Thần khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm, hãy nói nhân danh Chúa Giêsu và nhờ người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.’’ (Cl 3,16-17). Theo thánh Augustinô, bản tụng ca Thiên Chúa đẹp nhất là bản tâm ca chúc tụng (Discours sur les Psaumes, IV, Rome 1977, tr. 935). Bài ca mặt trời được viết bằng con tim thánh nhân.
Cantico di Sole phát xuất từ trực giác Kitô giáo về vũ trụ, vạn vật chúng sinh đều mang một giá trị nội tại, vì đến từ: ‘‘song lộc triều nguyên ơn phước cả’’: ‘‘un flot de générosité créatrice’’. Các định từ sử dụng là ngôn ngữ dịu ngọt vỗ về thần thánh (caresse spirituelle). Chúng tôi xin chuyển thể lục bát 4 khổ đầu của Bài ca mặt trời:
Bài ca mặt trời
Thiên đình cực thánh cửu trùng,
Muôn loài chúc tụng kỳ công Chúa Trời.
Thánh danh ngài rất rạng ngời,
Không ai xứng đáng nói lời Chúa tôi.
Cùng bao tạo vật trên đời,
Vầng dương chiếu sáng mặt trời là anh.
Anh tôi đường bệ trâm anh,
Nắng vàng sáng láng trời xanh hải hà.
Đêm rằm nhờ chị hằng nga,
Trăng thanh gió mát ngân hà giao thoa.
Trăng sao mưa thuận gió hòa,
Ấm êm trăm họ giao hòa thiên thu.
Ngàn trùng sông nước hồ thu,
Chúa ban ánh lửa lù mù đêm thâu.
Lửa thiêng tiếp nối mưa ngâu,
Thắp lên ánh sáng đèn chầu thánh linh.
Trong số những trước tác của thánh Phanxicô, kinh hòa bình trở nên tuyệt tác quen thuộc qua bản dịch của nhạc sĩ Phanxicô:
Kinh Hòa Bình
Lạy Chúa từ nhân,
Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa
Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù,
Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục
Ðem an hoà vào nơi tranh chấp,
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,
Ðể con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa xin hãy dạy con:
Tìm an ủi người hơn được người ủi an,
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân,
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con,
Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.
Chúng tôi mạo muội chuyển thể lục bát như sau:
Xin Cha sử dụng phàm nhân
Trở thành khí cụ bình an Nước Trời
Nơi đâu oán ghét người đời
Tình yêu rũ sạch rã rời dửng dưng
Nơi đâu xúc phạm ngập ngừng
Thứ tha lầm lỗi xin đừng bận tâm
Nơi đâu chia rẽ ngại ngần
Tấc lòng hòa hợp tình thân lặng thầm
Nơi đâu reo rắc sai lầm
Con đem chân lý Phúc âm nguyện cầu
Nơi đâu ngờ vực lẫn nhau
Con đem tin tưởng dãi dầu cậy trông
Nơi đâu nước mắt lưng tròng
Con đem hy vọng một lòng tóm thâu
Nơi đâu tăm tối lệ sầu
Con đem ánh sáng nhiệm mầu bốn phương
Nơi đâu khóc lóc sót thương
Con đem hạnh phúc yêu thương trọn đời
Con tìm an ủi người đời
Không mong nhận được mấy lời ủi an
Con mong thấu hiểu tâm can
Không mong người hiểu nắng tàn bụi sương
Con mong thực hiện yêu thương
Không mong nhận được tình thương thế trần
Khi lòng tự nguyện trao ban
Là ta nhận được vô vàn phúc ân
Một khi quên lãng chân thân
Ta liền gặp gỡ khí thần bản thân
Khi ta tha thứ ân cần
Mới mong thoát khỏi trầm luân đọa đầy
Đến khi nhắm mắt xuôi tay
Mới mong sống lại ơn dầy thánh ân.
(Lê Đình Thông chuyển thể lục bát)
Tình yêu Phan sinh được thể hiện qua tình yêu Thiên Chúa, tình yêu tha nhân và vạn vật. Tình yêu là còn là chủ đề bài thơ Đà Lạt Trăng Mờ của Hàn Mặc Tử:
Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ.
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu
Hàng thông lấp loáng đứng trong im
Cành lá in như đã lặng chìm.
Hư thực làm sao phân biệt được
Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm.
Cả trời say nhuộm một màu trăng
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng.
Không một tiếng gì nghe động chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng.
Chỉ trong mấy câu thơ, Hàn Mặc Tử thể hiện tình yêu Phan sinh, lấy trăng sao làm chất liệu ghi lại ‘‘… phút thiêng liêng đã khởi đầu’’. Trong trích đoạn văn xuôi, thi nhân viết rằng:
‘‘…ở chỗ nào cũng có trăng, có ánh sáng cả, tưởng chừng như bầu thế giới chở chúng tôi cũng đang ngập lụt trong trăng và đang trôi nổi bồng bềnh đến một địa cầu khác. Ánh sáng tràn trề, ánh sáng tràn lan, chị tôi và tôi đều ngả vạt áo ra bọc lấy, như bọc lấy đồ châu báu. Tôi bỗng thấy chị tôi có vẻ thanh thoát quá, tinh khôi, tươi tốt và oai nghi như pho tượng Đức Bà Maria là bực tinh tuyền chí thánh. Tôi muốn sốt sắng quỳ lạy mong ơn bào chữa. Nước da của chị đã trắng, mà bận áo quần bằng hàng trắng nữa, trông thanh sạch quá đi !’’
Đoạn văn xuôi đẹp như thơ trên đây phản ảnh những nét chính yếu của tinh thần Phan sinh. Trong phần sau đây, ta thử tìm hiểu tinh thần Phan sinh trong thơ Hàn Mặc Tử:
2 - Tinh thần Phan sinh trong thơ Hàn Mặc Tử:
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912 tại Lệ Mỹ, một họ đạo thuộc thị trấn Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cuộc đời thi nhân nhiều lần thay họ đổi tên. Ông cố thi sĩ là Phạm Nhượng, vì can dự vào một vụ án chính trị nên phải đổi thành họ Nguyễn, trốn vào sinh sống ở Thừa Thiên. Khi chịu phép rửa tội, song thân đã chọn cho con mình tên thánh Phêrô. Đến khi chịu phép thêm sức thêm tên thánh Phanxicô. Tinh thần Phan sinh được thể hiện rõ rệt trong sáng tác cuối cùng của thi nhân đề ngày 24-10-1940, tìm thấy trong túi áo sau khi nhà thơ qua đời. Di ngôn viết bằng tiếng Pháp, ký tên François Trí, có đoạn dịch tiếng Việt như sau:
‘‘Hỡi các thiên thần, thiên thần của trời, thiên thần của Chúa, thiên thần của hòa bình và an lạc. Xin hãy tấu khúc nhạc ngợi khen: Bởi chưng chính các Mẹ và các nữ tu của thánh Phanxicô đã xuống thế để xoa dịu bao nỗi khổ đau và thống khổ của phàm nhân và những người bị phong cùi như chúng tôi. Tôi muốn ca tụng và uống lời dịu ngọt khi các nữ tu hát bài tụng ca: Hosanna! Hosanna !
‘‘Tôi hằng cảm phục sự trắng ngần tinh khiết, sự tươi mát, ánh hào quang nên thơ. Vì tất cả là biểu thị của sự
TINH KHIẾT CỦA TÂM HỒN
‘‘Hỡi các thiên thần của trời, thiên thần của Chúa, thiên thần của hòa bình và an lạc, xin hãy tung xuống ngàn hoa hồng và những đóa sen bát ngát; xin cất ngàn lời ca và cung nhạc trầm hương thơm ngát, xin hãy đong đầy đức độ, lòng can đảm và hạnh phúc cho các nữ tu của Thiên Chúa.
Đêm thứ tư
24-10-1940
Deo gratias
François TRÍ
Trong bản di chúc thiêng liêng này, thi nhân đã tỏ bày tinh thần Phan sinh không chỉ qua tên gọi: FRANCOIS TRÍ, mà còn ở nội dung:
sùng kính sự tinh tuyền vẹn sạch (blancheur immaculée);
sự bình an (paix), hoan lạc (gaité), niềm vui Phan sinh (joie franciscaine).
khó nghèo (pauvreté), lòng vị tha bác ái (charité).
Đó là ba nhân đức Phan sinh. Các nhân đức Phan sinh chính là khía cạnh nhân bản của Phan sinh học, thể hiện linh đạo Phan sinh (spiritualité franciscaine), góp phần vào Kitô học và Thánh mẫu học. Vì khuôn khổ của bài báo giới hạn, chúng tôi chỉ xin trình bầy tóm lược tinh thần Phan sinh bằng cách:
đối chiếu tiểu sử của thánh Phanxicô và thi sĩ Hàn Mặc Tử;
trình bày quan niệm thi ca của thánh nhân và thi nhân;
lòng tôn sùng Thánh mẫu.
A) Đối chiếu tiểu sử:
Tiểu sử của thánh Phanxicô được ghi lại trong tác phẩm Vita del glorioso serafico S. Francesco (Milan, 1447) cũng như nhiểu công trình chuyên khảo khác.
Thánh nhân sinh vào tháng 9-1182 và mất ở Portioncule, gần thành Assisi ngày 4-10-1226.
Thi sĩ Hàn Mặc Tử sinh vào tháng 9 và viết chúc thư Phan sinh vào tháng 10.
Vào năm 25 tuối, thánh nhân từ bỏ quê nhà, lui về sống ở Gubbio để săn sóc những người bị phong cùi. Sau đó thánh nhân sống cô đơn cầu nguyện, khất thực với người nghèo, chia sẻ miếng cơm manh áo với họ.
Ngày 22-2-1209, trong nguyện đưòng nhỏ ở Portioncule, thánh nhân được Thiên Chúa mặc khải về sứ mệnh truyền giáo qua Tin mừng theo thánh Matthêu. Thánh nhân thực hiện sứ mệnh được giao phó, lập dòng các anh em khiêm hạ: OFM: Ordo fratrum minorum:
‘‘Trên đường đi, hãy rao giảng: Nước trời đã đến gần. Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh và trừ khử ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.’’ (Mt 10,7-8)
‘‘Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy. Nếu nhà ấy xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ đến với họ. Nếu nhà ấy bất xứng thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em.’’ (Mt 10,12-13).
Hiện nay, dòng Phanxicô có mặt tại 110 quốc gia, trong số có Việt Nam, gồm 15 000 linh mục, tu sĩ. Năm 2009, các linh mục Phanxicô trên khắp thế giới họp tổng công nghị tại Assisi. Các tu sĩ áo nâu sồng là những chiến sĩ Phúc âm trên khắp thế giới (Verbum Domini nuntiantes in universo mundo).
Năm 1219, thánh nhân truyền giáo ở Syrie cho dân ngoại. Thánh nhân lãnh nhận 5 dấu thánh. Từ đó, ‘‘Phanxicô trở nên con mồi cho mọi bệnh tật khó chịu đau đớn. Bị kiệt sức vì các bệnh kinh niên, chỉ còn da bọc xương. Ngài không gọi đau đớn là kẻ thù, mà là anh em. Mặc dù bị mỏi mòn vì bạo bệnh, ngài lăn tấm thân gầy xuống đất mà khấn nguyện: Con cám tạ Chúa vì những đớn đau. Con khấn xin Ngài ban cho con gấp trăm lần đau đớn, nếu Thánh ý Ngài muốn như vậy. Con vui lòng lãnh nhận, nên xin Ngài đừng vị tình tha bớt. Bởi chưng đó là niềm an vui tràn đầy khi thực hiện trọn vẹn Thánh ý Chúa.’’ (Bonaventura, Legenda major).
Nếu thánh nhân từ bỏ thành đô sinh quán để săn sóc những người phong cùi năm 25 tuổi, Hàn Mặc Tử mắc bịnh phong năm 25 tuổi. Sau nhiều năm chữa chạy tại Gò Bồi, Gành Ráng, Thôn Tân không có kết quả, ngày 8-9-1940, thi nhân trình diện tại ty y tế tỉnh nhà và được chuyển đi trại cùi Qui Hòa (Qui Nhơn) do các nữ tu dòng Phanxicô chăm sóc. Thi nhân mang số đăng ký 1134. Cũng như thánh nhân, thi nhân trải qua những ngày gần đất xa trời trong bệnh hoạn. Khi xưa, thánh nhân báo cho các anh em trong dòng biết ngày sắp dời bỏ ‘‘đền thánh’’ (tabernacle de son corps). Hàn Mặc Tử cho mình là ‘‘thánh thể kết tinh’’.
Thánh nhân viết trong Bài ca mặt trời:
‘‘Ngợi khen Chúa cả càn khôn, vì Ngài đã dựng nên chị Thần chết xác thân mà không phàm nhân nào tránh khỏi.’’
Bài ca mặt trời được khởi thảo vào mùa thu 1225. Đoạn nói về chị Thần chết xác thân chỉ được thánh nhân viết thêm vào đầu tháng 10-1226.
Một năm trước ngày từ trần, Hàn Mặc Tử viết:
Maria linh hồn tôi ớn lạnh
Run như run thần tử thấy long nhan
Run như run hơi thở chạm tơ vàng
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến.
Xuân Như Ý nở rộ khi thi nhân bước vào thu vàng nhân sinh. Sau cùng, thánh nhân chỉ còn da bọc xương (il finit par perdre toute sa chair, ne gardant que la peau sur les os (Tv 102,6). Thân hình thi nhân ‘‘chỉ có da bọc xương, da thịt bầm tím hết thẩy, hai mắt nằm hõm vào hai lỗ húm sâu hoắm đến không còn mở ra được’’ (thư của ông Nguyễn Văn Xê viết tại Qui Hòa ngày 25-3-1941, do Trần Thanh Mại trích lại).
‘‘Da bọc xương’’ trích trong Kinh thánh được hai người chứng kiến giờ phút lâm chung của thánh nhân và thi nhân viết lại với cùng ngôn ngữ.
Tập thơ chót của Hàn Mặc Tử lấy tên là Xuân Như Ý, thay vì Đau Thương. Nếu không thấm nhuần tinh thần Phan sinh và tam đức đối thần tin cậy mến, mấy ai giữ được niềm an lạc trong bệnh tật cô đơn ? Trong Đêm xuân cầu nguyện, Hàn Mặc Tử đề tặng ‘‘Tặng cả và thiên hạ’’. Sự đề tặng tác phần thường chỉ thu hẹp cho người yêu hoặc người thân. Hàn Mặc Tử phá lệ, ‘‘tặng cả và thiên hạ’’ là thề hiện tinh thần Phan sinh: yêu người, yêu muôn loài.
B - Quan niệm thi ca:
Các bài thơ tôn giáo của thánh Phanxicô là tụng ca diễn ngâm (adoration lyrique). Thánh nhân dốc lòng trở thành người tôn sùng Thiên Chúa bằng tâm trí và chân lý. Thánh nhân lấy lời Chúa phán với người thiếu phụ Samari làm khuôn vàng thước ngọc: ‘‘Ai uống nước ta cho sẽ không bao giờ khát nữa, đem lại sự sống đời đời’’ (Ga 4,13). Chính cuộc đời thánh nhân đã là bản tụng ca đời đời.
Trong lá thư gửi nguời bạn là Hoàng Trọng Miên, Hàn Mặc Tử đã bầy tỏ quan niệm về thơ như sau:
‘‘Các thi sĩ phải quy tụ, khơi mạch thơ ở Đức Chúa Trời. Thi sĩ không phải là người thường. Thi sĩ phải đem tài năng ra ngợi ca đấng Chí tôn, và làm cho người đời thấy rõ vẻ đẹp của thơ, để đua nhau nhìn nhận và tận hưởng. Thi sĩ nào không biết đem tài năng ứng dụng vào chỗ đẹp thì sẽ bị Đức Chúa Trời lấy lại một cách nhãn tiền !
‘‘Miên ơi, như thế thì Miên đã hiểu thế nào là quan niệm của Trí về thơ. Thơ là sự ham muốn vô biên những nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt. Câu này ăn ý với câu: Thơ là những tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ cảnh chiêm bao, giải thích bằng hai mặt: lạc quan và bi quan.
‘‘Trí đã tóm tắt những ý đã nói. Có điều này nữa. Trí khác với Baudelaire. Baudelaire nói thơ văn không thể dung hòa với khoa học hay luân lý và thơ văn không thể lấy chân lý làm chủ đích được. Thơ chỉ là thơ. Baudelaire nói trái nghịch với lẽ tự nhiên. Sở dĩ thơ văn được phong phú dồi dào, phát triển tất cả anh hoa huyền bí, và vượt lên những tầng biên giới tân kỳ, mới lạ cũng là nhờ khoa học điểm xuyết cả.’’
Cũng như thánh nhân, Hàn Mặc Tử chủ trương lấy chân lý làm tiêu chuẩn cho văn thơ. Quan niệm thi ca của Hàn Mặc Tử được tóm tắt trong chữ ký François Trí và ghi chú la tinh: Deo gratias: lời kết lễ misa. Phải chăng Hàn Mặc Tử tự ví đời mình là hy lễ nên dâng lời cảm tạ chung thân: Deo gratias ? Thánh nhân và thi nhân đều chủ trương dùng thi ca để rao truyền chân lý: văn dĩ tải đạo (文以載道).
C - Lòng tôn sùng Thánh mẫu:
Lòng tôn sùng Thánh mẫu trong truyền thống Phan sinh (franciscanisme) khai triển từ các chủ đề đã được các nhà thần học trong dòng nghiên cứu:
sự cưu mang hài nhi siêu nhiên, vô nhiễm nguyên tội;
nên thánh là đi đôi với việc thực hiện những nhân đức cùa Đức Mẹ: Đức Mẹ là nguồn ban ơn bất tận (omnis gratia in Mariam confluxit).
Ngay từ năm 1254, bốn kinh cuối lễ: Salve Regina (lạy Nữ vương), Alma Redemptoris Mater (Đức Thánh Mẫu Mẹ Chúa Cứu thế), Ave Regina (Kính mừng Nữ vương) và Regina cæli (lạy Nữ vưong Thiên đàng) được đưa vào kinh nhật tụng của dòng Phanxicô. Năm 1227, Đức Nicolas III đã theo phụng vụ của dòng Phanxicô đưa bốn kinh kính Thánh mẫu vào phụng vụ của Giáo hội. Kinh Stabat Mater (Mẹ sầu bi) và hai lễ kính Đức Mẹ của dòng Phanxicô sau này cũng trở nên phổ cập. Dòng Phanxicô có công soạn thảo kinh Ave Maria (Kinh Kính mừng) và Angelus (Kinh chiều).
Lòng tôn sùng Thánh mẫu theo truyền thống Phan sinh triển khai ý nguyện của thánh Phanxicô. Chính thánh Phanxicô đã soạn kinh Kính chào Đức Nữ Trinh (Salutation à la Vierge), đoạn dẫn nhập xin tạm dịch như sau:
Tấu lạy Bà là Nữ vương rất thánh,
Mẹ Chúa Trời và Đức nữ đồng trinh
(Salut Dame Sainte, Reine très sainte
Mère de Dieu, ô Marie et Vierge perpétuellement.
Bảy thế kỷ sau, trong trại cùi Qui Hòa của các nữ tu dòng Phanxicô, Hàn Mặc Tử đã bày tỏ lòng tôn sùng Thánh Mẫu trong tập Xuân Như Ý xuất bản năm 1939 (một năm trước ngày thi sĩ từ trần). Cũng như các tu sĩ dòng Phanxicô góp phần vào việc soạn thảo kinh Ave Maria, thi nhân sáng tác kinh thơ Ave Maria, được coi là tuyệt tác của văn học nước nhà.
Trước khi viết bài Ave Maria, thi nhân nhiều lần nhắc tới danh hiệu Đức Mẹ:
Nguồn thơ:
Toan ngất đi trong cơn mê khoái lạc
Mẹ yêu liền vội đến tay nâng
Say thơ:
Trăng tờ mờ một trời thơ sớm nở
Bao hoa hồng mầu nhiệm Nữ Vương xưa
Ave Maria là kinh thơ toàn bích, mang âm hưởng rộn ràng cũa thánh nhạc chất chứa trong thơ bát ngôn sở trường của thi nhân. Các chủ đề Thánh mẫu trong truyền thống Phan sinh đều được thi nhân vận dụng:
Lạy Bà là đấng tinh tuyền thanh vẹn
Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng
Lòng vua chúa cũng như lòng lê thứ
Sẽ ngất ngây bởi chưng thơ đây ứ
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng MẸ SẦU BI
Kinh Kính mừng mà ta vẫn đọc gồm hai phần:
Phần I: ngợi ca Thánh Mẫu: trong phần này, cứ một câu ca tụng Đức Mẹ (trên bình diện nhân sinh) lại kèm theo một câu ca tụng Thiên Chúa theo lược đồ sau đây:
Kính mừng Maria đầy ơn phúc (người)
Đức Chúa Trời ở cùng Bà (trời)
Bà có phước lạ hơn mọi người nữ (người)
Và Giêsu con lòng Bà gồm phúc la (trời)
Như vậy là chỉ trong 4 câu kinh dẫn nhập đã nói lên trời đất giao hòa nhờ ơn Đức Thánh Mẫu.
Phần II: dành cho lời cầu xin của thế nhân.
Nơi an nghỉ cuối cùng của Hàn Măc Tử
Ave Maria của Hàn Mặc Tử là lời kinh nhập thể, vì câu kinh ca tụng không đứng riêng lẻ, nhưng đươc hòa chung với thân phận con người. Trong nghệ thuật thi văn, sự đối chiếu cũng là một cách tôn sùng: con người tội lỗi càng làm nổi bật sự cao sang của Đức Bà. Toàn văn tụng ca mang chiều kích nhân gian, chất liệu thơ thuần túy Việt Nam. Ngay câu mở đầu, tác giả vẽ ra ‘‘song lộc triều nguyên’’ mượn ý cổ họa, áp dụng luật cân xứng. Sau họa là nhạc, ‘‘thần nhạc quyện hương trầm thơm ngát’’. Hương thơm tho bay đến cõi thiên đàng, nhưng hương trầm vẫn còn quyện lấy cõi nhân trần. Vì thế, sau khi ‘‘Tổng lãnh thiên thần tung hô câu đường hạ ngớp châu sa’’, thi nhân cất lời phàm nhân: ‘‘Maria, linh hồn tôi ớn lạnh’’. Trong nguyên bản, hai câu thơ được viết riêng, cách nhau bằng một khoảng trắng diễn tả sự bỡ ngỡ, cô liêu của kiếp người.
Sau khi tung hô các danh hiệu Thánh mẫu, thi nhân dâng lời cảm tạ:
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế
Như vậy là thi nhân vượt qua biển đời xao xuyến, đến bến cậy an bình.
Dòng thao thao bất tuyệt của nguồn thơ.
Song lộc thay bằng hai dòng lệ, nước mắt thay bằng niềm vui Phan sinh. Chính trong hơi thơ nồng nàn ấm cúng, thi nhân viết đoạn tuyệt tác sau đây, cũng là phần chính của bài thơ:
Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước
Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm
Thơ trong trắng như một khối băng tâm
Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu
Cho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩu
Cho đê mê âm nhạc và thanh hương
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng
Lòng vua chúa cũng như lòng lê thứ
Sẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi.
Trong câu cuối, danh hiệu Đức Bà được thay bằng Mẹ Sầu Bi: lòng tôn kính cao sang được thay bằng tình mẫu tử ngọt ngào. Mẹ sầu bi đứng dưới chân thánh giá (Stabat Mater dolorosa) muôn đời vẫn còn sầu bi trước tội lỗi và thống khổ nhân gian.
Kinh Ave Maria của Giáo hội là hoa mân côi tháng 10.
Ave Maria (Tấu Lạy Bà) của Hàn Mặc Tử tỏa ngát hương sen từ bùn lầy nước đọng của thân phận con người.
Một trong những đặc tính của tinh thần Phan sinh là quan niệm phóng khoáng, không gò bó. Nói đến tinh thần Phan sinh trong thơ Hàn Mặc Tử không có nghĩa là thi nhân sao chép thánh nhân. Vì nếu chỉ là sự sao chép mà thiếu sáng tạo, thi ca sẽ mất hết tinh thần Phan sinh. Một tinh thần Phan sinh đích thực có nghĩa là thi hứng khơi nguồn từ Phúc âm, được diễn tả một cách sáng tạo, như Hàn Mặc Tử có lần thổ lộ: Ta không nên quên rằng thơ ta là thơ quốc âm, ta phải giữ các tinh thần Việt Nam của ta.
Cũng vì cái tinh thần Việt Nam, thi ca Hàn Mặc Tử tạo được đồng điệu không những nơi tín hữu, mà cả những người khác tín ngưỡng. Ý thơ Hàn Mặc Tử và tâm kinh Phanxicô khi ‘‘lần giờ trước đèn’’ chứng tỏ có sự ‘‘đồng thanh tương ứng’’.
Paris, ngày lễ kính thánh Phanxicô
Lê Đình Thông
1 - Tinh thần Phan sinh trong lãnh vực văn học:
Phan sinh là một cách Việt hóa tên thánh Phanxicô Assisi. Thánh nhân còn được nói đến bằng hai tên quen thuộc khác:
Thánh Phanxicô khó khăn: khó nghèo là đức tính cơ bản trong các nhân đức Phan sinh;
Thánh Phanxicô năm dấu thánh: năm 1244, trên núi Alverne, thánh nhân được lãnh nhận năm dấu thánh và mang vết thương này đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Núi Alverne cao 1 269 mét, tên la tinh là Verna do động từ vernare, có nghĩa là lạnh giá. Việc thánh nhân nhận dấu thánh trên núi Alvere (Hàn Sơn) nhắc lại việc Chúa Kitô bị đóng đinh trên núi Calvaire.
Trong số công trình của thánh nhân, ngoài việc sáng lập dòng các anh em khiêm hạ (O.F.M.: Ordo fratrum minorum), còn phải kể những bài tụng ca Thiên Chúa (Laudes Domini), khai triển từ kinh Lạy Cha, các bài Laudes Dei altissimi v.v. Các thi phẩm này được giới thiệu trong Oeuvres spirituelles de Saint François d’Assise. Trong số các bài Laudes của thánh nhân, bài Laudes Domini de creaturi được coi là nổi tiếng hơn cả, thường được nhắc đến với một tựa đề ngắn hơn: Cantico di Sole (Bài ca mặt trời). Tác phẩm này được sáng tác vào những năm cuối của cuộc đời khổ hạnh, sau khi thánh nhân lãnh nhận năm dấu thánh và hầu như bị mù hẳn, sống cô đơn trong túp lều nhỏ lợp bằng lau sậy. Bài ca mặt trời được gợi hứng từ thánh vịnh 150: ‘‘Hỡi toàn thể chúng sinh, ca tụng Chúa đi nào '’ (Cv 150,5).
Trong ‘‘Bài ca mặt trời’’, thánh Phanxicô mời gọi mọi loài thọ tạo chúc tụng Thiên Chúa (Sources franciscaines, 263). Thánh Phaolô mời gọi ta: ‘‘Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh nhạc do Thần khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm, hãy nói nhân danh Chúa Giêsu và nhờ người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.’’ (Cl 3,16-17). Theo thánh Augustinô, bản tụng ca Thiên Chúa đẹp nhất là bản tâm ca chúc tụng (Discours sur les Psaumes, IV, Rome 1977, tr. 935). Bài ca mặt trời được viết bằng con tim thánh nhân.
Cantico di Sole phát xuất từ trực giác Kitô giáo về vũ trụ, vạn vật chúng sinh đều mang một giá trị nội tại, vì đến từ: ‘‘song lộc triều nguyên ơn phước cả’’: ‘‘un flot de générosité créatrice’’. Các định từ sử dụng là ngôn ngữ dịu ngọt vỗ về thần thánh (caresse spirituelle). Chúng tôi xin chuyển thể lục bát 4 khổ đầu của Bài ca mặt trời:
Bài ca mặt trời
Thiên đình cực thánh cửu trùng,
Muôn loài chúc tụng kỳ công Chúa Trời.
Thánh danh ngài rất rạng ngời,
Không ai xứng đáng nói lời Chúa tôi.
Cùng bao tạo vật trên đời,
Vầng dương chiếu sáng mặt trời là anh.
Anh tôi đường bệ trâm anh,
Nắng vàng sáng láng trời xanh hải hà.
Đêm rằm nhờ chị hằng nga,
Trăng thanh gió mát ngân hà giao thoa.
Trăng sao mưa thuận gió hòa,
Ấm êm trăm họ giao hòa thiên thu.
Ngàn trùng sông nước hồ thu,
Chúa ban ánh lửa lù mù đêm thâu.
Lửa thiêng tiếp nối mưa ngâu,
Thắp lên ánh sáng đèn chầu thánh linh.
Trong số những trước tác của thánh Phanxicô, kinh hòa bình trở nên tuyệt tác quen thuộc qua bản dịch của nhạc sĩ Phanxicô:
Kinh Hòa Bình
Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa
Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù,
Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục
Ðem an hoà vào nơi tranh chấp,
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,
Ðể con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa xin hãy dạy con:
Tìm an ủi người hơn được người ủi an,
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân,
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con,
Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.
Chúng tôi mạo muội chuyển thể lục bát như sau:
Xin Cha sử dụng phàm nhân
Trở thành khí cụ bình an Nước Trời
Nơi đâu oán ghét người đời
Tình yêu rũ sạch rã rời dửng dưng
Nơi đâu xúc phạm ngập ngừng
Thứ tha lầm lỗi xin đừng bận tâm
Nơi đâu chia rẽ ngại ngần
Tấc lòng hòa hợp tình thân lặng thầm
Nơi đâu reo rắc sai lầm
Con đem chân lý Phúc âm nguyện cầu
Nơi đâu ngờ vực lẫn nhau
Con đem tin tưởng dãi dầu cậy trông
Nơi đâu nước mắt lưng tròng
Con đem hy vọng một lòng tóm thâu
Nơi đâu tăm tối lệ sầu
Con đem ánh sáng nhiệm mầu bốn phương
Nơi đâu khóc lóc sót thương
Con đem hạnh phúc yêu thương trọn đời
Con tìm an ủi người đời
Không mong nhận được mấy lời ủi an
Con mong thấu hiểu tâm can
Không mong người hiểu nắng tàn bụi sương
Con mong thực hiện yêu thương
Không mong nhận được tình thương thế trần
Khi lòng tự nguyện trao ban
Là ta nhận được vô vàn phúc ân
Một khi quên lãng chân thân
Ta liền gặp gỡ khí thần bản thân
Khi ta tha thứ ân cần
Mới mong thoát khỏi trầm luân đọa đầy
Đến khi nhắm mắt xuôi tay
Mới mong sống lại ơn dầy thánh ân.
(Lê Đình Thông chuyển thể lục bát)
Tình yêu Phan sinh được thể hiện qua tình yêu Thiên Chúa, tình yêu tha nhân và vạn vật. Tình yêu là còn là chủ đề bài thơ Đà Lạt Trăng Mờ của Hàn Mặc Tử:
Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ.
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu
Hàng thông lấp loáng đứng trong im
Cành lá in như đã lặng chìm.
Hư thực làm sao phân biệt được
Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm.
Cả trời say nhuộm một màu trăng
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng.
Không một tiếng gì nghe động chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng.
Chỉ trong mấy câu thơ, Hàn Mặc Tử thể hiện tình yêu Phan sinh, lấy trăng sao làm chất liệu ghi lại ‘‘… phút thiêng liêng đã khởi đầu’’. Trong trích đoạn văn xuôi, thi nhân viết rằng:
‘‘…ở chỗ nào cũng có trăng, có ánh sáng cả, tưởng chừng như bầu thế giới chở chúng tôi cũng đang ngập lụt trong trăng và đang trôi nổi bồng bềnh đến một địa cầu khác. Ánh sáng tràn trề, ánh sáng tràn lan, chị tôi và tôi đều ngả vạt áo ra bọc lấy, như bọc lấy đồ châu báu. Tôi bỗng thấy chị tôi có vẻ thanh thoát quá, tinh khôi, tươi tốt và oai nghi như pho tượng Đức Bà Maria là bực tinh tuyền chí thánh. Tôi muốn sốt sắng quỳ lạy mong ơn bào chữa. Nước da của chị đã trắng, mà bận áo quần bằng hàng trắng nữa, trông thanh sạch quá đi !’’
Đoạn văn xuôi đẹp như thơ trên đây phản ảnh những nét chính yếu của tinh thần Phan sinh. Trong phần sau đây, ta thử tìm hiểu tinh thần Phan sinh trong thơ Hàn Mặc Tử:
2 - Tinh thần Phan sinh trong thơ Hàn Mặc Tử:
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912 tại Lệ Mỹ, một họ đạo thuộc thị trấn Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cuộc đời thi nhân nhiều lần thay họ đổi tên. Ông cố thi sĩ là Phạm Nhượng, vì can dự vào một vụ án chính trị nên phải đổi thành họ Nguyễn, trốn vào sinh sống ở Thừa Thiên. Khi chịu phép rửa tội, song thân đã chọn cho con mình tên thánh Phêrô. Đến khi chịu phép thêm sức thêm tên thánh Phanxicô. Tinh thần Phan sinh được thể hiện rõ rệt trong sáng tác cuối cùng của thi nhân đề ngày 24-10-1940, tìm thấy trong túi áo sau khi nhà thơ qua đời. Di ngôn viết bằng tiếng Pháp, ký tên François Trí, có đoạn dịch tiếng Việt như sau:
‘‘Hỡi các thiên thần, thiên thần của trời, thiên thần của Chúa, thiên thần của hòa bình và an lạc. Xin hãy tấu khúc nhạc ngợi khen: Bởi chưng chính các Mẹ và các nữ tu của thánh Phanxicô đã xuống thế để xoa dịu bao nỗi khổ đau và thống khổ của phàm nhân và những người bị phong cùi như chúng tôi. Tôi muốn ca tụng và uống lời dịu ngọt khi các nữ tu hát bài tụng ca: Hosanna! Hosanna !
‘‘Tôi hằng cảm phục sự trắng ngần tinh khiết, sự tươi mát, ánh hào quang nên thơ. Vì tất cả là biểu thị của sự
TINH KHIẾT CỦA TÂM HỒN
‘‘Hỡi các thiên thần của trời, thiên thần của Chúa, thiên thần của hòa bình và an lạc, xin hãy tung xuống ngàn hoa hồng và những đóa sen bát ngát; xin cất ngàn lời ca và cung nhạc trầm hương thơm ngát, xin hãy đong đầy đức độ, lòng can đảm và hạnh phúc cho các nữ tu của Thiên Chúa.
Đêm thứ tư
24-10-1940
Deo gratias
François TRÍ
Trong bản di chúc thiêng liêng này, thi nhân đã tỏ bày tinh thần Phan sinh không chỉ qua tên gọi: FRANCOIS TRÍ, mà còn ở nội dung:
sùng kính sự tinh tuyền vẹn sạch (blancheur immaculée);
sự bình an (paix), hoan lạc (gaité), niềm vui Phan sinh (joie franciscaine).
khó nghèo (pauvreté), lòng vị tha bác ái (charité).
Đó là ba nhân đức Phan sinh. Các nhân đức Phan sinh chính là khía cạnh nhân bản của Phan sinh học, thể hiện linh đạo Phan sinh (spiritualité franciscaine), góp phần vào Kitô học và Thánh mẫu học. Vì khuôn khổ của bài báo giới hạn, chúng tôi chỉ xin trình bầy tóm lược tinh thần Phan sinh bằng cách:
đối chiếu tiểu sử của thánh Phanxicô và thi sĩ Hàn Mặc Tử;
trình bày quan niệm thi ca của thánh nhân và thi nhân;
lòng tôn sùng Thánh mẫu.
A) Đối chiếu tiểu sử:
Tiểu sử của thánh Phanxicô được ghi lại trong tác phẩm Vita del glorioso serafico S. Francesco (Milan, 1447) cũng như nhiểu công trình chuyên khảo khác.
Thánh nhân sinh vào tháng 9-1182 và mất ở Portioncule, gần thành Assisi ngày 4-10-1226.
Thi sĩ Hàn Mặc Tử sinh vào tháng 9 và viết chúc thư Phan sinh vào tháng 10.
Vào năm 25 tuối, thánh nhân từ bỏ quê nhà, lui về sống ở Gubbio để săn sóc những người bị phong cùi. Sau đó thánh nhân sống cô đơn cầu nguyện, khất thực với người nghèo, chia sẻ miếng cơm manh áo với họ.
Ngày 22-2-1209, trong nguyện đưòng nhỏ ở Portioncule, thánh nhân được Thiên Chúa mặc khải về sứ mệnh truyền giáo qua Tin mừng theo thánh Matthêu. Thánh nhân thực hiện sứ mệnh được giao phó, lập dòng các anh em khiêm hạ: OFM: Ordo fratrum minorum:
‘‘Trên đường đi, hãy rao giảng: Nước trời đã đến gần. Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh và trừ khử ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.’’ (Mt 10,7-8)
‘‘Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy. Nếu nhà ấy xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ đến với họ. Nếu nhà ấy bất xứng thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em.’’ (Mt 10,12-13).
Hiện nay, dòng Phanxicô có mặt tại 110 quốc gia, trong số có Việt Nam, gồm 15 000 linh mục, tu sĩ. Năm 2009, các linh mục Phanxicô trên khắp thế giới họp tổng công nghị tại Assisi. Các tu sĩ áo nâu sồng là những chiến sĩ Phúc âm trên khắp thế giới (Verbum Domini nuntiantes in universo mundo).
Năm 1219, thánh nhân truyền giáo ở Syrie cho dân ngoại. Thánh nhân lãnh nhận 5 dấu thánh. Từ đó, ‘‘Phanxicô trở nên con mồi cho mọi bệnh tật khó chịu đau đớn. Bị kiệt sức vì các bệnh kinh niên, chỉ còn da bọc xương. Ngài không gọi đau đớn là kẻ thù, mà là anh em. Mặc dù bị mỏi mòn vì bạo bệnh, ngài lăn tấm thân gầy xuống đất mà khấn nguyện: Con cám tạ Chúa vì những đớn đau. Con khấn xin Ngài ban cho con gấp trăm lần đau đớn, nếu Thánh ý Ngài muốn như vậy. Con vui lòng lãnh nhận, nên xin Ngài đừng vị tình tha bớt. Bởi chưng đó là niềm an vui tràn đầy khi thực hiện trọn vẹn Thánh ý Chúa.’’ (Bonaventura, Legenda major).
Nếu thánh nhân từ bỏ thành đô sinh quán để săn sóc những người phong cùi năm 25 tuổi, Hàn Mặc Tử mắc bịnh phong năm 25 tuổi. Sau nhiều năm chữa chạy tại Gò Bồi, Gành Ráng, Thôn Tân không có kết quả, ngày 8-9-1940, thi nhân trình diện tại ty y tế tỉnh nhà và được chuyển đi trại cùi Qui Hòa (Qui Nhơn) do các nữ tu dòng Phanxicô chăm sóc. Thi nhân mang số đăng ký 1134. Cũng như thánh nhân, thi nhân trải qua những ngày gần đất xa trời trong bệnh hoạn. Khi xưa, thánh nhân báo cho các anh em trong dòng biết ngày sắp dời bỏ ‘‘đền thánh’’ (tabernacle de son corps). Hàn Mặc Tử cho mình là ‘‘thánh thể kết tinh’’.
Thánh nhân viết trong Bài ca mặt trời:
‘‘Ngợi khen Chúa cả càn khôn, vì Ngài đã dựng nên chị Thần chết xác thân mà không phàm nhân nào tránh khỏi.’’
Bài ca mặt trời được khởi thảo vào mùa thu 1225. Đoạn nói về chị Thần chết xác thân chỉ được thánh nhân viết thêm vào đầu tháng 10-1226.
Một năm trước ngày từ trần, Hàn Mặc Tử viết:
Maria linh hồn tôi ớn lạnh
Run như run thần tử thấy long nhan
Run như run hơi thở chạm tơ vàng
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến.
Xuân Như Ý nở rộ khi thi nhân bước vào thu vàng nhân sinh. Sau cùng, thánh nhân chỉ còn da bọc xương (il finit par perdre toute sa chair, ne gardant que la peau sur les os (Tv 102,6). Thân hình thi nhân ‘‘chỉ có da bọc xương, da thịt bầm tím hết thẩy, hai mắt nằm hõm vào hai lỗ húm sâu hoắm đến không còn mở ra được’’ (thư của ông Nguyễn Văn Xê viết tại Qui Hòa ngày 25-3-1941, do Trần Thanh Mại trích lại).
‘‘Da bọc xương’’ trích trong Kinh thánh được hai người chứng kiến giờ phút lâm chung của thánh nhân và thi nhân viết lại với cùng ngôn ngữ.
Tập thơ chót của Hàn Mặc Tử lấy tên là Xuân Như Ý, thay vì Đau Thương. Nếu không thấm nhuần tinh thần Phan sinh và tam đức đối thần tin cậy mến, mấy ai giữ được niềm an lạc trong bệnh tật cô đơn ? Trong Đêm xuân cầu nguyện, Hàn Mặc Tử đề tặng ‘‘Tặng cả và thiên hạ’’. Sự đề tặng tác phần thường chỉ thu hẹp cho người yêu hoặc người thân. Hàn Mặc Tử phá lệ, ‘‘tặng cả và thiên hạ’’ là thề hiện tinh thần Phan sinh: yêu người, yêu muôn loài.
B - Quan niệm thi ca:
Các bài thơ tôn giáo của thánh Phanxicô là tụng ca diễn ngâm (adoration lyrique). Thánh nhân dốc lòng trở thành người tôn sùng Thiên Chúa bằng tâm trí và chân lý. Thánh nhân lấy lời Chúa phán với người thiếu phụ Samari làm khuôn vàng thước ngọc: ‘‘Ai uống nước ta cho sẽ không bao giờ khát nữa, đem lại sự sống đời đời’’ (Ga 4,13). Chính cuộc đời thánh nhân đã là bản tụng ca đời đời.
Trong lá thư gửi nguời bạn là Hoàng Trọng Miên, Hàn Mặc Tử đã bầy tỏ quan niệm về thơ như sau:
‘‘Các thi sĩ phải quy tụ, khơi mạch thơ ở Đức Chúa Trời. Thi sĩ không phải là người thường. Thi sĩ phải đem tài năng ra ngợi ca đấng Chí tôn, và làm cho người đời thấy rõ vẻ đẹp của thơ, để đua nhau nhìn nhận và tận hưởng. Thi sĩ nào không biết đem tài năng ứng dụng vào chỗ đẹp thì sẽ bị Đức Chúa Trời lấy lại một cách nhãn tiền !
‘‘Miên ơi, như thế thì Miên đã hiểu thế nào là quan niệm của Trí về thơ. Thơ là sự ham muốn vô biên những nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt. Câu này ăn ý với câu: Thơ là những tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ cảnh chiêm bao, giải thích bằng hai mặt: lạc quan và bi quan.
‘‘Trí đã tóm tắt những ý đã nói. Có điều này nữa. Trí khác với Baudelaire. Baudelaire nói thơ văn không thể dung hòa với khoa học hay luân lý và thơ văn không thể lấy chân lý làm chủ đích được. Thơ chỉ là thơ. Baudelaire nói trái nghịch với lẽ tự nhiên. Sở dĩ thơ văn được phong phú dồi dào, phát triển tất cả anh hoa huyền bí, và vượt lên những tầng biên giới tân kỳ, mới lạ cũng là nhờ khoa học điểm xuyết cả.’’
Cũng như thánh nhân, Hàn Mặc Tử chủ trương lấy chân lý làm tiêu chuẩn cho văn thơ. Quan niệm thi ca của Hàn Mặc Tử được tóm tắt trong chữ ký François Trí và ghi chú la tinh: Deo gratias: lời kết lễ misa. Phải chăng Hàn Mặc Tử tự ví đời mình là hy lễ nên dâng lời cảm tạ chung thân: Deo gratias ? Thánh nhân và thi nhân đều chủ trương dùng thi ca để rao truyền chân lý: văn dĩ tải đạo (文以載道).
C - Lòng tôn sùng Thánh mẫu:
Lòng tôn sùng Thánh mẫu trong truyền thống Phan sinh (franciscanisme) khai triển từ các chủ đề đã được các nhà thần học trong dòng nghiên cứu:
sự cưu mang hài nhi siêu nhiên, vô nhiễm nguyên tội;
nên thánh là đi đôi với việc thực hiện những nhân đức cùa Đức Mẹ: Đức Mẹ là nguồn ban ơn bất tận (omnis gratia in Mariam confluxit).
Ngay từ năm 1254, bốn kinh cuối lễ: Salve Regina (lạy Nữ vương), Alma Redemptoris Mater (Đức Thánh Mẫu Mẹ Chúa Cứu thế), Ave Regina (Kính mừng Nữ vương) và Regina cæli (lạy Nữ vưong Thiên đàng) được đưa vào kinh nhật tụng của dòng Phanxicô. Năm 1227, Đức Nicolas III đã theo phụng vụ của dòng Phanxicô đưa bốn kinh kính Thánh mẫu vào phụng vụ của Giáo hội. Kinh Stabat Mater (Mẹ sầu bi) và hai lễ kính Đức Mẹ của dòng Phanxicô sau này cũng trở nên phổ cập. Dòng Phanxicô có công soạn thảo kinh Ave Maria (Kinh Kính mừng) và Angelus (Kinh chiều).
Lòng tôn sùng Thánh mẫu theo truyền thống Phan sinh triển khai ý nguyện của thánh Phanxicô. Chính thánh Phanxicô đã soạn kinh Kính chào Đức Nữ Trinh (Salutation à la Vierge), đoạn dẫn nhập xin tạm dịch như sau:
Tấu lạy Bà là Nữ vương rất thánh,
Mẹ Chúa Trời và Đức nữ đồng trinh
(Salut Dame Sainte, Reine très sainte
Mère de Dieu, ô Marie et Vierge perpétuellement.
Bảy thế kỷ sau, trong trại cùi Qui Hòa của các nữ tu dòng Phanxicô, Hàn Mặc Tử đã bày tỏ lòng tôn sùng Thánh Mẫu trong tập Xuân Như Ý xuất bản năm 1939 (một năm trước ngày thi sĩ từ trần). Cũng như các tu sĩ dòng Phanxicô góp phần vào việc soạn thảo kinh Ave Maria, thi nhân sáng tác kinh thơ Ave Maria, được coi là tuyệt tác của văn học nước nhà.
Trước khi viết bài Ave Maria, thi nhân nhiều lần nhắc tới danh hiệu Đức Mẹ:
Nguồn thơ:
Toan ngất đi trong cơn mê khoái lạc
Mẹ yêu liền vội đến tay nâng
Say thơ:
Trăng tờ mờ một trời thơ sớm nở
Bao hoa hồng mầu nhiệm Nữ Vương xưa
Ave Maria là kinh thơ toàn bích, mang âm hưởng rộn ràng cũa thánh nhạc chất chứa trong thơ bát ngôn sở trường của thi nhân. Các chủ đề Thánh mẫu trong truyền thống Phan sinh đều được thi nhân vận dụng:
Lạy Bà là đấng tinh tuyền thanh vẹn
Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng
Lòng vua chúa cũng như lòng lê thứ
Sẽ ngất ngây bởi chưng thơ đây ứ
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng MẸ SẦU BI
Kinh Kính mừng mà ta vẫn đọc gồm hai phần:
Phần I: ngợi ca Thánh Mẫu: trong phần này, cứ một câu ca tụng Đức Mẹ (trên bình diện nhân sinh) lại kèm theo một câu ca tụng Thiên Chúa theo lược đồ sau đây:
Kính mừng Maria đầy ơn phúc (người)
Đức Chúa Trời ở cùng Bà (trời)
Bà có phước lạ hơn mọi người nữ (người)
Và Giêsu con lòng Bà gồm phúc la (trời)
Như vậy là chỉ trong 4 câu kinh dẫn nhập đã nói lên trời đất giao hòa nhờ ơn Đức Thánh Mẫu.
Phần II: dành cho lời cầu xin của thế nhân.
Ave Maria của Hàn Mặc Tử là lời kinh nhập thể, vì câu kinh ca tụng không đứng riêng lẻ, nhưng đươc hòa chung với thân phận con người. Trong nghệ thuật thi văn, sự đối chiếu cũng là một cách tôn sùng: con người tội lỗi càng làm nổi bật sự cao sang của Đức Bà. Toàn văn tụng ca mang chiều kích nhân gian, chất liệu thơ thuần túy Việt Nam. Ngay câu mở đầu, tác giả vẽ ra ‘‘song lộc triều nguyên’’ mượn ý cổ họa, áp dụng luật cân xứng. Sau họa là nhạc, ‘‘thần nhạc quyện hương trầm thơm ngát’’. Hương thơm tho bay đến cõi thiên đàng, nhưng hương trầm vẫn còn quyện lấy cõi nhân trần. Vì thế, sau khi ‘‘Tổng lãnh thiên thần tung hô câu đường hạ ngớp châu sa’’, thi nhân cất lời phàm nhân: ‘‘Maria, linh hồn tôi ớn lạnh’’. Trong nguyên bản, hai câu thơ được viết riêng, cách nhau bằng một khoảng trắng diễn tả sự bỡ ngỡ, cô liêu của kiếp người.
Sau khi tung hô các danh hiệu Thánh mẫu, thi nhân dâng lời cảm tạ:
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế
Như vậy là thi nhân vượt qua biển đời xao xuyến, đến bến cậy an bình.
Dòng thao thao bất tuyệt của nguồn thơ.
Song lộc thay bằng hai dòng lệ, nước mắt thay bằng niềm vui Phan sinh. Chính trong hơi thơ nồng nàn ấm cúng, thi nhân viết đoạn tuyệt tác sau đây, cũng là phần chính của bài thơ:
Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước
Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm
Thơ trong trắng như một khối băng tâm
Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu
Cho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩu
Cho đê mê âm nhạc và thanh hương
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng
Lòng vua chúa cũng như lòng lê thứ
Sẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi.
Trong câu cuối, danh hiệu Đức Bà được thay bằng Mẹ Sầu Bi: lòng tôn kính cao sang được thay bằng tình mẫu tử ngọt ngào. Mẹ sầu bi đứng dưới chân thánh giá (Stabat Mater dolorosa) muôn đời vẫn còn sầu bi trước tội lỗi và thống khổ nhân gian.
Kinh Ave Maria của Giáo hội là hoa mân côi tháng 10.
Ave Maria (Tấu Lạy Bà) của Hàn Mặc Tử tỏa ngát hương sen từ bùn lầy nước đọng của thân phận con người.
Một trong những đặc tính của tinh thần Phan sinh là quan niệm phóng khoáng, không gò bó. Nói đến tinh thần Phan sinh trong thơ Hàn Mặc Tử không có nghĩa là thi nhân sao chép thánh nhân. Vì nếu chỉ là sự sao chép mà thiếu sáng tạo, thi ca sẽ mất hết tinh thần Phan sinh. Một tinh thần Phan sinh đích thực có nghĩa là thi hứng khơi nguồn từ Phúc âm, được diễn tả một cách sáng tạo, như Hàn Mặc Tử có lần thổ lộ: Ta không nên quên rằng thơ ta là thơ quốc âm, ta phải giữ các tinh thần Việt Nam của ta.
Cũng vì cái tinh thần Việt Nam, thi ca Hàn Mặc Tử tạo được đồng điệu không những nơi tín hữu, mà cả những người khác tín ngưỡng. Ý thơ Hàn Mặc Tử và tâm kinh Phanxicô khi ‘‘lần giờ trước đèn’’ chứng tỏ có sự ‘‘đồng thanh tương ứng’’.
Paris, ngày lễ kính thánh Phanxicô
Lê Đình Thông