Quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về giải phóng và thần học giải phóng đã được trình bày rõ ràng và đầy đủ qua các tuyên bố và phát biểu liên tiếp của các vị giáo hoàng từ Đức Phaolô VI tới Đức Phanxicô. Trong đó, rõ ràng và đầy đủ nhất là hai chỉ thị năm 1984 và 1986 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, dưới quyền điều khiển của Đức HY Joseph Ratzinger, người sau này lên ngôn giáo hoàng lấy hiệu là Bênêđíctô XVI. Quan điểm này có thể tóm tắt như sau: giải phóng là khát vọng sâu xa của con người và là một khát vọng linh hứng của dân Chúa; thần học giải phóng đúng ở chỗ đã nhấn mạnh tới phẩm giá người nghèo, đã ưu tiên chọn họ, nhưng sai ở chỗ coi giải phóng kinh tế hay chính trị cao hơn giải phóng tội lỗi, vốn là giải phóng đích thực vì từ giải phóng này mới có mọi giải phóng khác thuộc phạm vi văn hóa, xã hội, chủng tộc, chính trị, kinh tế...
Tuy nhiên, mấy ngày nay, dư luận Công Giáo hoàn cầu lại xôn xao hẳn lên do việc phát hành ngày 9 tháng Chín vừa qua tại Ý một tác phẩm viết chung bởi hai tác giả mà cứ xét bề ngoài, thì hoàn toàn thuộc hai “chiến tuyến” đối nghịch nhau. Hai tác giả đó là Gerhard Ludwig Müller và Gustavo Gutiérrez: "Dalla parte dei poveri. Teologia della liberazione, teologia della Chiesa" (Đứng Về Phía Người Nghèo. Thần Học Giải Phóng, Thần Học Giáo Hội, Edizioni Messaggero-EMI, Padova, 2013, pp. 192, euro 15,00).
Đức TGM Gerhard Ludwig Muller hiện được Đức Phanxicô lưu giữ trong chức vụ Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, một chức vụ ngài vốn nắm giữ từ ngày 2 tháng Bẩy năm 2012, dưới thời Đức Bênêđíctô XVI. Còn Linh Mục Gustavo Gutiérrez, người Peru, thuộc Dòng Đa Minh, vốn là một trong các nhà sáng lập ra phong trào thần học giải phóng.
Nhiều người chào đón việc này như một bước ngoặt lịch sử, đánh dấu việc hoà giải giữa Tòa Thánh và nền thần học giải phóng. Có người còn đặt những hàng tít lớn như “cuộc chiến tranh giữa Phong Trào Thần Học Giải Phóng và Rôma đã kết thúc” và họ trích dẫn nhận định sau đây của vị đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin hiện nay: “Phong trào Giáo Hội và thần học của Châu Mỹ La Tinh dưới tên Thần Học Giải Phóng, một phong trào đã lan rộng ra nhiều vùng khác của thế giới sau Công Đồng Vatican II, theo ý kiến tôi, nên được kể là một trong các luồng tư tưởng quan trọng nhất của nền thần học Công Giáo thế kỷ 20”.
Điều lạ là tác phẩm trên vốn đã được phát hành tại Đức từ năm 2004, nhưng không gây bất cứ một chấn động nào, dù lúc ấy, tuy mới chỉ là một giám mục (tấn phong năm 2002), Đức Cha Muller đã được Đức HY Joseph Ratzinger cử làm thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin rồi.
Phải chăng lúc ấy, người ta chỉ coi Đức Cha Muller nguyên tuyền như một thần học gia thông thường, cựu sinh viên của linh mục Gustavo Gutiérrez? Hay phải chăng lúc ấy, vị giáo hoàng “đến từ tận cùng thế giới”, từ vùng đất sản sinh ra nền thần học này chưa xuất hiện trên ngai tòa Phêrô? Còn bây giờ, vị giáo hoàng ấy đã xuất hiện rồi, và vị giáo hoàng ấy lại còn tiếp tục duy trì Đức TGM Muller ở vai trò tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngay khi đang cố gắng cải tổ giáo triều Rôma.
Chấn động chăng là năm 2012, khi Đức Bênêđíctô XVI cử Đức TGM Muller làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin thay thế Đức HY Levada, một thánh bộ nếu không theo dõi các nhà thần học giải phóng một cách xít xao, thì ít nhất cũng đã liên tiếp, trong hai năm, ra hai chỉ thị đề phòng nền thần học này.
Ký giả kỳ cựu về Vatican, Andrea Tornielli, cho rằng chính vì hai chỉ thị trên, Đức HY Joseph Ratzinger bị coi là người kết án thần học giải phóng đến độ không cho họ biện hộ, kháng án. Thực ra, chỉ thị Libertatis nuntius, ban hành ngày 6 tháng Tám năm 1984 chỉ cảnh giác trước các nguy cơ và lệch lạc trong việc nền thần học này nhìn thực tại qua lăng kính Mácxít. Đây là lúc Châu Mỹ La Tinh đang nằm trong tay các nhà độc tài và Reagan đang bận tâm chống lại “đế quốc tội ác” Xô Viết.
Nhưng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin không lên án toàn bộ nền Thần Học Giải Phóng, cũng không lên án việc “ưu tiên chọn người nghèo”. Thánh Bộ chỉ chống lại các giải thích Mácxít được một số thần học gia sử dụng.
Thực vậy, văn kiện trên nhắc đến sự “cám dỗ muốn giản lược Tin Mừng cứu rỗi thành tin mừng trần gian”. Nó nói tới nguy cơ “quên khuấy và triển hạn việc phúc âm hóa tới Ngày Mai”. Nó thách thức “các lý thuyết ý thức hệ” được dùng làm căn bản để giải thích thực tại xã hội qua một thứ thần học nhằm trình bày chiến tranh giai cấp như một “định luật khách quan và tất yếu” và làm người ta tin rằng “nhờ bước vào diễn trình của nó, giai cấp bị áp bức tạo ra chân lý và hành động ‘hợp khoa học’. Thành thử, ý niệm chân lý đi song song với việc khẳng định nhu cầu dùng bạo lực”. Phép Thánh Thể trở thành “việc cử hành của giai cấp đấu tranh”. “Nước Thiên Chúa và việc thành hình của nó thường được đồng hóa với phong trào giải phóng nhân bản”.
Điều đáng buồn là chính lúc ấy, lúc ban hành chỉ thị Libertatis Nuntius, nghĩa là lúc ngài vừa đảm nhiệm Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin chưa đầy hai năm, Đức HY Ratzinger bắt đầu bị coi là kẻ thù của các thần học gia cởi mở, là “người đào huyệt”chôn sống hy vọng mà Vatican II đã vun trồng nơi các nước nghèo. Giáo Hội dưới sự dìu dắt của Wojtyla được nhìn như người gửi tín hiệu ủng hộ các chế độ chống cộng đang cai trị các quốc gia Nam Mỹ.
Ấy thế nhưng, nếu đọc chỉ thị đầu tiên về Thần Học Giải Phóng này một cách trọn vẹn, người ta thấy khác hẳn. Trong phần dẫn nhập, văn kiện trên nói rõ: “Tuyệt đối, không nên giải thích chỉ thị này như một bác bỏ tất cả những ai muốn đáp ứng một cách đại độ và bằng tinh thần phúc âm chân chính đối với ‘việc ưu tiên chọn người nghèo’”
“Chỉ thị này cũng không hề được dùng để bào chữa cho những ai luôn duy trì thái độ trung lập hay dửng dưng trước các vấn đề bi thảm và cấp bách liên quan đến cảnh khốn cùng và bất công của con người. Trái lại, nó được soạn thảo bởi niềm xác tín rằng các lệch lạc ý thức hệ nghiêm trọng được nó chỉ ra tất yếu sẽ dẫn tới việc phản bội lại chính nghĩa người nghèo”.
“Hơn bao giờ hết, Giáo Hội chỉ nhằm lên án các lạm dụng, các bất công, và các tấn kích chống lại tự do, ở bất cứ nơi nào chúng diễn ra và do bất cứ ai vi phạm chúng. Bằng các phương tiện riêng, Giáo Hội chỉ muốn tranh đấu để bảo vệ và thăng tiến quyền lợi của con người, nhất là của người nghèo”.
Hơn nữa, Chỉ thị còn quả quyết rằng “gương xấu bất bình đẳng lộ liễu giữa người giầu và người nghèo... không còn có thể dung thứ được nữa”. Cho nên, lời cảnh giác chống lại các lệch lạc nghiêm trọng của một số “nền thần học giải phóng” không được coi như một thứ thừa nhận, dù là gián tiếp, đối với những người chủ trương giam hãm người nghèo trong cảnh bần cùng, hay những ai lợi dụng cảnh bần cùng này và cả những ai lưu ý tới nó nhưng khoan tay đứng nhìn, không làm gì cả, tỏ ra thờ ơ, dửng dưng. Được hướng dẫn bởi Tin Mừng nhân hậu và yêu thương con người, Giáo Hội đã nghe được tiếng kêu gào đòi công lý nên muốn đáp lại tiếng kêu gào ấy một cách tận tình tận lực.
Cuối cùng, văn kiện lên án một số vị giáo phẩm đã tỏ ra quá “mềm” nếu không muốn nói đã trở thành chi thể với quyền lực. “Các vị bảo vệ giáo lý chính thống đôi khi bị tố giác là thụ động, khoan dung, hoặc đồng loã một cách tội lỗi trước các hoàn cảnh bất công không thể nào dung thứ được cũng như các chế độ chính trị nhằm kéo dài các hoàn cảnh này. Mọi người, nhất là các mục tử và những ai nắm giữ chức vụ có trách nhiệm, cần phải hồi tâm thiêng liêng, tăng cường tình yêu đối với Chúa và tha nhân, nhiệt thành đối với công lý và hòa bình, tìm ra ý nghĩa Tin Mừng của người nghèo và của cảnh nghèo. Quan tâm tới tính tinh tuyền của đức tin đòi ta phải trả lời trong tư cách chứng nhân hữu hiệu qua việc phục vụ người lân cận của ta, nhất là người nghèo và người bị áp bức, qua phương cách thần học toàn diện”.
Giải Phóng
Thực ra, chỉ thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin nhấn mạnh nhiều tới chủ đề giải phóng, coi nó như chủ điểm của sứ điệp Tin Mừng, đồng thời coi cuộc thảo luận thần học về chủ đề này là một cuộc thảo luận “đầy hứa hẹn”.
Chỉ thị cho rằng khát vọng giải phóng là một khát vọng mạnh mẽ, gần như không thể cưỡng lại được đến độ trở thành “dấu chỉ thời đại” chính mà Giáo Hội có nhiệm vụ phải khảo sát và giải thích dưới ánh sáng Tin Mừng. Khát vọng này hiện hữu dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhưng nó hiện hữu mạnh mẽ nhất nơi những người bần cùng và các giai cấp bị bóc lột.
Khát vọng này thấy rõ khi phẩm giá con người, vốn được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, bị khinh khi, chà đạp bởi nhiều hình thức áp bức thuộc phạm vi văn hóa, chính trị, chủng tộc, xã hội và kinh tế. Ý thức này có được là nhờ Tin Mừng đã làm sống dậy trong con người một đòi hỏi và một ý chí tích cực muốn có một cuộc sống an bình và huynh đệ công chính trong đó mọi người được tôn trọng và có được các điều kiện để phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần.
Nhờ ý thức trên, con người không còn thụ động cam chịu cảnh nghèo với những hậu quả như chết chóc, bệnh hoạn và xuống cấp. Họ coi cảnh bần cùng như một vi phạm vào phẩm giá bẩm sinh của họ, một vi phạm không thể khoan thứ. Nhất là ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, nhân loại nói chung có khả năng đảm bảo cho mỗi con người nhân bản những của cải tối thiểu xứng với phẩm giá làm người của họ.
Tuy nhiên, trên thực tế, của cải dư thừa đã bị phung phí trong khi nạn nhân thiếu dinh dưỡng không tài nào đếm xuể. Việc thiếu công bình và ý thức liên đới quốc tế đã chỉ làm lợi cho các quốc gia kỹ nghệ hóa, khiến cho vực sâu phân cách giầu nghèo ngày càng mở rộng. Thêm vào đó, còn có tai họa chiến tranh; nó đang phung phí những khoản tiền khổng lồ, mà nếu chỉ dành một mẩu nhỏ trong đó cũng đủ để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của không biết bao triệu triệu con người.
Ý nghĩa đích thực của giải phóng
Chính tình thế trên đã đẻ ra nhiều “phát ngôn viên” cho rằng mình là người đại diện chân chính của người nghèo, đem lại các thay đổi căn để nhằm chấm dứt cảnh bị áp bức và cảnh bần cùng của họ. Có những phát ngôn viên bất chấp đạo đức, chỉ dựa vào bạo lực để tạo “giải phóng” cho người nghèo.
Do đó, đây là lúc cần phải giải thích “các dấu chỉ thời đại” dưới ánh sáng Tin Mừng, không những qua việc khảo sát ý nghĩa của khát vọng giải phóng của người nghèo mà còn qua việc biện phân có phê phán các “phát ngôn viên” của người nghèo nữa, cụ thể là Thần Học Giải Phóng.
Chỉ thị cho rằng cụm từ “thần học giải phóng” là một cụm từ hoàn toàn chính đáng: nó mô tả một suy tư thần học quanh chủ đề giải phóng và tự do của Thánh Kinh, và quanh tính khẩn trương trong các thể hiện thực tiễn của nó. Thành thử cuộc gặp gỡ giữa khát vọng giải phóng và các nền thần học giải phóng không phải là chuyện tình cờ. Nhưng muốn hiểu ý nghĩa của cuộc gặp gỡ này, người ta phải dựa vào sứ điệp chuyên biệt của Mạc Khải và việc giải thích chân chính về nó của Huấn Quyền.
Qui chiếu nền tảng là Chúa Kitô, Đấng Giải Phóng; Người giải phóng ta khỏi tội, khỏi nô lệ Lề Luật và xác thịt, vốn là thân phận của loài người tội lỗi. Chính đời sống mới trong ơn thánh, hoa trái của công chính hóa, đã giải phóng ta. Thành thử, hình thức căn để nhất của nô lệ là nô lệ tội lỗi. Các hình thức nô lệ khác đều bắt nguồn sâu xa từ thứ nô lệ này. Do đó, theo nghĩa đầy đủ của Kitô Giáo, tự do không hề có nghĩa buông thả theo thèm muốn xác thịt, trái lại là cuộc sống mới trong Thần Khí yêu thương.
Đã đành trong Xuất Hành, tự do là tự do thoát ách thống trị và nô lệ ngoại nhân nhưng việc giải phóng này dẫn tới việc thờ phượng theo Giao Ước trên Núi Xinai. Thành thử, việc giải phóng trong Xuất Hành này không thể bị giản lược thành một giải phóng chủ yếu về chính trị. Vả lại, hạn từ “tự do” trong Thánh Kinh thường được thay thế bằng hạn từ “cứu chuộc” (redemption).
Từ kinh nghiệm trên, Dân Do Thái luôn sống trong niềm hy vọng về một cuộc giải phóng dứt khoát và do đó, Thiên Chúa được họ nhận diện là Đấng Giải Phóng. Đấng Giải Phóng hay Đấng Cứu Chuộc cũng là một.
Điều trên được mô tả rõ nét trong các Thánh Vịnh là các trước tác hay nhắc tới chủ đề cứu thoát và giải phóng. Trong ngữ cảnh này, đau khổ không hoàn toàn đồng nhất với cảnh nghèo về xã hội hay chính trị. Nó cũng bao gồm lòng hận thù của kẻ địch, các bất công, thất bại và chết chóc. Thánh Vịnh đưa ta trở về với kinh nghiệm chủ yếu có tính tôn giáo: chỉ nơi Thiên Chúa, con người mới có thể trông mong được cứu thoát và giải phóng.
Các tiên tri sau Amos đều nhấn mạnh tới các đòi hỏi công lý và liên đới và việc cần phải kết án nặng nề người giầu áp bức người nghèo. Họ bênh vực góa phụ và cô nhi. Họ đe dọa người quyền thế. Trung thành với Giao Ước không thể nào có được nếu không thực hành công lý. Công lý đối với Thiên Chúa và công lý đối với người khác, hai điều này không thể tách rời nhau. Thiên Chúa là người bênh vực và giải phóng người nghèo.
Tân Ước cũng thế và còn triệt để hơn nữa, qua bài giảng Các Mối Phúc: phải phát khởi từ thẳm sâu tâm hồn. Giới răn yêu thương huynh đệ nay được nới rộng làm qui luật tối cao của đời sống xã hội. Không còn ranh giới nào trong việc nhận mọi người làm người láng giềng của mình. Nghèo vì nước Thiên Chúa được ca ngợi. Con Người được nhận diện nơi người nghèo và thực sự Người đã trở nên nghèo giữa chúng ta. Phải thương xót như “Cha các con ở trên trời là Đấng thương xót”. Thánh Phaolô nhấn mạnh mối liên kết giữa việc tham dự bí tích và việc chia sẻ với anh chị em túng thiếu.
Nhưng chủ yếu hơn, Tân Ước nhấn mạnh tới sự ác lớn nhất là tội lỗi vì nó đánh vào tâm điểm nhân cách. Thành thử việc giải phóng đầu tiên phải là giải phóng khỏi tội lỗi như trên đã nói. Tuy nhiên, thư Philêmôn cho thấy thứ tự do mới do Chúa Kitô mang tới này nhất thiết có hậu quả trên bình diện xã hội.
Còn 1 kỳ
Tuy nhiên, mấy ngày nay, dư luận Công Giáo hoàn cầu lại xôn xao hẳn lên do việc phát hành ngày 9 tháng Chín vừa qua tại Ý một tác phẩm viết chung bởi hai tác giả mà cứ xét bề ngoài, thì hoàn toàn thuộc hai “chiến tuyến” đối nghịch nhau. Hai tác giả đó là Gerhard Ludwig Müller và Gustavo Gutiérrez: "Dalla parte dei poveri. Teologia della liberazione, teologia della Chiesa" (Đứng Về Phía Người Nghèo. Thần Học Giải Phóng, Thần Học Giáo Hội, Edizioni Messaggero-EMI, Padova, 2013, pp. 192, euro 15,00).
Đức TGM Gerhard Ludwig Muller hiện được Đức Phanxicô lưu giữ trong chức vụ Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, một chức vụ ngài vốn nắm giữ từ ngày 2 tháng Bẩy năm 2012, dưới thời Đức Bênêđíctô XVI. Còn Linh Mục Gustavo Gutiérrez, người Peru, thuộc Dòng Đa Minh, vốn là một trong các nhà sáng lập ra phong trào thần học giải phóng.
Nhiều người chào đón việc này như một bước ngoặt lịch sử, đánh dấu việc hoà giải giữa Tòa Thánh và nền thần học giải phóng. Có người còn đặt những hàng tít lớn như “cuộc chiến tranh giữa Phong Trào Thần Học Giải Phóng và Rôma đã kết thúc” và họ trích dẫn nhận định sau đây của vị đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin hiện nay: “Phong trào Giáo Hội và thần học của Châu Mỹ La Tinh dưới tên Thần Học Giải Phóng, một phong trào đã lan rộng ra nhiều vùng khác của thế giới sau Công Đồng Vatican II, theo ý kiến tôi, nên được kể là một trong các luồng tư tưởng quan trọng nhất của nền thần học Công Giáo thế kỷ 20”.
Điều lạ là tác phẩm trên vốn đã được phát hành tại Đức từ năm 2004, nhưng không gây bất cứ một chấn động nào, dù lúc ấy, tuy mới chỉ là một giám mục (tấn phong năm 2002), Đức Cha Muller đã được Đức HY Joseph Ratzinger cử làm thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin rồi.
Phải chăng lúc ấy, người ta chỉ coi Đức Cha Muller nguyên tuyền như một thần học gia thông thường, cựu sinh viên của linh mục Gustavo Gutiérrez? Hay phải chăng lúc ấy, vị giáo hoàng “đến từ tận cùng thế giới”, từ vùng đất sản sinh ra nền thần học này chưa xuất hiện trên ngai tòa Phêrô? Còn bây giờ, vị giáo hoàng ấy đã xuất hiện rồi, và vị giáo hoàng ấy lại còn tiếp tục duy trì Đức TGM Muller ở vai trò tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngay khi đang cố gắng cải tổ giáo triều Rôma.
Chấn động chăng là năm 2012, khi Đức Bênêđíctô XVI cử Đức TGM Muller làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin thay thế Đức HY Levada, một thánh bộ nếu không theo dõi các nhà thần học giải phóng một cách xít xao, thì ít nhất cũng đã liên tiếp, trong hai năm, ra hai chỉ thị đề phòng nền thần học này.
Ký giả kỳ cựu về Vatican, Andrea Tornielli, cho rằng chính vì hai chỉ thị trên, Đức HY Joseph Ratzinger bị coi là người kết án thần học giải phóng đến độ không cho họ biện hộ, kháng án. Thực ra, chỉ thị Libertatis nuntius, ban hành ngày 6 tháng Tám năm 1984 chỉ cảnh giác trước các nguy cơ và lệch lạc trong việc nền thần học này nhìn thực tại qua lăng kính Mácxít. Đây là lúc Châu Mỹ La Tinh đang nằm trong tay các nhà độc tài và Reagan đang bận tâm chống lại “đế quốc tội ác” Xô Viết.
Nhưng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin không lên án toàn bộ nền Thần Học Giải Phóng, cũng không lên án việc “ưu tiên chọn người nghèo”. Thánh Bộ chỉ chống lại các giải thích Mácxít được một số thần học gia sử dụng.
Thực vậy, văn kiện trên nhắc đến sự “cám dỗ muốn giản lược Tin Mừng cứu rỗi thành tin mừng trần gian”. Nó nói tới nguy cơ “quên khuấy và triển hạn việc phúc âm hóa tới Ngày Mai”. Nó thách thức “các lý thuyết ý thức hệ” được dùng làm căn bản để giải thích thực tại xã hội qua một thứ thần học nhằm trình bày chiến tranh giai cấp như một “định luật khách quan và tất yếu” và làm người ta tin rằng “nhờ bước vào diễn trình của nó, giai cấp bị áp bức tạo ra chân lý và hành động ‘hợp khoa học’. Thành thử, ý niệm chân lý đi song song với việc khẳng định nhu cầu dùng bạo lực”. Phép Thánh Thể trở thành “việc cử hành của giai cấp đấu tranh”. “Nước Thiên Chúa và việc thành hình của nó thường được đồng hóa với phong trào giải phóng nhân bản”.
Điều đáng buồn là chính lúc ấy, lúc ban hành chỉ thị Libertatis Nuntius, nghĩa là lúc ngài vừa đảm nhiệm Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin chưa đầy hai năm, Đức HY Ratzinger bắt đầu bị coi là kẻ thù của các thần học gia cởi mở, là “người đào huyệt”chôn sống hy vọng mà Vatican II đã vun trồng nơi các nước nghèo. Giáo Hội dưới sự dìu dắt của Wojtyla được nhìn như người gửi tín hiệu ủng hộ các chế độ chống cộng đang cai trị các quốc gia Nam Mỹ.
Ấy thế nhưng, nếu đọc chỉ thị đầu tiên về Thần Học Giải Phóng này một cách trọn vẹn, người ta thấy khác hẳn. Trong phần dẫn nhập, văn kiện trên nói rõ: “Tuyệt đối, không nên giải thích chỉ thị này như một bác bỏ tất cả những ai muốn đáp ứng một cách đại độ và bằng tinh thần phúc âm chân chính đối với ‘việc ưu tiên chọn người nghèo’”
“Chỉ thị này cũng không hề được dùng để bào chữa cho những ai luôn duy trì thái độ trung lập hay dửng dưng trước các vấn đề bi thảm và cấp bách liên quan đến cảnh khốn cùng và bất công của con người. Trái lại, nó được soạn thảo bởi niềm xác tín rằng các lệch lạc ý thức hệ nghiêm trọng được nó chỉ ra tất yếu sẽ dẫn tới việc phản bội lại chính nghĩa người nghèo”.
“Hơn bao giờ hết, Giáo Hội chỉ nhằm lên án các lạm dụng, các bất công, và các tấn kích chống lại tự do, ở bất cứ nơi nào chúng diễn ra và do bất cứ ai vi phạm chúng. Bằng các phương tiện riêng, Giáo Hội chỉ muốn tranh đấu để bảo vệ và thăng tiến quyền lợi của con người, nhất là của người nghèo”.
Hơn nữa, Chỉ thị còn quả quyết rằng “gương xấu bất bình đẳng lộ liễu giữa người giầu và người nghèo... không còn có thể dung thứ được nữa”. Cho nên, lời cảnh giác chống lại các lệch lạc nghiêm trọng của một số “nền thần học giải phóng” không được coi như một thứ thừa nhận, dù là gián tiếp, đối với những người chủ trương giam hãm người nghèo trong cảnh bần cùng, hay những ai lợi dụng cảnh bần cùng này và cả những ai lưu ý tới nó nhưng khoan tay đứng nhìn, không làm gì cả, tỏ ra thờ ơ, dửng dưng. Được hướng dẫn bởi Tin Mừng nhân hậu và yêu thương con người, Giáo Hội đã nghe được tiếng kêu gào đòi công lý nên muốn đáp lại tiếng kêu gào ấy một cách tận tình tận lực.
Cuối cùng, văn kiện lên án một số vị giáo phẩm đã tỏ ra quá “mềm” nếu không muốn nói đã trở thành chi thể với quyền lực. “Các vị bảo vệ giáo lý chính thống đôi khi bị tố giác là thụ động, khoan dung, hoặc đồng loã một cách tội lỗi trước các hoàn cảnh bất công không thể nào dung thứ được cũng như các chế độ chính trị nhằm kéo dài các hoàn cảnh này. Mọi người, nhất là các mục tử và những ai nắm giữ chức vụ có trách nhiệm, cần phải hồi tâm thiêng liêng, tăng cường tình yêu đối với Chúa và tha nhân, nhiệt thành đối với công lý và hòa bình, tìm ra ý nghĩa Tin Mừng của người nghèo và của cảnh nghèo. Quan tâm tới tính tinh tuyền của đức tin đòi ta phải trả lời trong tư cách chứng nhân hữu hiệu qua việc phục vụ người lân cận của ta, nhất là người nghèo và người bị áp bức, qua phương cách thần học toàn diện”.
Giải Phóng
Thực ra, chỉ thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin nhấn mạnh nhiều tới chủ đề giải phóng, coi nó như chủ điểm của sứ điệp Tin Mừng, đồng thời coi cuộc thảo luận thần học về chủ đề này là một cuộc thảo luận “đầy hứa hẹn”.
Chỉ thị cho rằng khát vọng giải phóng là một khát vọng mạnh mẽ, gần như không thể cưỡng lại được đến độ trở thành “dấu chỉ thời đại” chính mà Giáo Hội có nhiệm vụ phải khảo sát và giải thích dưới ánh sáng Tin Mừng. Khát vọng này hiện hữu dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhưng nó hiện hữu mạnh mẽ nhất nơi những người bần cùng và các giai cấp bị bóc lột.
Khát vọng này thấy rõ khi phẩm giá con người, vốn được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, bị khinh khi, chà đạp bởi nhiều hình thức áp bức thuộc phạm vi văn hóa, chính trị, chủng tộc, xã hội và kinh tế. Ý thức này có được là nhờ Tin Mừng đã làm sống dậy trong con người một đòi hỏi và một ý chí tích cực muốn có một cuộc sống an bình và huynh đệ công chính trong đó mọi người được tôn trọng và có được các điều kiện để phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần.
Nhờ ý thức trên, con người không còn thụ động cam chịu cảnh nghèo với những hậu quả như chết chóc, bệnh hoạn và xuống cấp. Họ coi cảnh bần cùng như một vi phạm vào phẩm giá bẩm sinh của họ, một vi phạm không thể khoan thứ. Nhất là ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, nhân loại nói chung có khả năng đảm bảo cho mỗi con người nhân bản những của cải tối thiểu xứng với phẩm giá làm người của họ.
Tuy nhiên, trên thực tế, của cải dư thừa đã bị phung phí trong khi nạn nhân thiếu dinh dưỡng không tài nào đếm xuể. Việc thiếu công bình và ý thức liên đới quốc tế đã chỉ làm lợi cho các quốc gia kỹ nghệ hóa, khiến cho vực sâu phân cách giầu nghèo ngày càng mở rộng. Thêm vào đó, còn có tai họa chiến tranh; nó đang phung phí những khoản tiền khổng lồ, mà nếu chỉ dành một mẩu nhỏ trong đó cũng đủ để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của không biết bao triệu triệu con người.
Ý nghĩa đích thực của giải phóng
Chính tình thế trên đã đẻ ra nhiều “phát ngôn viên” cho rằng mình là người đại diện chân chính của người nghèo, đem lại các thay đổi căn để nhằm chấm dứt cảnh bị áp bức và cảnh bần cùng của họ. Có những phát ngôn viên bất chấp đạo đức, chỉ dựa vào bạo lực để tạo “giải phóng” cho người nghèo.
Do đó, đây là lúc cần phải giải thích “các dấu chỉ thời đại” dưới ánh sáng Tin Mừng, không những qua việc khảo sát ý nghĩa của khát vọng giải phóng của người nghèo mà còn qua việc biện phân có phê phán các “phát ngôn viên” của người nghèo nữa, cụ thể là Thần Học Giải Phóng.
Chỉ thị cho rằng cụm từ “thần học giải phóng” là một cụm từ hoàn toàn chính đáng: nó mô tả một suy tư thần học quanh chủ đề giải phóng và tự do của Thánh Kinh, và quanh tính khẩn trương trong các thể hiện thực tiễn của nó. Thành thử cuộc gặp gỡ giữa khát vọng giải phóng và các nền thần học giải phóng không phải là chuyện tình cờ. Nhưng muốn hiểu ý nghĩa của cuộc gặp gỡ này, người ta phải dựa vào sứ điệp chuyên biệt của Mạc Khải và việc giải thích chân chính về nó của Huấn Quyền.
Qui chiếu nền tảng là Chúa Kitô, Đấng Giải Phóng; Người giải phóng ta khỏi tội, khỏi nô lệ Lề Luật và xác thịt, vốn là thân phận của loài người tội lỗi. Chính đời sống mới trong ơn thánh, hoa trái của công chính hóa, đã giải phóng ta. Thành thử, hình thức căn để nhất của nô lệ là nô lệ tội lỗi. Các hình thức nô lệ khác đều bắt nguồn sâu xa từ thứ nô lệ này. Do đó, theo nghĩa đầy đủ của Kitô Giáo, tự do không hề có nghĩa buông thả theo thèm muốn xác thịt, trái lại là cuộc sống mới trong Thần Khí yêu thương.
Đã đành trong Xuất Hành, tự do là tự do thoát ách thống trị và nô lệ ngoại nhân nhưng việc giải phóng này dẫn tới việc thờ phượng theo Giao Ước trên Núi Xinai. Thành thử, việc giải phóng trong Xuất Hành này không thể bị giản lược thành một giải phóng chủ yếu về chính trị. Vả lại, hạn từ “tự do” trong Thánh Kinh thường được thay thế bằng hạn từ “cứu chuộc” (redemption).
Từ kinh nghiệm trên, Dân Do Thái luôn sống trong niềm hy vọng về một cuộc giải phóng dứt khoát và do đó, Thiên Chúa được họ nhận diện là Đấng Giải Phóng. Đấng Giải Phóng hay Đấng Cứu Chuộc cũng là một.
Điều trên được mô tả rõ nét trong các Thánh Vịnh là các trước tác hay nhắc tới chủ đề cứu thoát và giải phóng. Trong ngữ cảnh này, đau khổ không hoàn toàn đồng nhất với cảnh nghèo về xã hội hay chính trị. Nó cũng bao gồm lòng hận thù của kẻ địch, các bất công, thất bại và chết chóc. Thánh Vịnh đưa ta trở về với kinh nghiệm chủ yếu có tính tôn giáo: chỉ nơi Thiên Chúa, con người mới có thể trông mong được cứu thoát và giải phóng.
Các tiên tri sau Amos đều nhấn mạnh tới các đòi hỏi công lý và liên đới và việc cần phải kết án nặng nề người giầu áp bức người nghèo. Họ bênh vực góa phụ và cô nhi. Họ đe dọa người quyền thế. Trung thành với Giao Ước không thể nào có được nếu không thực hành công lý. Công lý đối với Thiên Chúa và công lý đối với người khác, hai điều này không thể tách rời nhau. Thiên Chúa là người bênh vực và giải phóng người nghèo.
Tân Ước cũng thế và còn triệt để hơn nữa, qua bài giảng Các Mối Phúc: phải phát khởi từ thẳm sâu tâm hồn. Giới răn yêu thương huynh đệ nay được nới rộng làm qui luật tối cao của đời sống xã hội. Không còn ranh giới nào trong việc nhận mọi người làm người láng giềng của mình. Nghèo vì nước Thiên Chúa được ca ngợi. Con Người được nhận diện nơi người nghèo và thực sự Người đã trở nên nghèo giữa chúng ta. Phải thương xót như “Cha các con ở trên trời là Đấng thương xót”. Thánh Phaolô nhấn mạnh mối liên kết giữa việc tham dự bí tích và việc chia sẻ với anh chị em túng thiếu.
Nhưng chủ yếu hơn, Tân Ước nhấn mạnh tới sự ác lớn nhất là tội lỗi vì nó đánh vào tâm điểm nhân cách. Thành thử việc giải phóng đầu tiên phải là giải phóng khỏi tội lỗi như trên đã nói. Tuy nhiên, thư Philêmôn cho thấy thứ tự do mới do Chúa Kitô mang tới này nhất thiết có hậu quả trên bình diện xã hội.
Còn 1 kỳ