Chương IV: Nghệ thuật biện phân
Giáo hội, môi trường biện phân
Rất nhiều ý nghĩa trong các truyền thống linh đạo
104. Đồng hành ơn gọi là một chiều kích căn bản của diễn trình biện phân về phía người được kêu gọi lựa chọn. Thuật ngữ "biện phân" được sử dụng theo nhiều nghĩa, mặc dù có liên quan với nhau. Trong một ý nghĩa tổng quát hơn, biện phân chỉ một diễn trình dẫn đến việc đưa ra các quyết định quan trọng; theo nghĩa thứ hai, chuyên biệt hơn với truyền thống Kitô giáo và trên đó chúng ta sẽ dừng lại một cách đặc biệt hơn, nó tương ứng với năng động tính thiêng liêng nhờ đó một người, một nhóm hoặc một cộng đồng tìm cách nhận ra và nghinh đón thánh ý Thiên Chúa trong tính cụ thể của hoàn cảnh họ: "Hãy kiểm tra mọi sự: điều gì tốt, hãy giữ lại" (1 Tx 5: 21). Như một sự sẵn có đó để nhận ra tiếng nói của Chúa Thánh Thần và nghinh đón lời kêu gọi của Người, biện phân là một chiều kích thiết yếu trong lối sống của Chúa Giêsu, một thái độ căn bản hơn là một hành vi đúng từng điểm.
Xuyên suốt lịch sử của Giáo hội, các nền linh đạo khác nhau đã đối diện với chủ đề biện phân, với những điểm nhấn khác nhau, nhất là theo sự đa dạng của nhạy cảm đặc sủng và các thời đại lịch sử. Trong thời gian Thượng hội đồng, chúng ta đã nhận ra một số yếu tố chung không loại bỏ sự đa dạng của các ngôn ngữ: sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống và lịch sử của mỗi người; khả thể nhận ra hành động của Người; vai trò của cầu nguyện, của đời sống bí tích và của khổ hạnh; sự đương đầu không ngừng với các đòi hỏi của Lời Chúa; tự do liên quan đến các điều chắc chắn đã nhận được; kiểm nghiệm liên tục với cuộc sống hàng ngày; tầm quan trọng của việc đồng hành thỏa đáng.
Tại tâm điểm Lời Chúa và Giáo Hội
105. Trong tư cách một "thái độ nội tâm bén rễ sâu trong một hành vi đức tin" (Đức Phanxicô, Bài diễn văn trước Phiên Họp Toàn Thể đầu tiên của Thượng Hội Đồng Giám Mục thường lệ lần thứ XV, ngày 3 tháng 10 năm 2018), việc biện phân tự thân phải tham chiếu Giáo hội, một cơ chế có sứ mệnh làm cho từng người đàn ông và đàn bà gặp gỡ Chúa, Đấng vốn làm việc trong đời sống và trong tâm hồn họ.
Bối cảnh của cộng đồng giáo hội tạo điều kiện cho bầu không khí tin cậy và tự do cho việc tìm kiếm ơn gọi của mình trong một môi trường tĩnh tâm và cầu nguyện; nó mang đến những cơ hội cụ thể để đọc lại câu chuyện của chính mình và khám phá những ơn phúc và những điểm dễ bị thương tổn của mình dưới ánh sáng Lời Chúa; nó cho phép ta đối đầu với các nhân chứng có các giải pháp khác cho đời sống. Cuộc gặp gỡ với người nghèo cũng kích thích việc thâm hậu hóa những gì là chủ yếu trong cuộc hiện sinh, trong khi các Bí tích - đặc biệt là Bí tích Thánh Thể và Hòa giải - nuôi dưỡng và duy trì những người khám phá ý muốn của Thiên Chúa.
Chân trời cộng đồng luôn được ngụ hàm trong bất cứ cuộc biện phân nào, một việc không bao giờ có thể bị giản lược vào chiều kích cá nhân. Đồng thời, bất cứ cuộc biện phân cá nhân nào cũng thách thức cộng đồng, bằng cách kích thích họ lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần gợi ý cho họ thông qua kinh nghiệm thiêng liêng của các thành viên của họ: giống như mọi tín hữu, Giáo hội luôn biện phân.
Lương tâm trong biện phân
Chúa nói với trái tim
106. Biện phân thu hút sự chú ý đến những gì đang xảy ra trong trái tim của từng người đàn ông và đàn bà. Trong các bản văn Thánh Kinh, thuật ngữ "trái tim" được sử dụng để chỉ điểm trung tâm của nội tâm tính của con người, trong đó việc lắng nghe Lời mà Thiên Chúa liên tục ngỏ cùng họ trở thành tiêu chuẩn đánh giá đời sống và các lựa chọn của nó (xem Tv 139). Sách thánh xem xét chiều kích bản thân, nhưng đồng thời nhấn mạnh cả chiều kích cộng đồng. Ngay cả "trái tim mới" được các tiên tri hứa hẹn cũng không phải là một ơn phúc cá nhân, mà liên quan đến tất cả Israel, với truyền thống và lịch sử cứu độ của nó, nơi tín đồ được lồng vào (xem Edk 36: 26-27). Các Tin mừng tiếp tục đường hướng này: Chúa Giêsu nhấn mạnh tầm quan trọng của nội tâm tính và đặt trái tim vào tâm điểm của đời sống luân lý (xem Mt 15: 18-20).
Ý niệm Kitô giáo về lương tâm
107. Thánh Tông đồ Phaolô làm phong phú thêm những gì đã được truyền thống Thánh Kinh khai triển về trái tim, bằng cách liên hệ nó với thuật ngữ "lương tâm", mà ngài lấy từ nền văn hóa của thời ngài. Chính trong lương tâm, chúng ta thấu hiểu thành quả của cuộc gặp gỡ và hiệp thông với Chúa Kitô: một sự biến đổi cứu rỗi và chào đón tự do mới. Truyền thống Kitô giáo nhấn mạnh lương tâm như nơi ưu tuyển của sự thân mật đặc biệt với Thiên Chúa và của cuộc gặp gỡ với Người, nơi tiếng nói của Người tự làm cho mình hiện diện: "lương tâm là trung tâm bí nhiệm nhất của con người, nơi tôn nghiêm trong đó họ ở một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người tự làm cho mình được nghe thấy"(Gaudium et spes, số 16). Lương tâm này không trùng hợp với cảm thức tức thời và hời hợt, cũng không phải là việc "nhận thức về chính mình": nó chứng thực một sự hiện diện siêu việt mà mỗi người tìm thấy trong nội tâm tính của mình, nhưng lại không phải là sở hữu của mình.
Việc đào tạo lương tâm
108. Đào tạo lương tâm là hành trình cả đời, trong đó, người ta học cách nuôi dưỡng cùng những cảm xúc như Chúa Giêsu Kitô, bằng cách chấp nhận các tiêu chuẩn chọn lựa và các ý hướng hành động của Người (xem Pl 2: 5). Để đạt đến chiều kích sâu xa nhất của lương tâm, theo viễn kiến Kitô giáo, điều quan trọng là phải dành một sự chú ý lớn lao cho nội tâm tính, bao hàm, trước nhất, các khoảng thời gian im lặng, chiêm niệm cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa, với sự hỗ trợ của việc thực hành bí tích và huấn giáo của Giáo hội. Ngoài ra, cần phải thực hành thói quen tốt, được kiểm chứng trong việc xét mình: một thao tác trong đó không chỉ là vấn đề nhận diện tội lỗi của mình, mà còn nhận ra việc làm của Thiên Chúa trong kinh nghiệm hàng ngày của riêng mình, trong các biến cố của lịch sử và các nền văn hóa nơi chúng ta đang sống, trong chứng từ của rất nhiều người đàn ông và đàn bà đi trước chúng ta hoặc những người đang đồng hành với chúng ta bằng sự khôn ngoan của họ. Tất cả các điều này giúp ta lớn lên trong nhân đức khôn ngoan (prudence), bằng cách nói rõ định hướng toàn bộ cho cuộc sống với những lựa chọn cụ thể, với một sự thanh thản hiểu rõ các ơn phúc và giới hạn của mình. Chàng trai trẻ Solomon yêu cầu ơn phúc này hơn bất cứ mọi ơn phúc khác (xem 1 V 3: 9).
Lương tâm giáo hội
109. Lương tâm của mọi tín hữu trong chiều kích bản thân nhất của họ luôn gắn liền với lương tâm giáo hội. Chỉ qua sự trung gian của Giáo hội và truyền thống đức tin của Giáo Hội, chúng ta mới có thể tiếp cận khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa được mặc khải trong Chúa Giêsu Kitô. Do đó, sự biện phân thiêng liêng tự trình bầy như một việc làm thành thực của lương tâm, trong ý chí của nó muốn biết điều tốt có thể thực hiện được, mà nhờ đó, người ta có thể đưa ra các quyết định có trách nhiệm, bằng cách áp dụng lý trí thực tiễn một cách thỏa đáng và tự để được soi sáng bởi mối liên hệ bản thân với Chúa Giêsu.
Việc thực hành biện phân
Quen thuộc với Chúa
110. Như một cuộc gặp gỡ với Chúa, Đấng tự làm cho Người hiện diện trong sự thân mật của trái tim, biện phân có thể được hiểu như một hình thức cầu nguyện đích thực. Đây là lý do tại sao nó đòi phải có những khoảng thời gian thích hợp cho việc tĩnh tâm, cả trong sự thường xuyên của cuộc sống hàng ngày lẫn trong những thời điểm đặc biệt, chẳng hạn như buổi tĩnh tâm, các buổi linh thao, các cuộc hành hương, v.v. Một cuộc biện phân nghiêm túc tự nuôi dưỡng bằng mọi dịp gặp gỡ Chúa và thâm hậu hóa việc làm quen với Người, trong các thực tại khác nhau trong đó, Người tự làm cho Người hiện diện: các bí tích, đặc biệt Bí tích Thánh Thể và Hòa giải, lắng nghe và sự suy niệm Lời Chúa, đọc Sách Thánh theo lối cầu nguyện (lectio divina) trong cộng đồng, cảm nghiệm huynh đệ về đời sống cộng đồng, gặp gỡ người nghèo mà Chúa Giêsu vốn đồng hóa với.
Các thiên hướng của trái tim
111. Tự mở lòng ra để lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần đòi hỏi các thiên hướng nội tâm chính xác: thiên hướng (disposition) đầu tiên là chú ý của trái tim, được tăng giá trị bởi sự im lặng và khả năng làm trống rỗng, những việc đòi phải khổ hạnh (ascèse). Các thiên hướng không kém căn bản là sự sáng suốt, chấp nhận bản thân và ăn năn, kết hợp với ý muốn đặt trật tự cho cuộc sống mình, bằng cách từ bỏ những gì có thể trở thành một trở ngại, để lấy lại được sự tự do nội tâm cần thiết để thực hiện lựa chọn hoàn toàn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Biện phân tốt cũng đòi hỏi phải chú ý đến các chuyển động của trái tim, bằng cách trở nên luôn có khả năng nhận ra chúng nhiều hơn và đặt tên cho chúng. Cuối cùng, biện phân đòi có sự can đảm để dấn thân vào cuộc đấu tranh thiêng liêng, vì các cơn cám dỗ và chướng ngại vật do Tên Ma Lanh đặt trên đường đi của chúng ta sẽ không thể không xuất hiện.
Đối thoại đồng hành
112. Các truyền thống linh đạo khác nhau đồng ý với nhau về sự kiện này: việc biện phân tốt cần phải thường xuyên đối đầu với một hướng dẫn thiêng liêng. Nói lên điều đã sống một cách chân thực và có tính bản thân sẽ giúp minh xác nó. Đồng thời, người đồng hành đảm nhận một chức năng thiết yếu như người đối đầu từ bên ngoài, bằng cách trở thành người trung gian cho sự hiện diện mẫu thân của Giáo hội. Đây là một chức năng tế nhị, đã được thảo luận ở chương trước.
Quyết định và xác nhận
113. Biện phân như một chiều kích trong lối sống của Chúa Giêsu và của các môn đệ Người cho phép các diễn trình cụ thể nhằm thoát khỏi tình trạng do dự, để đảm nhiệm trách nhiệm đối với các quyết định. Do đó, các diễn trình biện phân không thể kéo dài vô tận, cả trong hành trình bản thân lẫn trong hành trình cộng đồng và định chế. Quyết định được theo sau bởi một giai đoạn cũng có tính căn bản không kém phải đem ra thực hiện và chứng nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, điều sẽ không thể thiếu là tiếp tục theo đuổi bằng một giai đoạn chăm chú lắng nghe những cảm xúc bên trong, để hiểu thấu tiếng nói Chúa Thánh Thần. Sự đối đầu với các thực tại cụ thể mang một tầm quan trọng đặc biệt trong viễn tượng này. Đặc biệt, các truyền thống linh đạo khác nhau cho thấy giá trị cuộc sống huynh đệ và việc phục vụ người nghèo như các thời điểm đem các quyết định đã làm ra thử nghiệm và như nơi con người được biểu lộ trọn vẹn.
Kỳ sau: Phần III: "Ngay giờ ấy, họ lên đường"
Giáo hội, môi trường biện phân
Rất nhiều ý nghĩa trong các truyền thống linh đạo
104. Đồng hành ơn gọi là một chiều kích căn bản của diễn trình biện phân về phía người được kêu gọi lựa chọn. Thuật ngữ "biện phân" được sử dụng theo nhiều nghĩa, mặc dù có liên quan với nhau. Trong một ý nghĩa tổng quát hơn, biện phân chỉ một diễn trình dẫn đến việc đưa ra các quyết định quan trọng; theo nghĩa thứ hai, chuyên biệt hơn với truyền thống Kitô giáo và trên đó chúng ta sẽ dừng lại một cách đặc biệt hơn, nó tương ứng với năng động tính thiêng liêng nhờ đó một người, một nhóm hoặc một cộng đồng tìm cách nhận ra và nghinh đón thánh ý Thiên Chúa trong tính cụ thể của hoàn cảnh họ: "Hãy kiểm tra mọi sự: điều gì tốt, hãy giữ lại" (1 Tx 5: 21). Như một sự sẵn có đó để nhận ra tiếng nói của Chúa Thánh Thần và nghinh đón lời kêu gọi của Người, biện phân là một chiều kích thiết yếu trong lối sống của Chúa Giêsu, một thái độ căn bản hơn là một hành vi đúng từng điểm.
Xuyên suốt lịch sử của Giáo hội, các nền linh đạo khác nhau đã đối diện với chủ đề biện phân, với những điểm nhấn khác nhau, nhất là theo sự đa dạng của nhạy cảm đặc sủng và các thời đại lịch sử. Trong thời gian Thượng hội đồng, chúng ta đã nhận ra một số yếu tố chung không loại bỏ sự đa dạng của các ngôn ngữ: sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống và lịch sử của mỗi người; khả thể nhận ra hành động của Người; vai trò của cầu nguyện, của đời sống bí tích và của khổ hạnh; sự đương đầu không ngừng với các đòi hỏi của Lời Chúa; tự do liên quan đến các điều chắc chắn đã nhận được; kiểm nghiệm liên tục với cuộc sống hàng ngày; tầm quan trọng của việc đồng hành thỏa đáng.
Tại tâm điểm Lời Chúa và Giáo Hội
105. Trong tư cách một "thái độ nội tâm bén rễ sâu trong một hành vi đức tin" (Đức Phanxicô, Bài diễn văn trước Phiên Họp Toàn Thể đầu tiên của Thượng Hội Đồng Giám Mục thường lệ lần thứ XV, ngày 3 tháng 10 năm 2018), việc biện phân tự thân phải tham chiếu Giáo hội, một cơ chế có sứ mệnh làm cho từng người đàn ông và đàn bà gặp gỡ Chúa, Đấng vốn làm việc trong đời sống và trong tâm hồn họ.
Bối cảnh của cộng đồng giáo hội tạo điều kiện cho bầu không khí tin cậy và tự do cho việc tìm kiếm ơn gọi của mình trong một môi trường tĩnh tâm và cầu nguyện; nó mang đến những cơ hội cụ thể để đọc lại câu chuyện của chính mình và khám phá những ơn phúc và những điểm dễ bị thương tổn của mình dưới ánh sáng Lời Chúa; nó cho phép ta đối đầu với các nhân chứng có các giải pháp khác cho đời sống. Cuộc gặp gỡ với người nghèo cũng kích thích việc thâm hậu hóa những gì là chủ yếu trong cuộc hiện sinh, trong khi các Bí tích - đặc biệt là Bí tích Thánh Thể và Hòa giải - nuôi dưỡng và duy trì những người khám phá ý muốn của Thiên Chúa.
Chân trời cộng đồng luôn được ngụ hàm trong bất cứ cuộc biện phân nào, một việc không bao giờ có thể bị giản lược vào chiều kích cá nhân. Đồng thời, bất cứ cuộc biện phân cá nhân nào cũng thách thức cộng đồng, bằng cách kích thích họ lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần gợi ý cho họ thông qua kinh nghiệm thiêng liêng của các thành viên của họ: giống như mọi tín hữu, Giáo hội luôn biện phân.
Lương tâm trong biện phân
Chúa nói với trái tim
106. Biện phân thu hút sự chú ý đến những gì đang xảy ra trong trái tim của từng người đàn ông và đàn bà. Trong các bản văn Thánh Kinh, thuật ngữ "trái tim" được sử dụng để chỉ điểm trung tâm của nội tâm tính của con người, trong đó việc lắng nghe Lời mà Thiên Chúa liên tục ngỏ cùng họ trở thành tiêu chuẩn đánh giá đời sống và các lựa chọn của nó (xem Tv 139). Sách thánh xem xét chiều kích bản thân, nhưng đồng thời nhấn mạnh cả chiều kích cộng đồng. Ngay cả "trái tim mới" được các tiên tri hứa hẹn cũng không phải là một ơn phúc cá nhân, mà liên quan đến tất cả Israel, với truyền thống và lịch sử cứu độ của nó, nơi tín đồ được lồng vào (xem Edk 36: 26-27). Các Tin mừng tiếp tục đường hướng này: Chúa Giêsu nhấn mạnh tầm quan trọng của nội tâm tính và đặt trái tim vào tâm điểm của đời sống luân lý (xem Mt 15: 18-20).
Ý niệm Kitô giáo về lương tâm
107. Thánh Tông đồ Phaolô làm phong phú thêm những gì đã được truyền thống Thánh Kinh khai triển về trái tim, bằng cách liên hệ nó với thuật ngữ "lương tâm", mà ngài lấy từ nền văn hóa của thời ngài. Chính trong lương tâm, chúng ta thấu hiểu thành quả của cuộc gặp gỡ và hiệp thông với Chúa Kitô: một sự biến đổi cứu rỗi và chào đón tự do mới. Truyền thống Kitô giáo nhấn mạnh lương tâm như nơi ưu tuyển của sự thân mật đặc biệt với Thiên Chúa và của cuộc gặp gỡ với Người, nơi tiếng nói của Người tự làm cho mình hiện diện: "lương tâm là trung tâm bí nhiệm nhất của con người, nơi tôn nghiêm trong đó họ ở một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người tự làm cho mình được nghe thấy"(Gaudium et spes, số 16). Lương tâm này không trùng hợp với cảm thức tức thời và hời hợt, cũng không phải là việc "nhận thức về chính mình": nó chứng thực một sự hiện diện siêu việt mà mỗi người tìm thấy trong nội tâm tính của mình, nhưng lại không phải là sở hữu của mình.
Việc đào tạo lương tâm
108. Đào tạo lương tâm là hành trình cả đời, trong đó, người ta học cách nuôi dưỡng cùng những cảm xúc như Chúa Giêsu Kitô, bằng cách chấp nhận các tiêu chuẩn chọn lựa và các ý hướng hành động của Người (xem Pl 2: 5). Để đạt đến chiều kích sâu xa nhất của lương tâm, theo viễn kiến Kitô giáo, điều quan trọng là phải dành một sự chú ý lớn lao cho nội tâm tính, bao hàm, trước nhất, các khoảng thời gian im lặng, chiêm niệm cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa, với sự hỗ trợ của việc thực hành bí tích và huấn giáo của Giáo hội. Ngoài ra, cần phải thực hành thói quen tốt, được kiểm chứng trong việc xét mình: một thao tác trong đó không chỉ là vấn đề nhận diện tội lỗi của mình, mà còn nhận ra việc làm của Thiên Chúa trong kinh nghiệm hàng ngày của riêng mình, trong các biến cố của lịch sử và các nền văn hóa nơi chúng ta đang sống, trong chứng từ của rất nhiều người đàn ông và đàn bà đi trước chúng ta hoặc những người đang đồng hành với chúng ta bằng sự khôn ngoan của họ. Tất cả các điều này giúp ta lớn lên trong nhân đức khôn ngoan (prudence), bằng cách nói rõ định hướng toàn bộ cho cuộc sống với những lựa chọn cụ thể, với một sự thanh thản hiểu rõ các ơn phúc và giới hạn của mình. Chàng trai trẻ Solomon yêu cầu ơn phúc này hơn bất cứ mọi ơn phúc khác (xem 1 V 3: 9).
Lương tâm giáo hội
109. Lương tâm của mọi tín hữu trong chiều kích bản thân nhất của họ luôn gắn liền với lương tâm giáo hội. Chỉ qua sự trung gian của Giáo hội và truyền thống đức tin của Giáo Hội, chúng ta mới có thể tiếp cận khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa được mặc khải trong Chúa Giêsu Kitô. Do đó, sự biện phân thiêng liêng tự trình bầy như một việc làm thành thực của lương tâm, trong ý chí của nó muốn biết điều tốt có thể thực hiện được, mà nhờ đó, người ta có thể đưa ra các quyết định có trách nhiệm, bằng cách áp dụng lý trí thực tiễn một cách thỏa đáng và tự để được soi sáng bởi mối liên hệ bản thân với Chúa Giêsu.
Việc thực hành biện phân
Quen thuộc với Chúa
110. Như một cuộc gặp gỡ với Chúa, Đấng tự làm cho Người hiện diện trong sự thân mật của trái tim, biện phân có thể được hiểu như một hình thức cầu nguyện đích thực. Đây là lý do tại sao nó đòi phải có những khoảng thời gian thích hợp cho việc tĩnh tâm, cả trong sự thường xuyên của cuộc sống hàng ngày lẫn trong những thời điểm đặc biệt, chẳng hạn như buổi tĩnh tâm, các buổi linh thao, các cuộc hành hương, v.v. Một cuộc biện phân nghiêm túc tự nuôi dưỡng bằng mọi dịp gặp gỡ Chúa và thâm hậu hóa việc làm quen với Người, trong các thực tại khác nhau trong đó, Người tự làm cho Người hiện diện: các bí tích, đặc biệt Bí tích Thánh Thể và Hòa giải, lắng nghe và sự suy niệm Lời Chúa, đọc Sách Thánh theo lối cầu nguyện (lectio divina) trong cộng đồng, cảm nghiệm huynh đệ về đời sống cộng đồng, gặp gỡ người nghèo mà Chúa Giêsu vốn đồng hóa với.
Các thiên hướng của trái tim
111. Tự mở lòng ra để lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần đòi hỏi các thiên hướng nội tâm chính xác: thiên hướng (disposition) đầu tiên là chú ý của trái tim, được tăng giá trị bởi sự im lặng và khả năng làm trống rỗng, những việc đòi phải khổ hạnh (ascèse). Các thiên hướng không kém căn bản là sự sáng suốt, chấp nhận bản thân và ăn năn, kết hợp với ý muốn đặt trật tự cho cuộc sống mình, bằng cách từ bỏ những gì có thể trở thành một trở ngại, để lấy lại được sự tự do nội tâm cần thiết để thực hiện lựa chọn hoàn toàn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Biện phân tốt cũng đòi hỏi phải chú ý đến các chuyển động của trái tim, bằng cách trở nên luôn có khả năng nhận ra chúng nhiều hơn và đặt tên cho chúng. Cuối cùng, biện phân đòi có sự can đảm để dấn thân vào cuộc đấu tranh thiêng liêng, vì các cơn cám dỗ và chướng ngại vật do Tên Ma Lanh đặt trên đường đi của chúng ta sẽ không thể không xuất hiện.
Đối thoại đồng hành
112. Các truyền thống linh đạo khác nhau đồng ý với nhau về sự kiện này: việc biện phân tốt cần phải thường xuyên đối đầu với một hướng dẫn thiêng liêng. Nói lên điều đã sống một cách chân thực và có tính bản thân sẽ giúp minh xác nó. Đồng thời, người đồng hành đảm nhận một chức năng thiết yếu như người đối đầu từ bên ngoài, bằng cách trở thành người trung gian cho sự hiện diện mẫu thân của Giáo hội. Đây là một chức năng tế nhị, đã được thảo luận ở chương trước.
Quyết định và xác nhận
113. Biện phân như một chiều kích trong lối sống của Chúa Giêsu và của các môn đệ Người cho phép các diễn trình cụ thể nhằm thoát khỏi tình trạng do dự, để đảm nhiệm trách nhiệm đối với các quyết định. Do đó, các diễn trình biện phân không thể kéo dài vô tận, cả trong hành trình bản thân lẫn trong hành trình cộng đồng và định chế. Quyết định được theo sau bởi một giai đoạn cũng có tính căn bản không kém phải đem ra thực hiện và chứng nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, điều sẽ không thể thiếu là tiếp tục theo đuổi bằng một giai đoạn chăm chú lắng nghe những cảm xúc bên trong, để hiểu thấu tiếng nói Chúa Thánh Thần. Sự đối đầu với các thực tại cụ thể mang một tầm quan trọng đặc biệt trong viễn tượng này. Đặc biệt, các truyền thống linh đạo khác nhau cho thấy giá trị cuộc sống huynh đệ và việc phục vụ người nghèo như các thời điểm đem các quyết định đã làm ra thử nghiệm và như nơi con người được biểu lộ trọn vẹn.
Kỳ sau: Phần III: "Ngay giờ ấy, họ lên đường"