Washington: Linh Mục Dòng Tên Richard T. McSorley, một thần học gia, người đấu tranh cho hòa binh và tác giả 8 cuốn sách về công lý xã hội và chủ nghĩa hòa bình, đã từ trần ngày 17/10 tại Bệnh Viện Ðại Học Georgetown vì chứng bệnh nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 88 tuổi.
Mặc dầu Cha đã về hưu sau 24 năm dạy học tại Phân Khoa của Ðại Học Georgetown, Cha McSorley vẫn tiếp tục làm giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu cho Hòa Bình của Ðại Học Georgetown cho đến khi Cha qua đời.
Sinh trưởng tại Philadelphia vào năm 1914, Cha Richard T. McSorley là người con trong một gia đình có 15 anh chị em, 8 người đã đi tu làm Linh Mục và Nữ Tu. Một người anh của Cha, là Giám Mục Francis tu Dòng Tận Hiến, được thụ phong Giám Mục cai quản Giáo Phận Jolo tại Phi Luật Tân, Ngài đã qua đời vào năm 1971.
Khi lên 18 tuổi, cậu Richard McSorley đã xin vào Nhà Tập Dòng Tên tại Poughkeepsie- Nữu Ước và đã tốt nghiệm từ Ðại Học Woodstock tại Maryland với bằng cử nhân triết học.
Thầy McSorley được gửi đi phục vụ dạy học tại miền Nam Luzon- Phi Luật Tân. Vào năm 1941, sau vài ngày quân đội Nhật tấn công Trân Châu Cảng, thầy và người bạn trong Dòng đã bị quân Nhật bắt. Họ bị giam trong tù tại Phi Luật Tân cho đến khi quân đội Mỹ đến giải cứu vào năm 1945. Mặc dầu Thầy không bị đối xử tàn nhẫn như các tù nhân người Phi Luật Tân, nhưng Thầy bị mất sức rất khổ cực và trong tình trạng gần chết đói.
Thầy McSorley trở về lại Hoa Kỳ và thụ phong Linh Mục vào năm 1946. Bài sai đầu tiên trong đời mục vụ của Cha là làm việc tại một Giáo Xứ hẻo lánh ở miền Nam Maryland. Cha là một nhà đấu tranh cho công lý xã hội và đã từng dẫn đoàn biểu tình chống chiến tranh Việt Nam và chống chế tạo vũ khí nguyên tử.
Cha dạy tại Ðại Học Scranton ở Pennysylvania và nhận bằng tiến sĩ tại Ðại Học Ottawa.
Vào cuối thập niên 60, tại Anh Quốc Cha đã gặp Bill Clinton đang theo diện học bổng Rhodes. Trong cuốn kỷ yếu viết cho những người quen biết trong những dịp xuống đường vì hòa bình, nhiều đề tài đã được Quốc Hội Mỹ đem ra thảo luận trước kỳ bầu cử Tổng Thống vào năm 1992.
Thượng nghị sĩ Bob Dornan, lúc đó nghị viên Ðảng Dân Chủ tại California, đã dùng chuyến viếng thăm của Cha với các nhà đấu tranh hòa bình cùng với ông Bill Clinton tại Oslo- Na Uy, để ghép Cha McSorley là người theo chủ nghĩa Marxist, là người "vẫn còn đầu độc" sinh viên tại Georgetown.
Cha McSorley đã từ chối bình luận với báo chí việc thảo luận với Bill Clinton vào thời điểm đó. Sau này Cha đã nói với tờ Washington Post "Nếu nhiều người cầu nguyện cho hòa bình như Bill Clinton đã làm vào năm 1969, thì thế giới này sẽ là một nơi chốn tốt đẹp hơn".
Cha McSorley cũng là người bạn thân lâu năm với dòng họ Kenedy, kể cả thời điểm Cha đã nhận lời Bà Ethel Kennedy để dạy đánh quần vợt cho những đứa con của bà. Cha cũng được chọn như một nhân vật thay thế Thượng Nghị Sĩ Robert Kennedy tới tham dự Hội Nghị Ðảng Cộng Hòa.
Công việc đấu tranh vì hòa bình của Cha McSorley vẫn còn coi như một gia sản lâu dài của Dòng Tên. Cha là sáng lập viên của các Công Ðoàn Công Nhân Thánh Phanxicô và Dorothy Day tại Washington, là phó chủ tịch Văn Phòng Hòa Bình tại Geneve Thụy Sĩ và cũng là thành viên của hội đồng toàn quốc tổ chức Hòa Bình Ðức Kitô Hoa Kỳ (Pax Christi) là một phong trào Công Giáo vận động cho hòa bình.
Ngài có hồ sơ lâu dài bị câu lưu vì biểu tình cho hòa bình và công lý xã hội và những người đấu tranh cùng với Cha phải kể tới Mitch Snyder tại Washington và các anh em nhà Berrigan là Philip Berrigan và Linh Mục Dòng Tên Daniel Berrigan.
Những khóa học hỏi về hòa bình do Cha McSorley giảng dạy tại Georgertow thường lôi cuốn rất đông người, thậm chí nhiều học sinh hết chỗ ghi danh cũng đến tham dự.
Gần đây nhất, Cha McSorley đã lên tiếng phê bình khối Nato đã oanh tạc Balkans vào năm 1999 và chống lại những gì mà Ngài coi là sự chiến thắng trong cuộc chiến trong đêm canh thức Ngày Cựu Quân Nhân vào năm 1998.
Năm 1995, trong dịp tưởng niệm 50 năm Hiroshima tại Nhật Bản bị thả bom nguyên tử. Cha McSorley đã thảo luận về những vị thế đạo đức trong việc dùng bom nguyên tử của các thần học gia Công Giáo vào thời điểm đó. Và Cha nói cũng thật là điều đáng chú ý nếu lục lại các văn khố các tở báo của các Giáo Phận Hoa Kỳ để xem vào thời điểm ấy các thần học gia đã bình luận như thế nào và giáo dân Công Giáo phản ứng ra sao.
Trong những tuyên dương Cha đã nhận được phải kể đến bằng Danh Dự "Kiến thức muôn vàn" vì xây dựng hòa bình tại Ðại Học Nalanda Madelihava ở Bihar- Ấn Ðộ, giải thưởng cho ngày cựu sinh viên Ðại Học Georgetown vào năm 1985 và giải thưởng Bunn cho giảng viên lỗi lạc cũng vào năm 1985 cũng từ đại học này. Năm 1991, Cha nhận được giải thưởng do Tổ Chức Hòa Bình Ðức Kitô cho cuốn sách của Cha, được coi là cuốn sách của năm 1991 với tựa để "Ðó là một tội lỗi để chế tạo vũ khí nguyên tử".
Ngoài ra Cha còn viết những cuốn sách khác như "Những điều căn bản xây dựng hòa bình trong Tân Ước", "Những con mắt hòa bình", "Giết người? Vì hòa bình chăng?", cuốn sách viết tặng cho thân mẫu "Ðược càng nhiều, càng hạnh phúc hơn", và cuốn hồi ký "Con đường tiến tới Hòa Bình và Công Lý của tôi".
Hiện nay Cha cố Richard T. Mcsorley còn lại 2 người em trai và 4 người em gái. Thánh Lễ an táng được tổ chức vào ngày 22/10 tại Nhà Thờ Chúa Ba Ngôi tại Ðại Học Georgetown và lễ chốn cất vào ngày 23/10 tại Nghĩa Trang Dòng Tên tại Georgetown.
Mặc dầu Cha đã về hưu sau 24 năm dạy học tại Phân Khoa của Ðại Học Georgetown, Cha McSorley vẫn tiếp tục làm giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu cho Hòa Bình của Ðại Học Georgetown cho đến khi Cha qua đời.
Sinh trưởng tại Philadelphia vào năm 1914, Cha Richard T. McSorley là người con trong một gia đình có 15 anh chị em, 8 người đã đi tu làm Linh Mục và Nữ Tu. Một người anh của Cha, là Giám Mục Francis tu Dòng Tận Hiến, được thụ phong Giám Mục cai quản Giáo Phận Jolo tại Phi Luật Tân, Ngài đã qua đời vào năm 1971.
Khi lên 18 tuổi, cậu Richard McSorley đã xin vào Nhà Tập Dòng Tên tại Poughkeepsie- Nữu Ước và đã tốt nghiệm từ Ðại Học Woodstock tại Maryland với bằng cử nhân triết học.
Thầy McSorley được gửi đi phục vụ dạy học tại miền Nam Luzon- Phi Luật Tân. Vào năm 1941, sau vài ngày quân đội Nhật tấn công Trân Châu Cảng, thầy và người bạn trong Dòng đã bị quân Nhật bắt. Họ bị giam trong tù tại Phi Luật Tân cho đến khi quân đội Mỹ đến giải cứu vào năm 1945. Mặc dầu Thầy không bị đối xử tàn nhẫn như các tù nhân người Phi Luật Tân, nhưng Thầy bị mất sức rất khổ cực và trong tình trạng gần chết đói.
Thầy McSorley trở về lại Hoa Kỳ và thụ phong Linh Mục vào năm 1946. Bài sai đầu tiên trong đời mục vụ của Cha là làm việc tại một Giáo Xứ hẻo lánh ở miền Nam Maryland. Cha là một nhà đấu tranh cho công lý xã hội và đã từng dẫn đoàn biểu tình chống chiến tranh Việt Nam và chống chế tạo vũ khí nguyên tử.
Cha dạy tại Ðại Học Scranton ở Pennysylvania và nhận bằng tiến sĩ tại Ðại Học Ottawa.
Vào cuối thập niên 60, tại Anh Quốc Cha đã gặp Bill Clinton đang theo diện học bổng Rhodes. Trong cuốn kỷ yếu viết cho những người quen biết trong những dịp xuống đường vì hòa bình, nhiều đề tài đã được Quốc Hội Mỹ đem ra thảo luận trước kỳ bầu cử Tổng Thống vào năm 1992.
Thượng nghị sĩ Bob Dornan, lúc đó nghị viên Ðảng Dân Chủ tại California, đã dùng chuyến viếng thăm của Cha với các nhà đấu tranh hòa bình cùng với ông Bill Clinton tại Oslo- Na Uy, để ghép Cha McSorley là người theo chủ nghĩa Marxist, là người "vẫn còn đầu độc" sinh viên tại Georgetown.
Cha McSorley đã từ chối bình luận với báo chí việc thảo luận với Bill Clinton vào thời điểm đó. Sau này Cha đã nói với tờ Washington Post "Nếu nhiều người cầu nguyện cho hòa bình như Bill Clinton đã làm vào năm 1969, thì thế giới này sẽ là một nơi chốn tốt đẹp hơn".
Cha McSorley cũng là người bạn thân lâu năm với dòng họ Kenedy, kể cả thời điểm Cha đã nhận lời Bà Ethel Kennedy để dạy đánh quần vợt cho những đứa con của bà. Cha cũng được chọn như một nhân vật thay thế Thượng Nghị Sĩ Robert Kennedy tới tham dự Hội Nghị Ðảng Cộng Hòa.
Công việc đấu tranh vì hòa bình của Cha McSorley vẫn còn coi như một gia sản lâu dài của Dòng Tên. Cha là sáng lập viên của các Công Ðoàn Công Nhân Thánh Phanxicô và Dorothy Day tại Washington, là phó chủ tịch Văn Phòng Hòa Bình tại Geneve Thụy Sĩ và cũng là thành viên của hội đồng toàn quốc tổ chức Hòa Bình Ðức Kitô Hoa Kỳ (Pax Christi) là một phong trào Công Giáo vận động cho hòa bình.
Ngài có hồ sơ lâu dài bị câu lưu vì biểu tình cho hòa bình và công lý xã hội và những người đấu tranh cùng với Cha phải kể tới Mitch Snyder tại Washington và các anh em nhà Berrigan là Philip Berrigan và Linh Mục Dòng Tên Daniel Berrigan.
Những khóa học hỏi về hòa bình do Cha McSorley giảng dạy tại Georgertow thường lôi cuốn rất đông người, thậm chí nhiều học sinh hết chỗ ghi danh cũng đến tham dự.
Gần đây nhất, Cha McSorley đã lên tiếng phê bình khối Nato đã oanh tạc Balkans vào năm 1999 và chống lại những gì mà Ngài coi là sự chiến thắng trong cuộc chiến trong đêm canh thức Ngày Cựu Quân Nhân vào năm 1998.
Năm 1995, trong dịp tưởng niệm 50 năm Hiroshima tại Nhật Bản bị thả bom nguyên tử. Cha McSorley đã thảo luận về những vị thế đạo đức trong việc dùng bom nguyên tử của các thần học gia Công Giáo vào thời điểm đó. Và Cha nói cũng thật là điều đáng chú ý nếu lục lại các văn khố các tở báo của các Giáo Phận Hoa Kỳ để xem vào thời điểm ấy các thần học gia đã bình luận như thế nào và giáo dân Công Giáo phản ứng ra sao.
Trong những tuyên dương Cha đã nhận được phải kể đến bằng Danh Dự "Kiến thức muôn vàn" vì xây dựng hòa bình tại Ðại Học Nalanda Madelihava ở Bihar- Ấn Ðộ, giải thưởng cho ngày cựu sinh viên Ðại Học Georgetown vào năm 1985 và giải thưởng Bunn cho giảng viên lỗi lạc cũng vào năm 1985 cũng từ đại học này. Năm 1991, Cha nhận được giải thưởng do Tổ Chức Hòa Bình Ðức Kitô cho cuốn sách của Cha, được coi là cuốn sách của năm 1991 với tựa để "Ðó là một tội lỗi để chế tạo vũ khí nguyên tử".
Ngoài ra Cha còn viết những cuốn sách khác như "Những điều căn bản xây dựng hòa bình trong Tân Ước", "Những con mắt hòa bình", "Giết người? Vì hòa bình chăng?", cuốn sách viết tặng cho thân mẫu "Ðược càng nhiều, càng hạnh phúc hơn", và cuốn hồi ký "Con đường tiến tới Hòa Bình và Công Lý của tôi".
Hiện nay Cha cố Richard T. Mcsorley còn lại 2 người em trai và 4 người em gái. Thánh Lễ an táng được tổ chức vào ngày 22/10 tại Nhà Thờ Chúa Ba Ngôi tại Ðại Học Georgetown và lễ chốn cất vào ngày 23/10 tại Nghĩa Trang Dòng Tên tại Georgetown.