CHÂN DUNG LINH MỤC
Có thể nói một trong các thành phần của Giáo hội được khen chê nhiều nhất đó là linh mục. Các tiếng khen chê ấy lại nhiều hơn khi Giáo hội mở năm linh mục. Qua một vài sự cố “lạm dụng” mà báo chí Âu Mỹ làm rùm beng, thì một vài vị linh mục phân trần cách dí dỏm và tượng hình rằng linh mục, cách riêng linh mục triều là kiếp trên đe dưới búa. Cũng có thể có vài trường hợp như thế. Tuy nhiên cần chân nhận với nhau sự thật này: khi yêu ai, kính trọng ai nhiều thì người ta đòi hỏi kẻ ấy nhiều. Do đó những gì liên quan đến linh mục thường mang tính thời sự. Chính vì thế việc các linh mục cần phản tỉnh, trở về với căn tính của mình hầu sống “chính danh, chính phận” là một đòi hỏi tất yếu của mọi lúc, mọi nơi.
Làm sao để sống chính danh, chính phận trong thiên chức linh mục ? Để trả lời câu hỏi này, không gì hơn hãy trả lời hai câu hỏi: linh mục là ai ? Và bạn lãnh nhận thiên chức linh mục để làm gì ? Làm sáng tỏ được hai câu hỏi này thì chúng ta sẽ biết cách sống thiên chức linh mục như thế nào cho xứng với lòng Chúa ước mong.
I. Linh mục là ai ?
Có nhiều cái nhìn để mô tả hay trình bày chân dung linh mục. Với cái nhìn truyền thống dựa trên các năng quyền, thì linh mục là người đã lãnh nhận chức tư tế thừa tác, được trao ban các năng quyền như quyền hiến thánh, quyền hiến dâng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô trong Thánh Lễ, quyền tha các tội đã phạm sau khi được rửa tội qua bí tích Hòa giải và bí tích Xức Dầu ( J. A. Hardon ). Ở đây chúng ta cùng theo giáo huấn của Công đồng Vaticanô II và được Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắc lại trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis để thống nhất khái niệm linh mục là Kitô hữu đã lãnh nhận chức tư tế thừa tác để nên đồng hình đồng dạng với Kitô trong tư cách là thủ lãnh và là mục tử.
Chúa Kitô là nguồn của thiên chức linh mục và cũng là linh mục duy nhất chính danh chính hiệu. Người cũng được Thánh Kinh, đặc biệt Tin Mừng Matthêu ám chỉ là Môsê mới, Môsê của thời Tân Ước. Các linh mục không gì hơn là nhìn ngắm Chúa Kitô trong vai trò lãnh đạo và mục tử để sống đúng căn tính của mình. Cuộc đời của Môsê cũng rất đáng cho hàng linh mục ngẩm suy mà bắt chước, noi gương. Đang sống trong năm linh mục, nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của cha thánh Gioan Vianey, thiết tưởng cuộc đời của thánh nhân cũng rất cần được đề cập để làm sáng rõ thêm căn tính linh mục.
1. Là người lãnh đạo:
Chúa Giêsu đã từng khẳng định rõ ràng: “Anh em chỉ có một vị lãnh đạo là Đức Kitô” ( Mt 23,10 ). Dĩ nhiên chúng ta hiểu hai từ lãnh đạo mà Chúa Giêsu đề cập ở trên, đó là người dẫn loài người về với Chúa Cha. Vì không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Kitô ( x. Ga 14,6). Ngày nay khi nói đến hai từ lãnh đạo, người ta nghĩ đến những người đứng đầu của các tập thể, các tổ chức lớn bé trong xã hội. Người lãnh đạo theo nghĩa này là người chịu trách nhiệm lớn nhất, cao nhất trong việc gìn giữ, bảo vệ và làm phát triển tập thể, tổ chức của mình bằng việc hướng dẫn, ra lệnh, theo dỏi người dưới quyền thực thi trách vụ và quyền hạn được giao. Công việc của người lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối đồng thời tổ chức, động viên thuộc cấp thực hiện theo các mục đích nhắm của tập thể.
Vai trò và phận vụ lãnh đạo của Đức Kitô là hướng dẫn nhân loại nhận biết chân lý, thúc giục con người tìm kiếm, đón nhận chân lý để được cứu độ. Chúa Kitô đến thế gian này là để làm chứng cho sự thật, ai hâm mộ sự thật thì đi theo Người ( x.Ga 18,37). Các linh mục là những người được thông phần lãnh đạo của Chúa Kitô. Dĩ nhiên, khi đứng đầu trong một tập thể là giáo xứ hay một cộng đoàn, các linh mục phải biết tổ chức các sinh hoạt, đề ra đường lối hoạt động, để gìn giữ và làm phát triển tập thể được giao phó. Việc tổ chức các đoàn thể, lập ra các ban bệ, việc đề ra các chương trình sinh hoạt…đúng là cần thiết. Tuy nhiên những hình thái tổ chức, sinh hoạt ấy không phải là điểm đến của linh mục trong vai trò lãnh đạo. Mục tiêu hàng đầu và không thể thiếu của linh mục khi lãnh đạo đạo đoàn chiên đó là giúp đoàn chiên nhận biết chân lý, ái mộ chân lý và đón nhận chân lý bằng mọi giá để được cứu độ. Như thế trọng tâm của vai trò linh mục là hướng dẫn đoàn chiên nhận biết chân lý và đón nhận chân lý. Môt trong những công việc ấy đó là giúp đoàn chiên biết phân biệt các giá trị, không chỉ biết phân biệt điều tốt với điều xấu mà còn phải biết phân biệt giữa điều tốt ít với điều tốt hơn, theo bậc thang giá trị để rồi biết vượt qua cả những điều tốt hữu hạn mà chọn lấy điều tốt nhất.
Để có được khả năng này thì ngoài sự học hỏi tìm tòi nghiên cứu, người linh mục không thể thiếu một điều căn bản đó là cầu nguyện. Chúa Kitô đã nêu gương cho chúng ta ở việc này. Tin Mừng tường thuật rằng Người thường xuyên lên núi hay vào nơi vắng vẻ để cầu nguyện cùng Chúa Cha ( x. Mc 1,35 ). Để có thể lãnh đạo dân thoát ra khỏi cảnh nô lệ mà vào đát hứa, nhất là để huấn luyện dân trở thành một dân tuyển lựa thì Môsê ngày ngày vào Trướng Tao Phùng để hội ngộ, đàm đạo cùng Thiên Chúa ( x. Xh 32,7-11 ). Cha thánh Gioan Maria Vianey, một linh mục tuy kém cỏi về đường học vấn thế mà đã trở thành một nhà lãnh đạo tài ba khi dẫn đưa biết bao nhiêu linh hồn trở về với nẻo chính đường ngay, qua tòa giải tội và cả tòa giảng lời Chúa. Tất thảy là nhờ cha thánh đã biết múc lấy kho tàng khôn ngoan từ nơi Nhà Chầu bằng những giờ cầu nguyện chuyên chăm.
Một trong những nghệ thuật lãnh đạo đó là không bao giờ làm một mình mà biết sử dụng nhân sự, biết dùng người đúng việc, hợp khả năng. Dù là Con Thiên Chúa, là Đấng mà không có sự gì là không thể, Chúa Giêsu đã chọn gọi mười hai tông đồ và thêm bảy mười hai môn đệ để công tác với Người trong việc loan báo tin mừng. Môsê sau khi được nhạc gia hiến kế “đã chọn trong toàn dân những người có tài và đặt họ làm đầu dân, điều khiển một ngàn hay một trăm, năm mươi hay mười người…”( x. Xh 18,13-27 ).
Một vấn đề đặt ra cho người lãnh đạo là chọn người cho việc hay chọn việc cho người ? Đây là một câu hỏi khiến chúng ta liên tưởng đến tình trạng bố trí nhân sự trong nhiều tổ chức xã hội, nhất là trong xã hội Việt nam chúng ta một thời gian đã qua và có thể còn tồn tại trong hiện nay. Đã có lúc, có thời người ta tìm việc cho nhân sự để giải bài toán nhân sự của mình. Như thế vô tình người ta xem nhẹ ích lợi của quần chúng nhân dân. Chính vì thế mà đã có nhiều trường hợp, có người thú nhận công khai rằng tôi không có khả năng, nhưng vì do tổ chức phân công, nên chuyện sai sót là do khách quan, do cơ chế…Trái lại, một nhà lãnh đạo có tâm có lòng thì luôn lấy đại sự làm trọng, lấy lợi ích của quần chúng nhân dân làm mục tiêu phục vụ. Và như thế người lãnh đạo công tâm sẽ luôn tìm người cho việc chứ không ngược lại.
Để phục vụ cho công trình cứu độ, để giúp làm cháy lên ngọn lửa tình yêu, lửa chân lý đã đem từ trời xuống thì Chúa Giêsu đã thức một đêm trắng để cầu nguyện cùng Chúa Cha và rồi sáng hôm sau chọn lấy nhóm Mười Hai tông đồ ( x. Lc 6,12-16; 13,49 ). Để phục vụ cho ngọn lửa tình yêu thì cần có sự nhiệt thành. Để phục vụ cho ngọn lửa chân lý thì cần có sự khiêm nhu. Nhìn vào danh sách nhóm Mười Hai, chúng ta cần chân nhận sự thật này: về trình độ học vấn thì các ngài quá kém, vì đa số “thuộc giới bình dân và không có chữ nghĩa” ( x. Cvtđ 4,13 ), về phẩm chất đạo đức theo quan niệm thời bấy giờ thì các ngài cũng chẳng hơn gì ai, nếu không muốn nói là còn thua xa nhiều người, nếu xét theo việc tuân giữ luật lệ hay như việc ăn chay, cầu nguyện.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận một sự thật nữa đó là hình như cả nhóm Mười hai đều đầy chất lửa trong tim. Lòng nhiệt thành của các Ngài là điều khó phủ nhận khi đã dám bỏ mọi sự mà theo một Đấng “ không có chỗ tựa đầu” ( x. Lc 9,58 ). Có người nói rằng sự nhiệt thành cộng với sự ngu dốt sẽ rất dễ trở thành sự phá hoại. Dù không phổ biến nhưng điều này cũng đã từng xảy ra trong lịch sử. Tuy nhiên ở Nhóm Mười Hai, bên cạnh lòng nhiệt thành thì chúng ta thấy một yếu tố bổ túc đó là sự phục thiện. Rất nhiều lần các ngài sai và bị Chúa Giêsu sửa dạy thì không thấy có ai bướng bĩnh, cố chấp, ngoại trừ một Giuđa Iscariô, Sự phục thiện là một hình thái của lòng khiêm nhu. Và đây chính là nhân đức nền tảng cần có để phục vụ cho chân lý.
Người có lòng nhiệt thành là luôn đi đầu, đi trước trong những việc khó mà đó là những việc phải làm, đáng làm và nên làm. Chúa Giêsu là mẫu gương tuyệt hảo về sự nhiệt thành. Lòng nhiệt thành đã thúc bách Người lo lắng cho dân chúng cả phần hồn lẫn phần xác đến quên ăn quên ngủ. Lòng nhiệt thành đã thúc bách Người bất chấp mọi thù ghét của những người lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ để gìn giữ Đền thờ đúng là nhà cầu nguyện chứ không phải là nơi buôn bán hay là hang trộm cướp ( x. Ga 2,13-17; Mt 21,12-13, Lc 19,45-48; Mc 11,15-19 ). Chúa Giêsu còn là mẫu gương của sự khiêm nhu đích thực,. Chính Người đã minh nhiên mời gọi người ta hãy học với Người vì Người hiền lành và khiêm nhượng ( x.Mt 11,29 ).
Nhìn đến Môsê, chúng ta cần phải chân nhận cái tâm đầy lửa của vị thủ lãnh đã dẫn đưa dân ra khỏi ách nô lệ Ai Cập. Đang trong thân phận một hoàng tử cao sang thế mà Môsê vẫn không yên vị để hưởng vinh hoa phú quý. Khi gặp cảnh người anh em bị đàn áp, ông đã trực tiếp ra tay can thiệp đến nỗi vì đó mà phải trốn vào hoang mạc ( x.Xh 2,11-12). Vừa nhận được hai bia đá khắc ghi thập giới do Thiên Chúa ban, thế mà khi thấy dân thay lòng đổi dạ, bỏ Thiên Chúa mà theo tượng bê vàng, Môsê đã dùng hai bia đá mà ném, làm vỡ cả hai tấm bia ( x. Xh 32,15-20 ). Nhìn bên ngoài thì sự nhiệt thành nhiều khi dễ bị xem như là sự nóng giận. Thế nhưng, sự nóng giận chỉ là không tốt khi làm sự gì đó cách quá mức vì bản thân mình hay trong những sự việc không đáng, không quan trọng. Và chúng ta đừng quên chính Thánh kinh đã từng khen ngợi Môsê là người hiền lành nhất trong thiên hạ ( x. Ds 13,3 ).
Là người lãnh đạo, Môsê đã biết theo lời dạy của Thiên Chúa chọn bảy mươi vị bô lão để cùng hợp tác chăm sóc dân. Thiên Chúa đã lấy thần khí của Môsê mà thông chia cho các vị ấy ( Ds 11,24-30 ). Chắc chắn bảy mươi vị bô lão ấy phần nào nhận được sự nhiệt thành lẫn sự hiền lành và khiêm nhu của Môsê.
Sự khiêm nhu của Cha thánh Vianey thì lịch sử đã minh chứng rõ ràng. Chuyện Ngài khiêm tốn học La ngữ với một thiếu niên nhỏ hơn ngài nhiều tuổi không phải là giai thoại. Đến khi đã là linh mục thì thái độ khiêm nhu của ngài trước các linh mục bạn thì thật khó có ai bì. Nói đến lòng nhiệt thành thì chúng ta khỏi bàn cãi về một người thường xuyên ngồi tòa cáo giải trên dưới 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Một phẩm tính nữa của người lãnh đạo chân chính đó là luôn liên đới trách nhiệm với cộng sự viên, luôn biết cảm thông và đồng phận với những người mình chăm nom, hướng dẫn.
Trong thời Cựu Ước, có thể nói không ai ví bằng Môsê. Thái độ, cung cách hành xử của ông Môsê cho ta hiểu thế nào là liên đới với số phận của đoàn dân mình lãnh đạo. Nhiều khi Thiên Chúa đã như hết kiên nhẫn trước sự phản phúc của dân mà Người đã ưu ái tuyển lựa, dẫn dắt ra khỏi ách nô lệ Ai Cập. Đói một chút cũng la toáng, khát một tí cũng phản loạn, chán chê mùi vị Manna lại nhớ đến củ hành củ tỏi của thời nô lệ đến nỗi không muốn sống đời tự do mà phải vất vả, thà làm nô lệ mà có cái ăn…và Thiên Chúa đã từng đe dọa tiêu diệt họ và cho Môsê trở thành tổ phụ một dân tộc thay thế. Môsê đã hoàn toàn đứng về phía dân để cầu xin Chúa tha thứ. Có lần ông đã như “chơi khăm” Thiên Chúa để mong Người thu hồi cơn giận: “ Lạy Chúa là Đức Chúa, xin đừng hủy diệt dân Ngài, cơ nghiệp Ngài đã dùng sức mạnh lớn lao của Ngài để giải thoát, và đã ra tay uy quyền đưa ra khỏi Ai Cập. Xin nhớ đến các tôi tớ Ngài là ông Abraham, ông Isaác và ông Giacóp, xin đừng để ý đến sự ngoan cố, sự gian ác và tội của dân này, kẻo tại miền đất từ đó Ngài đã đưa chúng con ra, người ta lại nói: Chính vì Đức Chúa đã không thể đưa chúng vào đất Người đã thề hứa với chúng, và chính vì ghét chúng mà Người đã đưa chúng ra để giết chúng trong sa mạc !” ( Đnl 9,26-28 ).
Sự liên đới trách nhiệm của Đấng là Môsê mới, Giêsu Kitô, đã được bốn tin mừng minh chứng cách rõ nét. Chọn gọi môn đệ xong, Chúa Giêsu huấn luyện họ đủ đầy các phương diện. Những lần sai đi thực tập truyền giáo thì không thiếu những lời căn dặn thiết yếu cùng việc trao ban quyền năng trên các thần ô uế và bệnh tật. Khi đã đến giờ phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người khẩn khoản nài xin Cha gìn giữ những kẻ mà Cha đã ban cho Người ( x.Ga 17 ). Trước đám đông quân lính tìm bắt Người tại vườn cây dầu, Người đã tìm cách che chở môn sinh ( x.Ga 18,8 ).
Chúa Giêsu không chỉ liên đới với các môn đệ mà còn với mọi người, với cả những người vì ganh tương đố kỵ mà loại bỏ Người. Vốn sang giàu, Người đã tự nguyện nên nghèo hèn để chúng ta được nên sang giàu ( x. 2 Cor 8,9-12 ). Vốn vô tội, Người đã tự nguyện mang kiếp tội nhân để chúng ta được thứ tha. Ngay phút giây hấp hối trên thập giá, Người cũng không quên nài xin chúa Cha tha tội cho những kẻ giết Người ( x. Lc 23,34 ).
Người ta nhìn nhận rằng sở dĩ cha thánh Gioan Maria Vianey kiên nhẫn ngồi tòa cáo giải lâu giờ là vì ngài cảm được nỗi thống khổ của tội nhân. Ngài còn tự nguyện đền tội thay cho những người đến lãnh nhận hồng ân hòa giải. Câu nói đầy xác tín của Ngài: “Linh mục thánh thiện thì giáo dân tốt lành. Linh mục tốt lành thì giáo dân bình thường. Linh mục bình thường thì giáo dân khô khan. Linh mục khô khan thì giáo dân tội lỗi”, đủ cho ta thấy sự liên đới trách nhiệm của ngài với chiên trông đàn lần chiên ngoài đàn, nhất là những con chiên tật bệnh như thế nào.
2. Là vị mục tử nhân lành:
Hình ảnh vị mục tử nhân lành được minh họa nhiều trong Thánh Kinh và Kitô hữu chúng ta vốn đã rất thân quen. Dưới cái nhìn của Thánh Kinh, đặc biệt qua sách ngôn sứ Êdêkien và Tin mừng Thánh Gioan chúng ta cùng phác họa đôi nét về chân dung vị mục tử nhân lành.
- Sự hiện hữu của vị mục từ là vì đàn chiên và nhờ đàn chiên. Trước hết chúng ta cần khẳng định chân lý này: Sẽ không có mục tử nếu không có đàn chiên. Không có chiên thì cũng chẳng cần có sự hiện hữu của mục tử. Mục tử chỉ là mình trong tương quan với chiên. Cũng thế, sự hiện hữu của linh mục không phải vì mình hay cho mình. Bí tích truyền chức thánh là bí tích mang tính cộng đoàn, nghĩa là vì cộng đoàn, cho cộng đoàn. Sẽ không còn ý nghĩa hay sẽ là một dấu phản chứng khi mục tử chỉ biêt sống cho mình. Ngôn sứ Êdêkien đã nói thay Thiên Chúa những lời chúc dữ: “Khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ biết lo cho mình ! Nào mục tử không phải chăn dắt đàn chiên sao ? Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, còn đàn chiên lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc. Chiên của Ta tán loạn…Ta lấy mạng sống Ta mà thề:. .Ta chống lại các mục tử. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta…” ( Êd 34 ).
-Mục tử nhân lành là người biết chiên: Cái “biết” theo nghĩa Thánh Kinh đó là một sự gắn bó, đồng thân, đồng phận như trong nghĩa tình phu thê ( x. St 4,1; 25 ). Khi đã có cái sự “biết” như thế giữa mục tử và đàn chiên thì mục tử sẽ luôn đi trước đàn chiên để dẫn chiên đến dòng suối mát, đến đồng cỏ xanh tươi, đồng thời đi trước đàn chiên để bảo vệ chiên khỏi nanh vuốt của sói dữ, thậm chí sẵn sàng hy sinh mạng sống vì chiên, chứ không bỏ chạy lấy thân như kẻ chăn thuê ( x. Ga 10,1-18 ).
Biện chứng mục tử - chiên: Để là một mục tử nhân lành thì cần phải là một con chiên ngoan hiền, thanh sạch và ngược lại. Chúng ta nhận ra cái biện chứng này nơi cuộc đời Chúa Giêsu. Chắc hẳn không một ai phủ nhận sự thật là Chúa Giêsu đã vuông tròn trong vai trò mục tử nhân hậu. Chính Người đã khẳng định sự thật này cách công khai: Tôi là mục tử tốt lành…” ( Ga 10,11 ). Chúng ta đừng quên là để chu toàn phận vụ mục tử tốt lành thì Chúa Giêsu đã sống thân phận Con Chiên Thiên Chúa, con chiên tinh tuyền xóa tội trần gian ( x. Ga 1,29 ). Thánh Giám Mục Âugustinô đã có câu nói thời danh: “cho anh em, tôi là giám mục ( mục tử ), với anh em, tôi là tín hữu ( con chiên ).
Quả thật không ít vị khi đã lãnh nhận thiên chức linh mục thì vô tình quên bẳng đi sự thật là mình vẫn là một tín hữu và như thế vô tình hay hữu ý, không lưu tâm gì đến tâm tư, nguyện vọng của đàn chiên. Câu chuyện một linh mục sau khi qua đời, phải đền tội ở luyện ngục với hình thức là phải nghe lại tất cả các bài giảng của mình, là một minh họa. Lắm khi chúng ta hành khổ đàn chiên mà ta chẳng hay. Một trong nhiều nguyên nhân đó là ta quên đặt mình vào vị thế, vai trò của con chiên. Có người chia sẻ với tôi rằng, ngoại trừ các cha dòng sống tập thể, hay các cha trong Chủng viện, các cha triều ở ngoài xứ rất ít có dịp nghe các cha khác giảng lễ, trừ một vài lễ đồng tế trong các dịp lễ đặc biệt. Và hình như các ngài rất ít khi tham dự Thánh Lễ trong tư cách một tín hữu bình thường ( ở hàng ghế giáo dân ). Thời còn làm cha phó, một mẫu gương của cha quản xứ khiến tôi khó quên và cố tập bắt chước: Dù đã dâng Lễ ban sáng rồi, đến chiều, khi tôi dâng Lễ, ngài, cha xứ vẫn quỳ ở hàng ghế giáo dân tham dự như mọi người. Chắc hẳn không nguyên chỉ tôi mà cả cộng đoàn đều học được bài học yêu quý Thánh Lễ. Và một điều cũng có thể, đó là tôi chuẩn bị dâng Thánh Lễ kỹ lưỡng hơn và chính ngài cũng có thể rút ra được điều gì đó qua ông cha phó, hoặc là để tránh hoặc là để bổ túc cho mình. Cũng có người hiến kế cho giám mục rằng để giúp linh mục nào đó thường hành khổ giáo dân trên tòa giảng thì không gì hơn là cho người thu băng, ghi hình, rồi cho linh mục ấy xem, nghe lại.
Xin được thêm chút tâm tư ngoài lề. Ước gì ở các giáo xứ có hai linh mục trở lên ( ví dụ có cha phó ở cùng ), khi một linh mục dâng Lễ thì vị kia nếu đã dâng lễ rồi hoặc sẽ dâng Lễ buổi khác trong cùng ngày mà không cần đồng tế và nếu không vì bận rộn công việc mục vụ quan trọng hay cần kíp thì nên hiện diện tham dự Thánh Lễ. Thiết tưởng rằng điều ấy không chỉ nêu gương sáng cho đoàn tín hữu giáo dân mà con sinh ích lợi nhiều cho chính các linh mục. Quả thật, trong hơn mươi bốn năm đời linh mục, tôi đã cảm nhận điều này qua gương sáng một cha quản xứ và một cha giáo của tôi.
Để sống cái biện chứng mục tử -chiên, thiết nghĩ rằng các linh mục hãy ghi nhớ lời khuyên bảo của Giám mục cho các ứng viên trong lễ phong chức linh mục: “Anh em hãy tin điều anh em đọc, dạy điều anh em tin và thực thi điều anh em dạy.” Có thể nói rằng hầu hết các linh mục đều dâng Thánh Lễ mỗi ngày theo lời khuyên dạy của giáo hội ( GL Đ.904 ), và đại đa số đều có giảng lễ. Thật tuyệt vời nếu các linh mục đều sống, thực hành trước một điều gì đó trong nội dung những gì mình giảng dạy. Vị mục tử nhân lành và là Con chiên tinh tuyền, Giêsu Kitô là mẫu gương cho chúng ta điều này. “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” ( Ga 13,15 ).
II. Tại sao chúng ta chọn bậc sống linh mục ?
Câu hỏi tại sao mang hai nội hàm. Một là muốn nói đến nguyên nhân hay động cơ thúc đẩy và hai là muốn nói đến mục đích nhằm để đạt điều gì đó. Các cha linh hướng thường hỏi các chú ( các thầy ) rằng “vì sao con đi tu ? hay con đi tu để làm gì ?”
Chúng ta có thể lướt sơ qua nội hàm thứ nhất của từ hỏi tại sao. Đi tu vì chán đời hay đi tu vì bị bồ bỏ; đi tu vì bố mẹ ép hay vì bế tắc, không thể tiến thân ở đời, rõ ràng là những nguyên nhân tiêu cực. Chắc chắn khi đã khôn lớn mà vẫn lệ thuộc những nguyên nhân này thì không tốt và nếu có lãnh nhận tác vụ linh mục thì cũng không bền hoặc có bền cũng chẳng hạnh phúc, chưa kể là rất khó làm được điều gì tốt cho tha nhân.
Ở đây xin chân thành xem lại mục đích của việc “làm linh mục”. Các chú ngày xưa vào Tiểu Chủng Viện với nhiều mục đích rất ngây thơ như là để được đá bóng, để được ăn chuối như các cha… Các thanh niên ngày nay rất có thể muốn đi tu làm linh mục để có thế giá trước mặt người ta, để có con đường tiến thân, sinh sống ở mức tương đối cao so với mặt bằng dân sinh. Có người xem ra rất đạo đức khi trả lời với cha linh hướng rằng con đi tu, làm linh mục để nên thánh, để được rỗi linh hồn.
Dĩ nhiên dù là với mục đích xem ra là đạo đức như trên, thì các vị linh hướng cũng thấy cần phải uốn nắn. Để làm thánh hay để được rỗi linh hồn thì không hẳn cần phải làm linh mục. Không biết theo nhãn quan của Thiên Chúa thế nào, còn với con mắt, với sự nhận định của giáo dân thì hình như các tu sĩ “thánh thiện” hơn các linh mục. Công đồng Vaticanô II đã đặt lại vai trò trọng tâm của bí tích Thánh Tẩy và qua đó vị trí, vai trò của đời sống Kitô hữu giáo dân được trân trọng hơn trước nhiều. Với cái nhìn này thì câu ngạn ngữ dân gian: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ cũng là đi tu” lại được cất lên không phải bằng sự khôi hài, dí dỏm mà với sự nhìn nhận hiện thực.
Dù đã là linh mục, chúng ta cũng cần nhắc nhớ cho nhau lời dạy của cha linh hướng hay cha giáo môn tu đức ngày nào: Làm linh mục là muốn nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô trong tư cách là thủ lãnh và là mục tử, vì hạnh phúc con người và phần rỗi các linh hồn. Dĩ nhiên hệ quả kéo theo chính là hạnh phúc của chính linh mục, đời này và đời sau. Như thế, chúng ta trở lại những gì đã nói từ đầu. Sự hiện hữu của linh mục không phải là vì bản thân linh mục mà vì cộng đoàn, vì tha nhân.
Đang sống trong năm linh mục, ước gì các linh mục trong những lần hồi tâm biết tự đặt câu hỏi: Linh mục là ai ? Vì sao tôi chọn bậc sống linh mục ? Tôi đã và đang thi hành sứ vụ linh mục: giảng dạy, cử hành các bí tích, quản trị… vì ai và cho ai đây ? Dĩ nhiên khi đã thành tâm trả lời, thì có lẽ ta sẽ biết cách sống thiên chức linh mục cách tốt hơn, đẹp lòng Chúa hơn và rồi hy vọng sẽ có sự bình an, hạnh phúc hơn ngay trong những tháng ngày trần thế này.
Có thể nói một trong các thành phần của Giáo hội được khen chê nhiều nhất đó là linh mục. Các tiếng khen chê ấy lại nhiều hơn khi Giáo hội mở năm linh mục. Qua một vài sự cố “lạm dụng” mà báo chí Âu Mỹ làm rùm beng, thì một vài vị linh mục phân trần cách dí dỏm và tượng hình rằng linh mục, cách riêng linh mục triều là kiếp trên đe dưới búa. Cũng có thể có vài trường hợp như thế. Tuy nhiên cần chân nhận với nhau sự thật này: khi yêu ai, kính trọng ai nhiều thì người ta đòi hỏi kẻ ấy nhiều. Do đó những gì liên quan đến linh mục thường mang tính thời sự. Chính vì thế việc các linh mục cần phản tỉnh, trở về với căn tính của mình hầu sống “chính danh, chính phận” là một đòi hỏi tất yếu của mọi lúc, mọi nơi.
Làm sao để sống chính danh, chính phận trong thiên chức linh mục ? Để trả lời câu hỏi này, không gì hơn hãy trả lời hai câu hỏi: linh mục là ai ? Và bạn lãnh nhận thiên chức linh mục để làm gì ? Làm sáng tỏ được hai câu hỏi này thì chúng ta sẽ biết cách sống thiên chức linh mục như thế nào cho xứng với lòng Chúa ước mong.
I. Linh mục là ai ?
Có nhiều cái nhìn để mô tả hay trình bày chân dung linh mục. Với cái nhìn truyền thống dựa trên các năng quyền, thì linh mục là người đã lãnh nhận chức tư tế thừa tác, được trao ban các năng quyền như quyền hiến thánh, quyền hiến dâng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô trong Thánh Lễ, quyền tha các tội đã phạm sau khi được rửa tội qua bí tích Hòa giải và bí tích Xức Dầu ( J. A. Hardon ). Ở đây chúng ta cùng theo giáo huấn của Công đồng Vaticanô II và được Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắc lại trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis để thống nhất khái niệm linh mục là Kitô hữu đã lãnh nhận chức tư tế thừa tác để nên đồng hình đồng dạng với Kitô trong tư cách là thủ lãnh và là mục tử.
Chúa Kitô là nguồn của thiên chức linh mục và cũng là linh mục duy nhất chính danh chính hiệu. Người cũng được Thánh Kinh, đặc biệt Tin Mừng Matthêu ám chỉ là Môsê mới, Môsê của thời Tân Ước. Các linh mục không gì hơn là nhìn ngắm Chúa Kitô trong vai trò lãnh đạo và mục tử để sống đúng căn tính của mình. Cuộc đời của Môsê cũng rất đáng cho hàng linh mục ngẩm suy mà bắt chước, noi gương. Đang sống trong năm linh mục, nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của cha thánh Gioan Vianey, thiết tưởng cuộc đời của thánh nhân cũng rất cần được đề cập để làm sáng rõ thêm căn tính linh mục.
1. Là người lãnh đạo:
Chúa Giêsu đã từng khẳng định rõ ràng: “Anh em chỉ có một vị lãnh đạo là Đức Kitô” ( Mt 23,10 ). Dĩ nhiên chúng ta hiểu hai từ lãnh đạo mà Chúa Giêsu đề cập ở trên, đó là người dẫn loài người về với Chúa Cha. Vì không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Kitô ( x. Ga 14,6). Ngày nay khi nói đến hai từ lãnh đạo, người ta nghĩ đến những người đứng đầu của các tập thể, các tổ chức lớn bé trong xã hội. Người lãnh đạo theo nghĩa này là người chịu trách nhiệm lớn nhất, cao nhất trong việc gìn giữ, bảo vệ và làm phát triển tập thể, tổ chức của mình bằng việc hướng dẫn, ra lệnh, theo dỏi người dưới quyền thực thi trách vụ và quyền hạn được giao. Công việc của người lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối đồng thời tổ chức, động viên thuộc cấp thực hiện theo các mục đích nhắm của tập thể.
Vai trò và phận vụ lãnh đạo của Đức Kitô là hướng dẫn nhân loại nhận biết chân lý, thúc giục con người tìm kiếm, đón nhận chân lý để được cứu độ. Chúa Kitô đến thế gian này là để làm chứng cho sự thật, ai hâm mộ sự thật thì đi theo Người ( x.Ga 18,37). Các linh mục là những người được thông phần lãnh đạo của Chúa Kitô. Dĩ nhiên, khi đứng đầu trong một tập thể là giáo xứ hay một cộng đoàn, các linh mục phải biết tổ chức các sinh hoạt, đề ra đường lối hoạt động, để gìn giữ và làm phát triển tập thể được giao phó. Việc tổ chức các đoàn thể, lập ra các ban bệ, việc đề ra các chương trình sinh hoạt…đúng là cần thiết. Tuy nhiên những hình thái tổ chức, sinh hoạt ấy không phải là điểm đến của linh mục trong vai trò lãnh đạo. Mục tiêu hàng đầu và không thể thiếu của linh mục khi lãnh đạo đạo đoàn chiên đó là giúp đoàn chiên nhận biết chân lý, ái mộ chân lý và đón nhận chân lý bằng mọi giá để được cứu độ. Như thế trọng tâm của vai trò linh mục là hướng dẫn đoàn chiên nhận biết chân lý và đón nhận chân lý. Môt trong những công việc ấy đó là giúp đoàn chiên biết phân biệt các giá trị, không chỉ biết phân biệt điều tốt với điều xấu mà còn phải biết phân biệt giữa điều tốt ít với điều tốt hơn, theo bậc thang giá trị để rồi biết vượt qua cả những điều tốt hữu hạn mà chọn lấy điều tốt nhất.
Để có được khả năng này thì ngoài sự học hỏi tìm tòi nghiên cứu, người linh mục không thể thiếu một điều căn bản đó là cầu nguyện. Chúa Kitô đã nêu gương cho chúng ta ở việc này. Tin Mừng tường thuật rằng Người thường xuyên lên núi hay vào nơi vắng vẻ để cầu nguyện cùng Chúa Cha ( x. Mc 1,35 ). Để có thể lãnh đạo dân thoát ra khỏi cảnh nô lệ mà vào đát hứa, nhất là để huấn luyện dân trở thành một dân tuyển lựa thì Môsê ngày ngày vào Trướng Tao Phùng để hội ngộ, đàm đạo cùng Thiên Chúa ( x. Xh 32,7-11 ). Cha thánh Gioan Maria Vianey, một linh mục tuy kém cỏi về đường học vấn thế mà đã trở thành một nhà lãnh đạo tài ba khi dẫn đưa biết bao nhiêu linh hồn trở về với nẻo chính đường ngay, qua tòa giải tội và cả tòa giảng lời Chúa. Tất thảy là nhờ cha thánh đã biết múc lấy kho tàng khôn ngoan từ nơi Nhà Chầu bằng những giờ cầu nguyện chuyên chăm.
Một trong những nghệ thuật lãnh đạo đó là không bao giờ làm một mình mà biết sử dụng nhân sự, biết dùng người đúng việc, hợp khả năng. Dù là Con Thiên Chúa, là Đấng mà không có sự gì là không thể, Chúa Giêsu đã chọn gọi mười hai tông đồ và thêm bảy mười hai môn đệ để công tác với Người trong việc loan báo tin mừng. Môsê sau khi được nhạc gia hiến kế “đã chọn trong toàn dân những người có tài và đặt họ làm đầu dân, điều khiển một ngàn hay một trăm, năm mươi hay mười người…”( x. Xh 18,13-27 ).
Một vấn đề đặt ra cho người lãnh đạo là chọn người cho việc hay chọn việc cho người ? Đây là một câu hỏi khiến chúng ta liên tưởng đến tình trạng bố trí nhân sự trong nhiều tổ chức xã hội, nhất là trong xã hội Việt nam chúng ta một thời gian đã qua và có thể còn tồn tại trong hiện nay. Đã có lúc, có thời người ta tìm việc cho nhân sự để giải bài toán nhân sự của mình. Như thế vô tình người ta xem nhẹ ích lợi của quần chúng nhân dân. Chính vì thế mà đã có nhiều trường hợp, có người thú nhận công khai rằng tôi không có khả năng, nhưng vì do tổ chức phân công, nên chuyện sai sót là do khách quan, do cơ chế…Trái lại, một nhà lãnh đạo có tâm có lòng thì luôn lấy đại sự làm trọng, lấy lợi ích của quần chúng nhân dân làm mục tiêu phục vụ. Và như thế người lãnh đạo công tâm sẽ luôn tìm người cho việc chứ không ngược lại.
Để phục vụ cho công trình cứu độ, để giúp làm cháy lên ngọn lửa tình yêu, lửa chân lý đã đem từ trời xuống thì Chúa Giêsu đã thức một đêm trắng để cầu nguyện cùng Chúa Cha và rồi sáng hôm sau chọn lấy nhóm Mười Hai tông đồ ( x. Lc 6,12-16; 13,49 ). Để phục vụ cho ngọn lửa tình yêu thì cần có sự nhiệt thành. Để phục vụ cho ngọn lửa chân lý thì cần có sự khiêm nhu. Nhìn vào danh sách nhóm Mười Hai, chúng ta cần chân nhận sự thật này: về trình độ học vấn thì các ngài quá kém, vì đa số “thuộc giới bình dân và không có chữ nghĩa” ( x. Cvtđ 4,13 ), về phẩm chất đạo đức theo quan niệm thời bấy giờ thì các ngài cũng chẳng hơn gì ai, nếu không muốn nói là còn thua xa nhiều người, nếu xét theo việc tuân giữ luật lệ hay như việc ăn chay, cầu nguyện.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận một sự thật nữa đó là hình như cả nhóm Mười hai đều đầy chất lửa trong tim. Lòng nhiệt thành của các Ngài là điều khó phủ nhận khi đã dám bỏ mọi sự mà theo một Đấng “ không có chỗ tựa đầu” ( x. Lc 9,58 ). Có người nói rằng sự nhiệt thành cộng với sự ngu dốt sẽ rất dễ trở thành sự phá hoại. Dù không phổ biến nhưng điều này cũng đã từng xảy ra trong lịch sử. Tuy nhiên ở Nhóm Mười Hai, bên cạnh lòng nhiệt thành thì chúng ta thấy một yếu tố bổ túc đó là sự phục thiện. Rất nhiều lần các ngài sai và bị Chúa Giêsu sửa dạy thì không thấy có ai bướng bĩnh, cố chấp, ngoại trừ một Giuđa Iscariô, Sự phục thiện là một hình thái của lòng khiêm nhu. Và đây chính là nhân đức nền tảng cần có để phục vụ cho chân lý.
Người có lòng nhiệt thành là luôn đi đầu, đi trước trong những việc khó mà đó là những việc phải làm, đáng làm và nên làm. Chúa Giêsu là mẫu gương tuyệt hảo về sự nhiệt thành. Lòng nhiệt thành đã thúc bách Người lo lắng cho dân chúng cả phần hồn lẫn phần xác đến quên ăn quên ngủ. Lòng nhiệt thành đã thúc bách Người bất chấp mọi thù ghét của những người lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ để gìn giữ Đền thờ đúng là nhà cầu nguyện chứ không phải là nơi buôn bán hay là hang trộm cướp ( x. Ga 2,13-17; Mt 21,12-13, Lc 19,45-48; Mc 11,15-19 ). Chúa Giêsu còn là mẫu gương của sự khiêm nhu đích thực,. Chính Người đã minh nhiên mời gọi người ta hãy học với Người vì Người hiền lành và khiêm nhượng ( x.Mt 11,29 ).
Nhìn đến Môsê, chúng ta cần phải chân nhận cái tâm đầy lửa của vị thủ lãnh đã dẫn đưa dân ra khỏi ách nô lệ Ai Cập. Đang trong thân phận một hoàng tử cao sang thế mà Môsê vẫn không yên vị để hưởng vinh hoa phú quý. Khi gặp cảnh người anh em bị đàn áp, ông đã trực tiếp ra tay can thiệp đến nỗi vì đó mà phải trốn vào hoang mạc ( x.Xh 2,11-12). Vừa nhận được hai bia đá khắc ghi thập giới do Thiên Chúa ban, thế mà khi thấy dân thay lòng đổi dạ, bỏ Thiên Chúa mà theo tượng bê vàng, Môsê đã dùng hai bia đá mà ném, làm vỡ cả hai tấm bia ( x. Xh 32,15-20 ). Nhìn bên ngoài thì sự nhiệt thành nhiều khi dễ bị xem như là sự nóng giận. Thế nhưng, sự nóng giận chỉ là không tốt khi làm sự gì đó cách quá mức vì bản thân mình hay trong những sự việc không đáng, không quan trọng. Và chúng ta đừng quên chính Thánh kinh đã từng khen ngợi Môsê là người hiền lành nhất trong thiên hạ ( x. Ds 13,3 ).
Là người lãnh đạo, Môsê đã biết theo lời dạy của Thiên Chúa chọn bảy mươi vị bô lão để cùng hợp tác chăm sóc dân. Thiên Chúa đã lấy thần khí của Môsê mà thông chia cho các vị ấy ( Ds 11,24-30 ). Chắc chắn bảy mươi vị bô lão ấy phần nào nhận được sự nhiệt thành lẫn sự hiền lành và khiêm nhu của Môsê.
Sự khiêm nhu của Cha thánh Vianey thì lịch sử đã minh chứng rõ ràng. Chuyện Ngài khiêm tốn học La ngữ với một thiếu niên nhỏ hơn ngài nhiều tuổi không phải là giai thoại. Đến khi đã là linh mục thì thái độ khiêm nhu của ngài trước các linh mục bạn thì thật khó có ai bì. Nói đến lòng nhiệt thành thì chúng ta khỏi bàn cãi về một người thường xuyên ngồi tòa cáo giải trên dưới 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Một phẩm tính nữa của người lãnh đạo chân chính đó là luôn liên đới trách nhiệm với cộng sự viên, luôn biết cảm thông và đồng phận với những người mình chăm nom, hướng dẫn.
Trong thời Cựu Ước, có thể nói không ai ví bằng Môsê. Thái độ, cung cách hành xử của ông Môsê cho ta hiểu thế nào là liên đới với số phận của đoàn dân mình lãnh đạo. Nhiều khi Thiên Chúa đã như hết kiên nhẫn trước sự phản phúc của dân mà Người đã ưu ái tuyển lựa, dẫn dắt ra khỏi ách nô lệ Ai Cập. Đói một chút cũng la toáng, khát một tí cũng phản loạn, chán chê mùi vị Manna lại nhớ đến củ hành củ tỏi của thời nô lệ đến nỗi không muốn sống đời tự do mà phải vất vả, thà làm nô lệ mà có cái ăn…và Thiên Chúa đã từng đe dọa tiêu diệt họ và cho Môsê trở thành tổ phụ một dân tộc thay thế. Môsê đã hoàn toàn đứng về phía dân để cầu xin Chúa tha thứ. Có lần ông đã như “chơi khăm” Thiên Chúa để mong Người thu hồi cơn giận: “ Lạy Chúa là Đức Chúa, xin đừng hủy diệt dân Ngài, cơ nghiệp Ngài đã dùng sức mạnh lớn lao của Ngài để giải thoát, và đã ra tay uy quyền đưa ra khỏi Ai Cập. Xin nhớ đến các tôi tớ Ngài là ông Abraham, ông Isaác và ông Giacóp, xin đừng để ý đến sự ngoan cố, sự gian ác và tội của dân này, kẻo tại miền đất từ đó Ngài đã đưa chúng con ra, người ta lại nói: Chính vì Đức Chúa đã không thể đưa chúng vào đất Người đã thề hứa với chúng, và chính vì ghét chúng mà Người đã đưa chúng ra để giết chúng trong sa mạc !” ( Đnl 9,26-28 ).
Sự liên đới trách nhiệm của Đấng là Môsê mới, Giêsu Kitô, đã được bốn tin mừng minh chứng cách rõ nét. Chọn gọi môn đệ xong, Chúa Giêsu huấn luyện họ đủ đầy các phương diện. Những lần sai đi thực tập truyền giáo thì không thiếu những lời căn dặn thiết yếu cùng việc trao ban quyền năng trên các thần ô uế và bệnh tật. Khi đã đến giờ phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người khẩn khoản nài xin Cha gìn giữ những kẻ mà Cha đã ban cho Người ( x.Ga 17 ). Trước đám đông quân lính tìm bắt Người tại vườn cây dầu, Người đã tìm cách che chở môn sinh ( x.Ga 18,8 ).
Chúa Giêsu không chỉ liên đới với các môn đệ mà còn với mọi người, với cả những người vì ganh tương đố kỵ mà loại bỏ Người. Vốn sang giàu, Người đã tự nguyện nên nghèo hèn để chúng ta được nên sang giàu ( x. 2 Cor 8,9-12 ). Vốn vô tội, Người đã tự nguyện mang kiếp tội nhân để chúng ta được thứ tha. Ngay phút giây hấp hối trên thập giá, Người cũng không quên nài xin chúa Cha tha tội cho những kẻ giết Người ( x. Lc 23,34 ).
Người ta nhìn nhận rằng sở dĩ cha thánh Gioan Maria Vianey kiên nhẫn ngồi tòa cáo giải lâu giờ là vì ngài cảm được nỗi thống khổ của tội nhân. Ngài còn tự nguyện đền tội thay cho những người đến lãnh nhận hồng ân hòa giải. Câu nói đầy xác tín của Ngài: “Linh mục thánh thiện thì giáo dân tốt lành. Linh mục tốt lành thì giáo dân bình thường. Linh mục bình thường thì giáo dân khô khan. Linh mục khô khan thì giáo dân tội lỗi”, đủ cho ta thấy sự liên đới trách nhiệm của ngài với chiên trông đàn lần chiên ngoài đàn, nhất là những con chiên tật bệnh như thế nào.
2. Là vị mục tử nhân lành:
Hình ảnh vị mục tử nhân lành được minh họa nhiều trong Thánh Kinh và Kitô hữu chúng ta vốn đã rất thân quen. Dưới cái nhìn của Thánh Kinh, đặc biệt qua sách ngôn sứ Êdêkien và Tin mừng Thánh Gioan chúng ta cùng phác họa đôi nét về chân dung vị mục tử nhân lành.
- Sự hiện hữu của vị mục từ là vì đàn chiên và nhờ đàn chiên. Trước hết chúng ta cần khẳng định chân lý này: Sẽ không có mục tử nếu không có đàn chiên. Không có chiên thì cũng chẳng cần có sự hiện hữu của mục tử. Mục tử chỉ là mình trong tương quan với chiên. Cũng thế, sự hiện hữu của linh mục không phải vì mình hay cho mình. Bí tích truyền chức thánh là bí tích mang tính cộng đoàn, nghĩa là vì cộng đoàn, cho cộng đoàn. Sẽ không còn ý nghĩa hay sẽ là một dấu phản chứng khi mục tử chỉ biêt sống cho mình. Ngôn sứ Êdêkien đã nói thay Thiên Chúa những lời chúc dữ: “Khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ biết lo cho mình ! Nào mục tử không phải chăn dắt đàn chiên sao ? Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, còn đàn chiên lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc. Chiên của Ta tán loạn…Ta lấy mạng sống Ta mà thề:. .Ta chống lại các mục tử. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta…” ( Êd 34 ).
-Mục tử nhân lành là người biết chiên: Cái “biết” theo nghĩa Thánh Kinh đó là một sự gắn bó, đồng thân, đồng phận như trong nghĩa tình phu thê ( x. St 4,1; 25 ). Khi đã có cái sự “biết” như thế giữa mục tử và đàn chiên thì mục tử sẽ luôn đi trước đàn chiên để dẫn chiên đến dòng suối mát, đến đồng cỏ xanh tươi, đồng thời đi trước đàn chiên để bảo vệ chiên khỏi nanh vuốt của sói dữ, thậm chí sẵn sàng hy sinh mạng sống vì chiên, chứ không bỏ chạy lấy thân như kẻ chăn thuê ( x. Ga 10,1-18 ).
Biện chứng mục tử - chiên: Để là một mục tử nhân lành thì cần phải là một con chiên ngoan hiền, thanh sạch và ngược lại. Chúng ta nhận ra cái biện chứng này nơi cuộc đời Chúa Giêsu. Chắc hẳn không một ai phủ nhận sự thật là Chúa Giêsu đã vuông tròn trong vai trò mục tử nhân hậu. Chính Người đã khẳng định sự thật này cách công khai: Tôi là mục tử tốt lành…” ( Ga 10,11 ). Chúng ta đừng quên là để chu toàn phận vụ mục tử tốt lành thì Chúa Giêsu đã sống thân phận Con Chiên Thiên Chúa, con chiên tinh tuyền xóa tội trần gian ( x. Ga 1,29 ). Thánh Giám Mục Âugustinô đã có câu nói thời danh: “cho anh em, tôi là giám mục ( mục tử ), với anh em, tôi là tín hữu ( con chiên ).
Quả thật không ít vị khi đã lãnh nhận thiên chức linh mục thì vô tình quên bẳng đi sự thật là mình vẫn là một tín hữu và như thế vô tình hay hữu ý, không lưu tâm gì đến tâm tư, nguyện vọng của đàn chiên. Câu chuyện một linh mục sau khi qua đời, phải đền tội ở luyện ngục với hình thức là phải nghe lại tất cả các bài giảng của mình, là một minh họa. Lắm khi chúng ta hành khổ đàn chiên mà ta chẳng hay. Một trong nhiều nguyên nhân đó là ta quên đặt mình vào vị thế, vai trò của con chiên. Có người chia sẻ với tôi rằng, ngoại trừ các cha dòng sống tập thể, hay các cha trong Chủng viện, các cha triều ở ngoài xứ rất ít có dịp nghe các cha khác giảng lễ, trừ một vài lễ đồng tế trong các dịp lễ đặc biệt. Và hình như các ngài rất ít khi tham dự Thánh Lễ trong tư cách một tín hữu bình thường ( ở hàng ghế giáo dân ). Thời còn làm cha phó, một mẫu gương của cha quản xứ khiến tôi khó quên và cố tập bắt chước: Dù đã dâng Lễ ban sáng rồi, đến chiều, khi tôi dâng Lễ, ngài, cha xứ vẫn quỳ ở hàng ghế giáo dân tham dự như mọi người. Chắc hẳn không nguyên chỉ tôi mà cả cộng đoàn đều học được bài học yêu quý Thánh Lễ. Và một điều cũng có thể, đó là tôi chuẩn bị dâng Thánh Lễ kỹ lưỡng hơn và chính ngài cũng có thể rút ra được điều gì đó qua ông cha phó, hoặc là để tránh hoặc là để bổ túc cho mình. Cũng có người hiến kế cho giám mục rằng để giúp linh mục nào đó thường hành khổ giáo dân trên tòa giảng thì không gì hơn là cho người thu băng, ghi hình, rồi cho linh mục ấy xem, nghe lại.
Xin được thêm chút tâm tư ngoài lề. Ước gì ở các giáo xứ có hai linh mục trở lên ( ví dụ có cha phó ở cùng ), khi một linh mục dâng Lễ thì vị kia nếu đã dâng lễ rồi hoặc sẽ dâng Lễ buổi khác trong cùng ngày mà không cần đồng tế và nếu không vì bận rộn công việc mục vụ quan trọng hay cần kíp thì nên hiện diện tham dự Thánh Lễ. Thiết tưởng rằng điều ấy không chỉ nêu gương sáng cho đoàn tín hữu giáo dân mà con sinh ích lợi nhiều cho chính các linh mục. Quả thật, trong hơn mươi bốn năm đời linh mục, tôi đã cảm nhận điều này qua gương sáng một cha quản xứ và một cha giáo của tôi.
Để sống cái biện chứng mục tử -chiên, thiết nghĩ rằng các linh mục hãy ghi nhớ lời khuyên bảo của Giám mục cho các ứng viên trong lễ phong chức linh mục: “Anh em hãy tin điều anh em đọc, dạy điều anh em tin và thực thi điều anh em dạy.” Có thể nói rằng hầu hết các linh mục đều dâng Thánh Lễ mỗi ngày theo lời khuyên dạy của giáo hội ( GL Đ.904 ), và đại đa số đều có giảng lễ. Thật tuyệt vời nếu các linh mục đều sống, thực hành trước một điều gì đó trong nội dung những gì mình giảng dạy. Vị mục tử nhân lành và là Con chiên tinh tuyền, Giêsu Kitô là mẫu gương cho chúng ta điều này. “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” ( Ga 13,15 ).
II. Tại sao chúng ta chọn bậc sống linh mục ?
Câu hỏi tại sao mang hai nội hàm. Một là muốn nói đến nguyên nhân hay động cơ thúc đẩy và hai là muốn nói đến mục đích nhằm để đạt điều gì đó. Các cha linh hướng thường hỏi các chú ( các thầy ) rằng “vì sao con đi tu ? hay con đi tu để làm gì ?”
Chúng ta có thể lướt sơ qua nội hàm thứ nhất của từ hỏi tại sao. Đi tu vì chán đời hay đi tu vì bị bồ bỏ; đi tu vì bố mẹ ép hay vì bế tắc, không thể tiến thân ở đời, rõ ràng là những nguyên nhân tiêu cực. Chắc chắn khi đã khôn lớn mà vẫn lệ thuộc những nguyên nhân này thì không tốt và nếu có lãnh nhận tác vụ linh mục thì cũng không bền hoặc có bền cũng chẳng hạnh phúc, chưa kể là rất khó làm được điều gì tốt cho tha nhân.
Ở đây xin chân thành xem lại mục đích của việc “làm linh mục”. Các chú ngày xưa vào Tiểu Chủng Viện với nhiều mục đích rất ngây thơ như là để được đá bóng, để được ăn chuối như các cha… Các thanh niên ngày nay rất có thể muốn đi tu làm linh mục để có thế giá trước mặt người ta, để có con đường tiến thân, sinh sống ở mức tương đối cao so với mặt bằng dân sinh. Có người xem ra rất đạo đức khi trả lời với cha linh hướng rằng con đi tu, làm linh mục để nên thánh, để được rỗi linh hồn.
Dĩ nhiên dù là với mục đích xem ra là đạo đức như trên, thì các vị linh hướng cũng thấy cần phải uốn nắn. Để làm thánh hay để được rỗi linh hồn thì không hẳn cần phải làm linh mục. Không biết theo nhãn quan của Thiên Chúa thế nào, còn với con mắt, với sự nhận định của giáo dân thì hình như các tu sĩ “thánh thiện” hơn các linh mục. Công đồng Vaticanô II đã đặt lại vai trò trọng tâm của bí tích Thánh Tẩy và qua đó vị trí, vai trò của đời sống Kitô hữu giáo dân được trân trọng hơn trước nhiều. Với cái nhìn này thì câu ngạn ngữ dân gian: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ cũng là đi tu” lại được cất lên không phải bằng sự khôi hài, dí dỏm mà với sự nhìn nhận hiện thực.
Dù đã là linh mục, chúng ta cũng cần nhắc nhớ cho nhau lời dạy của cha linh hướng hay cha giáo môn tu đức ngày nào: Làm linh mục là muốn nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô trong tư cách là thủ lãnh và là mục tử, vì hạnh phúc con người và phần rỗi các linh hồn. Dĩ nhiên hệ quả kéo theo chính là hạnh phúc của chính linh mục, đời này và đời sau. Như thế, chúng ta trở lại những gì đã nói từ đầu. Sự hiện hữu của linh mục không phải là vì bản thân linh mục mà vì cộng đoàn, vì tha nhân.
Đang sống trong năm linh mục, ước gì các linh mục trong những lần hồi tâm biết tự đặt câu hỏi: Linh mục là ai ? Vì sao tôi chọn bậc sống linh mục ? Tôi đã và đang thi hành sứ vụ linh mục: giảng dạy, cử hành các bí tích, quản trị… vì ai và cho ai đây ? Dĩ nhiên khi đã thành tâm trả lời, thì có lẽ ta sẽ biết cách sống thiên chức linh mục cách tốt hơn, đẹp lòng Chúa hơn và rồi hy vọng sẽ có sự bình an, hạnh phúc hơn ngay trong những tháng ngày trần thế này.