IV: Trong đường thẳng xuyên suốt của Lời Thiên Chúa
Vâng phục…có nghĩa là lắng nghe
Tôi rất thích mấy cái món ngữ nguyên. Gốc cội của những từ ngữ vén mở cái ý nghĩa sâu xa mà chúng mang chở…dù đôi khi cũng có làm cho biến chất đi đôi chút…Vâng phục nghĩa là “lắng tai” … nghĩa là nghe…và nghe cho đến đầu đến đuôi… Sự vâng phục đâm rễ sâu trong sự lắng nghe.
Con người vâng phục không là một người đãng trí. Tai của họ căng ra…để bị rung lên bởi cả những tiếng gào thét lẫn những xì xầm…Nhưng…có cái nguy cơ là điều lọt tai này…lại chạy qua tai kia và rơi đi mất ! Phải là “con mắt lắng nghe” như Paul Claudel vẫn nói. Và hơn nữa, phải là trọn vẹn con người của mình trở thành lỗ tai !
Con người vâng phục không chỉ nghe những gì từ trên…như họ chỉ có bổn phận phải vâng lời ai đó từ bên trên mình…theo cái kiểu có hàng có lối từ bề trên xuống bề dưới. Người vâng phục còn phải lắng nghe quanh mình, lắng nghe bên dưới mình, lắng nghe bất cứ nơi nào có một tiếng kêu vang lên …dù không rền như gió lộng…nhưng hoàn toàn trong lặng thinh…Anh ta không đợi chờ cho người ta phải van nài…nhưng anh ta phải đoán được…và phải đi bước trước…
Người vâng phục không tự bằng lòng với chuyện tuân giữ một lệnh truyền hay một khoản luật. Anh ta phải vượt lên trên. Lương tâm của anh ta không thể bình yên với chuyện thỏa mãn vì đã hoàn thành một bổn phận. “Cái con người theo chủ nghĩa thủ cựu thì nhìn những sự việc tự bản chất thuộc tinh thần bằng cái bên ngoài …còn người vâng phục thì nhận ra những sự việc từng chữ từng nét bằng cái bên trong”(P. de Lubac). Đức Kytô đã vâng phục “cho đến chết…và chết trên Thánh Giá” (Ph 2,8), bởi vì Ngài đã đấu tranh suốt đời mình để chống lại thứ tôn giáovụ hình thức và tự tôn của một thiểu số: Ngài đã loan báo Tin Mừng của tình thương chứ không là của sợ hãi, Tin Mừng của hoạt động chứ không thuần lý thuyết. Con người yêu thì không chỉ bằng lòng với chuyện làm vừa phải để cho đúng luật thôi…nhưng là yêu không bờ không bến…và lao tới trên một con đường…mà chân trời ngày càng lui dần…lui dần…Đạt tới đỉnh ngọn núi,thánh Gioan Thánh Giá la lên: “Đến đây là hết đường…vì – với một con người được Thánh Thần hướng dẫn - thì không còn cần một thứ luật lệ nào nữa cả !”.
Con người vâng phục lắng nghe - với tất cả tình yêu - Lời của Thiên Chúa – lời của một người Cha chứ không là của một thủ lãnh. Lời làm lớn lên thay vì hạ thấp … Lời giải thoát thay vì khuất phục…Thiên Chúa không phải là ông chủ tẳn mẳn để mà luôn miệng gào gọi…Người còn là Đấng mà rất nhiều những dụ ngôn luôn so sánh với một con người “hay đi vắng”…
“Israel ! Hãy lắng nghe…”…đó là từ ngữ đầu tiên và cuối cùng…mà con người vâng phục luôn gặm nếm…
Giới luật của Thiên Chúa – Giới luật của Đức Kytô
Mười điều răn Đức Chúa Trời – còn được bao nhiêu người trong chúng ta có thể kể ra như đếm trên đầu ngón tay mình ? Từ khi chúng bị tước đoạt đi mất cái căn tính dễ nhớ của chúng - tuy có hơi già nua nhưng vẫn tiện lợi - thì chúng không còn là nền tảng để huấn luyện lương tâm tôn giáo của chúng ta nữa ! Thập Điều có bị lỗi thời như kiểu…một thứ mục lục nào đó không ? Mười giới răn của Thiên Chúa có bị giới răn duy nhất của Đức Kytô qua mặt mất không ?
Chúng ta phải hiểu cho bằng được ý nghĩa của “Mười Lời” Thiên Chúa phán với Môisen (Xh 34,28). Những giới răn ấy (Xh 10,1-17; Nl 5,6-21) hoàn toàn không là những gánh nặng chuyên chế do Thiên Chúa áp đặt: chúng là những giá trị sống còn đã đâm rễ sâu nơi con người vốn tìm thấy trong lương tâm mình những thông đồng sâu xa với điều mà Thiên Chúa đòi hỏi chính mình. Trong ý nghĩa đó – trước tôn nhan Thiên Chúa – con người đưa ra cho mình Qui Luật của chính mình giống hệt như Luật Thiên Chúa mà mình có được. Khi một cộng đoàn đã làm mất đi cái ý nghĩa cụ thể của điều lành và điều dữ, không còn được hướng dẫn bởi cái đường giây dọi là Thập Điều…thì ngay lập tức…tất cả đều trở thành lung lay và thậm chí đè bẹp luôn cả cái con người hoàn toàn trở thành nạn nhân của chính mình.
Nếu từ đỉnh Sinai chúng ta vượt qua được một “ngọn núi” khác nơi mà Chúa Giêsu công bố “Bài Giảng” của Ngài (chg 5, đoạn 6 và 7 của thánh sử Matthêu), chúng ta sẽ nhận ra rằng Thập Điều – thay vì bị loại bỏ – thì lại cho thấy như được hoàn tất. Với anh chàng thanh niên đặt vấn đề: “Tôi phải làm gì để có được cuộc sống đời đời ?”, Đức Kytô trả lời rất đơn giản: ”Hãy giữ những giới răn”(Mt 19,16-20). Sự mới mẻ của Đức Kytô không nằm ở nội dung giáo huấn của Ngài cho bằng ở sự giản đơn và căn cốt mà giáo huấn ấy hoạt động để nối kết giữa tình yêu với Thiên Chúa và tình yêu với người cận kề.
Khi người ta nghiền gẫm Thập Điều dưới ánh sáng của Bài Giảng trên núi…người ta ngạc nhiên thấy mình bị cuốn hút bởi một lời mời gọi mới mẻ khác vốn không còn là chuyện “ngươi hãy làm cái này” hay “ ngươi hãy làm cái kia”…nhưng là “nếu ngươi muốn nên trọn lành”. Lời mời gọi đó – riêng tư cho từng con người – trở thành lời mời gọi mang lại sự tự do hoàn toàn và không còn gì là trói buộc nữa: một lời mời gọi làm thành luật lệ của cá nhân và nối kết chúng ta cách sâu xa hơn cả sự ngoan ngoãn đối với một giới răn.
Thế nhưng làm sao có thể nghe thấy được lời mời gọi Đức Kytô quăng ra giữa khơi ấy…nếu người ta không còn có thể nghe ra được tiếng của Thiên Chúa trên Sinai - nơi mà – giữa những tiếng sấm, tiếng sét kinh thiên động địa – Thiên Chúa nêu lên cho chúng ta mười giới răn ấy của Người dành cho những con người thủa xa xưa …là chính chúng ta bây giờ và mãi mãi !
Nhân Danh Cha – và Con – và Thánh Thần
Khi Giáo Hội long trọng công bố: “Ta rửa con nhân Danh Cha – và Con – và Thánh Thần”, Giáo Hội hoàn thành cử chỉ quan trọng bậc nhất mà mình có thể làm trên mặt đất này: Giáo Hội đưa những con người nam cũng như nữ vào đời sống Ba Ngôi của Thiên Chúa. Và khi một người kytô hữu làm dấu thánh giá nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa,người ấy làm chứng rằng đời sống của anh ta phải giống như đời sống của Thiên Chúa. Chúng ta biết biểu tượng về Ba Ngôi do thầy dòng Andrei Roublev vẽ với những đường nét diễn tả như ba vị thiên thần mà Abraham mời mọc dưới gốc sồi ở Mambré (St 18,1-15). Phụng vụ byzantin đã không ngại ngần để giải thích cuộc thăm viếng mầu nhiệm ấy của ba vị khách lữ hành: “Phúc cho Abraham vì ngài đã được chiêm ngưỡng…Ngài đã tiếp nhận Thiên Chúa hằng sống trong thần tính nhất thể tam vị của Người.”
Trong thiên khảo luận De Trinitate của ngài, thánh Augustinô viết: “Khi người ta đặt vấn đề: “Ba Ngôi là ba điều gì ?”, chúng ta cố gắng để kiếm tìm một diễn tả nào đó cho chúng ta thấy chúng ta giống ở “con số ba” ấy…nhưng chúng ta không thể tìm ra, bởi vì sự siêu việt của Thiên Chúa vượt lên trên chúng ta. Đức Giêsu Kytô – qua suốt cuộc đời trần gian của mình…cho mãi đến giây phút bị bỏ rơi thê thảm trên Thánh Giá – vén mở cho chúng ta thấy chẳng có một thứ cô độc nào đối với con người cả…và mọi con người luôn là con của một Người Cha, “Vị Thiên Chúa của lòng nhân lành và hay thương xót”(Xh 34,6).
Tin ở Thiên Chúa Sáng Tạo có nghĩa là gom sức lực cho hiện hữu của mình. Và khi đó trái tim làm người không được phép héo tàn, giống như đứa trẻ nhảy nhót vui mừng khi - một ngày kia – em được mẹ cho biết là chính mẹ đã sinh ra em “cách rạch ròi”. Kẻ tin tưởng nơi Thiên Chúa Sáng Tạo ký kết một giao ước ân tình và bền vững với hiện hữu bất chấp những khổ đau, những thất bại, những bạo tàn có sức tiêu diệt – từ bốn phía - ập ngay xuống trước mắt mình. Kẻ nào sống bằng Tình Yêu Sáng Tạo sẽ cảm nhận ngay ra rằng – nơi bất cứ con người nào và ở mọi giây phút – luôn luôn có một sự khởi động lại, luôn luôn có một điều gì đó mới mẻ: anh ta quyết định chọn hướng sống cho trần gian và dấn thân rất nhiệt tình.
Khi công bố “tín điều đầu tiên” trong Kinh Tin Kính, ước gì mỗi lần như vậy, chúng ta có thể tái khẳng định cùng với tác giả sách Sáng Thế: “Thiên Chúa thấy mọi việc Người đã làm: tất cả đều tốt đẹp.”(St 1,31).
Thật vậy: tất cả vẫn còn rất tốt đẹp cho đến bây giờ !
“Thiên Chúa – Đấng kêu gọi Bạn – Người là Đấng Trung Thành”
Giữa những mỏi mệt, những nghi ngờ, và thậm chí cả những bất trung của chúng ta…chúng ta hầu như luôn luôn bị đánh thức bởi tiếng hét thật to ấy của thánh Phaolô. (1 Th 5,24).
Thiên Chúa trung thành. Chúng ta nhớ tới Giao Ước của Người với con người –Giao Ước mà tiên tri Osée đã vén mở: “Ta sẽ đính hôn với ngươi bằng đức trung tín” (Os 2,22). Nhưng đức trung tín của Thiên Chúa – tiên vàn – không là một phẩm chất luân lý nhằm điều hành những tương quan của Người với chúng ta…nhưng Thiên Chúa trung tín với chính Người. Nội tại nơi chính mình – nơi những đổi trao tình yêu giữa Ba Ngôi – đức trung tín trào dâng như một hoà tấu với ba nốt nhạc hợp âm hoàn hảo rung lên từ một cung điệu vĩnh hằng của cây đàn đại phong cầm.
“Đức trung tín của Người tồn tại từ đời nọ đến đời kia: Người đã định vị cho quả đất…và nó vững bền”(Tv 119). Ai là kẻ nghĩ đến việc ca tụng đức trung tín của Thiên Chúa trong sự kiên cố hài hòa của Vũ Trụ từ những nguyên tử cho đến những giải thiên hà ? Tất cả đều an bình xoay sở trong một sự hòa hợp tinh tế với những qui luật bất biến. Tất cả lên tiếng ca tụng đức trung tín của Thiên Chúa – Đấng - từng ngày và từng ngày – dưới bầu trời đầy sao – đã giao phó cho con người căn nhà mặt đất này.
Thiên Chúa sẽ không sống trọn vẹn đức trung tín của Người được nếu Người không vấp đụng sự tự do của chúng ta. Và chính ở đây mà Người khai triển giáo huấn của Giao Ước: những kẻ tội phạm sẽ thấy mỏi mệt vì lỗi lầm của mình trước cả khi Thiên Chúa thấy chán chường việc tha thứ. Trong một đoạn thánh thi phụng vụ gợi hứng từ thư thứ hai của thánh Phaolô gửi cho người môn sinh Timôthê của mình ( 2 Tm 2,11-13) cho thấy cái thế đối chiếu giữa thái độ của chúng ta và của Chúa Giêsu đã bị lật ngược: “Nếu ta không trung tín…thì Ngài vẫn một lòng trung tín…vì Ngài không thể nào chối bỏ chính mình”.
Đức Giêsu Kytô không đơn giản chỉ là sự mạc khải lòng trung tín của Thiên Chúa…mà Ngài còn là “chứng nhân trung tín và chân thực” (Kh 3,14).Qua Ngài mà Thiên Chúa thực hiện lòng trung tín của Người và nơi Ngài mà lòng trung tín của chúng ta, lời thân thưa “Amen” của chúng ta còn có thể vang lên. (2 Co 1,20). Ngài chính là người tôi tớ trung tín ấy – người tôi tớ trung tín sinh ra từ một nữ tỳ trung tín – để rồi dẫn đưa chúng ta đi vào những sự tín trung điên rồ nhất trong con mắt của nhân loại. Không ở trong Ngài…thì chỉ còn là…ngoại tình. Ở trong Ngài là Giao Ước mới và vĩnh cửu. Không ở trong Ngài …là bỏ rơi và thất vọng…Ở trong Ngài là cảnh đời lứa đôi với “tình yêu và lòng trung tín gặp nhau, công lý và hoà bình hôn nhau”(Tv 85,11).
Oi lòng trung tín hoan lạc và đầy cảm xúc của Thiên Chúa. “Người là Vị Thiên Chúa trung tín…đến muôn đời”.
Đức Kytô: lời thân thưa “Amen” của chúng ta.
Bị tố là con người ba phải – con người của cả “có lẫn không”, bị chỉ trích gay gắt, câu trả lời của thánh Phaolô vang lên rổn rảng – thứ rổn rảng của một loại kim khí với mọi hợp chất. Trong Đức Kytô…thì chỉ là “có”. Nơi mỗi kytô hữu…thì cũng phải chỉ là “có”. “Chính nhờ Đức Kytô mà chúng ta thân thưa “Amen”.”(2 Co 1, 20).
“Amen”…tiên vàn chắc chắn là một công thức cổ xưa được người Do Thái dùng khi rao giảng. Đấy cũng là một lời tung hô tập thể của dân Israel nhằm tái khẳng định sự tuân giữ Giao Ước. Cái dấu nhạc sắc gọn ấy – dấu chỉ của sự đảm bảo – nghe thấy nơi mọi âm giai của giòng lịch sử thánh để rồi tìm ra nốt nhấn của mình trong dòng nhạc đại phong cầm của phụng vụ thiên quốc hòa âm cùng dấu nhạc “Alléluia” vĩnh hằng. (Kh 19,4). Quả thực là một phận số hiếm hoi của một từ ngữ …và có lẽ là từ ngữ duy nhất giữ nguyên hình nguyên dạng của mình trong tất cả các nghi thức phụng vụ, tất cả các ngôn ngữ…và là từ ngữ chung cho cả người do thái giáo, người kytô hữu và người hồi giáo. Vang vọng biết bao…như một tiếng sấm…lời thân thưa Amen nhằm nhấn mạnh những giai đoạn lớn của phụng vụ chúng ta. Khi đón nhận Mình Thánh Chúa Kytô: phải là một “Amen” vang lên từ tận đáy lòng mình …chứ không là một “Amen” rầm rầm rì rì trong miệng ! Khi người ta nghĩ đến “Amen” và “Alleluia” sẽ là hai thuật ngữ của những cư dân thiên quốc…thì làm sao mà – ngay ở trần gian này – chúng ta lại không đọc chúng cho gọn gàng và trang trọng được !
“Amen” bày tỏ niềm xác tín của một Giáo Hội luôn đáp trả cách tin tưởng vào những lời hứa của Chúa mình. Lời thân thưa “vâng, lạy Chúa” của Giáo Hội vang vọng lời “chuẩn nhận” của Thiên Chúa…và “lời chuẩn nhận” ấy không là gì khác ngoài chính Đức Giêsu Kytô mà Khải Huyền chỉ đích danh như là “Đấng Amen: Chứng Nhân trung thành và chân thật”(Kh 3, 14). Bởi vì – nơi Ngài – mọi lời hứa của Thiên Chúa được hoàn tất. Lời của Ngài không có những phiêu diêu và những ngại ngần. Quả thực Ngài là Đấng người ta tin tưởng để vào cuộc chơi…mà không phải bẽn lẽn, dè dặt chi.
Đức Kytô đã rất yêu thích từ ngữ này và được Ngài dùng để khởi sự rất nhiều bài giảng của Ngài …Thánh Gioan cũng cho ta thấy điều đó qua việc tự nguyện dùng hai lần từ ngữ ấy trong công thức công bố long trọng này của Chúa: “ Amnen, Amen, Ta bảo thật các ngươi…” Thật là quá khác xa với cái não trạng mỏi mệt thỉnh thoảng vẫn nghe thấy: “Không còn gì để mà nói ngoài cái chữ “Amen” ấy thôi sao !”…làm như là người ta cảm thấy mình bị tổn thương vì chuyện gì đấy !
Phải, chúng ta chẳng còn gì để mà nói ngoài việc thân thưa “Amen” – thân thưa Amen với sự “thỏa mãn vô cùng thỏa mãn” (thánh Augustinô), thân thưa Amen với Đức Kytô vốn là “Amen” của chúng ta.
“Trong mọi hoàn cảnh, hãy tạ ơn Thiên Chúa”
Chúng ta đã biết về cái nhận xét cay đắng của Chúa Giêsu sau khi Ngài chữa lành cho mười anh chàng mang bệnh phong: “ Trong cả đám mà chỉ có người ngoại này quay lại để tạ ơn Thiên Chúa thôi ư !” (Lc 17,18). Không phải chỉ có mấy đứa con nít mới hay quên chuyện nói lên hai tiếng “cám ơn” ! Hai cái từ be bé này có vẻ như có bà con với một niềm ao ước muốn có một sự lệ thuộc nào đó…và con người thì lại không thích thú chút nào chuyện nhận ra mình là kẻ mang nợ người đồng loại của mình !
Trong những tương quan giữa mình với Thiên Chúa, người kytô hữu dễ dàng để có cùng một phong cách sống y như với anh chị em mình kiểu đó. Trong khi ấy, thánh Phaolô lại không ngừng kêu gọi chúng ta: “Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy biết tạ ơn Thiên Chúa”(Ep 5,20…và Col 3,17; 1 Thess 5,18).Đồng thời Ong cũng thú nhận đó là thái độ thường xuyên Ong vẫn có…và nó như một nếp gấp trong tâm hồn Ong.
Có một sự khác biệt giữa chuyện cám ơn và tạ ơn. Khi người ta đã cám ơn một ai đó, người ta thấy mình rảnh nợ: sự việc diễn ra nhanh chóng thôi…đến độ hai tiếng “cám ơn” gần như đồng nghĩa với chuyện “mời một ai đó ra khỏi cửa” !!! Trong khi đó – với Thiên Chúa – người ta cảm thấy mình luôn luôn trong tình trạng “mắc nợ!”, và vấn đề không phải là nhận ra mình mắc nợ chỉ một lần…nhưng là luôn luôn và mãi mãi…Đồng thời không chỉ công nhận tình trạng mắc nợ Người ngoài môi ngoài miệng…mà là chuyện ân oán nghĩa tình…bật lên từ nhịp rung của con tim và với tất cả con tim…của mình.
Cho nên việc lập đi lập lại hành vi tạ ơn là tối cần. Và vì thế – để khơi dậy sức bật của lòng tri ân – Tân Ước đã mày mò để tạo nên một từ ngữ mới mẻ mà người ta có thể đếm được cả hơn sáu chục lần nói đến: đó là hành vi tạ ơn trong Hiến Tế Thánh Thể. “Từ ngữ” này - biểu tượng nói lên căn gốc của sự cầu nguyện kytô giáo – đã tự khẳng định chính mình đến độ, sau này, nó được mệnh danh là lời cầu nguyện tuyệt nhất, là hành vi tế tự - tâm điểm của đời sống chúng ta: Nhiệm Tích Thánh Thể.
Ý thức mình luôn được Cha của mình trên trời ban tràn trề ân sủng và trên cả mọi ước vọng cũng như bản thân mình chẳng có công trạng gì, những kytô hữu tiên khởi đã trân trọng hành vi tạ ơn như đường viền bọc kín cuộc đời luôn được canh tân của mình. Cho nên thay vì coi hành vi tạ ơn như một hình thức cầu nguyện giữa bao nhiêu hình thức cầu nguyện khác – dù đó là một hình thức siêu việt đi chăng nữa – thì phải chăng - điều tuyệt hơn cả - là nên sống gương sống của thánh Phaolô: tạ ơn trong mọi lời kinh nguyện ?
“Anh em hãy siêng năng cầu nguyện…Hãy tỉnh thức mà cầu nguyện và tạ ơn” (Col 4,2).
Quá rõ ràng rồi…phải không bạn ?
“Chị Anna, Chị không thấy gì đang đến đó ư ?”
Hầu như tất cả chúng ta đều biết đến khúc hát của Edith Piaf: “Tôi nhìn thấy một Hài Nhi và Bà Mẹ…Chúa ơi…Họ ở xa…thật xa…Và …kìa…Họ tiến gần đến mặt đất…Hài Nhi đã trưởng thành – tôi thấy Ngài – Ngài đến chia sẻ những cùng khốn của chúng ta…Chị Anna ơi…Chị có thấy Ngài trở lại không ?”. Mỗi Mùa Vọng…phải chăng không là cái nhịp điệu căng phồng ấy, không là cái hình ảnh quen thuộc ấy…lớn dần lên cho đến tận …Giáng Sinh…để rồi…nó chát chúa…đinh tai nhức óc…cho đến khi dịu dần…như sự rộn ràng của một nhóm lữ hành ngang qua trong những “thảo nguyên của miền Trung Á” mà Borodine đã dệt thành nhạc với nốt đầu cũng như nốt cuối…kéo dài…bằng sự réo rắt của một tiếng sáo trong trẻo gợi tưởng đến vô biên – đơn điệu – và hoài cố hương ?
Như thế đó: thời gian của Mùa Vọng cho chúng ta cái cảm tưởng của một cuộc tái khởi sự triền miên…và chúng ta – dù đã tỉnh ngộ hay vẫn còn mộng mơ – cũng dần dần thành nề thành nếp trong đầu óc mình cái thói quen “trở mùa” …đến độ trở thành vô cảm với sự tươi mát không ngừng mới mẻ của Biến Cố vốn - từng ngày từng ngày - làm nên cái nền cho “lịch sử thánh” của chính bản thân mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta cho rằng thời gian của phụng vụ – thứ thời gian chỉ có ý nghĩa với người kytô hữu – chẳng qua chỉ là một thứ niên lịch…với một ngày đầu năm và một ngày cuối năm thôi…thì chúng ta không thể hiểu gì về luân khúc mà Giáo Hội liên tục uốn nắn chúng ta giữa cái “đã đến đây rồi” của Lễ Giáng Sinh…với cái “vẫn chưa” của Mùa Vọng. Giáo Hội khẩn nài chúng ta hãy cố để nhận ra và ý thức rằng…không bao giờ và không thể…chỉ là như cũ …không bao giờ…và không thể…Mùa Vọng nào cũng như Mùa Vọng nào…và Giáng Sinh nào cũng không chỉ là lễ hội !!! Nếu không thì làm gì mà Giáo Hội phải lấy sức để hét lên lời khẩn thiết của Tin Mừng: ”Hãy tỉnh thức ! Hãy sẵn sàng!”.
Bởi vì cái con người gác đêm, cái con người canh thức trong Tin Mừng thì không chỉ là anh lính tuần phiên…luôn luôn như in trong đầu óc mình rằng bình minh sẽ ló dạng…mà còn là người tôi tớ phải luôn luôn đối mặt với bất ngờ…bởi vì không biết giờ phút nào Chủ mình sẽ trở về …(Mc 13,33-37). Cử hành Lễ Giáng Sinh vào một thời gian nhất định là chuyện quá dễ…và không có nguy cơ đụng bất ngờ …Nhưng – với chúng ta – Đức Kytô … có thể trở lại ngay hôm nay – giữa nửa khuya hay lúc gà gáy -: “Hãy canh chừng…Ngài trở lại thình lình…và có khi chúng ta đang mê nệt chăng !”
Phải đợi chờ Đức Kytô…như đợi chờ Đấng đến và lôi chúng ta ra khỏi chính chúng ta, dứt chúng ta ra khỏi những biên cương, bờ cõi của riêng mình…để đưa chúng ta đến với Đấng khác … đưa chúng ta đến với Đấng Vô Cùng …và – khi đó, vâng, khi đó – chúng ta sẽ mất công uổng sức để phải tỉnh thức mỗi Mùa Vọng: Đấng đến để thình lình gặp gỡ chúng ta…thì Ngài đến mỗi Giáng Sinh.
“Chị Anna, khi nào thì Ngài sẽ trở lại ?”
Vâng phục…có nghĩa là lắng nghe
Tôi rất thích mấy cái món ngữ nguyên. Gốc cội của những từ ngữ vén mở cái ý nghĩa sâu xa mà chúng mang chở…dù đôi khi cũng có làm cho biến chất đi đôi chút…Vâng phục nghĩa là “lắng tai” … nghĩa là nghe…và nghe cho đến đầu đến đuôi… Sự vâng phục đâm rễ sâu trong sự lắng nghe.
Con người vâng phục không là một người đãng trí. Tai của họ căng ra…để bị rung lên bởi cả những tiếng gào thét lẫn những xì xầm…Nhưng…có cái nguy cơ là điều lọt tai này…lại chạy qua tai kia và rơi đi mất ! Phải là “con mắt lắng nghe” như Paul Claudel vẫn nói. Và hơn nữa, phải là trọn vẹn con người của mình trở thành lỗ tai !
Con người vâng phục không chỉ nghe những gì từ trên…như họ chỉ có bổn phận phải vâng lời ai đó từ bên trên mình…theo cái kiểu có hàng có lối từ bề trên xuống bề dưới. Người vâng phục còn phải lắng nghe quanh mình, lắng nghe bên dưới mình, lắng nghe bất cứ nơi nào có một tiếng kêu vang lên …dù không rền như gió lộng…nhưng hoàn toàn trong lặng thinh…Anh ta không đợi chờ cho người ta phải van nài…nhưng anh ta phải đoán được…và phải đi bước trước…
Người vâng phục không tự bằng lòng với chuyện tuân giữ một lệnh truyền hay một khoản luật. Anh ta phải vượt lên trên. Lương tâm của anh ta không thể bình yên với chuyện thỏa mãn vì đã hoàn thành một bổn phận. “Cái con người theo chủ nghĩa thủ cựu thì nhìn những sự việc tự bản chất thuộc tinh thần bằng cái bên ngoài …còn người vâng phục thì nhận ra những sự việc từng chữ từng nét bằng cái bên trong”(P. de Lubac). Đức Kytô đã vâng phục “cho đến chết…và chết trên Thánh Giá” (Ph 2,8), bởi vì Ngài đã đấu tranh suốt đời mình để chống lại thứ tôn giáovụ hình thức và tự tôn của một thiểu số: Ngài đã loan báo Tin Mừng của tình thương chứ không là của sợ hãi, Tin Mừng của hoạt động chứ không thuần lý thuyết. Con người yêu thì không chỉ bằng lòng với chuyện làm vừa phải để cho đúng luật thôi…nhưng là yêu không bờ không bến…và lao tới trên một con đường…mà chân trời ngày càng lui dần…lui dần…Đạt tới đỉnh ngọn núi,thánh Gioan Thánh Giá la lên: “Đến đây là hết đường…vì – với một con người được Thánh Thần hướng dẫn - thì không còn cần một thứ luật lệ nào nữa cả !”.
Con người vâng phục lắng nghe - với tất cả tình yêu - Lời của Thiên Chúa – lời của một người Cha chứ không là của một thủ lãnh. Lời làm lớn lên thay vì hạ thấp … Lời giải thoát thay vì khuất phục…Thiên Chúa không phải là ông chủ tẳn mẳn để mà luôn miệng gào gọi…Người còn là Đấng mà rất nhiều những dụ ngôn luôn so sánh với một con người “hay đi vắng”…
“Israel ! Hãy lắng nghe…”…đó là từ ngữ đầu tiên và cuối cùng…mà con người vâng phục luôn gặm nếm…
Giới luật của Thiên Chúa – Giới luật của Đức Kytô
Mười điều răn Đức Chúa Trời – còn được bao nhiêu người trong chúng ta có thể kể ra như đếm trên đầu ngón tay mình ? Từ khi chúng bị tước đoạt đi mất cái căn tính dễ nhớ của chúng - tuy có hơi già nua nhưng vẫn tiện lợi - thì chúng không còn là nền tảng để huấn luyện lương tâm tôn giáo của chúng ta nữa ! Thập Điều có bị lỗi thời như kiểu…một thứ mục lục nào đó không ? Mười giới răn của Thiên Chúa có bị giới răn duy nhất của Đức Kytô qua mặt mất không ?
Chúng ta phải hiểu cho bằng được ý nghĩa của “Mười Lời” Thiên Chúa phán với Môisen (Xh 34,28). Những giới răn ấy (Xh 10,1-17; Nl 5,6-21) hoàn toàn không là những gánh nặng chuyên chế do Thiên Chúa áp đặt: chúng là những giá trị sống còn đã đâm rễ sâu nơi con người vốn tìm thấy trong lương tâm mình những thông đồng sâu xa với điều mà Thiên Chúa đòi hỏi chính mình. Trong ý nghĩa đó – trước tôn nhan Thiên Chúa – con người đưa ra cho mình Qui Luật của chính mình giống hệt như Luật Thiên Chúa mà mình có được. Khi một cộng đoàn đã làm mất đi cái ý nghĩa cụ thể của điều lành và điều dữ, không còn được hướng dẫn bởi cái đường giây dọi là Thập Điều…thì ngay lập tức…tất cả đều trở thành lung lay và thậm chí đè bẹp luôn cả cái con người hoàn toàn trở thành nạn nhân của chính mình.
Nếu từ đỉnh Sinai chúng ta vượt qua được một “ngọn núi” khác nơi mà Chúa Giêsu công bố “Bài Giảng” của Ngài (chg 5, đoạn 6 và 7 của thánh sử Matthêu), chúng ta sẽ nhận ra rằng Thập Điều – thay vì bị loại bỏ – thì lại cho thấy như được hoàn tất. Với anh chàng thanh niên đặt vấn đề: “Tôi phải làm gì để có được cuộc sống đời đời ?”, Đức Kytô trả lời rất đơn giản: ”Hãy giữ những giới răn”(Mt 19,16-20). Sự mới mẻ của Đức Kytô không nằm ở nội dung giáo huấn của Ngài cho bằng ở sự giản đơn và căn cốt mà giáo huấn ấy hoạt động để nối kết giữa tình yêu với Thiên Chúa và tình yêu với người cận kề.
Khi người ta nghiền gẫm Thập Điều dưới ánh sáng của Bài Giảng trên núi…người ta ngạc nhiên thấy mình bị cuốn hút bởi một lời mời gọi mới mẻ khác vốn không còn là chuyện “ngươi hãy làm cái này” hay “ ngươi hãy làm cái kia”…nhưng là “nếu ngươi muốn nên trọn lành”. Lời mời gọi đó – riêng tư cho từng con người – trở thành lời mời gọi mang lại sự tự do hoàn toàn và không còn gì là trói buộc nữa: một lời mời gọi làm thành luật lệ của cá nhân và nối kết chúng ta cách sâu xa hơn cả sự ngoan ngoãn đối với một giới răn.
Thế nhưng làm sao có thể nghe thấy được lời mời gọi Đức Kytô quăng ra giữa khơi ấy…nếu người ta không còn có thể nghe ra được tiếng của Thiên Chúa trên Sinai - nơi mà – giữa những tiếng sấm, tiếng sét kinh thiên động địa – Thiên Chúa nêu lên cho chúng ta mười giới răn ấy của Người dành cho những con người thủa xa xưa …là chính chúng ta bây giờ và mãi mãi !
Nhân Danh Cha – và Con – và Thánh Thần
Khi Giáo Hội long trọng công bố: “Ta rửa con nhân Danh Cha – và Con – và Thánh Thần”, Giáo Hội hoàn thành cử chỉ quan trọng bậc nhất mà mình có thể làm trên mặt đất này: Giáo Hội đưa những con người nam cũng như nữ vào đời sống Ba Ngôi của Thiên Chúa. Và khi một người kytô hữu làm dấu thánh giá nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa,người ấy làm chứng rằng đời sống của anh ta phải giống như đời sống của Thiên Chúa. Chúng ta biết biểu tượng về Ba Ngôi do thầy dòng Andrei Roublev vẽ với những đường nét diễn tả như ba vị thiên thần mà Abraham mời mọc dưới gốc sồi ở Mambré (St 18,1-15). Phụng vụ byzantin đã không ngại ngần để giải thích cuộc thăm viếng mầu nhiệm ấy của ba vị khách lữ hành: “Phúc cho Abraham vì ngài đã được chiêm ngưỡng…Ngài đã tiếp nhận Thiên Chúa hằng sống trong thần tính nhất thể tam vị của Người.”
Trong thiên khảo luận De Trinitate của ngài, thánh Augustinô viết: “Khi người ta đặt vấn đề: “Ba Ngôi là ba điều gì ?”, chúng ta cố gắng để kiếm tìm một diễn tả nào đó cho chúng ta thấy chúng ta giống ở “con số ba” ấy…nhưng chúng ta không thể tìm ra, bởi vì sự siêu việt của Thiên Chúa vượt lên trên chúng ta. Đức Giêsu Kytô – qua suốt cuộc đời trần gian của mình…cho mãi đến giây phút bị bỏ rơi thê thảm trên Thánh Giá – vén mở cho chúng ta thấy chẳng có một thứ cô độc nào đối với con người cả…và mọi con người luôn là con của một Người Cha, “Vị Thiên Chúa của lòng nhân lành và hay thương xót”(Xh 34,6).
Tin ở Thiên Chúa Sáng Tạo có nghĩa là gom sức lực cho hiện hữu của mình. Và khi đó trái tim làm người không được phép héo tàn, giống như đứa trẻ nhảy nhót vui mừng khi - một ngày kia – em được mẹ cho biết là chính mẹ đã sinh ra em “cách rạch ròi”. Kẻ tin tưởng nơi Thiên Chúa Sáng Tạo ký kết một giao ước ân tình và bền vững với hiện hữu bất chấp những khổ đau, những thất bại, những bạo tàn có sức tiêu diệt – từ bốn phía - ập ngay xuống trước mắt mình. Kẻ nào sống bằng Tình Yêu Sáng Tạo sẽ cảm nhận ngay ra rằng – nơi bất cứ con người nào và ở mọi giây phút – luôn luôn có một sự khởi động lại, luôn luôn có một điều gì đó mới mẻ: anh ta quyết định chọn hướng sống cho trần gian và dấn thân rất nhiệt tình.
Khi công bố “tín điều đầu tiên” trong Kinh Tin Kính, ước gì mỗi lần như vậy, chúng ta có thể tái khẳng định cùng với tác giả sách Sáng Thế: “Thiên Chúa thấy mọi việc Người đã làm: tất cả đều tốt đẹp.”(St 1,31).
Thật vậy: tất cả vẫn còn rất tốt đẹp cho đến bây giờ !
“Thiên Chúa – Đấng kêu gọi Bạn – Người là Đấng Trung Thành”
Giữa những mỏi mệt, những nghi ngờ, và thậm chí cả những bất trung của chúng ta…chúng ta hầu như luôn luôn bị đánh thức bởi tiếng hét thật to ấy của thánh Phaolô. (1 Th 5,24).
Thiên Chúa trung thành. Chúng ta nhớ tới Giao Ước của Người với con người –Giao Ước mà tiên tri Osée đã vén mở: “Ta sẽ đính hôn với ngươi bằng đức trung tín” (Os 2,22). Nhưng đức trung tín của Thiên Chúa – tiên vàn – không là một phẩm chất luân lý nhằm điều hành những tương quan của Người với chúng ta…nhưng Thiên Chúa trung tín với chính Người. Nội tại nơi chính mình – nơi những đổi trao tình yêu giữa Ba Ngôi – đức trung tín trào dâng như một hoà tấu với ba nốt nhạc hợp âm hoàn hảo rung lên từ một cung điệu vĩnh hằng của cây đàn đại phong cầm.
“Đức trung tín của Người tồn tại từ đời nọ đến đời kia: Người đã định vị cho quả đất…và nó vững bền”(Tv 119). Ai là kẻ nghĩ đến việc ca tụng đức trung tín của Thiên Chúa trong sự kiên cố hài hòa của Vũ Trụ từ những nguyên tử cho đến những giải thiên hà ? Tất cả đều an bình xoay sở trong một sự hòa hợp tinh tế với những qui luật bất biến. Tất cả lên tiếng ca tụng đức trung tín của Thiên Chúa – Đấng - từng ngày và từng ngày – dưới bầu trời đầy sao – đã giao phó cho con người căn nhà mặt đất này.
Thiên Chúa sẽ không sống trọn vẹn đức trung tín của Người được nếu Người không vấp đụng sự tự do của chúng ta. Và chính ở đây mà Người khai triển giáo huấn của Giao Ước: những kẻ tội phạm sẽ thấy mỏi mệt vì lỗi lầm của mình trước cả khi Thiên Chúa thấy chán chường việc tha thứ. Trong một đoạn thánh thi phụng vụ gợi hứng từ thư thứ hai của thánh Phaolô gửi cho người môn sinh Timôthê của mình ( 2 Tm 2,11-13) cho thấy cái thế đối chiếu giữa thái độ của chúng ta và của Chúa Giêsu đã bị lật ngược: “Nếu ta không trung tín…thì Ngài vẫn một lòng trung tín…vì Ngài không thể nào chối bỏ chính mình”.
Đức Giêsu Kytô không đơn giản chỉ là sự mạc khải lòng trung tín của Thiên Chúa…mà Ngài còn là “chứng nhân trung tín và chân thực” (Kh 3,14).Qua Ngài mà Thiên Chúa thực hiện lòng trung tín của Người và nơi Ngài mà lòng trung tín của chúng ta, lời thân thưa “Amen” của chúng ta còn có thể vang lên. (2 Co 1,20). Ngài chính là người tôi tớ trung tín ấy – người tôi tớ trung tín sinh ra từ một nữ tỳ trung tín – để rồi dẫn đưa chúng ta đi vào những sự tín trung điên rồ nhất trong con mắt của nhân loại. Không ở trong Ngài…thì chỉ còn là…ngoại tình. Ở trong Ngài là Giao Ước mới và vĩnh cửu. Không ở trong Ngài …là bỏ rơi và thất vọng…Ở trong Ngài là cảnh đời lứa đôi với “tình yêu và lòng trung tín gặp nhau, công lý và hoà bình hôn nhau”(Tv 85,11).
Oi lòng trung tín hoan lạc và đầy cảm xúc của Thiên Chúa. “Người là Vị Thiên Chúa trung tín…đến muôn đời”.
Đức Kytô: lời thân thưa “Amen” của chúng ta.
Bị tố là con người ba phải – con người của cả “có lẫn không”, bị chỉ trích gay gắt, câu trả lời của thánh Phaolô vang lên rổn rảng – thứ rổn rảng của một loại kim khí với mọi hợp chất. Trong Đức Kytô…thì chỉ là “có”. Nơi mỗi kytô hữu…thì cũng phải chỉ là “có”. “Chính nhờ Đức Kytô mà chúng ta thân thưa “Amen”.”(2 Co 1, 20).
“Amen”…tiên vàn chắc chắn là một công thức cổ xưa được người Do Thái dùng khi rao giảng. Đấy cũng là một lời tung hô tập thể của dân Israel nhằm tái khẳng định sự tuân giữ Giao Ước. Cái dấu nhạc sắc gọn ấy – dấu chỉ của sự đảm bảo – nghe thấy nơi mọi âm giai của giòng lịch sử thánh để rồi tìm ra nốt nhấn của mình trong dòng nhạc đại phong cầm của phụng vụ thiên quốc hòa âm cùng dấu nhạc “Alléluia” vĩnh hằng. (Kh 19,4). Quả thực là một phận số hiếm hoi của một từ ngữ …và có lẽ là từ ngữ duy nhất giữ nguyên hình nguyên dạng của mình trong tất cả các nghi thức phụng vụ, tất cả các ngôn ngữ…và là từ ngữ chung cho cả người do thái giáo, người kytô hữu và người hồi giáo. Vang vọng biết bao…như một tiếng sấm…lời thân thưa Amen nhằm nhấn mạnh những giai đoạn lớn của phụng vụ chúng ta. Khi đón nhận Mình Thánh Chúa Kytô: phải là một “Amen” vang lên từ tận đáy lòng mình …chứ không là một “Amen” rầm rầm rì rì trong miệng ! Khi người ta nghĩ đến “Amen” và “Alleluia” sẽ là hai thuật ngữ của những cư dân thiên quốc…thì làm sao mà – ngay ở trần gian này – chúng ta lại không đọc chúng cho gọn gàng và trang trọng được !
“Amen” bày tỏ niềm xác tín của một Giáo Hội luôn đáp trả cách tin tưởng vào những lời hứa của Chúa mình. Lời thân thưa “vâng, lạy Chúa” của Giáo Hội vang vọng lời “chuẩn nhận” của Thiên Chúa…và “lời chuẩn nhận” ấy không là gì khác ngoài chính Đức Giêsu Kytô mà Khải Huyền chỉ đích danh như là “Đấng Amen: Chứng Nhân trung thành và chân thật”(Kh 3, 14). Bởi vì – nơi Ngài – mọi lời hứa của Thiên Chúa được hoàn tất. Lời của Ngài không có những phiêu diêu và những ngại ngần. Quả thực Ngài là Đấng người ta tin tưởng để vào cuộc chơi…mà không phải bẽn lẽn, dè dặt chi.
Đức Kytô đã rất yêu thích từ ngữ này và được Ngài dùng để khởi sự rất nhiều bài giảng của Ngài …Thánh Gioan cũng cho ta thấy điều đó qua việc tự nguyện dùng hai lần từ ngữ ấy trong công thức công bố long trọng này của Chúa: “ Amnen, Amen, Ta bảo thật các ngươi…” Thật là quá khác xa với cái não trạng mỏi mệt thỉnh thoảng vẫn nghe thấy: “Không còn gì để mà nói ngoài cái chữ “Amen” ấy thôi sao !”…làm như là người ta cảm thấy mình bị tổn thương vì chuyện gì đấy !
Phải, chúng ta chẳng còn gì để mà nói ngoài việc thân thưa “Amen” – thân thưa Amen với sự “thỏa mãn vô cùng thỏa mãn” (thánh Augustinô), thân thưa Amen với Đức Kytô vốn là “Amen” của chúng ta.
“Trong mọi hoàn cảnh, hãy tạ ơn Thiên Chúa”
Chúng ta đã biết về cái nhận xét cay đắng của Chúa Giêsu sau khi Ngài chữa lành cho mười anh chàng mang bệnh phong: “ Trong cả đám mà chỉ có người ngoại này quay lại để tạ ơn Thiên Chúa thôi ư !” (Lc 17,18). Không phải chỉ có mấy đứa con nít mới hay quên chuyện nói lên hai tiếng “cám ơn” ! Hai cái từ be bé này có vẻ như có bà con với một niềm ao ước muốn có một sự lệ thuộc nào đó…và con người thì lại không thích thú chút nào chuyện nhận ra mình là kẻ mang nợ người đồng loại của mình !
Trong những tương quan giữa mình với Thiên Chúa, người kytô hữu dễ dàng để có cùng một phong cách sống y như với anh chị em mình kiểu đó. Trong khi ấy, thánh Phaolô lại không ngừng kêu gọi chúng ta: “Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy biết tạ ơn Thiên Chúa”(Ep 5,20…và Col 3,17; 1 Thess 5,18).Đồng thời Ong cũng thú nhận đó là thái độ thường xuyên Ong vẫn có…và nó như một nếp gấp trong tâm hồn Ong.
Có một sự khác biệt giữa chuyện cám ơn và tạ ơn. Khi người ta đã cám ơn một ai đó, người ta thấy mình rảnh nợ: sự việc diễn ra nhanh chóng thôi…đến độ hai tiếng “cám ơn” gần như đồng nghĩa với chuyện “mời một ai đó ra khỏi cửa” !!! Trong khi đó – với Thiên Chúa – người ta cảm thấy mình luôn luôn trong tình trạng “mắc nợ!”, và vấn đề không phải là nhận ra mình mắc nợ chỉ một lần…nhưng là luôn luôn và mãi mãi…Đồng thời không chỉ công nhận tình trạng mắc nợ Người ngoài môi ngoài miệng…mà là chuyện ân oán nghĩa tình…bật lên từ nhịp rung của con tim và với tất cả con tim…của mình.
Cho nên việc lập đi lập lại hành vi tạ ơn là tối cần. Và vì thế – để khơi dậy sức bật của lòng tri ân – Tân Ước đã mày mò để tạo nên một từ ngữ mới mẻ mà người ta có thể đếm được cả hơn sáu chục lần nói đến: đó là hành vi tạ ơn trong Hiến Tế Thánh Thể. “Từ ngữ” này - biểu tượng nói lên căn gốc của sự cầu nguyện kytô giáo – đã tự khẳng định chính mình đến độ, sau này, nó được mệnh danh là lời cầu nguyện tuyệt nhất, là hành vi tế tự - tâm điểm của đời sống chúng ta: Nhiệm Tích Thánh Thể.
Ý thức mình luôn được Cha của mình trên trời ban tràn trề ân sủng và trên cả mọi ước vọng cũng như bản thân mình chẳng có công trạng gì, những kytô hữu tiên khởi đã trân trọng hành vi tạ ơn như đường viền bọc kín cuộc đời luôn được canh tân của mình. Cho nên thay vì coi hành vi tạ ơn như một hình thức cầu nguyện giữa bao nhiêu hình thức cầu nguyện khác – dù đó là một hình thức siêu việt đi chăng nữa – thì phải chăng - điều tuyệt hơn cả - là nên sống gương sống của thánh Phaolô: tạ ơn trong mọi lời kinh nguyện ?
“Anh em hãy siêng năng cầu nguyện…Hãy tỉnh thức mà cầu nguyện và tạ ơn” (Col 4,2).
Quá rõ ràng rồi…phải không bạn ?
“Chị Anna, Chị không thấy gì đang đến đó ư ?”
Hầu như tất cả chúng ta đều biết đến khúc hát của Edith Piaf: “Tôi nhìn thấy một Hài Nhi và Bà Mẹ…Chúa ơi…Họ ở xa…thật xa…Và …kìa…Họ tiến gần đến mặt đất…Hài Nhi đã trưởng thành – tôi thấy Ngài – Ngài đến chia sẻ những cùng khốn của chúng ta…Chị Anna ơi…Chị có thấy Ngài trở lại không ?”. Mỗi Mùa Vọng…phải chăng không là cái nhịp điệu căng phồng ấy, không là cái hình ảnh quen thuộc ấy…lớn dần lên cho đến tận …Giáng Sinh…để rồi…nó chát chúa…đinh tai nhức óc…cho đến khi dịu dần…như sự rộn ràng của một nhóm lữ hành ngang qua trong những “thảo nguyên của miền Trung Á” mà Borodine đã dệt thành nhạc với nốt đầu cũng như nốt cuối…kéo dài…bằng sự réo rắt của một tiếng sáo trong trẻo gợi tưởng đến vô biên – đơn điệu – và hoài cố hương ?
Như thế đó: thời gian của Mùa Vọng cho chúng ta cái cảm tưởng của một cuộc tái khởi sự triền miên…và chúng ta – dù đã tỉnh ngộ hay vẫn còn mộng mơ – cũng dần dần thành nề thành nếp trong đầu óc mình cái thói quen “trở mùa” …đến độ trở thành vô cảm với sự tươi mát không ngừng mới mẻ của Biến Cố vốn - từng ngày từng ngày - làm nên cái nền cho “lịch sử thánh” của chính bản thân mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta cho rằng thời gian của phụng vụ – thứ thời gian chỉ có ý nghĩa với người kytô hữu – chẳng qua chỉ là một thứ niên lịch…với một ngày đầu năm và một ngày cuối năm thôi…thì chúng ta không thể hiểu gì về luân khúc mà Giáo Hội liên tục uốn nắn chúng ta giữa cái “đã đến đây rồi” của Lễ Giáng Sinh…với cái “vẫn chưa” của Mùa Vọng. Giáo Hội khẩn nài chúng ta hãy cố để nhận ra và ý thức rằng…không bao giờ và không thể…chỉ là như cũ …không bao giờ…và không thể…Mùa Vọng nào cũng như Mùa Vọng nào…và Giáng Sinh nào cũng không chỉ là lễ hội !!! Nếu không thì làm gì mà Giáo Hội phải lấy sức để hét lên lời khẩn thiết của Tin Mừng: ”Hãy tỉnh thức ! Hãy sẵn sàng!”.
Bởi vì cái con người gác đêm, cái con người canh thức trong Tin Mừng thì không chỉ là anh lính tuần phiên…luôn luôn như in trong đầu óc mình rằng bình minh sẽ ló dạng…mà còn là người tôi tớ phải luôn luôn đối mặt với bất ngờ…bởi vì không biết giờ phút nào Chủ mình sẽ trở về …(Mc 13,33-37). Cử hành Lễ Giáng Sinh vào một thời gian nhất định là chuyện quá dễ…và không có nguy cơ đụng bất ngờ …Nhưng – với chúng ta – Đức Kytô … có thể trở lại ngay hôm nay – giữa nửa khuya hay lúc gà gáy -: “Hãy canh chừng…Ngài trở lại thình lình…và có khi chúng ta đang mê nệt chăng !”
Phải đợi chờ Đức Kytô…như đợi chờ Đấng đến và lôi chúng ta ra khỏi chính chúng ta, dứt chúng ta ra khỏi những biên cương, bờ cõi của riêng mình…để đưa chúng ta đến với Đấng khác … đưa chúng ta đến với Đấng Vô Cùng …và – khi đó, vâng, khi đó – chúng ta sẽ mất công uổng sức để phải tỉnh thức mỗi Mùa Vọng: Đấng đến để thình lình gặp gỡ chúng ta…thì Ngài đến mỗi Giáng Sinh.
“Chị Anna, khi nào thì Ngài sẽ trở lại ?”